Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh bắc giang thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh bắc giang thực trạng và giải pháp

.PDF
115
152
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THỊ LOAN HO¹T §éNG C¤NG CHøNG TR£N §ÞA BµN TØNH B¾C GIANG THùC TR¹NG Vµ GI¶I PH¸P Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ HIỀN HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Đỗ Thị Loan MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG CHỨNG ..... 7 1.1. Khái niệm, vai trò của công chứng trong quản lý hành chính nhà nước .............................................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm công chứng ........................................................................ 7 1.1.2. Vai trò của công chứng trong quản lý hành chính nhà nước ............ 22 1.2. Các yếu tố bảo đảm hoạt động công chứng ................................... 22 1.2.1. Bảo đảm về năng lực và nhận thức của công chứng viên .................. 22 1.2.2. Bảo đảm về kinh tế, xã hội ................................................................ 24 1.2.3. Bảo đảm về pháp lý ............................................................................ 25 1.3. Xã hội hóa hoạt động công chứng và vai trò điều chỉnh của pháp luật............................................................................................ 27 1.3.1. Xã hội hóa hoạt động công chứng...................................................... 27 1.3.2. Pháp luật về xã hội hóa hoạt động công chứng và vai trò của pháp luật đối với hoạt động công chứng khi thực hiện xã hội hóa .... 32 1.3.3. Vai trò của pháp luật đối với hoạt động công chứng khi thực hiện xã hội hóa ........................................................................................... 39 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG Ở TỈNH BẮC GIANG .............. 44 2.1. Thực trạng pháp luật về công chứng.............................................. 44 2.1.1. Quy định pháp luật về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng ........................................................................................ 45 2.1.2. Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện công chứng ......... 52 2.1.3. Quy định của pháp luật về công tác quản lý nhà nước về công chứng ....... 55 2.1.4. Đánh giá chung thực trạng pháp luật về công chứng ......................... 60 2.2. Thực trạng hoạt động công chứng ở tỉnh Bắc Giang ................... 66 2.2.1. Một số yếu tố đặc thù của tỉnh Bắc Giang có tác động đến hoạt động công chứng ................................................................................ 66 2.2.2. Thực trạng về công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng ........ 69 2.2.3. Thực trạng, kết quả thực hiện các thủ tục công chứng ...................... 73 2.2.4. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công chứng .................... 74 2.2.5. Đánh giá chung về hoạt động công chứng ở tỉnh Bắc Giang ............ 81 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ........................... 90 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về công chứng ............................. 90 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang........................................................................... 92 3.2.1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng ........... 92 3.2.2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền .................. 93 3.2.3. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực công chứng và văn bản liên quan đến công chứng trên địa bàn tỉnh .................................................................................. 94 3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên .......................................................................... 95 3.2.5. Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về công chứng........................................................ 96 3.2.6. Thành lập Hiệp hội công chứng, phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp về công chứng ............................................ 97 3.2.7. Xây dựng cơ sở dữ liệu chung, chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức hành nghề công chứng với các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất........... 97 3.2.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng ........................................................................ 99 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Diện tích, dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 69 Bảng 2.2: Số lượng tổ chức hành nghề công chứng và số công chứng viên Bảng 2.3: Số hợp đồng, giao dịch đã công chứng 72 74 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch dân sự ngày một gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp, chính vì vậy đòi hỏi Nhà nước phải có những biện pháp hữu hiệu để quản lý cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và của công dân khi tham gia giao dịch. Một trong những biện pháp quản lý đối với các giao dịch dân sự, đó là hoạt động công chứng. Công chứng đóng vai trò là thiết chế quản lý các hợp đồng, giao dịch, chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của những văn bản, có giá trị thi hành không chỉ đối với các bên giao kết, mà còn đối với các bên có liên quan khác, qua đó, Nhà nước có thể kiểm tra, giám sát, điều tiết một cách khách quan, công minh và hiệu quả các quan hệ xã hội thông qua những hợp đồng, giao dịch này. Công chứng có thể coi là “lá chắn” phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, giảm thiểu “gánh nặng” pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự. Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động công chứng, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về công chứng. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ: Hoàn thiện chế định công chứng, xác định rõ phạm vi của công chứng, giá trị pháp lý của văn bản công chứng, xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này [3]. Nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, nhiều văn bản pháp luật về công chứng được ban hành, trong đó phải kể đến Luật Công chứng được 1 Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, tiếp đến là Luật Công chứng được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Kể từ khi Luật Công chứng được ban hành, hoạt động công chứng trong cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng đã có những chuyển biến mạnh mẽ, số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng tăng lên rõ rệt, ngoài các Phòng công chứng do Nhà nước thành lập còn có các Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập. Tuy nhiên, cùng với việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, việc tăng về số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng cũng làm phát sinh nhiều vấn đề, đó là sự phát triển “nóng” của các tổ chức hành nghề công chứng, các Văn phòng công chứng phát triển quá nhanh và chỉ tập trung ở khu vực trung tâm, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh; vấn đề kiểm soát hoạt động của công chứng viên và chất lượng các văn bản công chứng v.v… Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động công chứng và đưa ra các giải pháp nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động công chứng là một yêu cầu cấp thiết, trước mắt cũng như lâu dài. Từ thực tiễn hoạt động công chứng ở địa phương, trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nhà nước và pháp luật, tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang – Thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật với mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng ở địa phương nói riêng và trên cả nước nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Pháp luật về công chứng nói chung đã được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn. Rất nhiều những tình 2 huống pháp lý cụ thể về công chứng được đề cập trong nhiều bài viết ở các tạp chí chuyên ngành luật như tạp chí Luật học, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, nhiều công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu , các bài viết đăng trên các tạp chí bàn luận về vấn đề này, trong đó có thể kể đến các công trình khoa ho ̣c: - Luận án tiến sỹ: "Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước ta hiện nay", của tác giả Đặng Văn Khanh, năm 2000; - Luận văn thạc sỹ: "Xây dựng nội dung cơ bản quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực từ thực tiễn tỉnh Bình Phước" của tác giả Nguyễn Minh Hợi, năm 2009; - Luận văn thạc sỹ luật học: "Quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của công chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Nguyễn Văn Cường, năm 2009; - Luận văn: “Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Phạm Hữu Hùng, năm 2010; - Luận văn thạc sỹ: "Quá trình phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật công chứng ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Nhật Quang, năm 2011; - Luận văn: "Hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Nguyễn Phi Hà, năm 2011; Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập và giải quyết vấn đề công chứng ở nhiều góc độ khác nhau, có nhiều nội dung liên quan đến hoạt động công chứng, song những nghiên cứu đó mới chỉ phân tích, đánh giá vấn đề công chứng ở một số phương diện nhất định, hoặc ở một góc nhìn khác, chưa có công trình nào nghiên cứu về công chứng một cách đầy đủ, đặc biệt là đối 3 với một địa bàn cụ thể như Bắc Giang. Mặc dù vậy, các công trình trên vẫn là nguồn tài liệu quý giá, có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu đề tài “Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang – Thực trạng và giải pháp” của tác giả. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luâ ̣n văn hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luâ ̣n , thực tra ̣ng hoạt động về công chứng ở tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng , giải pháp thực hiện có hiệu quả hoạt động công chứng , đáp ứng yêu cầ u nhiê ̣m vu ̣ trong giai đoạn mới của Bắc Giang nói riêng và của nước ta nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài “Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang – Thực trạng và giải pháp” nhằ m giải quyết các nhiệm vụ sau: - Làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận của hoạt động công chứng; - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động công chứng ở tỉnh Bắc Giang hiê ̣n nay; - Kiến nghị phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực , hiê ̣u quả quản lý hoạt động công chứng ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ khi Luật Công chứng có hiệu lực (ngày 01/01/2015) đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luâ ̣n văn đươ ̣c nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghiã Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điể m của Đảng về nhà nước và pháp luật, đồng thời dựa trên chủ trương của Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách hành chính, cải cách tư pháp. 4 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luâ ̣n văn đươ ̣c nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luâ ̣n của chủ nghiã duy vâ ̣t biê ̣n chứng và các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp so sánh , thống kê, phân tić h, tổ ng hơ ̣p, điều tra xã hô ̣i ho ̣c ... để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp về khoa ho ̣c của luâ ̣n văn Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học về lý luận và thực tiễn về hoạt động công chứng ở tỉnh Bắc Giang, luận văn có một số đóng góp khoa học sau đây: - Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động công chứng trong điều kiện chúng ta đang đẩy mạnh xã hội hóa công chứng , thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp , cải cách hành chính , xây dựng nhà nước pháp quyề n xã hội chủ nghĩa. - Phân tić h thực tra ̣ng hoạt động công chứng ở tỉnh Bắc Giang . Rút ra những bài ho ̣c kinh nghiê ̣m để phá t huy những mă ̣t ma ̣nh , hạn chế những tồn tại nhằm nâng cao hiệu lực , hiê ̣u quả quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực này. - Đề xuất những giải pháp nâng cao hoạt động công chứng ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ một cách có hệ thống, khoa học các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động công chứng, sự cần thiết và các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động công chứng. - Kế t quả nghiên cứu của luâ ̣n văn có thể làm tài liê ̣u tham khảo trong nghiên cứu và giảng da ̣y ta ̣i các cơ sở đào ta ̣o cử nhân luâ ̣t , cử nhân hành chính, các trường, trung tâm đào ta ̣o, bồ i dưỡng cán bô ̣, công chức... - Những kế t luâ ̣n và những giải pháp rút ra từ luâ ̣n văn có thể làm tài 5 liê ̣u tham khảo trong hoa ̣t đô ̣ng thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng ở tỉnh Bắc Giang hiê ̣n nay. - Luâ ̣n văn có thể sử du ̣ng làm tài liê ̣u tham k hảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan đế n công chứng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 07 tiết. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG CHỨNG 1.1. Khái niệm, vai trò của công chứng trong quản lý hành chính nhà nước 1.1.1. Khái niệm công chứng Để tìm hiểu bản chất, vai trò, ý nghĩa của một vấn đề, trước tiên cần xác định được khái niệm của vấn đề đó. Công chứng cũng vậy, việc xác định rõ khái niệm và bản chất công chứng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng, quyết định đến sự hình thành thể chế cho cơ chế hoạt động, mô hình tổ chức và căn cứ vào đó khẳng định được phạm vi, nội dung công chứng; đảm bảo phát huy vai trò công chứng và hiệu quả công chứng trong đời sống xã hội. Tìm hiểu về nguồn gốc công chứng cho thấy, công chứng là nghề sớm xuất hiện trong lịch sử loài người (từ thời La Mã cổ đại), với vai trò ghi chép, soạn thảo văn bản và làm chứng. Công chứng viên, theo tiếng Latinh là “Notarius”. “Notarius” trong Luật Anh cổ là một người sao chép hay trích lục các loại văn bản, giấy tờ khác, người làm chứng. Trong Luật La Mã, là người ghi chép, thư ký, tốc ký, người ghi chép các hoạt động trong nghị viện của tòa án, hoặc ghi chép theo lời người khác đọc, người soạn các di chúc và giấy chuyển nhượng sở hữu. Hiện nay, ở mỗi nước khác nhau, pháp luật cũng đưa ra những khái niệm về công chứng khác nhau: Tại Cộng hòa Pháp, các nhà làm luật không trực tiếp đưa ra khái niệm về công chứng, thay vào đó, họ xây dựng khái niệm công chứng viên, chủ thể thực hiện công chứng. Điều 1, Pháp lệnh số 45-2500 ngày 02/11/1945 về Điều lệ Công chứng của nước Cộng hòa Pháp quy định: 7 Công chứng viên là viên chức công được bổ nhiệm để lập các hợp đồng và văn bản mà theo đó các bên phải hoặc muốn đem lại một tính xác thực, giống như các văn bản của các cơ quan công quyền khác và để bảo đảm ngày, tháng chắc chắn, lưu giữ và cấp các bản sao văn bản công chứng [44]. Ở khái niệm này, quan niệm về công chứng được ghi nhận thông qua nhiệm vụ của công chứng viên nhằm đáp ứng yêu cầu tối thiểu đối với một văn bản công chứng (như ngày tháng tạo lập văn bản công chứng đó, như lưu giữ và cấp bản sao văn bản công chứng). Qua đó, khái niệm khẳng định tính công quyền của công chứng thông qua việc quy định chủ thể thực hiện là cá nhân công chứng viên, đồng thời là viên chức công và quy định giá trị pháp lý của văn bản công chứng tương đương với những văn bản do cơ quan công quyền ban hành; mục đích của hoạt động công chứng là tính xác thực của các hợp đồng và văn bản được công chứng. Khái niệm công chứng viên của Cộng hòa Bê Nanh giống như khái niệm công chứng viên của Cộng hòa Pháp, tuy nhiên có quy định bổ sung về phạm vi điều chỉnh về không gian của khái niệm. Điều 1, Điều lệ Công chứng nước Cộng hòa Bê Nanh được ban hành kèm theo Lệnh số 48/PR ngày 29/8/1968 nêu rõ: Trong phạm vi thẩm quyền của Tòa thượng thẩm COTONU, công chứng viên là viên chức công được bổ nhiệm để lập những văn bản và hợp đồng mà qua đó các bên đương sự phải hoặc muốn tạo cho chúng có tính xác thực như các văn bản của chính quyền và có trách nhiệm bảo đảm đúng ngày tháng của các văn bản hợp đồng, lưu giữ và cấp cho đương sự bản sao của các văn bản, hợp đồng đó [21]. Tương tự, khái niệm công chứng viên được ghi nhận trong pháp luật của Cộng hòa Ba Lan. Khoản 1, Điều 1, Luật ngày 14/2/1991 của nước Cộng hòa Ba Lan về công chứng cho rằng: "Công chứng viên được bổ 8 nhiệm để lập những văn bản mà trong đó các bên phải hoặc muốn đem lại một tính đích thực" [20]. Ở Việt Nam, đến nay, về mặt lý luận, khái niệm công chứng chưa được làm rõ, quan niệm về công chứng mới chỉ được thể hiện thông qua các văn bản pháp lý về công chứng. Thuật ngữ "công chứng" xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam trong Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp. Cho đến nay, ở nước ta khái niệm công chứng chưa được đưa ra dưới hình thức một nghiên cứu khoa học pháp lý chính thức mà chỉ được nêu ra dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ khái niệm công chứng lần đầu tiên được nêu tại Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp về công tác công chứng, theo đó: Công chứng nhà nước là một hoạt động của Nhà nước, nhằm giúp công dân, các cơ quan, tổ chức lập và xác nhận các văn bản, sự kiện có ý nghĩa pháp lý, hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện. Bằng hoạt động trên, công chứng nhà nước tạo ra những bảo đảm pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các cơ quan, tổ chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa [4]. Tại Điều 1 Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức và hoạt động công chứng quy định: Công chứng nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ 9 quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa [39].. Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ. Tại Điều 2 Luật Công chứng được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua ngày 29/11/2006 xác định: Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng [46]. Qua phân tích các quan niệm về công chứng đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam, có thể thấy, hầu hết các khái niệm đều chứa đựng những yếu tố: Chủ thể thực hiện công chứng, mục đích công chứng, giá trị pháp lý của văn bản công chứng..., cụ thể: Về chủ thể công chứng, có thể là cá nhân công chứng viên hoặc tổ chức (cơ quan có thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật). Cơ quan có thẩm quyền công chứng có thể là đơn vị thực hiện công chứng chuyên nghiệp (ví dụ, phòng công chứng nhà nước, văn phòng công chứng) hay cũng có thể là đơn vị thực hiện công chứng (sau này còn được gọi dưới cái tên chứng thực) một cách kiêm nhiệm như Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Tại Điều 24, Pháp lệnh Lãnh sự ngày 24/11/1990 của Hội đồng Nhà nước quy định nhiệm vụ "thực hiện công chứng” [38] của cơ quan lãnh sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài và các Điều 19, Nghị định số 45/HĐBT; Điều 16, Nghị định số 31/CP và Điều 25, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP cũng quy định chức trách giải quyết yêu cầu công chứng cho 10 công dân Việt Nam tại nước ngoài của hệ thống cơ quan lãnh sự. Như vậy, cơ quan lãnh sự, mặc dù không phải là một cơ quan công chứng chuyên trách nhưng hoạt động của họ liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp này vẫn được gọi là "công chứng". Từ cách quy định chủ thể công chứng qua từng thời kỳ, cho thấy chế định công chứng Việt Nam luôn ghi nhận yếu tố công quyền trong hoạt động công chứng. Về mục đích của công chứng, giống như các quốc gia khác, mục đích của công chứng Việt Nam chính là tính "xác thực" của hợp đồng, giao dịch hay sự kiện pháp lý mà nó đứng ra làm chứng. Tuy nhiên, cách quan niệm như thế nào là "xác thực" trong hoạt động công chứng hiện vẫn chưa được thống nhất và việc đồng nhất tính xác thực của hợp đồng, giao dịch với tính xác thực của giấy tờ, tài liệu chưa được phân định rõ ràng theo mục đích thật sự mà công chứng hướng đến. Bên cạnh đó, tại Luật Công chứng năm 2006, lần đầu tiên ghi nhận mục đích của công chứng là việc chứng nhận tính "hợp pháp". Có thể khẳng định, trong thời điểm hiện tại, xác nhận tính hợp pháp của giao dịch, hợp đồng chính là một trong những mục đích hàng đầu của công chứng nước ta. Sở dĩ có quy định trên là do đứng về mặt ngữ nghĩa, xác thực và hợp pháp là hai phạm trù khác hẳn nhau. Trên cả bình diện lý luận và thực tế, một sự việc "xác thực" không có nghĩa là sự việc đó hợp pháp. Quy định này trong Luật Công chứng năm 2006 nhằm khẳng định dứt khoát, bên cạnh tính "xác thực" thì tính "hợp pháp" của hợp đồng, giao dịch là mục đích mà công chứng cần đạt được. Về giá trị pháp lý của văn bản công chứng, các văn bản công chứng có giá trị xác thực, giá trị pháp lý và độ tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng. Các văn bản công chứng bảo đảm sự an toàn của các giao dịch, tạo nên sự tin tưởng của khách hàng, hạn chế mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra. Về phương diện nhà nước 11 cũng đảm bảo trật tự, kỷ cương, ổn định trong việc quản lý các giao dịch; từ đó cũng góp phần làm giảm đáng kể việc giải quyết tranh chấp luôn là gánh nặng của các cơ quan chức năng và giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn các hoạt động giao dịch. Như vậy, qua các giai đoạn khác nhau, khái niệm công chứng có một số thay đổi nhất định. Sự thay đổi này thể hiện quan điểm chính thức của Nhà nước về bản chất công chứng, phản ánh kỹ thuật lập pháp của nước ta qua từng thời kỳ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... Ngoài những khái niệm được ghi nhận trong hệ thống pháp luật như nêu ở trên, các nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực này cũng đưa ra nhiều quan niệm công chứng khác nhau. Trong Luận án tiến sĩ Luật học với đề tài "Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước ta hiện nay" [40], tác giả Đặng Văn Khanh đã nêu ra khái niệm công chứng như sau: "Công chứng là việc công chứng viên, người có thẩm quyền công chứng tạo lập ra những văn bản, hợp đồng mà đương sự phải hoặc muốn tạo cho chúng có giá trị pháp lý như những văn bản của các cơ quan nhà nước thông qua việc lập, chứng nhận và lưu giữ các văn bản, hợp đồng đó" [40, tr.33]; trong khi đó theo tác giả Dương Khánh thì: Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực của các hoạt động giao dịch và các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân tổ chức, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và giá trị thi hành đối với cá nhân, tổ chức có liên quan, trừ trường hợp bị Tòa án nhân dân tuyên bố là vô hiệu [41, tr.169]. 12 Về cơ bản, những khái niệm trên phần nào đã thể hiện, phản ánh rõ hơn bản chất của công chứng, đặc biệt trong một số vấn đề cụ thể như chủ thể, phạm vi công chứng, giá trị pháp lý của văn bản công chứng... và bước đầu cung cấp cho chúng ta một cách nhìn, cách hiểu khái quát nhất về công chứng. Tuy nhiên, ở chừng mực nào đó, những khái niệm này vẫn chưa phản ánh hết phạm vi, bản chất cũng như đặc trưng của công chứng. Luật Công chứng năm 2014 là văn bản pháp luật mới nhất đã đưa ra một khái niệm công chứng trên cơ sở tiếp thu những ưu điểm trong khái niệm công chứng của các văn bản pháp luật trước đó và quan điểm của một số luật gia nghiên cứu về lĩnh vực này, tại Điều 2 quy định: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng [47]. Từ sự phân tích về những quan niệm khác nhau về công chứng và khái niệm mới nhất về công chứng được nêu tại Luật Công chứng năm 2014, cho thấy công chứng có những đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, chủ thể thực hiện công chứng là công chứng viên. Tìm hiểu lịch sử phát triển công chứng ở nước ta kể từ khi Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981 đến nay, nhận thức về chủ thể thực hiện công chứng thể hiện qua các văn bản pháp luật có sự thay đổi rất lớn, từ việc không quy định chủ thể thực hiện sau đó quan niệm chủ thể thực hiện công chứng là tổ chức (tổ chức công chứng của nhà nước và UBND cấp huyện, cấp xã) và 13 hiện nay, chủ thể thực hiện công chứng được xác định là cá nhân công chứng viên. Sự thay đổi này xuất phát từ mục tiêu chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá hoạt động công chứng như một loại hình nghề nghiệp, công chứng viên là người được nhà nước cho phép hoạt động hành nghề công chứng đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi công chứng của mình. Thứ hai, mục đích của công chứng là chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Tính xác thực trong hoạt động công chứng không chỉ đơn thuần là mô tả những gì đã diễn ra trên thực tế, mà nó còn bao gồm cả tính hợp pháp, mặc dù được biểu hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau. Nếu như đối với tính xác thực ở cấp độ đơn giản thì tính hợp pháp thể hiện ở chỗ người yêu cầu công chứng phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp với quy định và họ giao kết hợp đồng, giao dịch trong trạng thái tinh thần minh mẫn, không chịu bất kỳ một sự ép buộc nào và có đủ khả năng nhận thức về hành vi giao dịch của mình. Ở cấp độ cao hơn, tính hợp pháp thể hiện ở chỗ nội dung giao kết phải được xây dựng dựa trên những giấy tờ, tài liệu đáng tin cậy, nội dung thoả thuận của các bên phải phù hợp với các quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội. Thứ ba, công chứng có chức năng bổ trợ tư pháp Chức năng này thể hiện ở chỗ, văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và giá trị thực hiện. Văn bản công chứng do công chứng viên lập theo trình tự, thể thức bắt buộc, ghi lại chính xác thời gian, không gian, ý chí, nguyện vọng cũng như năng lực chủ thể của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch. Văn bản công chứng trước hết nhằm tạo lập giá trị thực hiện giữa các bên tham gia giao dịch, hợp đồng bằng việc ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên, là căn cứ pháp lý không thể bác bỏ buộc các bên phải thực hiện đúng các cam kết đã xác lập, đồng thời có giá trị pháp lý cả với bên thứ ba. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan