Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...

Tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ( sacombank) – chi nhánh hà nam

.PDF
55
179
84

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................ 1 ............................................................................................................... 3 PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ( SACOMBANK) – CHI NHÁNH HÀ NAM......................................................................... 3 1.1.Giới thiệu về Ngân hàng Sacombank Hà Nam...................................3 1.1.1 Tên Ngân hàng.................................................................................3 1.1.2 Cơ sở pháp lý của Ngân hàng..........................................................3 1.1.3 Loại hình Ngân hàng........................................................................3 1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng..............................................4 1.1.5 Lịch sử phát triển của Ngân hàng quá các thời kỳ..........................4 1.2Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Sacombank – CN Hà Nam. .4 1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng....................4 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận................................................5 1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng...............................7 1.3.1 Các dịch vụ của Ngân hàng..............................................................7 Tên các dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng.................................7 1.3.2 Cơ cấu các bộ phận kinh doanh của Ngân hàng..............................7 1.3.3 Các yếu tố đầu vào...........................................................................9 1.3.3.1 Công nghệ...............................................................................9 1.3.3.2 Yếu tố lao động......................................................................10 1.3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng..........................13 1.3.5 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank – CN Hà Nam...................................................................................................15 PHẦNII: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ( SACOMBANK) - CHI NHÁNH HÀ NAM..............................17 2.1 Thực trạng về hoạt động cho vay tại Sacombank Hà Nam.............17 2.1.1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Sacombank Hà Nam............17 2.1.1.1 Sản phẩm cho vay mua xe ô tô:............................................17 2.1.1.2 Sản phẩm cho vay trả góp mua nhà :....................................17 2.1.1.3 Sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng:..................................18 2.1.1.4 Cho vay du học trọn gói:.......................................................19 2.1.1.5 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá :............................................20 2.1.2Quy trình cho vay tiêu dùng tại Sacombank...................................21 2.1.2.1 Tiếp nhận hồ sơ đăng ký vay vốn..........................................21 2.1.2.2 Kiểm tra hồ sơ vay vốn và thẩm định cho vay......................22 2.1.2.3 Kiểm soát việc thẩm định hồ sơ khoản vay...........................23 2.1.2.4 Xét duyệt................................................................................23 2.1.2.5 Soạn thảo Hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ..............24 2.1.2.6 Ký kết hợp đồng tín dụng......................................................24 2.1.2.7 Hạch toán và giải ngân tiền vay...........................................24 2.1.2.8 Theo dõi khoản vay, thu hồi nợ.............................................24 2.1.2.9 Gia hạn khoản vay và tất toán khoản vay.............................25 2.1.3 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank Hà Nam.25 2.2 Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sacombank Hà Nam. . .29 2.2.1 Những thành tựu đạt được trong cho vay tiêu dùng tại Sacombank .................................................................................................................29 2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân.....................................................30 2.2.2.1 Hạn chế: ...............................................................................30 2.2.2.2 Nguyên nhân:........................................................................31 PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SACOMBANK HÀ NAM............................................................35 3.1 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank .....................................................................................................................35 3.1.1 Tiếp tục mở rộng mạng lưới cho vay tiêu dùng:............................35 3.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.............................................37 3.1.4 Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động cho vay tiêu dùng .................................................................................................................41 3.1.5 Hoàn thiện công nghệ Ngân hàng.................................................42 3.1.6 Phát triển thương hiệu và quan hệ công chúng.............................44 3.2 Kiến nghị..............................................................................................46 3.2.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước...............................................46 3.2.2 Kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô nhà nước............................47 KẾT LUẬN........................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................50 KÍ HIỆU VIẾT TẮT CBNV : Cán bộ nhân viên TMCP: thương mại cổ phần CVKH: chuyên viên khách hàng KSRR: kiểm soát rủi ro PKD: phòng kinh doanh Sacombank: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín NNHN: Ngân hàng Nhà Nước IT: Chuyên viên công nghệ thông tin CNTT: công nghệ thông tin CV BAN TĐ & QLRRTD : Chuyên viên ban thẩm định và quản lý rủi ro thẩm định TOI: total of income: Thu nhập ròng DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 1 : Cơ cấu lao động.....................................................................12 Bảng 2 : Dư nợ cho vay tại Sacombank giai đoạn năm 2010 - 2014.13 Bảng 3: Kết quả hoạt động huy động của Sacombank Hà Nam 2010 - 2014........................................................15 Bảng 4 : Tình hình kinh doanh của Sacombank Hà Nam 2010 – 2014 ............................................................................................................... 15 Bảng 5. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng Sacombank Hà Nam 2010 - 2014....................................25 Bảng 6: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn tại ngân hàng Sacombank 2012 – 2014....................................................26 Bảng 7: Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng trong tổng thu lãi từ hoạt động cho vay tại ngân hàng Sacombank 2012 – 2014...............28 Bảng 8 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank Hà Nam từ 2012 -2014............29 Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng........................................5 Sơ đồ 2. Quy trình thủ tục cho vay tiêu dùng tại Sacombank..........22 LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hoá phát triển rất đa dạng và phong phú, ngành Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là các NHTM.Sự ra đời của các ngân hàng thương mại đã đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển nền kinh tế. Nó là cầu nối dẫn vốn cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Chính vì vậy, để phát triển nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiên đã đề ra thì một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu phải thực hiện là củng cố và lành mạnh hoá hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Để hòa chung vào sự phát tiển kinh tế đất nước, qua rất nhiều năm, hệ thống ngân hàng thương mại đã có những chuyển biến rõ rệt và không ngừng đổi mới, hoàn thiện và hiện đại hóa các nghiệp vụ đặc biệt là nghiệp vụ cho vay. Hoạt động cho vay luôn được coi là hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, có vai trò quan trọng tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng và giúp ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả nhất. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự ra đời của các ngân hàng thương mại cổ phần thì hàng loạt các sản phẩm cho vay đã ra đời làm cho các sản phẩm cho vay của ngân hàng ngày một đa dạng phong phú. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng của họ vì thế mà cũng tăng lên theo đó cho vay tiêu dùng ra đời và ngày một trở thành mục tiêu mà các ngân hàng hướng tới, có thể nói chưa bao giờ thị trường cho vay tiêu dùng lại sôi động như hiện nay. Các ngân hàng liên tục đưa ra các sản phẩm mới, ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình tạo cho khách hàng được phục vụ tốt nhất có thể. Là một ngân hàng cổ phần đang còn trẻ nhưng ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã đạt được những thành tựu to lớn.Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Sacombank hiện nay có tiềm năng phát triển rất lớn. Xuất phát từ lý do trên,qua một thời gian 1 thực tập tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, đi sâu tìm hiểu những nội dung, biện pháp mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng em đã chọn đề tài “ Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín ( Sacombank) – Chi nhánh Hà Nam ” làm báo cáo thực tập. Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập của em được chia làm 3 phần: Phần I : Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) – Chi nhánh Hà Nam. Phần II : Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín ( Sacombank) - Chi nhánh Hà Nam Phần III : Một số kiến nghị và giải pháp cho Ngân hàng Để hoàn thành được báo cáo thực tập này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị phòng kinh doanh Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo và các anh chị cán bộ tại đơn vị thực tập. 2 PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ( SACOMBANK) – CHI NHÁNH HÀ NAM 1.1.Giới thiệu về Ngân hàng Sacombank Hà Nam 1.1.1 Tên Ngân hàng Tên NH: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN Tên tiếng anh: SAIGON THUONG TIN COMMERICAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt : SACOMBANK Địa chỉ: Tổ 1, Phường Minh Khai, Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam 1.1.2 Cơ sở pháp lý của Ngân hàng Sacombank được thành lập theo giấy phép số 0006/NH-GP ngày 05 tháng 12 năm 1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1.1.3 Loại hình Ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Nam hoạt động dưới mô hình ngân hàng chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là đơn vị hạch toán phụ thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, có con dấu riêng, bảng cân đối kế toán. 3 1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng - Chủ động tổ chức quản lý kinh doanh nhằm sử dụng hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, tài sản khác được giao để thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín. - Tổ chức, thực hiện nội dung kinh doanh theo quy định. - Được quyết định các mức lãi suất, phí tiền gửi, tiền vay đối với khách hàng, quy định mức phí hoa hồng, lệ phí, tỷ giá mua bán ngoại tệ và phí giao dịch ngoại tệ trong một khung nhất định do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín quy định. 1.1.5 Lịch sử phát triển của Ngân hàng quá các thời kỳ Ngày 30/07/2008: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) khai trương hoạt động Phòng giao dịch Phủ Lý trực thuộc Chi nhánh Hưng Yên tại địa chỉ Tổ 1, đường Lê Hoàn, phường Minh Khai, Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam nâng tổng số điểm giao dịch của Sacombank lên 237 điểm tại 45/64 tỉnh thành cả nước. Phát triển dựa trên nền tàng Sacombank phòng giao dịch Phủ Lý, Sacombank Chi nhánh Hà Nam đã được thành lập và phát triển, sẽ thực hiện tất cả các sản phẩm - dịch vụ tài chính như: huy động vốn bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ, vàng của các tổ chức và cá nhân dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi... ; cấp tín dụng với nhiều hình thức đa dạng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng; thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước, ngoài nước và nhiều dịch vụ ngân hàng khác. 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Sacombank – CN Hà Nam 1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng 4 BAN BAN GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Kinh doanh Kinh doanh Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng kiểm kiểm hành chính hành chính soát rủirủi roro soát tổng hợp tổng hợp kếkế toán vàvà quỹ toán quỹ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng (Nguồn:Phòng hành chính tổng hợp Sacombank chi nhánh Hà Nam) 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận Phòng kinh doanh: - Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của Ngân hàng cho khách hàng, triển khai các tác nghiệp. - Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánhgiá quá trình thực hiện kế hoạch. Phòng kinh doanh gồm trưởng phòng và các bộ phận sau: + Bộ phận chuyên viên khách hàng doanh nghiệp; + Bộ phận chuyên viên khách hàng cá nhân; + Bộ phận thanh toán quốc tế; + Bộ phận kinh doanh vàng, ngoại tệ;  Phòng kiểm soát rủi ro: Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân; hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng, quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ; hướng dẫn, hỗ trợ kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc. 5 Phòng quản lý tín dụng gồm trưởng phòng và các bộ phận sau: + Bộ phận kiểm soát tín dụng; + Bộ phận quản lý nợ.  Phòng kế toán và Quỹ: Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơnvị trực thuộc Chi nhánh, đảm nhận công tác thanh toán của Chi nhánh đối với nội bộ ngânhàng và các ngân hàng khác, tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn Chi nhánh, quản lý chi phí điều hành, quản lý thanh khoản, quản lý kho quỹ. Phòng kế toán và Quỹ do kế toán trưởng kiêm trưởng phòng phụ trách, gồm : + Kế toán tổng hợp và kế toán liên ngân hàng. + Bộ phận Quỹ chính. + Bộ phận hành chính và IT • Bộ phận hành chính: Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư; phối hợp với bộ phận quỹ chính để bảo quản và sử dụng khuôn dấu của Chi nhánh theo đúng quy định; thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lí, phân phối công cụ lao động,ấn chỉ, văn phòng phẩm theo quy định; đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh; thực hiện quản lí, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng toàn chi nhánh; chủ trì việc kiểm kê tài sản của chi nhánh; chịu trách nhiệm tổ chức, theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảovệ an ninh, phòng cháy, chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc; quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của ngân hàng và nhân sự phụ trách kho hàng cầm cố; theo dõi nhân sự tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; xây dựng kế hoạch hành chính quản trị hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Bộ phận hành chính và IT gồm có trưởng bộ phận và một số nhân viên thực hiện các mảng công tác hành chánh quản trị, bảo vệ, tài xế và tạp vụ, chuyên viên công nghệ thông tin ( IT). Chuyên viên công nghệ thông tin ( IT) : Công tác quản trị mạng, quản trị hệ thống, công tác an toàn và bảo mật thông tin, phát triển hoạt động ứng dụng hỗ trợ hoạt động chung và hoạt động điều hành, phát triển ứng dụng: 6 tích hợp, quản lý và điều hành ngân hàng, xây dựng và phát triển hệ thống báo cáo, thông tin quản lý. 1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 1.3.1 Các dịch vụ của Ngân hàng Tên các dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng Các dịch vụ Sacombank cung cấp cho khách hàng: - Ebanking; - Dịch vụ bảo lãnh - Alert; - Dịch vụ chuyển tiền; - Dịch vụ Thanh toán Séc Campuchia và Séc; - Dịch vụ chuyển tiền kiều hối Money Gram; - Gói tài chính du học; - Dịch vụ giữ hộ tài liệu quan trọng; - Dịch vụ giữ hộ vàng; - Dịch vụ thanh toán hóa đơn tại quầy,… 1.3.2 Cơ cấu các bộ phận kinh doanh của Ngân hàng Hiện tại ở Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín – CN Hà Nam, bộ phận kinh doanh của Ngân hàng bao gồm có: Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng hay còn gọi là bộ phận chuyên viên quan hệ khách hàng và bộ phận thanh toán quốc tế. Bộ phận chuyên viên quan hệ hách hàng được chia làm: chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân và chuyên viên khách hàng doanh nghiệp. Bộ phận chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp có các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Chịu trách nhiệm các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác. 7 - Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. - Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. - Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của khách hàng. - Thực hiện các giao dịch thanh toán chuyển tiền cho khách hàng. - Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy định và chính sách kinh doanh ngoại tệ của giám đốc. - Tiếp nhận các thông tin phản hổi từ khách hàng. - Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng. - Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. Bộ phận chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân: -Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. -Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. - Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của khách hàng. - Thực hiện các giao dịch thu đổi và mua bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng cá nhân theo thẩm quyền được giám đốc giao. - Thực hiện các giao dịch thanh toán chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng… cho khách hàng. - Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. - Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng. -Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng 8 Bộ phận thanh toán quốc tế: - Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L\C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. - Mở các L\C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng. - Thiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài. - Đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại. - Lập báo cáo hoạt động ngiệp vụ theo quy định. - Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. 1.3.3 Các yếu tố đầu vào 1.3.3.1 Công nghệ Hiện tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank ) sử dụng công nghệ Core banking T24. T24 Core Banking là công nghệ ngân hàng mới, hỗ trợ cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đang được triển khai tại hơn 400 tổ chức tài chính-ngân hàng trên thế giới.T24 Core Banking là 1 giải pháp mang tính tùy biến cao, sẽ cho phép VPBank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện có để đáp ứng nhu cầu thị trường. T24 có thể tự động hóa các lịch trình công việc, do vậy cho phép phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng. Dựa trên T24, việc quản lý dữ liệu khách hàng, xây dựng các sản phẩm mới, tạo báo cáo về hoạt động ngân hàng... sẽ rất nhanh chóng và có hệ thống. Đánh giá : Lợi ích của ứng dụng core banking đã được nhìn thấy rõ nhất là trong xu hướng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và sự hội nhập quốc tế hiện nay. Khi đầu tư vào core banking tính bảo mật thông tin cao hơn, hạch toán sổ sách chứng từ kế toán thuận tiện hơn. Những lợi ích mang lại của một core banking hiện đại biểu hiện trong khai thác sản phẩm, dịch vụ cả về số lượng và chất lượng. Có thể thấy, nhiều 9 phần mềm mới còn chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một dịch vụ, sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản phẩm mới mà không phải sửa thẳng vào code của chương trình. Hệ thống T24 có thể tự động hóa lịch trình công việc, phục hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng, có thể thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch. Ngoài ra, nhờ có core banking mà việc quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trước đây, khi các ngân hàng chưa có core hiện đại hoặc dùng core lỗi thời, việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng. Tiền gửi ở đâu, phải đến đó, không thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống một ngân hàng. Thậm chí khách hàng muốn giao dịch ở bao nhiều điểm thì phải mở bấy nhiêu tài khoản. Với sự ra đời của core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm, và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống. Đặc biệt, tiện ích của core banking là có thể quản trị rủi ro tốt hơn như giúp ngân hàng quản trị rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp … với nhiều mức quản lý khác nhau. Bên cạnh đó nhờ sự ưu việt tập trung hóa của Core banking mà có thể nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng. 1.3.3.2 Yếu tố lao động Cho dù khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hóa trong nhiều lĩnh vực song nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò quyết định. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trò của con người lại càng quan trọng. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế được sự nhạy cảm hay kinh nghiệm của người chuyên viên quan hệ khách hàng. Do đó vấn đề nhân sự là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong đó nổi bật lên hai vấn đề : chất lượng nhân sự và quản lý 10 nhân sự. Chất lượng nhân sự ở đây không chỉ đơn thuần đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn bao gồm cả lương tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán bộ ngân hàng nói chung và chuyên viên quan hệ khách hàng nói riêng. Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao của các cán bộ, trong một chừng mực nào đó có thể giúp ngân hàng bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó mà ngân hàng vẫn có thể tồn tại và phát triển được cho dù phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực mạnh hơn về công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật. Bên cạnh chất lượng nhân sự thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ không phải cứ có chuyên viên quan hệ khách hàng giỏi là có chất lượng tín dụng cao. Mỗi chuyên viên quan hệ khách hàng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là phải bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trong một guồng máy thống nhất cùng hướng tới một mục tiêu chung là nhu cầu chất lượng tín dụng ngân hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là một trong những ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung năng động, ngân hàng luôn có chính sách thu hút đội ngũ trẻ có trình độ và năng lực chuyên môn tốt. Cơ cấu lao động trong Ngân hàng Sacombank Hà Nam trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng sau: 11 Bảng 1 : Cơ cấu lao động Năm 2012 Số lượng 36 người 2013 2014 2015 34 người 43 người 42 người CBNV Độ tuổi 22- 25: 18 người 22- 25: 16 người 22- 25: 22 người 22- 25: 23 người 26 – 30:13 người 26 – 30:13 người Trình độ Giới tính Phòng 26 – 30: 15 26 –30:10 người người 31-35: 6 người 31-35: 5 người 36-40: 3 người 31-35: 4 người 31-35: 4 người 36-40: 1 người 36-40: 1 người Đại học: 30 Đại học: 28 Đại học: 34 Đại học: 36 CĐ:1 CĐ: 1 CĐ: 2 CĐ: 0 Trung cấp: 5 Trung cấp: 5 Trung cấp: 7 Trung cấp: 6 Nam: 20 Nam: 18 Nam: 23 Nam: 24 Nữ: 16 Nữ: 16 Nữ: 20 Nữ: 18 PKD: 7 PKD: 7 PKD: 8 PKD: 11 PKT&Q: 23 PKT&Q: 21 PKT&Q: 28 PKT&Q: 25 PKSRR: 4 PKSRR: 4 PKSRR: 5 PKSRR: 4 GĐ: 1 GĐ: 1 GĐ: 1 GĐ: 1 PGĐ: 1 PGĐ: 1 PGĐ: 1 PGĐ: 1 36-40: 1 người ( Nguồn dữ liệu: Danh sách cán bộ nhân viên của Sacombank – CN Hà Nam qua các năm 2012 -2015) Theo chính sách của Sacombank trong những năm gần đây, Sacombank tiến hành nhân sự hóa địa phương, đa số CBNV trong chi nhánh Sacombank ở Hà Nam là người ở địa phương Hà Nam. Hàng tháng, hàng quý, năm, Sacombank liên tục tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao kiến thức nghiệp vụ, giảng dạy, hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ mới, những sửa đổi bổ sung cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong chi nhánh. Hàng quý, năm còn thực hiện 12 thi nghiệp vụ với tất cả các chức danh để kiểm tra xem mức độ nắm bắt, hiểu được quy trình nghiệp vụ của nhân viên. Hàng tuần, Sacombank Hà Nam luôn có buổi chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn về các sản phẩm dịch vụ mới cho toàn thể CBNV của chi nhánh nắm bắt kịp thời thông tin sản phẩm, được trang bị những kĩ năng trong việc tiếp thị khách hàng mới và chăm sóc tốt khách hàng cũ. Các chính sách hiện thời của Sacombank để tạo động lực cho các CBNV: Ngân hàng hỗ trợ chi phí ăn,ở học tập cho các CBNV được cử đi học ở các trung tâm đào tạo, các chi nhánh lớn của Sacombank. Sacombank có chế độ thưởng cho các CBNV có ý tưởng góp phần đổi mới cải cách các thủ tục, quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, liên tục trao các giải gương mặt tiêu biểu tháng, quý, năm để khích lệ CBNV thực hiện tốt công việc của mình. 1.3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Hà Nam đã không ngừng nỗ lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đẩy mạnh và phát triển hoạt động kinh doanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã mang lại kết quả khả quan trong những năm gần đây: Bảng 2 : Dư nợ cho vay tại Sacombank giai đoạn năm 2010 - 2014 Đơn vị tính : Tỷ đồng Thời gian + Cho vay Năm 2013 Năm 2014 Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền tiền trọng tiền trọng tiền trọng trọng trọng 83,4 58,92 97,91 63,87 103,6 64,25 110,04 61,67 148,95 66,06 ngắn hạn +Cho vay 2 4 42,84 30,27 41,57 27,12 46,94 29,11 60,723 34,03 Chỉ tiêu Năm 2010 Số Tỷ Năm 2011 Số Tỷ Năm 2012 Số Tỷ trung & dài hạn 13 2 63,18 28,02 +cho vay dài hạn Tổng dư nợ 15,3 10,81 13,81 9,01 10,7 6,64 7,673 4,3 13,348 5,92 141,5 100 153,2 100 161,2 100 178,44 100 225,48 100 tín dụng 4 % 9 % 6 % % % ( Nguồn dữ liệu: Báo cáo dư nợ quý IV các năm 2010 – 2014 Ngân hàng Sacombank – CN Hà Nam) Do nền kinh tế tăng trưởng liên tục nên nhu cầu về vốn là rất lớn đã thúc đẩy hệ thống các ngân hàng trong nước trong giai đoạn vừa qua phát triển khá nóng. Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trường trong nước, Sacombank đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh. Đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, Sacombank luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của Sacombank đã đạt được sự tăng trưởng và bền vững. Năm 2010, tổng dư nợ của Sacombank Hà Nam đạt 141,54 tỷ đồng, năm 2011 đạt 153,29 tỷ đồng. Năm 2012,tổng dư nợ Sacombank tiếp tục tăng lên tới 161,26 tỷ đồng. Năm 2013 và 2014, tổng dư nợ tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Hà Nam tiếp tục tăng trưởng đáng kể là 178,44 và 225,48 tỷ đồng. Năm 2014 so với năm 2010, tổng dư nợ tại Ngân hàng Sacombank Hà Nam tăng 59%. Nhìn chỉ tiêu dư nợ nhận thấy sự tăng trưởng đáng kể về hoạt động tín dụng của chi nhánh trong năm vừa qua. Năm 2010, đánh dấu sự chuyển hướng hoạt động: tập trung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng cho tất cả các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, ngành nghề kinh doanh cùng với sự phát triển về mạng lưới hoạt động, dư nợ tín dụng của Sacombank có sự tăng trưởng vượt bậc. Chất lượng tín dụng của Sacombank được đánh giá là tốt và an toàn, nợ quá hạn thấp. Bên cạnh đó đối tượng cho vay được mở rộng không chỉ tập trung cho vay hộ sản xuất cá thể như trước đây mà Sacombank mở rộng và 14 tăng cường cho vay. Bảng 3: Kết quả hoạt động huy động của Sacombank Hà Nam 2010 - 2014 Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Huy động bằng VNĐ Huy động ngoại tệ Tổng vốn huy động Năm 2013 Năm 2014 65,01 59,09 80,68 110,09 120,23 5,17 6,22 9,21 10,93 8,18 70,18 65,31 89,89 121,02 128,41 (Nguồn dữ liệu: Báo cáo số dư huy động quý IV năm 2010 – 2014 của Ngân hàng Sacombank – CN Hà Nam) Năm 2010, Sacombank chi nhánh Hà Nam có tổng vốn huy động được là 70,18 tỷ đồng, trong đó huy động VNĐ là 65,01 tỷ đồng; huy động ngoại tệ ( chủ yếu là USD) giá trị là 5,17 tỷ đồng. Năm 2011, tổng huy động vốn là 65,31 tỷ đồng, giảm so với năm 2010 do năm 2011 có rất nhiều các ngân hàng mới mở chi nhánh tại Hà Nam, cạnh tranh với Sacombank với nhiều chính sách ưu đãi nên một lượng lớn khách hàng đã bị mất, làm giảm số liệu huy động vào thời điểm 2011. Đến năm 2012, dựa vào nhiều ưu thế và chính sách chăm sóc khách hàng tốt của mình, Sacombank Hà Nam đã dần lấy lại được vị thế và tổng mức huy động lên tới 89,89 tỉ đồng. Năm 2013 và 2014, tổng số vốn huy động được ngày càng nâng cao , lên tới 121,02 tỷ đồng và 128,41 tỷ đồng. 1.3.5 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank – CN Hà Nam Bảng 4 : Tình hình kinh doanh của Sacombank Hà Nam 2010 – 2014 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan