Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước tỉnh thừa thiên hu...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước tỉnh thừa thiên huế

.PDF
149
191
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỖ THANH HƯNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỖ THANH HƯNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN VĂN HÒA HUẾ - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, tôi đã viết luận văn này một cách độc lập và không sử dụng các nguồn thông tin hay tài liệu tham khảo nào khác ngoài những tài liệu và thông tin đã được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo trích dẫn của luận văn. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo theo hình thức những đoạn trích dẫn nguyên văn hoặc lời diễn giải trong luận văn kèm theo thông tin về nguồn tham khảo rõ ràng. Các số liệu và thông tin trong luận văn này hoàn toàn dựa trên kết quả thực tế của địa bàn nghiên cứu, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được sử dụng cho việc bảo vệ học vị nào. Tác giả luận văn Đỗ Thanh Hưng i LỜI CÁM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới PGS.TS. Phan Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành Luận văn đúng thời gian quy định. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế; các kho bạc huyện trực thuộc đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Đỗ Thanh Hưng ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên: ĐỖ THANH HƯNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN VĂN HÒA Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 3/6/2008, Luật quản lý tài sản công nhà nước được Quốc hội khoá XII thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Ngay sau khi Luật quản lý tài sản công nhà nước được ban hành, hầu hết các cơ quan KBNN các cấp đã thực hiện việc quản lý tài sản công nhà nước, từng bước đưa công tác hạch toán kế toán tài sản công vào nề nếp, ý thức trách nhiệm quản lý tài sản công nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, sau 5 năm Luật quản lý tài sản công nhà nước được đưa vào áp dụng tại KBNN tỉnh Thửa Thiên Huế có thể thấy được rằng quá trình thực hiện công tác quản lý mang nặng tính hành chính, quản lý thiếu chặt chẽ, sử dụng lãng phí tải sản chuyên dùng… các tiêu chuẩn, định mức chế độ về quản lý tài sản công do nhà nước ban hành đã lạc hậu, chế độ quản lý không phù hợp với cơ chế khoán mới;… Do đó cần thiết phải có cái giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Kho bạc nhà nước trong thời gian tới. 2. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá được thực trạng công tác quản lý tài sản công tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kiểm định T-test và phương pháp so sánh. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết và thực tiễn về công tác quản lý tài sản công tại Kho bạc nhà nước. Thêm vào đó, làm rõ được thực trạng công tác quản lý tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó, đề xuất những giải pháp cụ thể, có ý nghĩa để hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  1. CBCC : Cán bộ công chức 2. KBNN : Kho bạc nhà nước 3. MLNSNN : Mục lục Ngân sách nhà nước 4. NSNN : Ngân sách nhà nước 5. NSTW : Ngân sách trung ương 6. NSĐP : Ngân sách địa phương 7. NNL : Nguồn nhân lực iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... iv MỤC LỤC...................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ ix PHẦN 1: MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nhiên cứu..................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn ...................................................................3 5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................6 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.........................................................7 1.1. Lý luận về tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước..............................7 1.1.1. Một số khái niệm...............................................................................................7 1.1.2. Đặc điểm về tài sản công của cơ quan Kho bạc nhà nước..............................10 1.1.3. Phân loại tài sản công trong cơ quan Kho bạc nhà nước ................................11 1.2. QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .......................................................................................................................13 1.2.1. Khái niệm và các nguyên tắc quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính..........................................................................................................................13 1.2.2. Nội dung quản lý tài sản công của cơ quan hành chính nhà nước..................14 1.3. Kinh nghiệm về quản lý tài sản công tại một số KBNN tại Việt Nam và bài học rút ra cho KBNN Thừa Thừa Thiên Huế ..................................................................30 1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý tài sản công tại một số KBNN tại Việt Nam ...........30 1.3.2. bài học rút ra cho việc quản lý tài sản công tại Việt Nam và ngành Kho bạc nhà nước ....................................................................................................................33 v CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI KBNN THỪA THIÊN HUẾ ................................................................35 2.1. GIỚI THIỆU VỀ KBNN THỪA THIÊN HUẾ .................................................35 2.1.1. Lịch sử hình thành...........................................................................................35 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ................................................................35 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Thừa Thiên Huế ............................................36 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI KBNN THỪA THIÊN HUẾ..............................................................................................................39 2.2.1. Phân cấp công tác quản lý tài sản công của KBNN TT Huế ..........................39 2.2.2. Lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản công tại KBNN TT Huế .......................44 2.2.3. Chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản công của KBNN TT Huế...............46 2.2.4. Quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản công của KBNN TT Huế ..54 2.2.5. Công tác quản lý sử dụng tài sản công của KBNN TT Huế ...........................57 2.2.6. Kiểm tra, giám sát công tác quản lý sử dụng tài sản công của BNN TT Huế 62 2.3. Đánh giá của cán bộ, công chức về công tác quản lý tài sản công của KBNN Thừa Thiên Huế ........................................................................................................65 2.3.1. Thông tin chung về đối tượng tham gia phỏng vấn ........................................65 2.3.2. Đánh giá của cán bộ, công chức về công tác quản lý tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................................................................................66 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA KBNN THỪA THIÊN HUẾ .....................................................................................72 2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý tài sản công của KBNN TT Huế ............................................................................................................................72 2.4.2. Một số hạn chế về công tác quản lý tài sản công của KBNN TT Huế ...........74 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý tài sản công của KBNN TT Huế ..........................................................................................................75 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ...................................77 3.1. Mục tiêu, định hướng quản lý tài sản công của kho bạc nhà nước đến năm 2025 ...................................................................................................................................77 vi 3.2. Quan điểm đổi mới công tác quản lý tài sản công tại Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế đến năm 2025 ..........................................................................................77 3.2.1. Đầu tư, mua sắm tài sản công gắn liền với phát triển bền vững của KBNN Thừa Thiên Huế ........................................................................................................77 3.2.2. Tăng cường cơ sở hạ tầng nhằm ứng dụng khoa học, công nghệ ngày càng cao vào công tác quản lý quỹ NSNN ........................................................................77 3.2.3. Thực hiện phân cấp quản lý tài sản công phù hợp với đặc thù của 3.2.4. Đổi mới hình thức đầu tư, mua sắm tài sản công...........................................78 3.2.5. Phát huy nhân tố con người, tăng cường tài sản cố định vô hình, làm chủ công nghệ trong hoạt động quản lý quỹ NSNN.................................................................79 3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại KBNN Thừa Thiên Huế ...................................................................................................................................81 3.3.1. Phân cấp quản lý tài sản công .........................................................................82 3.3.2. Công tác lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản công........................................85 3.3.3 Công tác quản lý đầu tư, mua sắm tài sản công ...............................................87 3.3.4. Công tác quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản công...........................89 3.3.5 Công tác quản lý và thanh lý tài sản công........................................................91 3.3.6. Công tác kiểm tra, giám sát quản lý tài sản công............................................94 3.3.7. Các nhóm giải pháp khác ................................................................................95 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................98 1. Kết luận .................................................................................................................98 2. Kiến nghị ...............................................................................................................99 2.1. Đối với các cấp trung ương ................................................................................99 2.2. Đối với KBNN tỉnh ..........................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................102 PHỤ LỤC................................................................................................................105 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các mức phân cấp quản lý đầu tư mua sắm tài sản trong hệ thống KBNN giai đoạn 2015 -2017 ............................................................40 Bảng 2.2. Tình hình lập và phê duyệt dự toán đầu tư, mua sắm tài sản của KBNN Thừa Thiên Huế ....................................................................45 Bảng 2.3 : Tình hình đầu tư xây dựng trụ sở làm việc KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế hiện trạng năm 2017 ..................................................................47 Bảng 2.4. Tình hình đầu tư XDCB của KBNN Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 -2017 .................................................................................................48 Bảng 2.5: Tình hình mua sắm trang thiết bị tài sản và thiết bị làm việc tại KBNN Thừa Thiên Huế hiện trạng năm 2017 ..................................50 Bảng 2.6. Tình hình mua sắm tài sản của KBNN Thừa Thiên Huế giai đoạn 215 - 2017 .........................................................................................51 Bảng 2.7. Tình hình quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản ....................55 Bảng 2.8. Tình hình sử dụng tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến năm 2017 ....................................................................................57 Bảng 2.9: Tình hình thanh tra, kiểm tra tài sản công của KBNN Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 – 2017 ...............................................................63 Bảng 2.10 : Thông tin chung của các đối tượng được khảo sát .........................65 Bảng 2.11 . Kết quả đánh giá công tác lập dự toán mua sắm tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế.............................................................66 Bảng 2.12. Kết quả đánh giá công tác chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................67 Bảng 2.13. Kết quả đánh giá công tác quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................68 Bảng 2.14. Kết quả đánh giá công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................................70 Bảng 2.15 Kết quả đánh giá phương pháp quản lý tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................72 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Thừa Thiên Huế ................................37 ix PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài sản thuộc cơ quan KBNN là một dạng của cải vật chất, dùng vào mục đích hoạt động của ngành, bao gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định. Về nguyên tắc quản lý, tài sản phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc quản lý tài sản công nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý tài sản công nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Ngày 3/6/2008, Luật quản lý tài sản công nhà nước được Quốc hội khoá XII thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Ngay sau khi Luật quản lý tài sản công nhà nước được ban hành, hầu hết các cơ quan KBNN các cấp đã thực hiện việc quản lý tài sản công nhà nước, từng bước đưa công tác hạch toán kế toán tài sản công vào nề nếp, ý thức trách nhiệm quản lý tài sản công nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, sau 5 năm Luật quản lý tài sản công nhà nước được đi vào cuộc sống, bên cạnh những ưu điểm về quản lý tài sản công của nhà nước nêu trên, trong quá trình thực hiện công tác quản lý mang nặng tính hành chính, quản lý thiếu chặt chẽ, sử dụng lãng phí tải sản chuyên dùng… các tiêu chuẩn, định mức chế độ về quản lý tài sản công do nhà nước ban hành đã lạc hậu, chế độ quản lý không phù hợp với cơ chế khoán mới; một số cơ quan KBNN được đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa hoàn tất các thủ tục hồ sơ kịp thời để thẩm định phê duyệt giá trị quyết toán công trình hoàn thành để làm cơ sở hạch toán kế toán; tài sản cố định được tiếp nhận, chuyển giao từ cơ quan, đơn vị này sang cơ quan, đơn vị khác hồ sơ, tài liệu bàn giao không đầy đủ; công tác quản lý 1 hồ sơ, tài liệu tài sản công chưa được chặt chẽ, còn để thất lạc, làm mất hồ sơ, tài liệu…; việc theo dõi hạch toán kế toán, tính hao mòn tài sản công tại một số KBNN chưa đúng với quy định; đối với một số KBNN được đầu tư, mua sắm tài sản cố định là máy móc, thiết bị phục vụ công tác, trong quá trình quản lý tài sản công chưa phát huy hết tính năng, công suất của máy móc thiết bị dẫn đến việc sử dụng tài sản của nhà nước kém hiệu quả. Mặt khác, một số máy móc, thiết bị được nhà nước trang bị nhưng không sử dụng để xuống cấp, hư hỏng gây lãng phí tài sản công của Nhà nước… Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý tài sản công của các KBNN, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Kho Bạc Nhà Nước tỉnh Thừa Thiên Huế” được chọn làm chủ đề nghiên cứu. 2. Mục tiêu nhiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác quản lý tài sản công tại Kho bạc nhà nước. Từ đó, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công của cơ quan hành chính nhà nước; - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản công tại KBNN Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 -2017; - Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản công của KBNN Thừa Thiên Huế đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng tài sản công tại KBNN TT Huế. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: -Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý tài sản công tại KBNN TT Huế giai đoạn 2015 - 2017; phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng tài sản được nghiên cứu áp dụng cho KBNN TT Huế đến năm 2025. -Về không gian: KBNN TT Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu, hồ sơ lưu trữ tại phòng hành chính, phòng tài vụ của KBNN Thừa Thiên Huế tại các cơ quan ban ngành ở trung ương và địa phương. 4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Thực hiện nghiên cứu định tính được tiến hành với 6 công tại bộ phận quản lý cơ sở vật chất tại KBNN tỉnh, trong đó có 1 trưởng phòng. Những người này đều thường xuyên tiếp xúc và quản lý tài sản công tại KBNN tỉnh. Bằng cách phỏng vấn sâu, đề nghị liệt kê ra các quan điểm, ý kiến của mình về những yêu tố tác động đến công tác quản lý tài sản công tại KBNN tỉnh trong thời gian vừa qua. Tiếp theo tác giả giới thiệu về mô hình nghiên cứu đã đề xuất và hệ thống biến của mô hình đang có. Thực hiện thảo luận với những công chức về tình hợp lý của mô hình và sự phù hợp của từng biến. Kết quả của cuộc nghiên cứu này, câu trả lời mà người được phỏng vấn đưa ra đều nằm trong mô hình nghiên cứu mà luận văn đưa ra. Tuy nhiên một số biến trong bảng hỏi của mô hình này được đề xuất bỏ vì không phù hợp với thang đo likert và mục tiêu của đề tài luận văn đã lựa chọn. Tiếp theo, đề tài tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên cán bộ, công chức đang làm việc có liên quan đến công tác quản lý tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua bảng hỏi về các nội dung sau: - Công tác lập dự toán mua sắm tài sản công; - Công tác chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản công; - Công tác quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản công; 3 - Công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài sản công; - Phương pháp quản lý tài sản công. Kích thước mẫu được xác định dựa trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1998) và Hair & ctg (1998), tức là để đảm bảo phân tích dữ tốt thì cần ít nhất 05 quan sát cho 01 biến đo lường và số quan sát không nên dưới 100. Với 27 quan sát, số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là từ 27 x 5 = 135. Như vậy, đề tài sẽ thu thập tối thiểu là 135 phiếu khảo sát. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập số liệu có thể xảy ra trường hợp nhiều cán bộ không trả lời hoặc trả lời không đúng, đồng thời để số lượng quan sát trên 100 nên đề tài sẽ tiến hành phát ra thêm 25 phiếu khảo sát. Do đó, tổng số phiếu khảo sát đề tài sẽ thu thập là 160. Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp 119 người và gửi email cho 41 người. Tuy nhiên, chỉ có 36 cán bộ, công chức phản hồi email bảng khảo sát (tỷ lệ phản hồi đạt 87,8%). Do đó, tổng số phiếu đề tài thu được sau một tháng thu thập số liệu sơ cấp và đưa vào phân tích trên phần mềm SPSS là 155. 4.1.3. Phương pháp chuyên gia Trao đổi, phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc KBNN để tìm ra những vấn đề trong công tác quản lý tài sản công của KBNN Thừa Thiên Huế định hướng cho đề tài nghiên cứu. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu 4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được trong điều kiện không chắc chắn. 4.2.2. Kiểm định T-test - Để đánh giá sự khác biệt về trị trung bình của một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó giữa một biến định lượng và một biến định tính, chúng ta thường sử dụng kiểm định T-test. Đây là phương pháp đơn giản nhất trong thống kê toán học nhằm mục đích kiểm định so sánh giá trị trung bình của biến đó với một giá trị nào đó. - Với việc đặt giả thuyết H0: Giá trị trung bình của biến bằng giá trị cho trước( µ 4 = µ 0). Và đưa ra đối thuyết H1: giá trị trung bình của biến khác giá trị cho trước( µ ≠ µ0). Cần tiến hành kiểm chứng giả thuyết trên có thể chấp nhận được hay không. Để chấp nhận hay bác bỏ một giả thuyết có thể dựa vào giá trị p-value, cụ thể như sau: Nếu giá trị p-value ≤ α thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận đối thuyết H1 . Nếu giá trị p-value > α thì chấp nhận giả thuyết H0 và bác bỏ đối thuyết H1. Với giá trị α (mức ý nghĩa) ở trong luận văn là 0,05. 4.2.3. Phương pháp so sánh Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để thấy được sự thay đổi của công tác quản lý tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm từ 2015 đến 2017. 5 5. Kết cấu của luận văn Đề tài gồm 03 phần, nội dung chính ở phần 2 được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý tài sản công của cơ quan hành chính nhà nước. Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý tài sản công tại KBNN Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tài sản công tại KBNN Thừa Thiên Huế. 6 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. Lý luận về tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước 1.1.1. Một số khái niệm * Tài sản công Tài sản công là một bộ phận quan trọng của quốc gia, trong đó Nhà nước là chủ sở hữu tài sản quốc gia. Tuy nhiên, Nhà nước không trực tiếp sử dụng tài sản mà giao cho các cơ quan hành chính Nhà nước trực tiếp quản lý để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị [19]. Bao gồm: Đất đai, nhà cửa, công trình, vật kiến trúc: Là tài sản của Cơ quan hành chính Nhà nước được Nhà nước giao và hình thành sau quá trình đầu tư xây dựng như: nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, vật kiến trúc. Phương tiện vận tải, truyền dẫn bao gồm: Ô tô, tàu, xuồng, xe máy công, phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ…… Máy móc, thiết bị là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị trang bị cho cán bộ công chức, máy móc thiết bị Văn phòng như: Máy vi tính, máy photocopy, máy chiếu, máy hủy tài liệu, máy đụn nước, máy điều hòa nhiệt độ…. Và các máy móc thiết bị chuyên dùng cho công tác chuyên môn. Thiết bị, dụng cụ quản lý là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác, quản lý hoạt động của đơn vị như: Bàn, ghế, tủ, …. Vườn cây lâu năm, súc vật nuôi như: Vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả và đàn gia súc các loại. Các loại tài sản công khác như: Hiện vật bảo tàng, cổ vật, sách, di tích lịch sử, tác phẩm nghệ thuật... Nghiên cứu tài sản công trong các cơ quan nhà nước cho thấy rất phong phú và đa dạng; là cở sở vật chất cần thiết và quan trọng để thực hiện các hoạt động của cơ quan Nhà nước. Vì thế, yêu cầu việc sử dụng tài sản phải đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước qui định. 7 * Cơ quan hành chính Nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước: Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành. Ðiều đó có nghĩa là cơ quan hành chính nhà nước chỉ tiến hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước đều chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó. Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền thành lập ra các cơ quan chuyên môn để giúp cho cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành nhiệm vụ. Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt và có đối tượng quản lý rộng lớn: Ðó là hệ thống các đơn vị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế; trong lĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế có bệnh viện... Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách pháp luật vào cuộc sống. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực thuộc cấp trên - cấp dưới; trực thuộc ngang-dọc, quan hệ chéo...tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ. Cơ quan Hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan Hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm 8 tra...hoạt động của các cơ quan Hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính. Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia chính yếu vào hoạt động quản lý nhà nước. - Kho bạc nhà nước Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.[16] KBNN là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính – ngân sách; có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy và có trụ sở làm việc; hoạt động của KBNN theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương bao gồm: KBNN TW, KBNN tỉnh (thành phố), KBNN huyện (quận, thị xã) và các điểm giao dịch trực thuộc KBNN trên địa bàn đó. [16] Như vậy, cơ quan KBNN cũng như các cơ quan hành chính nhà nước, được Nhà nước trang cấp các loại tài sản để phục vụ cho hoạt động của ngành. Các loại tài sản của cơ quan KBNN thuộc sở hữu của Nhà nước và được Nhà nước giao cho ngành quản lý theo đúng mục đích, đúng đối tượng, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước ban hành. - Tài sản công của cơ quan KBNN Tài sản trong các cơ quan nhà nước nói chung và trong cơ quan KBNN nói riêng là những của cải vật chất được Nhà nước trao quyền cho cơ quan KBNN hoặc các đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý, sử dùng vào mục đích “tiêu dùng”; tài sản do 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan