Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoàn thiện việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống báo cáo tài chí...

Tài liệu Hoàn thiện việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam.

.DOCX
236
414
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. PHẠM THỊ THU THỦY 2. PGS,TS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Luận án này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, cổ vũ động viên và hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức. Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS Phạm Thị Thu Thuỷ và PGS-TS Nguyễn Minh Phương, hai Cô đã hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận xét và đánh giá của các Cô, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo và tập thể giảng viên Khoa Kế toán, học viện Tài chính, nơi tôi đang công tác, các Thầy Cô đã giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án của mình, những đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, chồng và các con đã động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt thời gian, hy sinh về vật chất lẫn tinh thần để giúp tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, tháng 09 năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Thị Hồng Vân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong công trình khoa học nào, ngoại trừ một số kết quả được công bố trong các công trình khoa học của chính tác giả và người hướng dẫn. Những nội dung tham khảo từ tài liệu khác đều được tác giả ghi nguồn cụ thể trong Danh mục các tài liệu tham khảo. Hà Nội, tháng 09 năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Thị Hồng Vân MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT................................................................23 1.1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH................................................................................................23 1.1.1. Thông tin kế toán và thông tin báo cáo tài chính......................................23 1.1.2. Hệ thống báo cáo tài chính........................................................................26 1.1.3. Bộ phận và báo cáo bộ phận......................................................................29 1.1.4. Doanh nghiệp cổ phần niêm yết................................................................34 1.2. CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN...............................................36 1.2.1. Công bố thông tin kế toán và công bố thông tin báo cáo tài chính ...................................................................................................................36 1.2.2. Công bố thông tin bộ phận.........................................................................45 1.3. CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM-VAS28 VÀ SỰ HOÀ HỢP CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ -IFRS 8 ..............................................................................................................................52 1.3.1. Công bố thông tin báo cáo bộ phận theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 28-Báo cáo bộ phận.................................................................52 1.3.2. Quy định của Uỷ ban Chuẩn mực kế toán quốc tế về công bố thông tin báo cáo bộ phận.........................................................................53 1.3.3. Sự khác biệt về công bố thông tin bộ phận giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam..........................................55 1.4. MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN TẢNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN......................58 1.4.1. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu công bố thông tin báo cáo bộ phận.........................................................................................58 1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin báo cáo bộ phận..............64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................67 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.................................................................................................................68 2.1. TỔNG QUAN CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.................................................68 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam......................................68 2.1.2. Ðặc điểm của các doanh nghiệp cổ phần niêm yết ảnh hưởng đến công bố thông tin trên báo cáo tài chính..................................................71 2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.........................................................................................73 2.2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÀI CHÍNH VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT........................................................................74 2.2.1. Công bố thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp cổ phần niêm yết theo luật định..............................................................................74 2.2.2. Công bố thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp cổ phần niêm yết theo quy định của khuôn mẫu kế toán..............................77 2.2.3. Các quy định liên quan đến công bố thông tin báo cáo bộ phận tại Việt Nam...................................................................................................80 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN BỘ PHẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT........................................................................82 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................82 2.3.2. Thực trạng đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin bộ phận, nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin bộ phận - Kết quả nghiên cứu định tính.................................................................89 2.3.3. Thực trạng về mức độ công bố thông tin bộ phận và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin bộ phận - Kết quả nghiên cứu định lượng..............................................................................96 2.4. THẢO LUẬN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................110 2.4.1. Đánh giá thực trạng công bố thông tin bộ phận trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cổ phần niêm yết.......................................110 2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng công bố thông tin bộ phận trong báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp cổ phần niêm yết.............................114 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................115 Chương 3: HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM......................................................116 3.1. SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM....................................116 3.1.1. Yêu cầu của thị trường đối với việc hoàn thiện việc công bố thông tin của doanh nghiệp cổ phần niêm yết........................................116 3.1.2. Lợi ích của việc hoàn thiện công bố thông tin báo cáo bộ phận trong báo cáo tài chính............................................................................120 3.2. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT.......................................................122 3.2.1. Quan điểm hoàn thiện..............................................................................123 3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện.............................................................................125 3.3. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN.............................................127 3.3.1. Xác định bộ phận hoạt động và bộ phận cần báo cáo .......................................................................................128_Toc497474524 3.3.2. Thông tin bộ phận cần công bố...............................................................134 3.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN BỘ PHẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT......................................................................................143 3.4.1. Hoàn thiện các quy định pháp lý.............................................................143 3.4.2. Hoàn thiện về chuẩn mực nghề nghiệp...................................................143 3.4.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan chức năng .................................................................................................................144 3.4.4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán....................................................148 3.4.5. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán....................................................151 3.5. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................................................................................................154 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................................155 KẾT LUẬN...............................................................................................................156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Asia-Pacific Economic Cooperation TIẾNG VIỆT Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 1 APEC 2 ASEAN 3 BCBP Báo cáo bộ phận 4 BCTC Báo cáo tài chính 5 BCTN Báo cáo thường niên 6 CBTT Công bố thông tin 7 Big4 8 CODM Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Nations Á KPMG, PWC, E&Y (Ernst&Young), Deloitte Bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Chief Operating Decision MakerNgười ra quyết định hoạt động 9 DN Doanh nghiệp 10 DNNY 11 FASB Financial Accounting Standards Ủy Ban Chuẩn mực kế toán tài Board chính Hoa Ky 12 GAAP Generally Accepted Accounting Những nguyên tắc được chấp nhận Principles chung 13 HĐQT 14 HNX 15 HOSE 16 Doanh nghiệp niêm yết Hội đồng quản trị Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội Ho Chi Minh Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh IAS International Accounting Standard Chuẩn mực kế toán quốc tế 17 IASB International Accounting Standards Board Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế 18 IASC International Accounting Standards Committee Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế 19 IFAC The International Federation of Liên đoàn kế toán quốc tế Accountants International Financial ReportingChuẩn mực báo cáo tài chính quốc Standards tế 20 IFRS 21 KQHĐ 22 KTV Kiểm toán viên 23 LoB Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh 24 NĐT Nhà đầu tư 25 SEC U.S. Securities and Exchange Commission Ủy ban chứng khoán Hoa Ky 26 SFAS Statement of Financial Accounting Standards Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Ky 27 SPSS Statistical Package for the Socialphần mềm máy tính phục vụ công Sciences tác phân tích thống kê 28 TGĐ 29 TT 30 TTCK Thị trường chứng khoán 31 TTTC Thông tin tài chính 32 VAA Vietnam Association of Accountants and Auditors Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam 33 VAS Vietnam Accounting Standars Chuẩn mực kế toán Việt Nam 34 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới Kết quả hoạt động Tổng giám đốc Thị trường DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa VAS 28 và IFRS 8...........................................................55 Bảng 2.1: Số lượng DNNY sàn HOSE phân theo lĩnh vực hoạt động..........................70 Bảng 2.2: Số lượng DNNY trên sàn HNX phân theo lĩnh vực hoạt động....................71 Bảng 2.3: Đo lường các biến của mô hình...................................................................86 Bảng 2.4: Giả thuyết mối tương quan giữa các biến độc lập và mức độ công bố thông tin BCBP..........................................................................................86 Bảng 2.5: Tính hữu ích của thông tin, các đặc điểm định tính của thông tin, tóm tắt câu trả lời.......................................................................................90 Bảng 2.6: Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đặc tính doanh nghiệp đến mức độ công bố thông tin BCBP của các DNNY ...................................................................................................................92 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp kết quả thảo luận sâu với các chuyên gia.............................93 Bảng 2.8: Đo lường các biến của mô hình...................................................................94 Bảng 2.9: Giả thuyết mối tương quan giữa các biến độc lập và mức độ công bố thông tin BCBP..........................................................................................95 Bảng 2.10: Công bố thông tin bộ phận theo ngành nghề kinh doanh...........................97 Bảng 2.11: Lý do không công bố thông tin bộ phận.....................................................98 Bảng 2.12: Nội dung thông tin bộ phận công bố theo yêu cầu của VAS 28 (dữ liệu năm 2015).........................................................................................103 Bảng 2.13: So sánh năm 2011 và 2015 về mức độ công bố thông tin bộ phận .................................................................................................................104 Bảng 2.14: So sánh các chỉ tiêu của bộ phận năm 2011 và 2015................................105 Bảng 2.15: Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS (bình phương bé nhất)..............106 Bảng 2.16: Kết quả ước lượng mô hình REM............................................................109 Bảng 2.17: Kết quả ước lượng hồi quy cho giai đoạn 2011 - 2015.............................109 Bảng 3.1: Đánh giá tính hữu ích của thông tin BCBP................................................122 Bảng 3.2: Minh hoạ việc áp dụng tiêu chuẩn định lượng quyết định bộ phận cần báo cáo...............................................................................................130 Bảng 3.3: Quan niệm về bộ phận theo khu vực địa lý................................................135 Bảng 3.4: Trích dẫn thông tin BCBP theo IFRS trên thuyết minh BCTC...................137 Bảng 3.4a: Trích dẫn thông tin BCBP năm 2009.......................................................138 Bảng 3.4b: Trích dẫn thông tin BCBP năm 2008......................................................139 Bảng 3.4c: Trích dẫn thông tin BCBP theo khu vực địa lý.........................................139 Bảng 3.4d: Trích dẫn thông tin BCBP về các chỉ tiêu bộ phận..................................140 Bảng 3.4e: Trích dẫn thông tin BCBP về tài sản bộ phận..........................................141 Bảng 3.4f: Trích dẫn thông tin BCBP Doanh thu phân bổ từng bộ phận...................141 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Doanh nghiệp niêm yết công thông tin bộ phận...............................................97 Hình 2.2: Tuân thủ VAS 28..........................................................................................101 Hình 2.3: Nội dung báo cáo chính yếu..........................................................................102 Hình 2.4: So sánh các chỉ tiêu của bộ phận năm 2011 và 2015........................................105 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Thông tin doanh nghiệp công bố và các mối quan hệ liên quan.........................38 Sơ đồ 1.2: Phân loại thông tin BCTC..............................................................................40 Sơ đồ 2.1: Giá trị vốn hoá thị trường theo thời gian..........................................................69 Sơ đồ 2.2: Số lượng DNNY theo thời gian......................................................................70 Sơ đồ 3.1: Các bước xác định bộ phận báo cáo..............................................................133 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đòi hỏi tính đồng bộ, chính vì thế, chỉ cần việc công bố thông tin các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) không được thực hiện hoặc thực hiện nhưng không nghiêm theo Luật Chứng khoán và các quy định hiện hành sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính minh bạch, công khai và sự phát triển bền vững của thị trường. Hiện nay, việc công bố thông tin của các DNNY trên TTCK Việt Nam được thực hiện theo Luật Chứng khoán và Thông tư số 155/2015/TTBTC hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK, thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK. Xét về cả quy định và thực tiễn, việc công bố thông tin các DNNY còn tồn tại một số bất cập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính minh bạch, công khai và sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam. Một trong những bất cập đó là, công bố thông tin Báo cáo bộ phận (BCBP) ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) ban hành đến năm 2006 có đề cập đến yêu cầu công bố BCBP (được quy định trong VAS 28), tuy nhiên việc nghiên cứu và khảo sát thực tế các DNNY có tuân thủ những nguyên tắc trong công bố thông tin BCBP hay không, có đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư cũng như nhiều đối tượng cần sử dụng thông tin khác hay không thì lại chưa được các nhà nghiên cứu thực sự quan tâm. BCBP rất cần thiết trong đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế của những doanh nghiệp có nhiều ngành nghề khác nhau, những doanh nghiệp có cơ sở ở nước ngoài hoặc những doanh nghiệp hoạt động ở nhiều vùng địa lý khác nhau. BCBP hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ tình hình hoạt động qua các năm của doanh nghiệp, đánh giá đúng về những rủi ro, lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, từ đó sẽ có đánh giá chính xác về năng lực của doanh nghiệp. Có rất nhiều tranh luận xung quanh lợi ích cũng như chi phí khi thực hiện công bố thông tin BCBP. Thực tế cho thấy, với sự tiếp cận mang tính quản trị, thông tin từ các BCBP là cần thiết cho các nhà đầu tư và nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác. Căn cứ vào đây, các đối tượng sử dụng thông tin nói chung có thể thấy được tình hình hoạt động của một doanh nghiệp đa diện, sát sao như chính nhà quản trị của doanh nghiệp đó, điều này giúp các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra được quyết định kinh tế đúng đắn. 2 Xuất phát từ lợi ích của việc công bố thông tin BCBP và tình hình thực tiễn TTCK Việt Nam những năm gần đây, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm Luận án nghiên cứu, với mong muốn giải quyết những vấn đề đang tồn tại, cả về lý luận và thực tiễn, góp phần thực hiện tốt việc công bố thông tin bộ phận trên báo cáo tài chính (BCTC) của các DNNY. 2. Tổng quan nghiên cứu Công bố thông tin BCBP trên BCTC của các DNNY là vấn đề đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu, cả tác giả trong nước và tác giả quốc tế, công trình của họ thuộc nhiều cấp độ. Để có cái nhìn toàn cảnh về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của Luận án, tác giả xin chọn giới thiệu một số công trình tiêu biểu, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu của từng đề tài. 2.1. Nghiên cứu nước ngoài liên quan đến công bố thông tin Báo cáo bộ phận trên BCTC Trong những năm gần đây, nghiên cứu tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP, mức độ công bố thông tin BCBP, và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP của cả DNNY và doanh nghiệp chưa niêm yết, đã được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán thực hiện. Trong nội dung này của Luận án, tác giả sẽ trình bày những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tính hữu ích, mức độ công bố và nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP. 2.1.1. Tính hữu ích của việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong các qui định của SFAS No.131, IAS 14, và IFRS 8 Thông tin BCBP là thông tin tài chính quan trọng, phục vụ cho việc ra quyết định của nhiều đối tượng sử dụng thông tin. Nhiều tác giả trong các nghiên cứu gần đây đã khẳng định, thông tin BCBP giúp nhà đầu tư hiểu rõ kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo từng bộ phận kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, để họ có thể dự báo dòng tiền tương lai chính xác hơn. Đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP trên TTCK, tác giả đã nghiên cứu một số nội dung sau: 2.1.1.1. Công bố thông tin báo cáo bộ phận tăng chất lượng thông tin BCTC Về nội dung này, phải kể đến công trình của nhóm tác giả Street và Nicholas, nghiên cứu tập trung vào việc xem xét tác động của quy định IAS 14 đến việc công bố thông tin BCBP ở các DNNY trên TTCK Châu Âu. Thực tế là có đến 30% DNNY thực 3 hiện việc công bố thông tin BCBP không xác định các bộ phận cần báo cáo, không phân biệt thông tin bộ phận chính yếu, thứ yếu; tuy nhiên quy định của IAS 14 đã giải quyết được thực trạng này, tác động rất lớn đến việc công bố thông tin BCBP. Cụ thể, trong nghiên cứu, nhóm tác giả kết luận rằng, việc áp dụng IAS 14 làm tăng đáng kể số lượng và chất lượng thông tin bộ phận công bố cho những người tham gia thị trường vốn và đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC (Street và Nicholas, 2002). Nói đến tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP, không thể không kể đến nghiên cứu về BCBP tại Jordan do Suwaidan và cộng sự thực hiện. Đây là nghiên cứu đầu tiên về các thông lệ trong việc công bố thông tin giữa các DNNY của Jordan; nhóm tác giả cho rằng những nghiên cứu như này rất hữu dụng, giúp cho tất cả những người sử dụng BCTC đánh giá được tầm quan trọng của thông tin BCBP trong việc ra quyết định. Suwaidan và cộng sự đã nghiên cứu thông tin BCBP được công bố theo IAS 14 của 67 DNNY trong ngành công nghiệp của Jordan trên sàn giao dịch chứng khoán của Jordan (ASE), từ các báo cáo thường niên được công bố năm 2002. Bằng việc sử dụng các phép thử hồi quy, họ đã kiểm tra mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin BCBP và một số các đặc tính của doanh nghiệp như: quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ, tỷ lệ tài sản hiện có. Họ công bố một bảng các chỉ số kiểm tra dựa trên những yêu cầu của IAS 14 bao gồm 11 yếu tố của bộ phận chính yếu (doanh thu từ bên ngoài, doanh thu nội bộ, lợi nhuận, tài sản, cơ sở giá nội bộ, nợ phải trả, chi phí tài chính, chi phí khấu hao, các khoản chi phí không bằng tiền khác, lợi nhuận từ liên doanh/liên kết và đối chiếu, điều chỉnh với các tài khoản hợp nhất); ba yếu tố của các bộ phận thứ yếu (doanh thu từ bên ngoài, tài sản và các chi phí tài chính); và hai yếu tố cho những nội dung khác (loại hình sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp và yếu tố địa lý, (Suwaidan và cộng sự, 2007). Mức độ công bố thông tin và nội dung thông tin công bố rất quan trọng, phục vụ cho các đối tượng sử dụng thông tin trong quá trình ra quyết định. Nhiều học giả cho rằng, việc công bố thông tin hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin bởi nhà quản trị đã can thiệp, hạn chế cung cấp thông tin ra ngoài, trong trường hợp thông tin đó không có lợi cho mục tiêu của họ (Akhatruddin, 2005). Kết quả là, mức độ công bố thông tin thực tế không đáp ứng được nhu cầu thực tế của đối tượng sử dụng thông tin, mâu thuẫn này xuất phát từ lý thuyết đại diện (The Agency theory). Tuy nhiên, các học giả Cooke, Hossain và Karim đã khẳng định rằng, mức độ công bố thông tin BCBP trên BCTC càng chi tiết sẽ càng làm tăng giá 4 trị thị trường của doanh nghiệp và tăng khả năng thanh khoản trên TTCK [Cooke, (1989); Hossain, (2000); Karim, (1996)]. 2.1.1.2. Công bố thông tin BCBP giúp dự đoán kết quả trong tương lai Về những chuẩn mực mà sự ra đời và phát triển của nó có ảnh hưởng đến quy định trong công bố BCBP, phải kể đến SFAS No.131, ban hành năm 1997 tại Mỹ, tiền thân của IFRS 8 (2008) - thay thế IAS 14. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận, SFAS No.131 ảnh hưởng rất lớn đến BCBP ở Mỹ. Các tác giả Hermann, Thomas, Berger và Hann tiến hành khảo sát, kết quả là hơn một nửa DNNY trong mẫu nghiên cứu đã công bố BCBP, tăng so với thời ky còn sử dụng chuẩn mực cũ [Hermann và Thomas (2000), Berger và Hann (2003)]. Ở Mỹ có nhiều nghiên cứu bàn về mức độ công bố thông tin BCBP và tính hữu ích của việc thông tin tuân thủ theo quy định của chuẩn mực kế toán SFAS 131. Trong nghiên cứu của Behn et al, dữ liệu được thu thập từ 172 doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành kiểm chứng, xem xét liệu việc công bố thông tin BCBP theo quy định của SFAS 131 có thực sự giúp cho đối tượng sử dụng thông tin hiểu được rủi ro và lợi nhuận trong khoản đầu tư của họ ở doanh nghiệp không. Kết quả cho thấy, trên 50% doanh nghiệp trong khảo sát đã cung cấp thông tin BCBP theo quy định của SFAS 131; và công bố thông tin BCBP theo khu vực địa lý đã giúp cho đối tượng sử dụng thông tin dự báo được thu nhập tương lai của một doanh nghiệp (Behn et al, 2002). Không những vậy, nghiên cứu của Ettredge et al đã khẳng định được, việc công bố thông tin BCBP có thể giúp cho việc dự báo kết quả kinh doanh trong tương lai của một doanh nghiệp. Trên cơ sở xem xét quan điểm của đối tượng sử dụng thông tin, cụ thể là nhà đầu tư, kết quả cho thấy, đối tượng sử dụng thông tin quan tâm đến kết quả từng bộ phận của doanh nghiệp hơn là kết quả chung của doanh nghiệp (Ettredge et al, 2005). Các công ty đa quốc gia được ky vọng sẽ công khai thông tin BCBP nhiều hơn trong BCTC vì những công ty này hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, ở nhiều vị trí địa lý khác nhau; bên cạnh đó, BCTC của họ do nhiều cơ quan lập pháp quy định, quản lý. Không những vậy, tiền tệ của các quốc gia khác nhau hay rủi ro về tỷ giá ngoại tệ có thể làm giảm khả năng dự đoán lợi nhuận tương lai của các công ty đa quốc gia, đặc biệt là với các công ty đa quốc gia ở những thị trường đang phát triển, do tỷ giá ngoại tệ ở những thị trường này có nhiều rủi ro hơn (dao động nhiều hơn so với thị trường ở các nước phát triển). Martin và Poli cho rằng: “Những rủi ro tại thị trường ở các nước đang phát triển và sự yếu kém trong kiểm soát rủi ro có thể 5 ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty đa quốc gia đang hoạt động trong thị trường này”, (Martin và Poli, 2004). Bên cạnh đó, Martin và Poli cũng đã nghiên cứu, liệu công bố thông tin BCBP theo khu vực địa lý có hữu ích cho người sử dụng BCTC từ các công ty đa quốc gia của Mỹ đang hoạt động trong thị trường ở các nước đang phát triển hay không. Giả thuyết này được kiểm nghiệm bằng cách ước lượng hệ số phản ứng thu nhập (ERC) cho lợi nhuận của các công ty đang hoạt động trong thị trường ở các nước đang phát triển so với những công ty chỉ hoạt động tại các thị trường ở các nước phát triển (Martin và Poli, 2004). Số liệu công bố thông tin BCBP theo khu vực địa lý được thu thập từ 111 doanh nghiệp. Vì lợi nhuận thu được từ thị trường ở các nước đang phát triển có rủi ro hơn là lợi nhuận thu được từ thị trường ở các nước phát triển, các tác giả này đã giả thuyết rằng, các doanh nghiệp tại thị trường ở các nước đang phát triển có hệ số ERC thấp hơn (cụ thể là thu nhập thấp hơn) các doanh nghiệp tại thị trường ở các nước phát triển. Tại những khu vực được nghiên cứu, họ thấy rằng, hệ số ERC của các doanh nghiệp tại thị trường ở các nước đang phát triển (3.65) thấp hơn đáng kể so với các doanh nghiệp chỉ hoạt động tại thị trường ở các nước phát triển. Nói cách khác, lợi nhuận các công ty đa quốc gia thu được từ các thị trường ở các nước đang phát triển ít hơn từ các thị trường ở các nước phát triển; điều này có nghĩa là lợi nhuận thu được từ các khu vực địa lý khác nhau có thể khác nhau. Do đó, thông tin BCBP theo khu vực địa lý được công bố là hữu ích cho các cổ đông vì nó cho phép họ so sánh lợi nhuận của các doanh nghiệp, (Martin và Poli, 2004). Ảnh hưởng từ SFAS No.131 cũng cho thấy, số lượng các doanh nghiệp công bố thông tin BCBP theo khu vực địa lý tăng lên, đây là cơ sở để các đối tượng sử dụng thông tin dự báo doanh thu, kết quả theo vị trí kinh doanh của doanh nghiệp. Các tác giả đều khẳng định, cách thức công bố thông tin dựa vào quan điểm quản trị “management approach” của SFAS No.131 đã được chứng minh là thành công hơn so với cách thức trước đây, trên cơ sở rủi ro và lợi ích từng bộ phận “risks and rewards-approach”. Xem xét đặc điểm định tính của thông tin trên BCTC, các tác giả Maines, McDaniel và Harris ủng hộ SFAS No.131, họ cho rằng, thông tin BCBP sẽ đáng tin cậy hơn khi thông tin bộ phận được công bố từ các nhà quản trị doanh nghiệp và thông tin bộ phận được công bố cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài là thống nhất với thông tin phục vụ mục tiêu quản trị của nhà quản trị. Cách tiếp cận 6 quản trị theo SFAS No.131 làm tăng độ tin cậy của nhà đầu tư đối với thông tin BCBP đã công bố từ nguồn thông tin nội bộ của nhà quản trị doanh nghiệp, (Maines, McDaniel và Harris, 1997). IFRS 8, kết hợp qui định của cả IFRS và SFAS, có nội dung tương tự SFAS No.131. Tuy không có nhiều nghiên cứu đánh giá IFRS 8 như SFAS No.131 nhưng trong nghiên cứu chứng minh thành công của IFRS 8, tác giả Crawford và cộng sự đã khẳng định tính hữu ích vượt trội của IFRS 8 so với IAS 14, (Crawford và các cộng sự, 2012). Bên cạnh các nghiên cứu điển hình về mức độ công bố thông tin BCBP theo quy định trong chuẩn mực kế toán và đánh giá tính hữu ích của thông tin này, cũng có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin và bất lợi trong cạnh tranh với doanh nghiệp. Điển hình là nghiên cứu của nhóm tác giả Tsakumis với dữ liệu được thu thập từ 115 doanh nghiệp, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình phân tích hồi quy đa nhân tố để chứng minh các giả thiết liên quan giữa mức độ công bố thông tin BCBP với các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài, có doanh thu từ nước ngoài. Kết quả cho thấy, những doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài ít công bố đầy đủ thông tin BCBP theo quy định, vì lo sợ thông tin này ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường, (Tsakumis et al, 2006). SSAP 25, ban hành tại Anh, năm 1990, là chuẩn mực kế toán đầu tiên quy định việc lập và công bố thông tin BCBP ở Anh. Đã có nhiều nghiên cứu về quy định trong các chuẩn mực có làm tăng mức độ công bố thông tin BCBP tại các DNNY không, kết quả nghiên cứu của Edwards và Smith cho thấy, mức độ tuân thủ quy định trong các chuẩn mực thấp. Nghiên cứu này cũng chỉ ra nguyên nhân các doanh nghiệp chưa công bố thông tin BCBP sau khi khảo sát 103 DNNY và tiến hành một số cuộc phỏng vấn. Lý do các doanh nghiệp chưa công bố thông tin BCBP là do bất lợi cạnh tranh, đặc biệt là công bố thông tin BCBP theo khu vực địa lý, (Edwards và Smith, 1996). Những bất lợi cạnh tranh trong phân tích về công bố thông tin BCBP ở trên có thể là từ áp lực chính trị, áp lực của khách hàng hoặc áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh. Trước đó, đã có một số nghiên cứu về mức độ của bất lợi cạnh tranh và mối quan hệ của bất lợi cạnh tranh với việc công bố thông tin BCBP tại thị trường ở những nước đang phát triển như Malaysia và Jordan. Ví dụ, Talha và cộng sự đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính với số liệu thu thập từ 116 DNNY công khai thông tin BCBP tại Malaysia, giai đoạn 2000-2001. Họ không tìm thấy mối quan hệ giữa mức độ cạnh 7 tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt với mức độ công bố thông tin BCBP. Talha và cộng sự đã sử dụng phép hồi quy tương tự với cùng quy mô và các biến như trong nghiên cứu của họ nhưng thêm một số biến độc lập (lựa chọn hoạt động kinh doanh hoặc khu vực địa lý) làm tiêu chuẩn của bộ phận chính yếu, họ nhận thấy mức độ bất lợi cạnh tranh ở các doanh nghiệp công khai thông tin bộ phận theo khu vực địa lý như bộ phận chính yếu cao hơn. Ngoài ra, các tác giả cũng nhận thấy các doanh nghiệp lớn hơn ở Malaysia chịu nhiều bất lợi so sánh hơn các doanh nghiệp nhỏ, quy mô doanh nghiệp trong thị trường ở các nước đang phát triển cũng là một yếu tố ảnh hưởng, (Talha và cộng sự, 2007). 2.1.2. Mức độ công bố thông tin BCBP, nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP 2.1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài về việc công bố thông tin BCBP Nghiên cứu về mức độ công bố thông tin BCBP và đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP đã được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện, trên cơ sở số liệu ở từng nước như Nigeria, Kuwait, Italia, Ấn độ, Tây Ban Nha,… Các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình phân tích hồi quy đa biến, nhằm đánh giá mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán về công bố thông tin BCBP và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin BCBP tại các DNNY ở từng quốc gia. Có tác giả phân tích một nhân tố, có tác giả phân tích nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP, nhưng tựu chung, đều cho chúng ta thấy được một số kết quả của việc tuân thủ chuẩn mực kế toán liên quan đến công bố thông tin BCBP và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin ở những vị trí địa lý khác nhau. Một số công trình nghiên cứu cụ thể: “Corporate Governance and Disclosure on Segment Reporting: Evidence from Nigeria” (2013) của nhóm tác giả Kabir Ibrahim và Hartini Jaafar. Hội đồng chuẩn mực kế toán Nigeria (NASB) công bố lộ trình hội tụ IFRS (lộ trình hướng tới hội tụ kế toán quốc tế theo IFRS) vào tháng 9/2010, yêu cầu các DNNY tại Nigeria phải thực hiện báo cáo theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS từ ngày 01/01/2012. Nghiên cứu điều tra về sự liên kết giữa cấu trúc quản lý doanh nghiệp với mức độ tuân thủ theo IFRS 8. Mẫu nghiên cứu gồm 69 DNNY tại Nigeria với mô hình nghiên cứu được thiết lập như sau: VDISCL = β0 + β1 BINDP + β2 SIZE + β3 BMEET + β4 SPRTN + β5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan