Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trê...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng trị

.PDF
125
188
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÁI NGỌC CHÂU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ - 2018 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÁI NGỌC CHÂU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA HUẾ - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, tất cả nguồn số liệu được sử dụng trong phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài này là trung thực và chưa hề được dùng để bảo vệ một học vị khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho luận văn đã được gửi lời cảm ơn. Quảng Trị, ngày 04 tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Thái Ngọc Châu i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Huế, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình học của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Kinh tế Huế đã tham giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, đặc biệt là PGS.TS. Trần Văn Hòa đã có nhiều thời gian, tình cảm truyền đạt kinh nghiệm và tận tình giúp đỡ trong quá trình tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn các cơ quan, Sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, các bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn rằng luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi kính mong Quý thầy, cô giáo, các đồng nghiệp, các cá nhân có quan tâm đến vấn đề này góp ý cho tôi để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Quảng Trị, ngày 04 tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Thái Ngọc Châu ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên : THÁI NGỌC CHÂU Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN HÒA Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là một khâu hết sức quan trọng, vì có làm tốt công tác này sẽ phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng công trình và tránh được những lãng phí, tiêu cực xảy ra trong quá trình sử dụng vốn. Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của tỉnh Quảng Trị giai đoạn gần đây vẫn còn những tồn tại như: Một số cơ chế chính sách chưa phù hợp, thiếu và chưa đồng bộ; kế hoạch phân bổ vốn chưa hợp lý; thanh toán vốn còn chậm, công tác quyết toán chưa kịp thời; công tác giám sát, thanh tra chưa phát huy được hiệu quả, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn của Nhà nước. Từ những tồn tại nói trên, việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của tỉnh Quảng Trị, tác giả đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị" cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập và đánh giá thực trạng tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp phục vụ cho phân tích định lượng được sử dụng thông qua khảo sát các đối tượng có liên quan đến công tác quản lý vốn về các nội dung có liên quan, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số công cụ như Excel, SPSS để xử lí số liệu điều tra. 3. Kết quả nghiên cứu: Ngoài các kết quả đánh giá từ các số liệu thứ cấp phân tích thực trạng tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua, đề tài còn đánh giá được một số tiêu chí liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 95 đối tượng có liên quan. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong tương lai. iii DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ANQP An ninh quốc phòng CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐT XDCB Đầu tư xây dựng cơ bản HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc nhà nước KT - XH Kinh tế - Xã hội NĐ Nghị định NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương QĐ Quyết định STC Sở Tài chính KH-ĐT Kế hoạch – Đầu tư UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản iv MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................................ i Lời cảm ơn........................................................................................................................... ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.......................................................................iii Danh mục các chữ cái viết tắt............................................................................................. iv Mục lục ................................................................................................................................ v Danh mục các bảng, biểu..................................................................................................... x Danh mục các hình, sơ đồ ................................................................................................. xii PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3 5. Kết cấu đề tài luận văn .................................................................................................... 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................ 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ......................................... 6 1.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước.................................................. 6 1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước.................................. 6 1.1.2. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước............................. 7 1.1.3. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ............................... 8 1.1.3.1. Theo cấp ngân sách ................................................................................................ 8 1.1.3.2. Theo tính chất công việc của hoạt động XDCB ..................................................... 9 1.1.3.3. Căn cứ vào nguồn hình thành, tính chất vốn và mục tiêu đầu tư ........................... 9 1.1.4. Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN .............................. 10 1.2. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước .................................... 11 1.2.1. Khái niệm ................................................................................................................ 11 1.2.2. Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ............... 11 v 1.2.3. Đặc điểm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN....................................... 12 1.2.4. Sự cần thiết phải quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN ........................... 13 1.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ..................... 16 1.3.1. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án. ........................................................................ 16 1.3.2. Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.................................................................. 17 1.3.3. Lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN................................ 18 1.3.4. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN ................................. 21 1.3.5. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN ................................................. 23 1.3.6. Hoạt động giám sát, thanh tra quản lý vốn đầu tư XDCB....................................... 25 1.3.7. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước........................................................................................................... 26 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước................................................................................................ 28 1.4.1. Các quy định của nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ....................... 28 1.4.2. Chiến lược phát triển kinh tế và chính sách kinh tế trong từng thời kỳ .................. 28 1.4.3. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ ......................................................................... 29 1.4.4. Nhân tố con người ................................................................................................... 29 1.4.5. Đặc điểm sản phẩm công trình xây dựng cơ bản .................................................... 30 1.4.6. Công tác quy hoạch và kế hoạch hoá đầu tư ........................................................... 31 1.4.7. Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ........................................... 31 1.5. Bài học kinh nghiệm về quản lý vốn đầu từ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước .................................................................................................................... 32 1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh .............................................................................. 32 1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ................................................................................ 33 1.5.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên............................................................................. 34 1.5.4. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Trị .......................................................... 35 vi CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ .................................................................................................................... 37 2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị ............................................... 37 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 37 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................................ 38 2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế .............................................................................................. 38 2.1.2.2. Đặc điểm xã hội.................................................................................................... 39 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội.................................. 41 2.1.3.1. Thuận lợi............................................................................................................... 41 2.1.3.2. Khó khăn, thách thức chủ yếu .............................................................................. 42 2.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Quảng Trị ....... 43 2.3. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Trị .............................................................................................. 47 2.3.1. Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư......................................................... 47 2.3.2. Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu...................................................................... 53 2.3.3. Công tác tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản....................................................... 56 2.3.4. Công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ................................................... 60 2.3.5. Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ................................................... 64 2.3.6. Công tác giải quyết nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản ............................................. 68 2.3.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng cơ bản .............................. 70 2.3.8. Một số kết quả về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ........................... 71 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ....................................................................... 73 2.4.1. Những kết quả đạt được .......................................................................................... 73 2.4.2. Một số hạn chế, nguyên nhân .................................................................................. 75 vii CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ.............................................................. 79 3.1. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ............................................... 79 3.1.1. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đến năm 2022......................................................................... 79 3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đến năm 2020.................................................................................... 82 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ................................................................................................ 84 3.2.1. Tổ chức rà soát và thực hiện công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch ...................... 84 3.2.2. Chủ trương đầu tư phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phù hợp với quy hoạch được duyệt ................................................................................................. 84 3.2.3. Cải tiến công tác kế hoạch vốn đầu tư hàng năm .................................................... 85 3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt dự án..................................... 86 3.2.5. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu ........................... 87 3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác thanh toán vốn và quyết toán dự án hoàn thành ..... 88 3.2.7. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân công, phân cấp và uỷ quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ........................................................................................... 89 3.2.8. Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm cá nhân tham gia quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ....................................................................................................................... 91 3.2.9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đầu tư XDCB ................................................................................................................................ 92 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 93 1. Kết luận.......................................................................................................................... 93 2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 94 2.1. Kiến nghị với trung ương ........................................................................................... 94 2.2. Kiến nghị với Bộ ngành liên quan và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị ................................. 94 viii TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 96 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 98 Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA........................................................................................... 98 Phụ lục 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA ..................................................... 103 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN ix DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2017 ................................ 39 Bảng 2.2: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2017 ........................................................................................................ 44 Bảng 2.3: Tỷ lệ vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong tổng số vốn đầu tư tại Quảng Trị giai đoạn 2015 – 2017 ....................................................................................................... 45 Bảng 2.4: Tình hình phân bổ vốn đầu tư XDCB các ngành từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 – 2017 ....................................................................................................... 46 Bảng 2.5: Tình hình phê duyệt dự án đầu tư XDCB từ NSNN tại Quảng Trị giai đoạn 2015 – 2017 .............................................................................................................. 48 Bảng 2.6: Quy mô, cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN của các dự án giai đoạn 2015 – 2017 .............................................................................................................. 48 Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về công tác chuẩn bị đầu tư................ 51 Bảng 2.8: Tình hình quản lý đầu thầu trong việc đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 ............................................................. 54 Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.............................................................................................................................. 55 Bảng 2.10: Tình hình tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 ................................................................................. 58 Bảng 2.11: Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về công tác tạm ứng vốn .................. 60 Bảng 2.12: Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 .......................................................................... 61 Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về công tác kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành ....................................................................................................... 63 Bảng 2.14: Tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 .......................................................................... 65 x Bảng 2.15: Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quyết toán, kiểm tra quá trình sử dụng vốn ........................................................................................................ 67 Bảng 2.16: Tình hình nợ đọng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 ................................................................................. 69 Bảng 2.17: Tình hình kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 ............................................................. 71 Bảng 2.18: Tình hình kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 ............................................................. 72 xi DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Sơ đồ mô phỏng trình tự phân bổ vốn đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ............. 20 xii PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là lĩnh vực hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Kết quả đầu tư XDCB sẽ tạo ra sản phẩm về các cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, các công trình, thuộc các vùng, các ngành. Từ đó mỗi quốc gia có nền kinh tế với cơ cấu ngày càng hợp lý hơn, vững mạnh hơn, theo đó mọi hoạt động xã hội, đời sống của nhân dân được nâng cao. Đầu tư XDCB có vai trò rất quan trọng và là nhân tố thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân, đầu tư XDCB sẽ tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho xã hội. Đầu tư XDCB làm tăng tích lũy vốn, thu hút người lao động, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất nước và thúc đẩy phát triển công nghệ mới góp phần đẩy nhanh sự nghiệp hóa, công nghiệp hóa đất nước. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (NSNN), là một hoạt động quản lý kinh tế phức tạp, luôn biến động, nhất là trong điều kiện các cơ chế chính sách quản lý còn chưa hoàn chỉnh, bên cạnh đó là sự biến động của thị trường giá cả không ổn định. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là một khâu hết sức quan trọng, vì có làm tốt công tác này sẽ phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng công trình và tránh được những lãng phí, tiêu cực xảy ra trong quá trình sử dụng vốn. Trong những năm qua, hoạt động đầu tư XDCB được xem như là đòn bẩy quan trọng kích thích tăng trưởng của tỉnh Quảng Trị. Tỉnh đã sử dụng vốn đầu tư vào XDCB khá lớn, nhờ những lỗ lực này, bức tranh kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của tỉnh Quảng Trị còn những tồn tại như: Một số cơ chế chính sách chưa phù hợp, thiếu và chưa đồng bộ; kế hoạch phân bổ vốn chưa hợp lý; thanh toán vốn còn chậm, công tác quyết toán chưa kịp thời; công tác giám sát, thanh tra chưa phát huy được hiệu quả, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn của Nhà nước. Từ những tồn tại nói trên, việc tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của tỉnh Quảng Trị là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao 1 hiệu quả đầu tư, chống thất thoát lãng phí, dàn trải nợ đọng vốn đầu tư cơ bản từ ngân sách. Đây là vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị" cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Trên cơ sở tổng quan lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 2017, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Trị trong tương lai. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. - Đánh giá thực trạng về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn từ nay đến 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB và công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Trị. - Đối tượng điều tra: Các Cán bộ thuộc đơn vị quản lý vốn đầu tư, đơn vị sử dụng vốn đầu tư và các chuyên gia thuộc cán bộ lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh và Thành phố, huyện trên địa bàn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: đề tài chỉ nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 2 - Phạm vi thời gian: Số liệu, tài liệu phản ánh công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập ở các văn bản, chính sách của Trung ương và địa phương ban hành, các báo cáo tổng kết, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nguồn số liệu thống kê về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn từ 2015 - 2017 Nguồn số liệu sơ cấp: Thông qua điều tra, phỏng vấn các doanh nghiệp xây dựng, các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, các đơn vị hưởng lợi trên địa bàn như: UBND các huyện, thành phố trên địa bàn. Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn các cán bộ quản lý trong các Sở, ban ngành của tỉnh có liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN như Sở tài chính, Kho bạc nhà nước, Hội đồng UBND tỉnh... - Thiết kế phiếu phỏng vấn gồm có 3 phần: + Phần thứ nhất: Những câu hỏi nhằm thu thập những thông tin cơ bản về đối tượng được điều tra, phỏng vấn + Phần thứ hai: Sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 để phỏng vấn các đối tượng về các tiêu chí có liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị + Phần cuối: Các câu hỏi mở để người được phỏng vấn có thể tự phản ánh ý kiến của mình về những tồn tại hoặc kiến nghị các giải pháp trong việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn. - Phương pháp chọn mẫu: Tác giả chia đối tượng phỏng vấn thành 2 nhóm đối tượng: Nhóm 1: gồm đơn vị thi công, xây lắp và đơn vị hưởng lợi (50% số mẫu điều tra); Nhóm 2: gồm các cán bộ thuộc các cơ quan ban ngành của nhà nước quản lý trực tiếp tình hình thực hiện các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh như: Sở kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Kho bạc nhà nước, Ban quản lý dự án, HĐND và UBND tỉnh, huyện... (50% số phiếu điều tra). Đây là các đối tượng có liên quan trực tiếp và am hiểu rõ các vấn đề liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 3 - Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp các đối tượng. Do giới hạn về thời gian nên tác giả tiến hành điều tra phỏng vấn trên 100 phiếu. Đối với đơn vị thi công và xây lắp, tác giả phỏng vấn trực tiếp các chủ doanh nghiệp, nhà thầu. Từ danh sách tổng hợp được từ Sở Kế hoạch đầu tư tác giả lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện 50 nhà thầu, đơn vị thi công để phỏng vấn. Đối với các Cán bộ thuộc các cơ quan ban ngành trên địa bàn tác giả Phỏng vấn chủ yếu Ban lãnh đạo, trưởng phòng các Sở Ban ngành liên quan và các Chủ tịch HĐND và UBND các cấp Huyện, Xã có nhiều dự án đầu tư xây dựng. Số lượng điều tra phỏng vấn là 50 người. Số lượng phiếu điều tra phát ra là 100 phiếu, số lượng phiếu thu về hợp lệ là 95 phiếu, đạt tỷ lệ 95%. 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Số liệu được thu thập ở các phòng ban của UBND như: phòng tài chính kế hoạch, Thanh tra tỉnh, Ban quản lý các công trình xây dựng, sau đó được phân tích, đánh giá trên cơ sở các quy định của nhà nước và quy trình thực hiện về đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể các phương pháp phân tích thông tin như sau: - Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này, được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Quảng Trị, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia Phương pháp này sử dụng thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN với những nội dung cụ thể như: cơ cấu nguồn vốn giữa các lĩnh vực; công tác lập kế hoạch phân bổ vốn; công tác thanh toán vốn đầu tư; công tác quyết toán vốn đầu tư. - Phương pháp so sánh Công tác quản lý vốn đầu từ XDCB từ nguồn NSNN được nghiên cứu trong đề tài 4 sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả bố trí vốn đầu tư XDCB theo các năm, so sánh cơ cấu kế hoạch vốn đầu tư XDCB theo các năm và theo các lĩnh vực, ngành kinh tế... Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đối với tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các công cụ hỗ trợ quá trình phân tích như SPSS, Excel 5. Kết cấu đề tài luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo nội dung đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước 1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước Bàn về vốn đầu tư XDCB có nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề này, đứng theo một góc độ, khía cạnh khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau như sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng: Vốn đầu tư XDCB hay là vốn đầu tư cơ bản là toàn bộ chi phí dành cho việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định (TSCĐ) cho nền kinh tế Quan điểm này đứng trên khía cạnh đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các TSCĐ nhằm phát triển những cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Quan điểm thứ hai đứng trên khía cạnh vốn đầu tư là chi phí. Theo Luật ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 thì “Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí về thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán” [14]. Quan điểm thứ ba đứng trên khía cạnh vai trò của nó để cho rằng: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là bộ phận quan trọng của vốn đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính công rất quan trọng của quốc gia [13]. Theo quan điểm này vốn đầu tư XDCB từ NSNN trước hết là một bộ phận của nguồn vốn đầu tư, do đó cũng như các nguồn vốn đầu tư khác – vốn đầu tư XDCB từ NSNN là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tư, bao gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư, nghĩa là bao gồm toàn bộ chi phí đầu tư. Theo Luật Đầu tư (2005) của Việt Nam: “Vốn đầu tư là tiền và tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan