Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Hoạt động phòng ngừa tội phạm ở một số địa bàn công cộng trọng điểm trên địa bàn...

Tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm ở một số địa bàn công cộng trọng điểm trên địa bàn phường lê đại hành, quận hai bà trưng, thành phố hà nội theo chức năng của lực lượng công an phường

.PDF
52
103
118

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, mang tính giai cấp và chịu sự chi phối của quá trình phát triển KT - XH. Ở nước ta dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau gắn liền với sự biến đổi của tình hình KT - XH, tội phạm đang diễn biến phức tạp có xu hướng gia tăng cả về số vụ và cơ cấu tội phạm, tính chất phạm tội nguy hiểm...Vì vậy, PNTP luôn được xem là một trong những phương hướng quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm để giữ vững ANTT. Thực tế cho thấy, tội phạm nói chung xảy ra ở ngay địa bàn dân cư, nhất là ở các địa bàn CCTĐ. Do đó, PNTP cần được giải quyết thật tốt ở cơ sở để ngăn ngừa tận gốc, hạn chế tối đa những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. PNTP ở địa bàn CCTĐ là một hoạt động mang tính xã hội, đòi hỏi sự tham gia và phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân công dân, trong đó vai trò nòng cốt thuộc về lực lượng Công an cơ sở. Ở địa bàn thành phố Hà Nội, Công an phường là lực lượng Công an cơ sở chủ chốt ở các quận. Những năm qua lực lượng này đã có nhiều cố gắng trong hoạt động PNTP tại địa bàn dân cư, nhất là ở các địa bàn CCTĐ và đã đạt được những kết quả to lớn góp phần kiềm chế sự gia tăng tội phạm, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội ở địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển KT - XH của đất nước. Phường Lê Đại Hành là phường trung tâm của quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Có diện tích khoảng 0,83km2, có 14 tuyến phố, giáp ranh với 7 phường của quận Hai Bà Trưng và quận Đống Đa, và được đánh giá, xác định là phường trọng điểm về ANTT. Do những đặc điểm về tự nhiên, KT - XH, trên địa bàn phường tập trung nhiều địa bàn CCTĐ quan trọng của thủ đô Hà Nội cũng như của nước ta như: Công viên thống nhất, Trung tâm triển lãm VHNT quốc gia, TTTM VinCom. Ở đây thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, xã hội, vui chơi giải trí tập trung đông đảo quần chúng nhân dân, đồng thời cũng là những địa bàn phức tạp mà bọn tội phạm và các phần tử xấu thường chú ý lợi dụng để hoạt động phạm pháp. Nhận thức đư1 ợc sâu sắc về vai trò của công tác PNTP, giữ gìn ANTT ở địa bàn CCTĐ, cán bộ chiến sỹ Công an phường Lê Đại Hành luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, các ban ngành có liên quan tiến hành nhiều biện pháp PNTP, giữ gìn ANTT ở địa bàn CCTĐ có hiệu quả. Qua đó góp phần hạn chế nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm, đảm bảo TTATXH cũng như tạo tâm lý an tâm, thoải mái cho nhân dân khi tham gia hoạt động ở những nơi CCTĐ trên địa bàn phường. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động PNTP giữ gìn ANTT ở một số địa bàn CCTĐ của lực lượng Công an phường Lê Đại Hành còn bộc lộ những tồn tại, thiếu sót nhất định làm hạn chế đến hiệu quả phòng ngừa như: nhận thức về vị trí tầm quan trọng của PNTP ở một số địa bàn CCTĐ chưa thật đầy đủ sâu sắc, chưa chủ động có kế hoạch phòng ngừa cụ thể; mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng liên quan thiếu gắn kết chặt chẽ; các biện pháp PNTP còn chậm đổi mới; khi vận dụng vào thực tiễn còn rập khuôn máy móc; công tác tổ chức, xây dựng lực lượng Công an phường trong hoạt động PNTP còn bộc lộ những vấn đề bất hợp lý, chưa đồng bộ. Mặt khác, trong thời gian gần đây, hoạt động của tội phạm, TNXH cũng như các hành vi vi phạm khác có nhiều diễn biến phức tạp làm cho công tác PNTP, giữ gìn ANTT ở địa bàn CCTĐ tại phường Lê Đại Hành gặp nhiều khó khăn, hiệu quả công tác chưa cao. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài: "Hoạt động phòng ngừa tội phạm ở một số địa bàn công cộng trọng điểm trên địa bàn phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo chức năng của lực lượng Công an phường" là cần thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Theo khảo sát, hiện nay đã có một số công trình khoa học đáng chú ý đề cập đến công tác PNTP như là đề tài khoa học cấp nhà nước (giai đoạn 1991-1995) KX04-14 do PTS Lê Thế Tiệm làm chủ nhiệm đã xác định những cơ sở xã hội cho chính sách xã hội nhằm tác động PNTP. Đề tài khoa học cấp nhà nước (giai đoạn 2 1996-2000) KHXH07-08 của PGS - TS Nguyễn Lê Hồng, PGS - TS Hồ Trọng Ngũ và tập thể tác giả về “Phòng, chống tội phạm trong giai đoạn mới”. Các công trình nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể như: Công trình “Các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ nhằm ngăn chặn tội phạm cướp trên quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn” do PTS Nguyễn Duy Hùng làm chủ nhiệm (Đề tài khoa học cấp Bộ 1993); “Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa và phát hiện tội phạm cướp trên tuyến giao thông” của PTS Nguyễn Văn Cảnh (Đề tài khoa học cấp Bộ 1995). Những công trình đó đã tiếp cận công tác PNTP từ những phương diện khác nhau và giải quyết các vấn đề ở những cấp độ rất khác nhau, như nghiên cứu những vấn đề chung nhất, những định hướng chiến lược hoặc chỉ đề cập đến từng lĩnh vực, loại đối tượng, biện pháp, chủ thể hoạt động PNTP. Kết quả nghiên cứu của các tác giả nói trên có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc đối với hoạt động PNTP. Tuy nhiên, do tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu cho nên đến nay vẫn cần những công trình nghiên cứu riêng, chuyên sâu trên phương diện tội phạm học về hoạt động PNTP của lực lượng CAND ở cơ sở về một địa bàn cụ thể. Do vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động phòng ngừa tội phạm ở một số địa bàn công cộng trọng điểm trên địa bàn phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo chức năng của lực lượng Công an phường” là cần thiết và không trùng lặp với các công trình đã được nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hoá lý luận PNTP ở một số địa bàn CCTĐ của lực lượng Công an phường nói chung, xây dựng những cơ sở lý luận cho hoạt động PNTP của lực lượng Công an phường góp phần bổ sung và phát triển lý luận khoa học luật chuyên ngành Tội phạm học. Đồng thời đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động PNTP ở một số địa bàn CCTĐ của ở phường Lê Đại Hành. 3 - Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề chủ yếu sau đây: + Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về PNTP, cơ sở pháp lý và vai trò của lực lượng Công an phường trong PNTP ở một số địa bàn CCTĐ. + Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng tình hình tội phạm xảy ra ở một số địa bàn CCTĐ của phường Lê Đại Hành và những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội đó. + Phân tích thực trạng hoạt động PNTP ở một số địa bàn CCTĐ của lực lượng Công an phường Lê Đại Hành, phân tích về hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ, hình thức, các biện pháp PNTP. + Chỉ ra được những tồn tại thiếu sót và nguyên nhân của những tồn tại thiếu sót trong hoạt động PNTP của lực lượng Công an phường Lê Đại Hành ở một số địa bàn CCTĐ. + Dự báo diễn biến tình hình tội phạm ở một số địa bàn CCTĐ trên địa bàn phường trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động PNTP trên địa bàn phường Lê Đại Hành trong thời gian tới theo chức năng của Công an phường. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về tội phạm và hoạt động PNTP ở một số địa bàn CCTĐ theo chức năng của lực lượng Công an phường. - Phạm vi nghiên cứu: Tình hình tội phạm và hoạt động PNTP ở một số địa bàn CCTĐ theo chức năng của Công an phường Lê Đại Hành trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4 - Để giải quyết nội dung đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và những quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và ngành Công an về pháp luật, công tác phòng, chống tội phạm. - Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp so sánh cá biệt; phương pháp tổng kết kinh nghiệm; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp nghiên cứu điển hình; phương pháp chuyên gia; phương pháp thống kê. - Đề tài được triển khai dưới góc độ khoa học hình sự, khoa học quản lý nhà nước về ANTT và phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm… 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 2 chương: Chương 1: Thực trạng tình hình tội phạm và hoạt động PNTP ở một số địa bàn CCTĐ của Công an phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Chương 2: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động PNTP ở một số địa bàn CCTĐ của Công an phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 5 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Ở MỘT SỐ ĐỊA BÀN CÔNG CỘNG TRỌNG ĐIỂM CỦA CÔNG AN PHƯỜNG LÊ ĐẠI HÀNH, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 1. Tình hình đặc điểm có liên quan 1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm dân cư Phường Lê Đại Hành nằm ở phía Đông Bắc của quận Hai Bà Trưng, phía Đông Nam của thành phố Hà Nội, diện tích khoảng 0,83km2, là phường trung tâm của quận Hai Bà Trưng. Phường Lê Đại Hành có 14 tuyến phố, giáp ranh với 7 phường của quận Hai Bà Trưng và quận Đống Đa, tiếp giáp với phường Nguyễn Du, phường Bùi Thị Xuân ở phía Bắc; phường Phố Huế ở phía Tây; phường Ô Cầu Dền, phường Bách Khoa ở phía Nam, phường Trung Phụng, phường Phương Liên ở phía Đông. Toàn phường hiện chia làm 10 cụm dân cư với 60 tổ dân phố, với 4.109 hộ = 15.197 nhân khẩu, (nhân khẩu nữ là 7.923 người) trong đó: - KT1 có: 2387 hộ = 8.418 nhân khẩu - KT2 có: 1667 hộ = 5.554 nhân khẩu - KT3 có: 40 hộ = 1.337 nhân khẩu - KT4 có: 15 hộ = 88 nhân khẩu 6 - Trên địa bàn phường có 157 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc. Phường Lê Đại Hành có mật độ dân số cao 11.980 người/km2, 100% là dân tộc Kinh, chủ yếu theo Đạo Phật (15.058 người, chiếm 99,08%). Ngoài ra còn có: - Đạo Thiên chúa có: 51 hộ = 134 nhân khẩu - Đạo Tin Lành có: 4 hộ = 4 nhân khẩu - Đạo Ba Hai có: 1 hộ = 1 nhân khẩu Trên địa bàn phường có 54 cơ quan xí nghiệp của Trung ương, thành phố Hà Nội được đánh giá, xác định là phường trọng điểm về ANTT. Những khu vực, cơ quan, địa bàn cần tập trung bảo vệ như: cơ quan Bộ Nội Vụ, trụ sở Quận ủy Hai Bà Trưng, cơ quan Bộ xây dựng, trụ sở Công an quận Hai Bà Trưng, trụ sở UBND quận Hai Bà Trưng, 02 trường học là trường Tiểu học Tây Sơn và THCS Vân Hồ, có 07 trụ sở ngân hàng, 01 quỹ tín dụng, 09 tiệm vàng. Đặc biệt, có nhà riêng đồng chí Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội ( 18 ngõ 2 Hoa Lư ), nhà riêng đồng chí Lê Thế Tiệm - Thứ trưởng Bộ Công an ( 43 Vân Hồ 2 ). Phường có 02 chùa là chùa Chân Tiên và chùa Vân Hồ, có đền Roi, đình Thể Giao và nhà thờ Patima. Đặc biệt trên địa bàn có một số địa bàn CCTĐ như TTTM Vincom, Công viên Thống Nhất, Trung tâm triển lãm VHNT Việt Nam. Đây là những địa bàn CCTĐ rất quan trọng của thành phố Hà Nội cũng như của cả nước; là nơi thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động xã hội, VH - NT, nhu cầu giao dịch, mua sắm, vui chơi giải trí… tập trung đông đảo quần chúng nhân dân. 1.2. Tình hình an ninh trật tự 1.2.1. Tình hình an ninh chính trị Trong những năm qua tình hình an ninh chính trị của phường luôn được giữ vững và ổn định. Nội bộ Đảng, chính quyền luôn đoàn kết, thống nhất, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội luôn được củng cố và phát huy. Tuy nhiên vẫn còn một số vụ khiếu kiện kéo dài gây bức xúc trong nội bộ một bộ phận quần chúng nhân dân. Đơn cử như vụ khiếu kiện kéo dài liên quan đến quản lý đất đai, xây 7 dựng của bà Khúc Thị Thuận ở địa chỉ Số 5, ngõ 49, phố Lê Đại Hành gây xôn xao dư luận trong một thời gian kéo dài vào cuối năm 2010, các vụ việc liên quan đến giải phóng mặt bằng, hoạt động tôn giáo phức tạp tại 193 Bà Triệu, Công viên Thống Nhất... Tuy nhiên, lực lượng Công an phường đã phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan, tăng cường công tác nắm tình hình, đồng thời tham mưu cho lãnh đạo các cấp, các ngành chỉ đạo giải quyết đúng quy định pháp luật, tạo lòng tin cho nhân dân nên đến nay đã giải quyết kịp thời, đúng pháp luật nhiều vụ khiếu kiện, không xảy ra các vụ việc chống đối phức tạp. Năm 2009, sau khi sự việc xảy ra tại 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng, trên địa bàn phường cũng xuất hiện việc giáo dân có thái độ bức xúc, bất mãn, tiềm ẩn nhiều phức tạp. Ngoài ra, một số đối tượng lợi dụng trà trộn, núp bóng dưới danh nghĩa các tổ chức quốc tế hoạt động từ thiện, nhân đạo có biểu hiện thu thập tin tức tình báo và truyền đạo trái phép hoặc liên hệ với phần tử bất mãn, tiêu cực trên địa bàn phường, kích động nhằm bôi nhọ, nói xấu, hạ thấp uy tín của Đảng, chính quyền, lãnh đạo quận với quần chúng. Công an phường đã phối hợp và hỗ trợ lực lượng An ninh quận trong việc nắm tình hình, tăng cường các mối quan hệ tiếp xúc với giáo dân và các chức sắc trong tôn giáo, nắm tâm tư tình cảm và diễn biến tư tưởng để hướng các hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của Nhà nước. Đồng thời tích cực tuyên truyền vận động giáo dân cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng kích động, gây chia rẽ mất đoàn kết lương giáo. Chủ động tham mưu cho lãnh đạo các cấp, các ngành tích cực chỉ đạo giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến tôn giáo như: tranh chấp đất đai, mâu thuẫn khiếu kiện kéo dài… Trên lĩnh vực an ninh văn hoá do làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, các cơ quan chức năng nên lĩnh vực này được đảm bảo. Công an phường chủ động tham mưu và phối hợp sắp xếp các điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá trên địa bàn, đảm bảo đúng quy hoạch và quản lý chặt chẽ các hoạt động karaoke, ca nhạc, các điểm bán sách báo, băng đĩa hình theo đúng quy định. Công an phường chủ động kiểm tra và xử 8 lý các trường hợp lợi dụng tôn giáo, hoạt động mê tín dị đoan trên các khu đền chùa như ở chùa Chân Tiên và chùa Vân Hồ. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác PNTP trong tình hình mới, lực lượng Công an phường phối hợp cùng Công an quận đẩy mạnh các biện pháp công tác nghiệp vụ cơ bản, điều tra nắm chắc tình hình về địa bàn, diễn biến hoạt động của các loại đối tượng, củng cố mạng lưới cơ sở bí mật, chủ động xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho hoạt động trong các ngày lễ lớn của đất nước, các hoạt động chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong đó đã tổ chức lực lượng bảo vệ an toàn đại biểu do đồng chí Nguyễn Minh Triết - Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn đầu về thăm và cắt băng khánh thành tượng đài “Bác Hồ - Bác Tôn” tại Công viên Thống nhất… Đã phối hợp với phòng PCCC Công an thành phố Hà Nội, Công an quận Hai Bà Trưng, Công an phường Bùi Thị Xuân và UBND phường Lê Đại Hành tổ chức diễn tập phòng chống cháy nổ tại TTTM VinCom, 191 Bà Triệu nhằm tăng cường phối hợp giải quyết các tình huống xấu có thể xảy ra trên địa bàn liên quan đến cháy nổ. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự quận triển khai thực hiện tốt quyết định 107/TTg của Thủ tướng Chính phủ trong công tác đảm bảo ANQG, giữ gìn TTATXH trong tình hình mới. Mặt khác, Công an phường đã phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu quan trọng, trụ sở các cơ quan “ đầu não ” của Đảng và Nhà nước, nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước tới thăm, làm việc tại cuộc bầu cử khóa XI và các chính trị, kinh tế - văn hóa - xã hội diễn ra trên địa bàn phường. Bên cạnh đó, Công an phường còn tham mưu cho Công an quận và các cấp uỷ Đảng địa phương, chính quyền tổ chức tốt công tác tuyên truyền về âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch để quần chúng nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời những thủ đoạn hoạt động chống phá Cách mạng Việt Nam. Tiến hành kiểm tra và thu giữ xử lý kịp thời các loại tài liệu nói xấu Đảng, Nhà nước. 9 Công an phường cũng đã chủ động tham mưu cho các cấp lãnh đạo tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị, nắm vững diễn biến tư tưởng của cán bộ công nhân viên và nhân dân, thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật Nhà nước ngăn ngừa không để kẻ địch lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý và lợi dụng những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin để tuyên truyền, kích động, chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 1.2.2. Tình hình trật, tự an toàn xã hội: Trong những năm qua tình hình TTATXH trên địa bàn phường luôn được đảm bảo. Tuy nhiên do là phường trung tâm tập trung nhiều cơ quan doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ, bán hàng, nhiều địa bàn CCTĐ, thường xuyên diễn ra các lớn của thành phố Hà Nội cũng như của cả nước… do đó thường tập trung một lưu lượng lớn người tham gia hoạt động, đi lại, giao dịch, mua sắm, vui chơi giải trí cho nên tình hình phạm pháp hình sự, vi phạm hành chính, TNXH có nhiều diễn biến phức tạp. - Về phạm pháp hình sự: Qua nghiên cứu về tình hình phạm pháp hình sự trên địa bàn phường Lê Đại Hành từ năm 2006 đến năm 2010 cho thấy: (Biểu mẫu số 01) Số vụ phạm pháp hình sự có xu hướng giảm rõ rệt. Nếu như năm 2006 xảy ra 88 vụ, đã điều tra làm rõ 55 vụ (đạt 62%) thì trong năm 2010 xảy ra 55 vụ (giảm hơn 37,5%), đã điều tra làm rõ 45 vụ (đạt tỷ lệ 82%). Có được kết quả trên là do Công an phường đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nghiệp vụ của Công an quận Hai Bà Trưng, tiến hành nhiều biện pháp hiệu quả để phòng ngừa cũng như đấu tranh, xử lý đối với các đối tượng phạm tội. Đi sâu vào các vụ việc phạm tội, chúng ta có thể thấy, do trên địa bàn phường thường xuyên tập trung một lưu lượng lớn nhân dân và có cả người nước ngoài đến làm việc, thăm thân, tham dự các các, đến kinh doanh làm ăn, mua sắm, vui chơi giải trí nên các vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn chủ yếu là các tội phạm liên quan đến sở hữu tài sản của nhân dân, cơ quan, tổ chức, công dân trên địa bàn 10 phường, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng…). Từ năm 2006 đến năm 2010 đã xảy ra 19 vụ cướp, 17 vụ cướp giật; 24 vụ cưỡng đoạt tài sản; 87 vụ trộm cắp trên địa bàn phường; 15 vụ chống người thi hành công vụ và 29 vụ gây rối trật tự công cộng. Các đối tượng thường lợi dụng những sơ hở, chủ quan trong quản lý tài sản của nhân dân, du khách để hoạt động phạm tội. Đây là vấn đề khá nổi cộm, tạo dư luận và tâm lý không tốt trong quần chúng nhân dân, khách đến làm việc, kinh doanh, mua sắm, vui chơi giải trí làm ảnh hưởng đến môi trường xã hội chung của phường. - Về tình hình tệ nạn xã hội: Tình hình tệ nạn cờ bạc, ma tuý diễn ra tương đối đa dạng và phức tạp, từ năm 2006 đến năm 2010, Công an phường đã phát hiện, lập hồ sơ đề nghị xử lý 57 vụ việc về ma tuý, chủ yếu là các hành vi: mua bán và tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; 37 vụ việc về cờ bạc. - Về diện đối tượng thuộc diện quản lý của Công an phường (Biểu mẫu số 2) Tính đến tháng 12 năm 2010, toàn phường có 85 đối tượng thuộc diện quản lý, trong đó đối tượng sưu tra là 25 đối tượng (loại A: 16 đối tượng, loại B: 9 đối tượng); số đối tượng quản lý, giáo dục theo quy định của pháp luật là 28 đối tượng; 32 đối tượng hoạt động TNXH và loại khác. Số đối tượng có chiều hướng giảm rõ rệt (năm 2006 có tổng số 120 đối tượng thuộc diện quản lý, đến tháng 12 năm 2010 chỉ còn 85 đối tượng). Nguyên nhân là do Công an phường đã phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ và các đoàn thể, đơn vị dân cư làm tốt công tác giúp đỡ, cảm hoá, giáo dục đối tượng, dần loại các đối tượng ra khỏi diện quản lý trở về với cuộc sống cộng đồng; đồng thời xử lý nghiêm những đối tượng có hành vi vi phạm (như các đối tượng nghiện ma tuý, mại dâm đủ điều kiện đi các cơ sở chữa bệnh, trung tâm giáo dục lao động - xã hội hoặc xử lý hình sự…). 1.1.3. Tình hình phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc 11 Mặt trận Tổ quốc phường có 9 tổ chức thành viên là các tổ chức xã hội: Hội cựu chiến binh (10 chi hội với 635 hội viên), Hội phụ nữ (10 chi hội với 4210 hội viên), Đoàn thanh niên (10 chi đoàn với 3570 đoàn viên)… Các tổ chức này luôn phát huy tốt vai trò của mình trong mọi phong trào của địa phương như xây dựng đời sống văn hoá mới, phát triển kinh tế gia đình, là nòng cốt xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố, ban tự quản…phối hợp triệt để với Công an phường trong việc vận động, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, giáo dục cảm hoá tội phạm trong cộng đồng dân cư. Trong những năm qua, phát động phong trào quần chúng nhằm thực hiện Nghị quyết 09/CP của Chính phủ về Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, Công an phường đã duy trì và thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp với các đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh. Chủ động nắm tình hình, xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn, giữ gìn ổn định ANTT trong các ngày lễ lớn trong năm như dịp lễ Noel, Tết Nguyên đán, kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, ngày giải phóng đất nước 30/4, các hoạt động, chào mừng kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; bảo vệ các đoàn khách nước ngoài, khách cao cấp, quan khách lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đến thăm, làm việc tại địa phương. Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão năm 2011, Công an phường đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Ban bảo vệ dân phố phường xây dựng và phát “Thông báo phòng ngừa trộm cắp xe máy” đến từng hộ dân nhằm tuyên truyền, phổ biến về tình hình tội phạm trộm cắp xe máy, các phương thức thủ đoạn hoạt động của đối tượng, góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong những năm qua nhiều mô hình quần chúng tham gia giữ gìn ANTT đã được xây dựng và triển khai có hiệu quả trên địa bàn phường, điển hình như: “tham gia cảm hoá, giáo dục người lầm lỗi” tại Cụm dân cư Số 3, Số 6, Số 7; “xây dựng các tuyến đường tự quản” của các Chi hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên…đảm bảo đường phố thông thoáng vào các dịp lễ tết, các ngày kỷ niệm, 12 diễn ra trên địa bàn phường… Công an phường đã tham mưu cho UBND phường tổ chức 2 đội trật tự (Đội trật tự tại TTTM Vincom và tại Công viên Thống nhất) thường xuyên tuần tra, nhắc nhở, đảm bảo an toàn cho nhân dân, đôn đốc nhân dân trên địa bàn phường không lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, chấp hành trật tự giao thông đô thị, phát hiện đối tượng nghi vấn phạm pháp và thông báo kịp thời cho cơ quan Công an. Trên địa bàn phường có một ban bảo vệ dân phố với 10 tổ là 10 cụm dân cư gồm 85 thành viên được trang bị đầy đủ băng, biển hiệu và các phương tiện hỗ trợ khác để hoạt động. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của lực lượng Cảnh sát khu vực, ban bảo vệ dân phố thường xuyên tiến hành tuần tra, kiểm soát, phát hiện, nhắc nhở, xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật’ tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý, giáo dục đối tượng rất hiệu quả. Hàng đêm tổ bảo vệ dân phố của từng cụm dân cư cử một người tham gia tuần tra đêm với lực lượng Công an phường đảm bảo ANTT trên địa bàn phường. Qua công tác phát động phong trào, trong 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010 quần chúng nhân dân đã cung cấp 3210 tin liên quan đến ANTT giúp cho lực lượng Công an phường giải quyết được nhiều vụ việc kịp thời, đạt hiệu quả cao. 2. Thực trạng tình hình tội phạm ở một số địa bàn công cộng trọng điểm trên địa bàn phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 2.1. Tình hình chung về một số địa bàn công cộng trọng điểm Phường Lê Đại Hành là một trong những địa bàn trọng điểm về ANTT của quận Hai Bà Trưng, trên địa bàn phường có 3 địa bàn CCTĐ. Những nơi này thường tập trung một khối lượng lớn tài sản và lưu lượng người đông đúc nên bọn tội phạm và các phần tử xấu thường lợi dụng để hoạt động, thực hiện các hành vi phạm pháp, do vậy thường xảy ra nhiều vụ việc phức tạp về ANTT, bao gồm: - Công viên Thống nhất (hay còn gọi là Công viên Lê - Nin) là một trong những công viên lớn nhất ở Hà Nội. Có vị trí địa lý tiếp giáp với phố Trần Nhân Tông ở phía Bắc, phố Nguyễn Đình Chiểu ở phía Tây, đường Đại Cồ Việt ở phía 13 Nam và đường Lê Duẩn ở phía Đông. Được thành lập vào năm 1958, khi đó UBND thành phố Hà Nội có quyết định tái tạo khu vực xung quanh hồ Bảy Mẫu thành công viên cây xanh để làm nơi giải trí cho nhân dân Thủ đô và phát động toàn thể học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên, nhân dân bỏ hàng ngàn ngày công lao động công ích xây dựng công viên. Công viên Thống Nhất có diện tích khoảng 54 héc-ta, trong đó có 21 héc-ta mặt nước và 33 héc-ta mặt đất. Công viên được giao cho Công ty công viên cây xanh Hà Nội quản lý. Công viên Thống Nhất được bao bọc xung quanh bởi hàng rào sắt cao 2 mét sơn màu xanh lá cây. Công viên mở năm cửa ở bốn đường phố xung quanh: hai cửa lớn mở ở phố Trần Nhân Tông và đường Lê Duẩn, ba cửa nhỏ hơn ở đường Đại Cồ Việt, phố Nguyễn Đình Chiểu và ngã tư đường Đại Cồ Việt - Lê Duẩn. Công viên có hồ Bảy Mẫu nằm chính giữa, xung quanh được bao bọc bởi diện tích đất liền có trồng nhiều loại cây xanh và xây dựng khu vui chơi giải trí, khu tập thể dục. Riêng hồ Bảy Mẫu có hai bán đảo là bán đảo Gió ở phía Bắc và bán đảo Dừa ở phía Nam cùng hai hòn đảo là đảo Thống Nhất ở cổng chính đường Lê Duẩn và đảo Hòa Bình. Hằng ngày Công viên Thống Nhất tập trung một số lượng người đông đảo vào tập thể dục, vui chơi giải trí; do đó bọn tội phạm và những phần tử thường lợi dụng thực hiện hành vi phạm pháp như cướp, cưỡng đoạt, trộm cắp tài sản… ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT trên địa bàn phường. - TTTM VinCom ( Toà nhà Vincom City Tower ), địa chỉ 191 phố Bà Triệu Hà Nội thuộc Công ty Cổ phần Vincom là tháp đôi xây dựng độc lập. Có vị trí địa lý tiếp giáp với: phố Đoàn Trần Nghiệp ở phía Bắc, phố Thái Phiên ở phía Nam, phố Bùi Thị Xuân ở phía Đông và phố Bà Triệu ở phía Tây. Diện tích mặt bằng là 6.713m2, diện tích xây dựng: 4.500m2. Chiều cao 90,5m được xây dựng thành 23 tầng và 2 tầng hầm ,diện tích mỗi tầng hầm = 4.500 m2 là nơi để xe đạp, xe máy, đồng thời là nơi đặt trạm biến thế 1, trạm biến thế 2, máy bơm nước. 14 Tầng 1 có diện tích là 4.200 m2, từ tầng 2 đến tầng 5 mỗi tầng có diện tích là 4.450 m2. Từ tầng 1 đến tầng 5 là khối siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và Công ty chứng khoán. Tầng 6 có diện tích là 4.450 m2 được sử dụng làm khu chiếu phim gồm có 8 phòng chiếu, mỗi phòng có sức chứa từ 95 đến 257 người, có lúc tập trung đông người nhất tại khu vực chiếu phim khoảng 1.100 người. Từ tầng 7 đến tầng 23 được xây dựng chia thành 2 tháp đối xứng nhau qua trục nhà (toàn bộ tháp A là của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, toàn bộ tháp B là cho các Công ty thuê làm văn phòng). Từ tầng 7 đến tầng 21 mỗi tầng của một tháp có diện tích là 1.420 m2 để cho các Công ty thuê. Tầng 22, tầng 23 mỗi tầng của một tháp có diện tích là 1.300 m2 được sử dụng làm văn phòng của Công ty Vincom. TTTM Vincom có 70 văn phòng cho thuê (trong đó có 2 văn phòng do Đại sứ quán Na Uy và Ai Len thuê). Có 2.200 cán bộ nhân viên hàng ngày làm việc đi bằng các phương tiện ô tô của cơ quan gồm khoảng 70 xe, ô tô của cán bộ nhân viên khoảng 220 xe; xe máy của cán bộ công nhân viên: khoảng 1.950 xe. Có 800 nhân viên bán hàng thuộc 131 gian hàng hằng ngày đến làm việc đi bằng các phương tiện khoảng 600 xe máy và khoảng 150 xe đạp. Có 1 phòng là khu vực vui chơi giải trí Games tại tầng 5. Toà nhà Vincom thiết kế 2 tầng hầm để xe là B1 và B2, mỗi tầng có diện tích là 4.500 m2. Tầng B1 chứa 100 xe ô tô, tầng B2 chứa được 2000 xe máy. Hàng ngày có khoảng 4.000 lượt khách đến TTTM; ngày lễ, ngày tết khoảng 10.000 lượt khách đến TTTM để làm việc, giao dịch, mua sắm, vui chơi giải trí làm cho tình hình ANTT rất phức tạp, các đối tượng xấu lợi dụng hoạt động xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của quần chúng nhân dân. - Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch địa chỉ ở Số 2 Hoa Lư - Hà Nội. Có diện tích trên 1.200m2; trong đó có 2 tòa nhà chính, sân khấu biểu diễn ngoài trời; nhà kho để bảo quản hệ thống thiết bị chuyên dụng và sân được đổ bê tông phục vụ triển lãm. Trung tâm triển lãm VHNT Việt Nam có nhiệm vụ chính là tổ chức triển lãm 15 hoặc hội chợ triển lãm tổng hợp, chuyên đề, chuyên ngành, đa ngành thuộc lĩnh vực VHNT, chính trị, xã hội ở trong nước và nước ngoài theo kế hoạch của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch; tổ chức dịch vụ triển lãm cho các ngành, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tổ chức các lễ hội truyền thống và các dịch vụ văn hóa xã hội khác; tổ chức các hội nghị hội thảo chuyên đề, trao đổi nghiệp vụ về VHNT… Tổ chức của Trung tâm triển lãm VHNT Việt Nam gồm: Phòng hành chính tổng hợp, Phòng kế hoạch - tài chính, Phòng nghiệp vụ triển lãm, Phòng dịch vụ tổng hợp, xưởng thiết kế thi công triển lãm nhà triển lãm và ban bảo vệ. Trung tâm triển lãm VHNT Việt Nam thường xuyên tổ chức các kỳ cuộc, lễ hội cho nên tập trung đông số lượng người tham gia và tài sản có giá trị. Vì vậy, những phần tử xấu thường lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm pháp, ảnh hưởng xấu đến ANTT. Như vậy, ở những địa bàn CCTĐ trên thường xuyên tập trung rất đông người có nhu cầu giao dịch, làm việc, mua sắm, vui chơi giải trí, tham gia các, lễ hội, có tình hình ANTT diễn biến phức tạp. 2.2. Diễn biến hoạt động tội phạm ở một số địa bàn công cộng trọng điểm (biểu mẫu số 3) 2.2.1. Tình hình hoạt động tội phạm Qua khảo sát cho thấy tội phạm xảy ra ở những nơi CCTĐ trên địa bàn phường Lê Đại Hành rất đa dạng và phức tạp, bao gồm cả các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người; xâm phạm sở hữu; các tội phạm về ma túy; các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; các tội xâm trật tự quản lý hành chính. Số vụ việc phạm pháp hình sự xảy ra những địa bàn CCTĐ luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ việc phạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn phường, nhất là vào các ngày nghỉ lễ, thứ 7 chủ nhật. Nơi đây tập trung một số lượng lớn thanh 16 thiếu niên, người dân trong phường có cả những người ở nhiều nơi khác đến vui chơi, ăn uống, mua sắm, giải trí. Theo khảo sát tại biểu mẫu số 4 cho thấy chỉ trong 05 năm từ năm 2006 đến năm 2010 trên địa bàn phường Lê Đại Hành đã xảy ra 167 vụ phạm pháp hình sự ở những nơi CCTĐ, bình quân xảy ra 33,4 vụ/năm. Như vậy, số vụ phạm pháp hình sự ở những địa bàn CCTĐ bình quân hàng năm chiếm 45,53%, chiếm tỷ lệ tương đối lớn so với tổng số vụ phạm pháp hình sự diễn ra trên địa bàn phường. Năm 2006 số vụ phạm pháp hình sự ở một số địa bàn CCTĐ nhiều nhất, xảy ra 41/88 vụ (tổng số vụ phạm pháp hình sự trên toàn phường chiếm tỷ lệ 46,61%), năm 2007 xảy ra 37/83 (tổng số vụ phạm pháp hình sự trên toàn phường, chiếm tỷ lệ 44,57%), năm 2008 xảy ra 36/77 vụ (tổng số vụ phạm pháp hình sự trên toàn phường chiếm tỷ lệ 46,75%), năm 2009 xảy ra 29/65 vụ (tổng số vụ phạm pháp hình sự trên toàn phường, chiếm tỷ lệ 44,61%), 2010 xảy ra 24/55 vụ (tổng số vụ phạm pháp hình sự trên toàn phường, chiếm tỷ lệ 43,63%). Như vậy, số vụ phạm pháp hình sự ở những địa bàn CCTĐ qua các năm có xu hướng giảm, tuy nhiên lại chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số vụ phạm pháp hình sự trên toàn phường. 2.2.2. Kết quả công tác điều tra xử lý trên địa bàn. Hoạt động điều tra khám phá đối với các vụ phạm pháp hình sự ở một số địa bàn CCTĐ trên địa bàn phường Lê Đại Hành đã đạt được một số kết quả nhất định. Qua kết quả khảo sát trong 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010 cho thấy tỷ lệ điều tra khám phá hàng năm khá cao, đạt khoảng 75%. Mặc dù trong những năm gần đây công tác phòng ngừa, đấu tranh triệt phá đó đạt được những kết quả nhất định với số vụ khởi tố ngày có xu hướng giảm, tuy nhiên tình hình các vụ phạm pháp hình sự ở một số địa bàn CCTĐ vẫn diễn ra rất phức tạp về tính chất hành vi, phương thức thủ đoạn phạm tội, đặc biệt ngày càng xuất hiện nhiều ổ nhóm phạm tội có tính tổ chức, liên kết cao. 2.3. Đặc điểm tội phạm ở một số địa bàn công cộng trọng điểm. 17 2.3.1. Về cơ cấu tội phạm Phường Lê Đại Hành là địa bàn trọng điểm của quận Hai Bà Trưng, có tình hình ANTT phức tạp. Trong đó ở những địa bàn CCTĐ thường xuyên xảy ra các hành vi phạm tội, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm của toàn phường, và có diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều loại khác nhau. Trong cơ cấu tội phạm xảy ra ở địa bàn CCTĐ từ năm 2006 đến năm 2010, tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất xảy ra 57 vụ (chiếm 34,13%); tiếp đến là các tội phạm về cờ bạc xảy ra 26 vụ (chiếm 15,57%); tội cướp tài sản xảy ra 23 vụ (chiếm 13,77%); các tội phạm về ma túy xảy ra 19 vụ (chiếm 11,38%); các loại tội phạm khác cũng xảy ra nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Có cơ cấu tội phạm như vậy là do ở địa bàn CCTĐ thường xuyên tập trung đông người, lưu lượng người qua lại với tần suất lớn, những người tham gia thường lơ là, mất cảnh giác đã tạo điều kiện cho các đối thượng xấu lợi dụng để trộm cắp tài sản, ảnh hưởng xấu đến ANTT. 2.3.2 Về phương thức thủ đoạn hoạt động Do đặc điểm là địa bàn trung tâm của quận Hai Bà Trưng, có nhiều tuyến phố quan trọng chạy qua, nhiều cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn, nằm gần với nhiều trường đại học; mặt khác lại có nhiều địa bàn CCTĐ nổi tiếng do đó luôn có một lưu lượng lớn người dân trong phường và khách là người nơi khác tập trung ở những địa bàn CCTĐ để tìm hiểu, nghiên cứu, thăm quan, mua sắm, vui chơi giải trí. Cho nên các đối tượng thường lợi dụng sơ hở trong quản lý tài sản của người dân để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Ví dụ: Hồi 16h25’, ngày 12/1/2010, Công an phường tiếp nhận đối tượng Dương Văn Đông, sinh năm 1978, trú tại phường Phương Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội do bảo vệ TTTM VinCom và quần chúng nhân dân dẫn giải đến. Qua xét hỏi Đông khai nhận: lợi dụng sơ hở của một người khách là phụ nữ và con nhỏ đang đi dạo 18 và chụp ảnh tại khu vực TTTM VinCom, Đông đã cạy cửa xe ô tô của người khách lấy trộm 01 máy tính xách tay hãng Lenovo trị giá 12.000.000đ và 01 máy quay phim trị giá 7.000.000đ rồi bỏ chạy thì bị bảo vệ TTTM VinCom và quần chúng nhân dân phát hiện bắt giữ và giao nộp cho Công an phường. Hồi 01h30’, ngày 04/ 04/ 2010, Công an phường nhận được tin báo của bảo vệ Công viên Thống Nhất là có đối tượng cưa trộm gỗ sưa trong công viên. Qua công tác nắm tình hình và trao đổi với bảo vệ công viên, đến 1h55 cùng ngày, Công an phường đã kiểm tra hành chính và bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Hiệp, sinh năm 1983 trú tại phường Phúc Xá - Ba Đình - Hà Nội và Nguyễn Duy Thanh, sinh năm 1972, trú tại phường Cát Linh- Đống Đa- Hà Nội khi bọn chúng đang tiến hành tẩu táng tang vật. Qua xét hỏi chúng khai nhận vào hồi 01h05, ngày 04/04/2010, Hiệp lấy xe ô tô 12 chỗ mang biển kiểm soát 31A- 5081của cơ quan mang theo cưa và rủ Thanh vào Công viên Thống Nhất cưa trộm gỗ sưa đem bán. Hiệp đỗ xe ở cửa nhà Thuyền gần đường Đại Cồ Việt, Thanh cảnh giới. Hiệp vào cưa đổ cây sưa khu ven hồ, cách nhà Thuyền 60 mét. Khi chưa kịp mang ra ngoài thì bị bảo vệ phát hiện. Hiệp chạy về ngã tư phố Bà Triệu- đường Đại Cồ Việt, Thanh chạy về ngã tư đường Lê Duẩn - Đại Cồ Việt. Hiệp gọi điện cho em trai là Nguyễn Mạnh Hoan, sinh năm 1987 đến đưa áo cho Hiệp để tránh bi phát hiện và chở đến chỗ chiếc xe ô tô đỗ để mang xe về thì bị Công an phường kiểm tra bắt giữ. Công an phường đã lập hồ sơ chuyển cho Đội Cảnh sát ĐT TP về TTXH Công an quận Hai Bà Trưng giải quyết. - Một số đối tượng lợi dụng danh nghĩa bán hàng rong, đánh giày dạo để trộm cắp ví tiền, điện thoại di động và các tài sản có giá trị khác của những người mất cảnh giác. Thậm chí có những đối tượng cấu kết với nhau thành băng, nhóm, để đe dọa, cưỡng đoạt tài sản của khách. Ví dụ: Hồi 21h 15’ ngày 2/8/2009, anh Nguyễn Văn Ninh, sinh năm 1975 và anh Phạm Mạnh Hùng, sinh năm 1972, trú tại Phường Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội 19 đến Công an phường trình báo: Hai anh sau khi bàn bạc về chuyện ký kết hợp đồng làm ăn trong quán cafe Mộc ở phố Trần Nhân Tông, hai anh vào Công viên Thống Nhất đi dạo tiếp tục nói chuyện khi đi đến gần Đảo Gió thì có nam hai thanh niên đi đến một người mời hai anh đánh giày, một người giới thiệu với hai anh có mấy chiếc kính mắt mua ở nước ngoài về muốn bán. Khi đang nói chuyện qua lại thì có thêm 3 thanh niên nữa đi 2 xe máy đến dùng dao đe dọa hai anh và cướp đi 01 điện thoại di động NOKIA N70, 01 điện thoại di động SAMSUNG E520 và 3.550.000đ. Công an phường kết hợp với Đội Cảnh sát ĐTTP về TTXH Công an quận tiến hành truy xét nóng và đã bắt giữ 5 đối tượng đều nghiện ma túy và trả lại tài sản cho người bị hại. Các đối tượng khai nhận không có công ăn việc làm, bọn chúng lợi dụng trời tối, tổ chức trộm cắp và nếu có cơ hội thì sẽ cướp giật tài sản của ai mất cảnh giác như trên. - Một số chủ quán ở những địa bàn CCTĐ lợi dụng tâm lý “lạ nước, lạ cái” và ngại va chạm của khách đã thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản của khách bằng thủ đoạn ép giá, nâng khống hoá đơn thanh toán… Do vậy một số trờng hợp xảy ra xô xát, va chạm giữa chủ quán và khách, gây mất trật tự CCTĐ, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là hiện tượng đáng phê phán và cần xử lý nghiêm vì nó gây tâm lý e ngại, hoang mang cũng như tạo ấn tượng không tốt cho khách khi đến làm việc, thăm quan, mua sắm, vui chơi giải trí tại phường. Ví dụ: Hồi 13h10’ ngày 4/5/2008, nhận được tin báo của quần chúng, tại quán nước trong Công viên Thống Nhất nằm gần cổng lớn Đường Lê Duẩn đang xảy ra xô xát giữa chủ quán, nhân viên và khách tại quán, lực lượng Công an phường đã có mặt kịp thời, ngăn chặn không để sự việc tiếp diễn, tiến hành đưa cấp cứu 1 khách. Yêu cầu chủ cơ sở và 7 đối tượng có liên quan cũng như khách về trụ sở Công an phường giải quyết, chủ cơ sở Mai Thị Hồng khai nhận: đã tự ý nâng giá khi thanh toán cho khách, dẫn đến mâu thuẫn, to tiếng giữa hai bên. Sau đó Hồng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan