Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế “hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán ...

Tài liệu “hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán afc chi nhánh phía bắc thực hiện”.

.PDF
99
85
120

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- BÙI MINH ĐỨC CQ50/22.07 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC CHI NHÁNH PHÍA BẮC THỰC HIỆN Chuyên ngành: KIỂM TOÁN Mã số : 22 Người hướng dẫn: TS. TẠ VĂN KHOÁI HÀ NỘI – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập Tác giả luận văn ( ký và ghi rõ họ tên) Bùi Minh Đức i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i MỤC LỤC .......................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ .......................................................................................................vi LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................................................................................................................................ 3 1.1 Các vấn đề cơ bản về chu kỳ huy động vốn và hoàn trả ............................ 3 1.1.1. ..................... Khái niệm, đặc điểm vai trò của chu kỳ huy động vốn và hoàn trả 3 1.1.2. Hạch toán kế toán kế toán đối với hoạt động huy động vốn và hoàn trả ...... 4 1.1.3. Đặc điểm của chu kì ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính ........ 7 1.2 Kiểm toán chu kì huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán báo cáo tài chính .... 9 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán chu trình huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán báo cáo tài chính......................................................................................................................... 9 1.2.2. Căn cứ kiểm toán ................................................................................... 9 1.3. Quy trình kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả.......................... 10 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán ...................................................................... 10 1.3.2. Thực hiện kiểm toán ........................................................................... 11 1.3.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán ................................................................ 14 ii CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KÌ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC CHI NHÁNH PHÍA BẮC THỰC HIỆN 15 2.1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc ................................................................ 15 2.1.1. Khái quát về công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc ..... 15 2.1.2. Chức năng hoạt động của công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc ......................................................................................................... 17 2.1.3 Nguồn nhân lực của công ty công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc ......................................................................................................... 17 2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lí của đơn vị .....................................................................17 2.2. Tổ chức thực hiện kiểm toán tại cty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc .......................................................................................................... 18 2.2.1: Quy trình kiểm toán chung của công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc ( AFC) .................................................................................. 18 2.2.2 Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại Công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc ...................................................................................................................19 2.2.3 Tổ chức hồ sơ kiểm toán ........................................................................................20 2.3 Thực hiện kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả ........................... 21 2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán ..................................................................... 21 2.3.2.. Thực hiện kiểm toán ........................................................................... 27 2.3.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán................................................................ 38 2.4. Đánh giá thực trạng kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả do công ty TNHH tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc thực hiện 39 2.4.1. Ưu điểm ............................................................................................... 39 2.4.2. Hạn chế ................................................................................................ 41 2.4.3. Nguyên nhân ........................................................................................ 43 iii CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KÌ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC CHI NHÁNH PHÍA BẮC .................................................................................................... 45 3.1 : PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CTY TNHH KIỂM TOÁN AFC CHI NHÁNH PHÍA BẮC ........................ 45 3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện: ................................................................ 45 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện: .................................................................. 46 3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả do công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc thực hiện 47 3.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: ............................................. 47 3.2.2.Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán ................................................... 47 3.2.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán ..................................................... 49 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp .................................................................. 50 3.3.1 Về phía cơ quan nhà nước và hiệp hội nghề nghiệp ............................ 50 3.3.2 Về phía công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc ............... 52 3.4.3 Về phía cá nhân các kiểm toán viên ..................................................... 53 Kết luận ..............................................................................................................................54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 55 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 56 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI KTV Kiểm toán viên BCTC Báo cáo tài chính KSNB Kiểm soát nội bộ BCĐKT Bảng cân đối kế toán KH Khách hàng Công ty TNHH kiểm toán AFC chi AFC nhánh phía bắc TK Tài khoản RRTT Rủi ro tiềm tàng RRKS Rủi ro kiểm soát RRKT Rủi ro kiểm toán v DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1-1: Sơ đồ hạch toán vốn đầu tư chủ sở hữu ............................................. 6 Sơ đồ 1-2: Sơ đồ hạch toán vay dài hạn........................................................................ 7 Sơ đồ 1-4: Quá trình lập kế hoạch kiểm toán. ........................................................... 10 sơ đồ 2-2: Quy trình kiểm toán chung ............................................................... 19 Sơ đồ 2-4: nhân sự công ty A ........................................................................... 63 vi LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong kiểm toán báo cáo tài chính thì chu kỳ huy động vốn và hoàn trả là một chu kỳ quan trọng, là khâu đầu tiên trong quá trình sản xuất và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hơn nữa, chu kỳ huy động vốn và hoàn trả là chu kỳ có mật độ phát sinh các nghiệp vụ ít nhưng giá trị lớn, liên quan đến nhiều đơn vị trong và ngoài doanh nghiệp, rủi ro phát sinh các sai phạm trong chu kỳ này cao và từ đó phản ánh sai lệch thông tin tài chính của doanh nghiệp, theo đó ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của chu kỳ huy động vốn và hoàn trả, cùng với lý do cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả công việc kiểm toán, trong quá trình thực tập tại công ty em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc thực hiện”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán chu kì huy động vốn và hoàn trả dựa trên những hiểu biết về lý luận được học ở trường và dựa trên việc nghiên cứu thực trạng kiểm toán chu kỳ này do Công ty TNHH tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc thực hiện. Em mong kết quả nghiên cứu đề tài mình chọn sẽ giúp quy trình kiểm toán chu kì huy động vốn và hoàn trả cũng như các chu kỳ khác hoàn thiện hơn, nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán của công ty. Đồng thời, qua việc nghiên cứu em sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về lý luận cũng như thực tiễn quy trình kiểm toán chu kì huy động vốn và hoàn trả nói riêng cũng như kiểm toán báo cáo tài chính nói chung. 1 3. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi của các dịch vụ kế toán, kiểm toán ngày càng mở rộng, nhưng kiểm toán báo cáo tài chính vẫn là một loại hình dịch vụ chính và là loại hình dịch vụ có thế mạnh của các công ty kiểm toán Việt Nam. Đề tài chỉ nghiên cứu quy trình kiểm toán do kiểm toán viên độc lập thực hiện. Đề tài không nghiên cứu kiểm toán nội bộ, kiểm toán Nhà nước nhưng kết quả nghiên cứu có thể vận dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chủ thể kiểm toán nội bộ và kiểm toán Nhà nước thực hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp lý thuyết, chuẩn tắc, thống kê, so sánh. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài của em bao gồm ba chương: Chương 1. Lý luận chung về quy trình kiểm toán chu kì huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2. Thực trạng quy trình kiểm toán chu kì huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn thuê, kế toán, kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc thực hiện Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kì huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc 2 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Các vấn đề cơ bản về chu kỳ huy động vốn và hoàn trả 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm vai trò của chu kỳ huy động vốn và hoàn trả Chu kỳ huy động vốn và hoàn trả được coi là chu trình đầu tiên để tạo ra nguồn lực bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp và do đó quyết định chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp được chia thành hai phần: phần thứ nhất là vốn chủ sở hữu bao gồm các loại vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, phần thứ hai là nợ phải trả bao gồm các nghĩa vụ pháp lý của một doanh nghiệp, được phân thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Việc hình thành vốn ban đầu của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp: ở doanh nghiệp Nhà nước, vốn được Nhà nước cấp ban đầu; với các Công ty liên doanh vốn được góp từ các bên tham gia liên doanh; đối với các Công ty cổ phần, vốn được hình thành chủ yếu từ các cổ đông đóng góp qua mua cổ phiếu; với các doanh nghiệp tư nhân vốn do chủ nhân đầu tư. Vốn vay của doanh nghiệp là khoản vốn doanh nghiệp nợ có tính pháp lý đối với chủ cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân và đơn vị khác…). Các khoản vốn vay được thực hiện thông qua các khế ước hoặc hợp đồng vay vốn giữa doanh nghiệp và chủ cho vay. Các khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn tuỳ thuộc vào thời hạn vay của từng khế ước hoặc hợp đồng. Nợ là các khoản phải thanh toán của doanh nghiệp khi có quan hệ phải trả với các chủ nợ của mình về khoản vay nợ tiền vốn cho kinh doanh. Các quan hệ thanh toán đều tồn tại trong sù cam kết vay nợ giữa chủ nợ với con 3 nợ về một khoản tiền theo điều khoản đã quy định có hiệu lực trong thời hạn vay nợ. 1.1.2. Hạch toán kế toán kế toán đối với hoạt động huy động vốn và hoàn trả Việc hạch toán các tài khoản, nghiệp vụ trên phải tuân theo các nguyên tắc: Nguyên tắc hạch toán vốn chủ sở hữu • Doanh nghiệp có quyền chủ đông sử dụng các loại vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành nhưng phải hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại vốn, quỹ phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành và theo đối tượng tạo vốn với tư cách là chủ sở hữu trực tiếp của doanh nghiệp. • Việc chuyển dịch từ loại vốn này sang vốn khác phải theo đúng chế độ và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết. • Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu vốn chỉ được nhận những giá trị còn lại sau khi đã thanh toán các khoản nợ đã trả. • Mối quan hệ giữa tính chất, đặc điểm của các tài khoản, nghiệp vụ kể trên cùng các nguyên tắc hạch toán các tài khoản nghiệp vụ đó với công tác kiểm toán có các đặc điểm sau: • Việc huy động vốn và và sử dụng các khoản vốn đó phải tuân theo những quy định có tính pháp lý về mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các đối tác liên doanh; với Ngân sách Nhà nước...Việc huy động vốn được thực hiện bằng nhiều hình thức, mỗi hình thức có quy định riêng ngoài quy định chung của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế: + Vay vốn của ngân hàng: Quy định của ngân hàng về vay vốn. + Vay vốn nước ngoài: Nghị định về vay vốn nước ngoài của chính phủ. + Phát hành trái phiếu: Nghị định quy định về việc doanh nghiệp Nhà nước phát hành trái phiếu. 4 • Thành lập Công ty Cổ phần, huy động vốn cổ phần: Nghị định về Công ty Cổ phần, nghị định về DNNN chuyển thành Công ty Cổ phần. Nguyên tắc hạch toán các khoản tiền vay • Doanh nghiệp phải phản ảnh chi tiết từng khoản, lần vay với từng đối tượng chủ nợ. • Doanh nghiệp phải phản ánh tình hình trả nợ và lãi suất nợ theo quy định trong khế ước vay hoặc hợp đồng thuê vốn. • Trường hợp doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ và thanh toán gốc lãi vay bằng ngoại tệ phải song song chi tiết ghi với từng loại ngoại tệ gốc và giá trị đồng Việt Nam quy đổi theo tỷ gía phát sinh ở thời điểm vay, trả. Các nguyên tắc kế toán này là thước đo đúng sai cho các chỉ tiêu, số dư phản ánh trên báo cáo tài chính, là cơ sở cho kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán. Các chứng từ sử dụng trong chu kỳ huy động vốn và hoàn trả: Các chứng từ chứng minh các nghiệp vụ tăng, giảm vốn đã thực sự phát sinh và là căn cứ để ghi sổ kế toán như: chứng từ ghi nhận tiền vay, phân phối lợi nhuận, sử dụng nguồn vốn, bảng tính lãi vay phải trả, các biên bản đối chiếu số dư nợ vay với ngân hàng và các đối tượng khác. Các tài khoản sử dụng: Các tài khoản, nghiệp vụ trong chu trình huy động vốn và hoàn trả là đối tượng trực tiếp của công việc kiểm toán do đó nó là một nội dung quan trọng cần xem xét khi đề cập tới kiểm toán chu trình huy động vốn và hoàn trả: Các tài khoản trong chu trình huy động vốn và hoàn trả bao gồm: các tài khoản vốn chủ sở hữu: nguồn vốn kinh doanh (411), các quỹ, lãi chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá (413); các tài khoản vay nợ: nợ ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn. Số phát sinh Nợ, Có; số dư của các tài khoản thường do sự phát sinh của các nghiệp vụ: nghiệp vụ giao nhận 5 vốn; góp vốn liên doanh; bổ sung vốn; sự chuyển đổi giữa các nguồn vốn đánh giá lại tài sản; hạch toán chênh lệch tỷ giá; vay vốn; trả nợ; tiền lãi đến hạn… nhìn chung các nghiệp vụ phát sinh rất ít nhưng đòi hỏi phải được hạch toán chính xác vì số tiền phát sinh thường lớn. Sơ đồ hạch toán: Sơ đồ 1-1: Sơ đồ hạch toán vốn đầu tư chủ sở hữu 111,112,15 6 411 (4111) 111,112 Nhận góp vốn bằng tiền Trả lại vốn cho chủ sở hữu 111,112 Phát hành cổ phiếu 211, 213 Trả lại vốn bằng tài sản cố định 214 152, 211, 213 131, 138 Số đã khấu hao Trả cổ tức bằng cổ phiếu Xử lí nợ phải thu khó đòi 421 Nhận góp vốn bằng tài sản Khi chuyển sang công ty cổ phần 6 Sơ đồ 1-2: Sơ đồ hạch toán vay dài hạn 1.1.3. Đặc điểm của chu kì ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính Chu kì này ảnh hưởng trọng yếu trong việc kiểm toán báo cáo tài chính dựa trên các đặc điểm: 7 - Vốn gắn với tài sản và quá trình kinh doanh -> Kiểm toán chu kỳ này cần gắn chặt với kiểm toán tài sản và quá trình kinh doanh -> nghĩa là cần xem xét sự tăng giảm PS trong kỳ và số dư cuối kỳ có cân đối, phù hợp với sự tăng, giảm tương ứng của tài sản ko (TSLĐ, TSCĐ) - Các quan hệ về vốn chứa đựng những quan hệ pháp lý phức tạp (thể hiện trong các hợp đồng, khế ước, chế độ…) -> Kiểm toán cần kết hợp giữa việc kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ (cần xem xét các NV và số dư có đảm bảo tuân thủ các quy định của NN ko ví dụ huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu phải tuân thủ quy định của NN...; xem có đầy đủ hợp đồng vay vốn có giá trị pháp lý hay ko...) - Các nghiệp vụ về vốn không nhiều nhưng có giá trị lớn (vốn do NN cấp, các cổ đông góp, các bên liên doanh góp từ các hợp đồng vay…) -> Kiểm toán thường kiểm tra tất cả các nghiệp vụ liên quan đến vốn và kiểm tra rất chi tiết (thường ko kiểm tra chọn mẫu mà kiểm tra chi tiết 100% ) - Việc bỏ sót hay sai sót các nghiệp vụ về vốn rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giá trị các khoản mục và BCTC -> Kiểm toán cần tập trung khi kiểm toán, đặc biệt quan tâm đến sự đầy đủ và chính xác của số liệu - Vốn trong doanh nghiệp gắn với hình thức sử hữu với quyền hạn và trách nhiệm pháp lý, với quy mô và loại hình kinh doanh. Vì vậy mỗi sai phạm đều bị xét xử theo pháp luật. -> Kiểm toán cần phải cụ thể hoá và chi tiết cho từng doanh nghiệp khi kiểm toán và phải đảm bảo đưa ra ý kiến phù hợp 8 1.2 Kiểm toán chu kì huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán chu trình huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán báo cáo tài chính Mục tiêu kiểm toán cụ thể của chu kì này là: - Kiểm tra chi tiết đối với các nghiệp vụ liên quan đến vốn vay trên các cơ sở dẫn liệu như: Sự phát sinh, sự tính toán, đánh giá, phân loại và hạch toán. - Kiểm tra chi tiết đối với số dư các loại vốn vay trên các cơ sở dẫn liệu như: Sự hiện hữu, tính toán, đánh giá, tính toán tổng hợp, sự trình bày báo cáo. 1.2.2. Căn cứ kiểm toán Báo cáo tài chính của đơn vị: gồm bảng cân đối kế toán (báo cáo các thông tin như vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, trái phiếu phát hành); bản thuyết minh BCTC (báo cáo các thông tin chi tiết về vay dài hạn cụ thể vay ngân hàng, vay đối tượng khác, trái phiếu phát hành, nợ dài hạn như thuê tài chính, nợ dài hạn khác); Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến vốn vay và trả nợ vay, liên quan đến phân phối lợi nhuận như kế hoạch vay, kế hoạch trả nợ, các chính sách, các quy chế kiểm soát nội bộ đối với vay và trả nợ vay ( hợp đồng vay vốn, quyết định của ban giám đốc về huy động vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, phân phối lợi nhuận, chính sách huy động vốn…) Các sổ hạch toán liên quan đến chu kì huy động vốn và hoàn trả như các sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán. Các sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết các tài khoản có liên quan như 311, 411, 412… 9 Các chính sách và quy chế về huy động vốn của đơn vị; các quy chế về KSNB do chính bản thân đơn vị ban hành, phân cấp huy động vốn bao gồm thẩm quyền huy quyết định huy động vốn. 1.3. Quy trình kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả nằm trong kiểm toán báo cáo tài chính, và cũng giống như các chu kỳ khác, quy trình kiểm toán gồm ba giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Quá trình lập kế hoạch bao gồm các giai đoạn: chuẩn bị lập kế hoạch, thu thập thông tin cơ sở, thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán, tìm hiểu cơ cấu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát, lập kế hoạch chi tiết và thiết kế chương trình kiểm toán (Sơ đồ: 1-3). Trong đó, mỗi phần trong 5 phần đầu nhằm mục đích giúp kiểm toán viên khai triển phần cuối cùng. Sơ đồ 1-4: Quá trình lập kế hoạch kiểm toán. ChuÈn bÞ lËp kÕ ho¹ch Thu thËp th«ng tin c¬ së Thu thËp th«ngtin vÒ c¸c nghÜa vô ph¸p lý cña kh¸ch hµng §¸nh gi¸ tÝnh träng yÕu vµ rñi ro kiÓm to¸n T×m hiÓu c¬ cÊu KSNB vµ ®¸nh gi¸ rñi ro kiÓm so¸t LËp kÕ ho¹ch chi tiÕt vµ ch-¬ng tr×nh kiÓm to¸n 10 1.3.2. Thực hiện kiểm toán Thử nghiệm kiểm soát: a) Vốn chủ sở hữu: Đối với khoản mục vốn chủ sở hữu, phương pháp kiểm toán thích hợp là phương pháp kiểm toán cơ bản, do vậy rất có thể các thử nghiệm kiểm soát được bỏ qua. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, kiểm toán viên có thể thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nhằm đạt được một mức độ đánh giá chắc chắn hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, và như vậy kiểm toán viên sẽ có thể nhận diện được các sai số, sai sót tiềm tàng hoặc đối với các Công ty Cổ phần đại chúng, các nghiệp vụ về vốn xảy ra nhiều. Các thử nghiệm kiểm soát đối với vốn chủ sở hữu chủ yếu là xem xét các chính sách phê duyệt, ghi chép và phân loại, kiểm tra các nghiệp vụ liên quan đến các tài khoản vốn. Nhìn chung, các thử nghiệm kiểm soát được tiến hành đơn giản do các tài khoản vốn chủ sở hữu có rất ít nghiệp vụ biến động, ngoại trừ đối với các côngty cổ phần đại chóng. b) Vốn vay Đối với các doanh nghiệp mà nghiệp vụ vay vốn ít xảy ra, thông thường cũng như kiểm toán vốn chủ sở hữu, các kiểm toán viên sẽ bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát. Còn đối với các doanh nghiệp mà nghiệp vụ vay nợ thường xuyên xảy ra do tính chất đặc biệt của ngành nghề kinh doanh như các Công ty Bảo hiểm, ngân hàng… thì các thử nghiệm kiểm soát là rất cần thiết. Một số thủ tục kiểm soát các doanh nghiệp thường áp dụng được miêu tả trong Bảng 1-4. (Phụ lục: bảng 1-4) Thử nghiệm cơ bản: a) Vốn chủ sở hữu: Các thủ tục kiểm toán thích hợp phụ thuộc vào mật độ các nghiệp vụ vốn, loại hình doanh nghiệp. Đối với các Công ty B các nghiệp vụ về vốn xảy ra với số lượng lớn, phức tạp như các Công ty Cổ phần đại chúng thì các thử 11 nghiệm cơ bản áp dụng trong kiểm toán vốn chủ sở hữu có sự khác biệt lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác thường có rất ít các nghiệp vụ về vốn xảy ra. Do vậy ở đây kiểm toán vốn chủ sở hữu trên hai góc độ: kiểm toán vốn chủ sở hữu các Công ty Cổ phần và kiểm toán vốn chủ sở hữu các loại hình doanh nghiệp khác. ➢ Kiểm toán vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần :  Kiểm toán vốn cổ phần và vốn góp. Có bốn mục tiêu chính khi kiểm toán cổ phần vốn và vốn góp trội hơn mệnh giá: - Các nghiệp vụ cổ phần vốn hiện có đều được ghi sổ - Các nghiệp vụ cổ phần vốn ghi sổ đều được phê chuẩn và đánh giá đúng đắn. - Cổ phần vốn được đánh giá đúng đắn - Cổ phần vốn được Công ty công khai đúng đắn  Kiểm toán cổ tức: Trọng tâm của cuộc kiểm toán cổ tức là nhằm vào các nghiệp vụ hơn là nhằm vào số dư cuối kỳ. Bảy mục tiêu của quá trình kiểm soát nội bộ các nghiệp vụ cũng thích hợp cho cổ tức. Những cổ tức điển hình được kiểm toán theo tỷ lệ 100% và thường không phức tạp. Dưới đây là các mục tiêu quan trọng nhất, gồm cả những mục tiêu trong trường hợp có cổ tức phải trả: - Cổ tức ghi sổ phải được phê chuẩn -Cổ tức hiện có phải được ghi sổ -Cổ tức được đánh giá đúng đắn -Cổ tức thanh toán cho cổ đông có căn cứ hợp lý -Cổ tức phải trả đều được ghi sổ -Cổ tức phải trả được đánh giá đúng đắn 12 ➢ Kiểm toán vốn chủ sở hữu của các loại hình doanh nghiệp khác : Kiểm toán viên lập bảng phân tích cho từng loại như sau : nguồn vốn kinh doanh, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, lãi chưa phân phối, quỹ phát triển kinh doanh, quỹ khen thưởng phúc lợi, nguồn vốn xây dựng cơ bản. Trong vốn kinh doanh nếu có chi tiết cần lập bảng riêng cho từng loại : vốn điều lệ, vốn tự có bổ sung, vốn liên doanh... Bảng phân tích bao gồm các nội dung là các số dư đầu kỳ, các nghiệp vụ phát sinh tăng trong kỳ, các nghiệp vụ phát sinh giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ. Căn cứ vào các bảng phân tích sau đó kiểm toán viên kiểm tra về việc tính toán và đối chiếu tổng hợp với sổ cái. Khi xem xét cụ thể số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ về vốn, kiểm toán viên phân định theo từng loại hình doanh nghiệp và xác định những đơn vị đã từng tiến hành kiểm toán và chưa từng kiểm toán. Với những doanh nghiệp mới tiến hành kiểm toán lần đầu thì kiểm toán viên phải xác định lại số dư tài khoản từ khi đơn vị được sáng lập hoặc sát nhập giao vốn giữa quá trình kinh doanh của đơn vị. Các thủ tục kiểm toán thích hợp thường là : xem xét tính hợp lệ của các nghiệp vụ tăng giảm vốn; đối chiếu việc ghi chép các nghiệp vụ tăng giảm vốn với những chứng từ, biên bản gốc (biên bản góp vốn liên doanh, biên bản giao vốn, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, các quyết định phân chia lợi tức, phân chia lãi, quyết định đánh giá lại tài sản…); gửi thư xác nhận đến các đối tượng có liên quan; rà soát việc ghi sổ, phân loại, trình bày các tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu, phương pháp hạch toán các tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau các hình thức phê chuẩn khác nhau, các mục tiêu gian lận (nếu có) khác nhau, các quy định pháp lý khác nhau đồng thời tính chất hoạt động ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan