Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nghệ an...

Tài liệu Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nghệ an

.PDF
237
498
100

Mô tả:

k VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ HIỀN HOÀN THIỆN MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGHỆ AN Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 62.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ 1. TS. PHÍ VĨNH TƢỜNG 2. TS. DƢƠNG XUÂN THAO HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, tháng 03 năm 2017 Tác giả Luận án Hồ Thị Hiền MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG PHỤ LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................... 3 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................. 3 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ................................................. 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................... 7 7. Cơ cấu của luận án................................................................................... 8 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 9 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài.......................................... 9 1.2. Hƣớng tiếp cận vấn đề nghiên cứu của tác giả ................................ 18 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MỘT QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ ... 20 2.1. Lý luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ............................................ 20 2.2. Vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ........................................... 29 2.3. Một số lý thuyết về sự dịch chuyển của dòng FDI........................... 32 2.4. Các nhân tố cấu thành MTTH FDI .................................................. 38 2.5. Hệ thống tiêu chí đánh giá MTTH FDI ............................................ 45 2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến MTTH FDI ......................................... 46 2.7. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về thu hút FDI và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An .................................................................... 48 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2005÷2015 ....................................................................................................... 55 3.1. Khái quát về tình hình thu hút FDI của tỉnh Nghệ An ................... 55 3.2. Thực trạng các nhân tố cấu thành MTTH FDI của tỉnh Nghệ An 63 3.3. Đánh giá các yếu tố cấu thành MTTH FDI của tỉnh Nghệ An ...... 96 3.4. Đánh giá MTTH FDI của tỉnh Nghệ An ........................................ 100 3.5. Nguyên nhân ..................................................................................... 107 3.6. Nguyên nhân chủ quan .................................................................... 108 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGHỆ AN ....................... 112 4.1. Bối cảnh trong nƣớc, quốc tế tác động đến MTTH FDI của Nghệ An .................................................................................................................. 112 4.2. Quan điểm hoàn thiện MTTH FDI của tỉnh Nghệ An .................. 121 4.3. Định hƣớng hoàn thiện MTTH FDI của tỉnh Nghệ An ................ 122 4.4. Luận cứ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An ........................... 123 4.5. Giải pháp hoàn thiện MTTH FDI vào tỉnh Nghệ An .................... 124 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 153 Tiếng Việt ..................................................................................................... 153 Tiếng Anh ..................................................................................................... 165 PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ............................................... 1 PHỤ LỤC 2: PHÂN BỐ MẪU KHẢO SÁT ................................................. 7 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACK ALPHA .................. 8 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ .................................... 16 PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH HỒI QUY (ĐA BIẾN) .................................... 23 PHỤ LỤC 6: THỐNG KÊ CÁC BIẾN CỦA MTTH FDI NGHỆ AN ..... 24 PHỤ LỤC 7: THỐNG KÊ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI NGHỆ AN 30 PHỤ LỤC 8: MỘT SỐ TÁC ĐỘNG FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KTXH ... 44 PHỤ LỤC 9: MỘT SỐ THÔNG SỐ VỀ MTTH FDI ............................... 47 MỘT SỐ THÔNG SỐ VỀ LAO ĐỘNG ..................................................... 51 PHỤ LỤC 10: MỘT SỐ THÔNG SỐ KHÁC LIÊN QUAN..................... 55 DANH MỤC VIẾT TẮT BOT Xây dựng - vận hành - chuyển giao BQL Ban quản lý CCN Cụm công nghiệp DN Doanh nghiệp EBDI Chỉ số thuận lợi kinh doanh (Ease of Doing Business Index) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FTA Hiệp định thương mại tự do ( Free Trade Agreement) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic) HĐND Hội đồng nhân dân IMF Qũy tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KKT Khu kinh tế MTTH Môi trường thu hút NĐT Nhà đầu tư OECD PAPI UBND UNCTAD UNDP VAT Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (Public Administration Performance Index) Ủy ban nhân dân Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (United Nations Conference on Trade and Development) Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (United Nations Development Programme) Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax) DANH MỤC BẢNG Bảng 3-1:Tình hình thu hút FDI vào tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005†2015 .... 55 Bảng 3-2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế tính lũy kế đến năm 2015 .................................................................... 57 Bảng 3-3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy theo đối tác chủ yếu vào Nghệ An đến hết năm 2015 ...................................................................... 58 Bảng 3-4: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo giá so sánh 1994 phân theo khu vực kinh tế ............................................................................... 66 Bảng 3-5: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế ............................................................................... 69 Bảng 3-6:Giải thích biến (nhân tố cấu thành) MTTH FDI tỉnh Nghệ An ..... 96 Bảng 3-7: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa và ý nghĩa.................................... 99 Bảng 3-8: Hệ số hồi quy chuẩn hóa vị trí quan trọng các yếu tố ................ 100 PHỤ LỤC PL 1: Phiếu khảo sát về các nhân tố cấu thành môi trường thu hút FDI của tỉnh Nghệ An ..................................................................................................... 1 PL 2: Phân bố câu hỏi khảo sát theo ngành nghề (lĩnh vực)............................. 7 PL 3: Phân bố câu hỏi khảo sát theo đối tác đầu tư .......................................... 7 PL 4: Kiểm định chất lượng thang đo Chế độ chính trị- xã hội........................ 8 PL 5: Kiểm định chất lượng thang đo Trình độ phát triển kinh tế của địa phương ............................................................................................................... 9 PL 6: Kiểm định chất lượng thang đo Năng lực doanh nghiệp và quy mô thị trường địa phương ............................................................................................. 9 PL 7: Kiểm định chất lượng thang đo Cơ sở hạ tầng ..................................... 10 PL 8: Kiểm định chất lượng thang đo Lợi thế đầu tư .................................... 10 PL 9: Kiểm định chất lượng thang đo Chính sách về thu thút FDI ............... 11 PL 10: Kiểm định chất lượng thang đo Thủ tục hành chính .......................... 12 PL 11: Kiểm định chất lượng thang đo Lao động tại địa phương ................. 12 PL 12: Kiểm định chất lượng thang đo Giá Nhân công, vật liệu đầu vào ..... 13 PL 13: Kiểm định chất lượng thang đo Năng lượng và chi phí khác ............ 13 PL 14: Kiểm định chất lượng thang đo Môi trường thu hút FDI Nghệ An ... 14 PL 15: Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt ................................... 14 PL 16: Mô hình điều chỉnh sau khi phân tích CR và các nhân tố để phân tích nhân tố khám phá ............................................................................................ 15 PL 17: Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin Measure (KMO) ...................................... 16 PL 18: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố .. 16 PL 19: Bảng ma trận xoay nhân tố ( EFA) ..................................................... 18 PL 20: Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi ............................. 21 PL 21: Hệ số hồi quy của mô hình .................................................................. 23 PL 22: Tóm tắt thông số của mô hình ............................................................. 23 PL 23:Phân tích phương sai ............................................................................ 24 PL 24: Kết quả thống kê các biến của MTTH FDI tỉnh Nghệ An .................. 24 PL 25: Thống kê, mô tả các biến về chế độ chính trị- xã hội tỉnh Nghệ An .. 26 PL 26: Thống kê, Điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ An ............................. 26 PL 27: Thống kê, Năng lực doanh nghiệp, quy mô thị trường ĐP ................. 27 PL 28: Thống kê các biến về Điều kiện cơ sở hạ tầng .................................... 27 PL 29: Thống kê các biến về lợi thế thu hút FDI ............................................ 28 PL 30: Thống kê các Các chính sách về thu thút FDI, tỉnh Nghệ An............. 28 PL 31: Thống kê các Thủ tục hành chính, tỉnh Nghệ An ............................... 28 PL 32: Thống kê các Nguồn lực lao động, tỉnh Nghệ An............................... 29 PL 33: Thống kê, mô mô tả các biến về giá vật liệu đầu vào,tỉnh Nghệ An .. 29 PL 34: Thống kê, mô mô tả các Năng lượng và chi phí khác ......................... 29 PL 35: Đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế Nghệ An ........... 44 PL 36: Lao động và cơ cấu lao động đang làm việc trong khu vực FDI ........ 44 PL 37: Đóng góp của FDI vào thu NSNN của tỉnh Nghệ An ......................... 45 PL 38: Giá trị sản xuất công nghiệp và FDI của Nghệ An (2012†2014) ....... 46 PL 39: Cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2014 .................... 47 PL 40: Cơ cấu GDP tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005†2010 ............................... 47 PL 41: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế ...................................................................... 47 PL 42: Biểu đồ chỉ số PAPI của Nghệ An giai đoạn 2005÷2015 ................... 48 PL 43: Các chỉ số thành phần của PAPI ở Nghệ An (2011† 2015)................ 49 PL 44:Chỉ số PCI của Nghệ An giai đoạn cứu 2007†2015 ............................ 49 PL 45: Các chỉ số thành phần của PCI tỉnh Nghệ An (2007† 2015) ............. 49 PL 46: Ý nghĩa một số chỉ số thành phần của PCI ......................................... 50 PL 47: Chỉ số Việt Nam ICT Index tỉnh Nghệ An (2005† 2015) .................. 50 PL 48: Số lao động trong độ tuổi lao động của Nghệ An ............................... 51 PL 49: Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động theo giới tính ........................... 52 PL 50: Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động theo khu vực ............................ 52 PL 51: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm đã qua đào tạo nghề ................................................................................. 53 PL 52: Cơ cấu nghề nghiệp lao động tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010†2015 .... 53 PL 53: Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc theo loại hình kinh tế ........... 54 CH 1: Tình hình thu hút FDI vào tỉnh Nghệ An giai đoạn 1992†2004 .......... 30 CH 2: Hệ thống giáo dục & đào tạo Nghệ An ................................................ 30 CH 3: Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông Nghệ An ....................................... 32 CH 4: Hệ thống các dự án điện (năng lượng) của Nghệ An ........................... 35 CH 5: Hệ thống các cấp nước của Nghệ An ................................................... 35 CH 6: Hệ thống thông tin liên lạc của Nghệ An ............................................. 36 CH 7: Hệ thống y tế của Nghệ An .................................................................. 36 CH 8: Tình hình sử dụng đất của Nghệ An..................................................... 37 CH 9: Phân bố đất đai (thổ nhưỡng) của Nghệ An ......................................... 39 CH 10: Tài nguyên rừng, biển của Nghệ An .................................................. 41 CH 11: Tài nguyên khoáng sản của Nghệ An ................................................. 43 CH 12: Lộ trình FTA của Việt Nam ............................................................... 55 CH 13: Doing Business năm 2015 .................................................................. 56 CH 14: Năng suất lao động và tiền lương các nước ASEAN năm 2015 ........ 57 CH 15: Tiền lương ngành dệt may một số nước ASEAN năm 2016 ............. 57 CH 16: Thu hút FDI các địa phương 9 tháng năm 2015................................. 57 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) Nghệ An đã nỗ lực rất lớn trong công tác cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã nhận được một số kết quả nhất định, tính đến đầu năm 2014 tỉnh Nghệ An đã thu hút được 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký trên 1,56 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm quốc nội đạt bình quân trên 10% năm trong giai đoạn 2001-2011. Khu vực công nghiệp đóng vai trò là động lực tăng trưởng của tỉnh Nghệ An. Trong khi hai khu vực nông nghiệp và dịch vụ có mức tăng trưởng bình quân hàng năm dưới một con số, mức tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 11,20% năm là nhân tố chính dẫn tới tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm ở mức hai con số nói trên. Đóng góp vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp có vai trò không nhỏ của khu vực FDI. Bằng cách tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An, nhờ vào lợi thế tự nhiên, cũng như các chủ trương, chính sách, các hoạt động hội thảo, gặp gỡ các nhà đầu tư…để nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đối tác một bức tranh tổng thể và các thông tin toàn diện, cơ bản, cần thiết về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thì tỉnh Nghệ An đứng thứ 27 trong cả nước về thu hút FDI - chưa trở thành điểm hấp dẫn trong thu hút FDI. So với các tỉnh trong khu vực như Thanh Hóa và Hà Tĩnh thì kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa xứng với tiềm năng của tỉnh, hầu hết các dự án có quy mô vừa và nhỏ, và chưa có những dự án có qui mô vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại. Việc thu hút tập trung vào số lượng và chưa chú trọng chất lượng của từng dự án cũng như năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư. Do đó, hiệu quả kinh tế-xã hội cũng như khả năng tạo đột phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn hạn chế. Các dự án mang tính đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh còn quá ít.Trong tổng số các dự án, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm 46,4% , lĩnh vực nông nghiệp chiếm 25% và lĩnh vực dịch vụ chiếm 28,6%. Cơ cấu các dự án FDI đã triển khai cho thấy kết quả thu hút vốn FDI còn chưa phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh. Phần lớn các dự án tập trung vào lĩnh vực khai thác khoảng sản, tài nguyên, trong khi các dự án FDI vào lĩnh vực chế biến nông, lâm, thuỷ sản, vốn được xem là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế của tỉnh. còn hạn chế cả về số lượng và quy mô. Thiếu vắng các dự án có công nghệ hiện đại, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển các lĩnh vực có thế mạnh, theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh như: chế biến nông sản; trồng rừng và chế biến lâm sản; chế biến súc sản; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản; sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu; khu vực du lịch-dịch vụ và thương mại … thì yêu cầu tất yếu đặt ra trong những năm tới của tỉnh Nghệ An là tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng minh bạch, cải cách thủ tục hành chính sâu, rộng và thực hiện đồng bộ các giải pháp, thực hiện vận động, thu hút đầu tư vào tỉnh Nghệ An nhanh, nhiều và hiệu quả, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bền vững môi trường. Với mục ý nghĩa như vậy, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An” để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư để thu hút nguồn vốn FDI phù hợp với Nghệ An một cách hiệu quả. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu  Hoàn thiện cơ sở lý luận về môi trường thu hút (MTTH) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với một địa phương (đơn vị hành chính cấp tỉnh). Nhận diện các nhân tố tác động tới môi trường thu hút FDI đối với một địa phương.  Phân tích thực trạng tình hình thu hút FDI của tỉnh Nghệ An; thực trạng các nhân tố cấu thành; đánh giá vai trò, tác động từng nhân tố cấu thành đến MTTH FDI của tỉnh Nghệ An.  Đánh giá chung về MTTH FDI (những mặt đã làm được, chưa làm được) phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại của MTTH FDI, làm căn cứ đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện MTTH FDI của tỉnh Nghệ An, trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An.  Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nghiên cứu giới hạn việc phân tích MTTH FDI với tất cả các dự án FDI vào các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An.  Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện tại tỉnh Nghệ An.  Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trên chuỗi số liệu thu thập từ Cục thống kê tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005÷2015. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu  Phương pháp luận Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện MTTH FDI tại tỉnh Nghệ An.  Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp phân tích, tổng hợp Để xây dựng các vấn đề lý thuyết về MTTH FDI tại địa phương, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để khái quát hoá; tổng hợp các tài liệu, lý thuyết đã có để xây dựng những khái niệm, đặc điểm về MTĐT FDI; nhận diện các yếu tố của MTTH FDI và tác động của chúng tới MTTH FDI. Để làm căn cứ đưa ra các giải pháp chính sách nhằm hoàn thiện MTTH FDI tại tỉnh Nghệ An.  Phương pháp so sánh Căn cứ vào tình hình số dự án, số liệu vốn đăng ký, vốn thực hiện, tiến hành so sánh tỷ lệ thực hiện so với đăng ký, tình hình thu hút vốn FDI theo các ngành, lĩnh vực, đối tác đầu tư. Qua so sánh, phân tích trong từng giai đoạn, thời kỳ, sẽ giúp ta có cái nhìn trực quan hơn về quá trình thu hút vốn FDI của tỉnh. Để có những đánh giá, nhận định về MTTH FDI, đây là căn cứ thực tế để từ đó đưa ra những giả thuyết về nguyên nhân của những tồn tại và vướng mắc.  Phương pháp điều tra Thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn các chủ thể tham gia các hoạt động liên quan đến FDI, để đưa ra những nhận định về vai trò, tác động của các yếu tố cấu thành đến MTTH FDI tại tỉnh Nghệ An trong thời gian qua. Đây là phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, để kiểm chứng một số giả thiết, nhằm xác định (lượng hóa) các nhân tố tác động đến môi trường thu hút vốn FDI của Nghệ An.  Phát phiếu điều tra: Đối tượng được phát phiếu điều tra: Nghiên cứu của luận án chọn hướng tiếp cận từ các nhân tố cấu thành MTTH FDI tác động đến ý định đầu tư của NĐT nước ngoài, vì thế đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp 100% vốn FDI, doanh nghiệp liên doanh, chi nhánh của các công ty cổ phần mà nhà NĐT nước ngoài chiếm giữ trên 51% cổ phiếu đang hoạt động tại Nghệ An. Đồng thời để nâng cao tính đại diện và chất lượng trả lời phỏng vấn, đối tượng được khảo sát là các lãnh đạo,nhà quản lý của doanh nghiệp (Lãnh đạo:Chủ tịch hội đồng quản trị, Nhà quản lý cấp cao: Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách, Nhà quản lý cấp trung: lãnh đạo và chuyên viên bộ phận trực tiếp làm công tác, công việc liên quan đến dự án FDI) của doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó, để phục vụ công trình nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát 255 doanh nghiệp FDI hoạt động tại địa bàn tỉnh.  Mẫu khảo sát: kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này sử dụng công cụ phân tích EFA với 46 biến quan sát. Kích thước mẫu tối thiểu phân tích EFA là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1. Nghiên cứu sử dụng mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện nhưng được kiểm soát theo lĩnh vực, đối tác (lĩnh vực, đối tác có nhiều dự án FDI, số lượng phiếu nhiều). Mẫu khảo sát được phân bố theo ngành nghề, lĩnh vực (PHỤ LỤC 2: PHÂN BỐ MẪU KHẢO SÁT  PL 2); theo đối tác đầu tư (PL 3  Nội dung phiếu điều tra: Điều tra các số liệu cần thiết để đánh giá các nhân tố cấu thành MTTH FDI tại tỉnh Nghệ An ( PL 1)  Phương pháp thống kê  Nghiên cứu hướng đến mục tiêu: đưa ra các số liệu cụ thể, có thể dự đoán tương đối chính xác mối quan hệ giữa các yếu tố cần nghiên cứu, mức độ ảnh hưởng của chúng với biến nghiên cứu, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu, nhằm đưa ra giải pháp phù hợp (Luận án sử dụng nghiên cứu định lượng cho cả giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức) thông qua các công cụ của phương pháp thống kê, mô tả.  Sử dụng thống kê mô tả (Descriptive Statistics) Kết quả khảo sát thu được từ bảng câu hỏi khảo sát (PL 1), sẽ được tác giả sử lý phần mềm SPSS (phiên bản 22.0). Kết quả thống kê theo từng nội dung yếu tố của MTTH FDI (gồm, điểm trung bình (mean), điểm thấp nhất (min), điểm cao nhất (max)), giúp đánh giá những yếu tố tốt và yếu kém của MTTH FDI (theo quan điểm của các NĐT nước ngoài), để từ đó chỉ ra nguyên nhân của thực trạng, hình thành các giả thuyết mô hình nghiên cứu định lượng.  Sử dụng mô hình hồi quy thống kê (Regresion) Để kiểm chứng một số giả thiết về các yếu tố tác động lên MTTH FDI tại tỉnh Nghệ An. Tác giả dùng mô hình hồi quy thống kê (Regresion) để lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố này. Mô hình sẽ tiến hành qua 3 bước, cụ thể đó là: (i) xây dựng và kiểm đinh các thang đo;(ii) phân tích nhân tố khám phá; (iii) thực hiện các phân tích tương quan và hồi quy bội. Kết quả hồi quy sẽ chỉ ra mức độ tác động của từng yếu tố cấu thành đến MTTH FDI (yếu tố nào tác động nhiều nhất, yếu tố tác động ít nhất, và yếu tố nào không đủ độ tin cậy), cũng như mức độ giải thích của mô hình, từ đây tìm ra các nguyên nhân gây ra những tồn tại hạn chế của MTTH FDI tại Nghệ An. Kết quả phân tích, cung cấp cơ sở khoa học để tác giả đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện MTTH FDI. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Với cách tiếp cận MTTH FDI dưới lăng kính của NĐT nước ngoài (để đảm bảo tính khách quan, trung thực), tham khảo một số chỉ số (liên quan đến các vấn đề của luận án) trong các nghiên cứu đã được công bố,trong nhận xét đánh giá (một số chỉ số thành phần của PAPI;PCI;PAR-index;Vietnam ICT Index). Luận án đạt một số điểm mới dưới đây:  Thứ nhất, Luận án đã xây dựng hệ thống lý luận về MTTH FDI, đưa ra khái niệm; đặc điểm; tác động của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương; các yếu tố cấu thành; hệ thống tiêu chí để đánh giá, theo dõi, giám sát về MTTH FDI; các nhân tố ảnh hưởng đến MTTH FDI của địa phương một cách tổng quát và toàn diện nhất.  Thứ hai, Luận án đã đưa ra quan điểm, định hướng hoàn thiện MTTH FDI của địa phương theo quan điểm của tác giả.  Thứ ba, Luận án đã đưa ra 7 nhóm giải pháp để hoàn thiện MTTH FDI của tỉnh Nghệ An, là các nhóm(i) Giải pháp về nâng cao nhận thức, tư tưởng,(ii)Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác quy hoạch,(iii) Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI,(iv) Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, (v)Giải pháp cải cách bộ máy hành chính,(vi) Đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng nhân lực chất lượng cao,(vii) Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư và chăm sóc dự án đầu tư. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu  Về mặt lý luận: (i) Luận án đã tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến luận án (theo từng nhóm nội dung). Trên cơ sở phân tích, đánh giá những công trình đã công bố, để xác định các khoảng trống kiến thức cần bổ sung, hoàn thiện. (ii) Luận án đã hoàn thiện khung lý thuyết về MTTH FDI đối với một đơn vị hành chính cấp tỉnh. (iii) Luận án cũng đưa ra các quan điểm, định hướng, các giải pháp hoàn thiện MTTH FDI của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới  Về mặt thực tiễn: Bằng các phân tích cả định tính và định lượng, Luận án đã phân tích được: (i) thực trạng về MTTH FDI tại tỉnh Nghệ An; (ii) Đánh giá tác động của các yếu tố cấu thành đến MTTH FDI tại tỉnh Nghệ An; (iii) Xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện MTTH FDI của tỉnh Nghệ An. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những nhà hoạch định chính sách; những đọc giả quan tâm về những vấn đề liên quan. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận án gồm ba chương:  Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu  Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường thu hút đầu tư trực tiếp Nước ngoài trong phát triển kinh tế, xã hội một quốc giá, vùng lãnh thổ  Chương 3: Thực trạng về môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005÷2015.  Chương 4: Giải pháp hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài Khi nghiên cứu đề tài tác giả đã tiếp cận với các đề tài nghiên cứu về FDI của các tác giả trong và ngoài nước, với các nội dung rất đa dạng như thu: hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh để khu vực FDI phát huy vai trò, tác động của FDI đối với chuyển dịch cơ cấu ngành. Phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế,.... 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc 1.1.1.1. Nghiên cứu về nguyên nhân dịch chuyển vốn ra nước ngoài A. L. Calvet (1981), với: "A synthesis of foreign direct investment theories and theories of the multinational firm" [140] đã dựa theotheo mô hình không hoàn hảo của thị trường để phân loại các lý thuyết về FDI và chỉ ra rằng: (i) sự khác biệt quốc tế của các hoạt động, sự hội nhập qua biên giới các quốc gia là nhân tố quan trọng thúc đẩy di chuyển dòng vốn ra nước ngoài.(ii) Động lực của dịch chuyển tư bản ra ngoài xuất phát từ việc tránh thuế nhập khẩu, thị trường tiêu thụ mới, nguồn lao động rẻ và sự sẵn có của tài nguyên. Pan Long Tsai (1994) với: "Determinants of foreign direct investment and its impact on economic growth" [157] bằng thực nghiệm, đã chỉ đi đến kết luận quy mô thị trường trong nước, cán cân thương mại, tăng trưởng kinh tế, chi phí lao động, vị trí địa lý là những yếu tố tác động lớn đến xu hướng di chuyển dòng FDI vào quốc gia. Elhanan Helpman, Galen L. (2004), với: "Export Versus FDI with Heterogeneous Firms" [144]; và Richard Bruton, T.D.(2014) "Policy Statement on Foreign Direct Investment in Ireland" đều có quan điểm tương đồng cho rằng các DN của một nước, nhận thấy lợi ích từ việc tránh chi phí thương mại khi xuất khẩu sản phẩm của họ ra nước ngoài lớn hơn chi phí của việc duy trì năng lực sản xuất của DN tại nước đó, sẽ lựa chọn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, hình thành FDI.[132] Nghiên cứu John Dunning và cộng sự (2014),: "Why Do Companies Invest Overseas?" [119], luận giải lý do các NĐT đầu tư vào các thị trường ngoài nước. Tác giả cho rằng cùng với việc mở rộng hoạt động của mình ra nước ngoài, còn có các lý do chủ yếu khiến các NĐT rót vốn ra nước ngoài: (i) Tìm kiếm thị trường, (ii) Chi phí thấp hơn; (iii) Tìm kiếm sản phẩm chiến lược; (iv) Nâng cao hiệu quả tìm kiếm. 1.1.1.2. Nghiên cứu về tác động của vốn FDI a. FDI với các ngành, doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư James R. Markusen và Anthony J. Venables (1997), Phân tích tác động FDI đối với các doanh nghiệp cùng ngành. Kết quả cho thấy cạnh tranh do sự tham gia của FDI có xu hướng làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, tác động từ việc liên kết với nhà cung cấp trong các ngành công nghiệp có thể giảm chi phí đầu vào, nâng cao lợi nhuận cho các doanh nghiệp nội địa. Các tác giả đã phát triển một khung phân tích để đánh giá các tác động và kết luận FDI có thể dẫn đến việc thiết lập các ngành công nghiệp địa phương. Salvador Barrios, Holger Görg, Eric Albert Strobl (2004), Phân tích các tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến sự phát triển của doanh nghiệp trong nước. Các tác giả tập trung phân tích hai tác động của FDI: (i) hiệu ứng cạnh tranh hạn chế sự thâm nhập của các doanh nghiệp trong nước.(ii) Các yếu tố ngoại thị trường tích cực thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp địa phương. Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích, đánh giá những tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế cũng như những tác động tiêu cực có thể có đối với sự phát triển của doanh nghiệp nội địa. Radosevic. S; Rozeik. A (2005), Đánh giá vai trò của FDI đối với chuyển
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan