Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoạt động thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ...

Tài liệu Hoạt động thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong hệ thống an sinh xã hội tại ngọc hồi – huyện thanh trì – tp. hà nội hiện nay

.PDF
135
529
62

Mô tả:

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI tr-êng §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ------------------------------------- NGUYÔN H÷U QU¢N HO¹T §éNG THùC HIÖN CHÝNH S¸CH TRî GIóP CHO TRÎ EM Cã HOµN C¶NH §ÆC BIÖT TRONG HÖ THèNG AN SINH X· HéI T¹I X· NGäC HåI – HUYÖN THANH TR× – TP. Hµ NéI HIÖN NAY LUËN V¡N TH¹C SÜ C¤NG T¸C X· HéI Hµ Néi – 2013 1 §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI tr-êng §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ------------------------------------- NGUYÔN H÷U QU¢N HO¹T §éNG THùC HIÖN CHÝNH S¸CH TRî GIóP CHO TRÎ EM Cã HOµN C¶NH §ÆC BIÖT TRONG HÖ THèNG AN SINH X· HéI T¹I X· NGäC HåI – HUYÖN THANH TR× – TP. Hµ NéI HIÖN NAY Chuyªn ngµnh: C«ng t¸c x· héi M· sè: 60 90 01 01 LUËN V¡N TH¹C SÜ C¤NG T¸C X· HéI Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. NguyÔn ThÞ V©n H¹nh Hµ Néi – 2013 2 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và khảo sát thực địa, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ ngành Công tác xã hội. Trước hết, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh, người trực tiếp hướng dẫn và động viên tôi hoàn thành nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa đã tạo những ý tưởng ban đầu về đề tài cũng như giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn các Thầy,Cô trong Khoa Xã hội học,các Thầy, Cô trong Bộ môn Công tác xã hội cùng với các cộng tác viên trong quá trình nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và trợ giúp tôi hoàn thành Luận văn của mình. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả nghiên cứu Nguyễn Hữu Quân 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................9 2. Lược sử vấn đề nghiên cứu ...............................................................................10 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..............................................................................28 4. Mục đích và nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu ....................................................................29 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .......................................................30 6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................31 7. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................31 8. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................31 NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................36 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................36 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ..................................................................................36 1.1.1. Khái niệm công cụ ...................................................................................36 1.1.2 Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ...........................................40 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...............................................................................42 1.2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .................................................................42 1.2.2. Vài nét về hoạt động trợ giúp xã hội hiện nay đối với trẻ em .................42 1.2.3. Các nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt đang được hưởng trợ giúp .............54 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................56 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP Xà HỘI CHO TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TẠI Xà NGỌC HỒI VÀ NHẬN ĐỊNH CỦA NGƢỜI DÂN ...................58 2.1. Thực trạng triển khai chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em tại xã Ngọc Hồi ....58 2.1.1. Khái quát chung về quy trình triển khai trợ giúp xã hội cho trẻ em ........58 2.1.2. Thực trạng tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội hiện nay của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại xã Ngọc Hồi ..............................................................64 2.2. Nhận định của người dân về hiệu quả của các trợ giúp .................................78 2.2.1. Nhận định của người dân về các mức và tính hợp lý của trợ giúp .........78 4 2.2.2. Mục đích sử dụng các khoản trợ giúp xã hội của những gia đình được nhận trợ giúp .............................................................................................84 2.2.3. Mong muốn của người dân về cải thiện hiệu quả của các chính sách trợ giúp xã hội ....................................................................................................87 2.3. Nhận định của người dân về công tác xã hội .................................................92 2.3.1. Hiểu biết chung của người dân về công tác xã hội ..................................92 2.3.2. Nhận định về các vai trò nhân viên công tác xã hội có thể đảm nhiệm .................................................................................................................95 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................97 KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................99 1. Kết luận .............................................................................................................99 2. Khuyến nghị ....................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................103 PHỤ LỤC 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Số liệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ........................................................43 Bảng 1.2. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng trợ giúp xã hội ......................46 Bảng 1.3. Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em hiện nay ........................49 Bảng 1.4. Nhóm trẻ em và chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em hiện nay .............54 Bảng 1.5. Hệ số xác định mức trợ giúp xã hội theo Nghị định 13 cho từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt .........................................................55 Bảng 2.1. Đánh giá mức độ hiệu quả của trợ giúp đối với gia đình .........................85 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ cấp bậc nhu cầu theo Maslow .................................................................... 41 Hình 2.1. Lưu đồ quy trình thực hiện việc xét duyệt danh sách trẻ em nhận trợ giúp ........ 59 Hình 2.2. Sơ đồ sinh thái của những hộ khó khăn có trẻ em trong nhóm thụ hưởng tại xã Ngọc Hồi ........................................................................................................ 67 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nguồn thông tin về chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em ............................. 65 Biểu đồ 2.2. Khó khăn gặp phải trong quá trình xét duyệt để nhận trợ giúp ....................... 69 Biểu đồ 2.3. Đánh giá quy trình thủ tục để được nhận trợ giúp xã hội ................................ 70 Biểu đồ 2.4. Nguồn hỗ trợ khi vướng mắc về chính sách trợ giúp ...................................... 72 Biểu đồ 2.5. Mức trợ giúp xã hội mà trẻ nhận được ........................................................... 79 Biểu đồ 2.6. Đánh giá mức trợ giúp xã hội cho trẻ ............................................................. 82 Biểu đồ 2.7. Mục đích sử dụng trợ giúp .............................................................................. 84 Biểu đồ 2.8. Lý do của sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ ............................................................................................................. 88 Biểu đồ 2.9. Giải pháp tiếp tục cải thiện hiệu quả của chính sách trợ giúp ......................... 90 Biểu đồ 2.10. Tỷ lệ người dân biết đến công tác xã hội ...................................................... 93 Biểu đồ 2.11. Ý kiến của người dân về công tác xã hội ...................................................... 94 Biểu đồ 2.12. Công việc nhân viên công tác xã hội có thể đảm nhiệm ............................... 95 6 DANH MỤC HỘP THÔNG TIN Hộp 2.1. Minh chứng về một hộ nghèo ............................................................................... 66 Hộp 2.2. Một điển hình từ việc xác định hộ nghèo dựa trên tiêu chí chấm điểm bình xét..... 73 Hộp 2.3. Phát sinh từ việc hoàn thiện giấy tờ thủ tục .......................................................... 74 Hộp 2.4. Không nằm trong diện hộ nghèo nên không được nhận trợ giúp... ...................... 75 Hộp 2.5. Trích một số tiêu chí đánh giá về đặc điểm của hộ gia đình – Phiếu đánh giá B ....... 76 Hộp 2.6. Mong muốn của một hộ cận nghèo ....................................................................... 89 Hộp 2.7. Một số hiện tượng phổ biến… .............................................................................. 91 7 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội BVCS&GDTE : Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em CTXH : Công tác xã hội LĐ – TB & XH : Lao động – Thương binh và Xã hội Unicef : Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UBND : Ủy ban Nhân dân UBDSGĐ & TE : Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hệ thống an sinh xã hội đóng vai trò chủ đạo nhằm duy trì sự ổ n đinh và phát ̣ triể n của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, song song với quá trình phát triển kinh tế thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội đang từng bước được thực hiện. Đến nay, hệ thố ng an sinh xã hội quốc gia có thể chia làm 6 nhóm:(1) Chính sách thị trường lao động; (2) Chính sách bảo hiểm xã hội; (3) Chính sách bảo hiểm y tế; (4) Chính sách trợ giúp xã hội; (5) Chính sách, chương trình giảm nghèo; và (6) Chính sách phát triển hệ thống dịch vụ xã hội. Mỗi nhóm chính sách đều nhằm vào những nhóm cụ thể với mục tiêu hỗ trợ, trợ giúp khắc phục rủi ro, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và phát triển. Những nhóm yếu thế đang được quan tâm trợ giúp trong xã hội như: người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt [27, tr. 2] Đối với nhóm đối tượng là trẻ em, bao gồm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các chính sách an sinh xã hội đã hướng trọng tâm vào trợ giúp bằng nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức trợ giúp có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đến với trẻ em thông qua gia đình, người bảo trợ, hoặc thông qua cộng đồng nhằm đảm bảo thực hiện quyền và đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Đồng thời, các trợ giúp này cũng góp phần tạo ra môi trường sống an toàn để trẻ em được phát triển toàn diện. Đến nay, khung pháp lý bảo vệ và trẻ em đã có một hệ thống đáng kể các chính sách trợ giúp xã hội được xây dựng và đi vào hoạt động [7]. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu thực tế, chưa hỗ trợ được cho tất cả những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần cầu trợ giúp. Bên cạnh đó, các mức hỗ trợ cũng chưa mang lại hiệu quả thiết thực trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho trẻ [12]. Điều này không những chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em nói chung mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội. Hiện nay, hệ thống chính sách trợ giúp được xây dựng nhiề u tiế n bô ̣ và bước đầ u thể hiê n sự bao phủ khá toàn diện. Dù vậy, để các nhóm trẻ em có hoàn cảnh ̣ đặc biệt có thể tiếp cận và thụ hưởng một cách tối đa từ hệ thống trợ giúp thì vẫn còn là một quá trình dài. Công tác xã hội (CTXH) là một trong những ngành khoa 9 học và một nghề trợ giúp đặc thù có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp cho những cá nhân, nhóm, cộng đồng khó khăn vượt qua khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập xã hội. Một trong những đối tượng được CTXH hướng tới quan tâm đó là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đối với các nhân viên CTXH, nắm vững hệ thống chính sách, các dịch vụ xã hội hỗ trợ liên quan đến trẻ em là chìa khóa then chốt trong quá trình can thiệp, huy động nguồn lực trợ giúp đối với thân chủ của mình. Hiện nay, trong lĩnh vực bảo trợ cho trẻ em thì chưa có nhiều nghiên cứu mang tính khoa học về các chính sách trợ giúp xã hội liên quan. Bên cạnh đó, thông tin, nghiên cứu liên quan đến vấn đề này còn nhiều hạn chế dẫn tới khó khăn trong việc tiếp cận, tìm hiểu và ứng dụng trong thực tiễn một cách hợp lý. Từ các lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Hoạt động thực hiện chính sách trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong hệ thống an sinh xã hội tại xã Ngọc Hồi – Huyê ̣n Thanh Trì – Tp. Hà Nội hiê ̣n nay” để nghiên cứu. Nghiên cứu được đưa ra nhằm tìm hiểu, phân tích hoạt động của hệ thống chính sách trợ giúp hiện nay cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó, góp phần mang lại cái nhìn tổng thể tạo sự thuận lợi cho việc nắm bắt và tiếp cận hiệu quả hệ thống nguồn lực quan trọng trong việc trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng tại địa bàn nghiên cứu và góp phần bổ sung cho quá trình can thiệp, hỗ trợ trẻ em yếu thế nói chung của ngành CTXH. 2. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến trẻ em nhưng ở cấp độ vĩ mô, các nghiên cứu thường hướng tới ba đối tượng chính là trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật và trẻ em lang thang không nơi nương tựa. Đây là những nhóm trẻ được xếp vào nhóm có hoàn cảnh đặc biệt. Để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi tiến hành tổng hợp các đề tài nghiên cứu, trong đó có đề cập đến những vấn đề liên quan của việc thực hiện các chính sách trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Qua quá trình phân tích tổng quan tài liệu về vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chia thành các nhóm nghiên cứu chủ đạo như sau: Nhóm nghiên cứu tổng quát về các vấn đề liên quan đến chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em 10 Theo báo cáo“Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” vào năm 2010 do Unicef hợp tác với Chính phủ Việt Nam thực hiện được tiến hành trong 2 năm cho thấy những kết quả toàn diện về tình hình trẻ em ở nước ta trong nhiều mặt. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận dựa trên các nguyên tắc chính về quyền con người do đó phân tích đóng góp cho việc tìm hiểu tình hình trẻ em nam và nữ, nông thôn và thành thị, dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, trẻ em giàu và trẻ em nghèo hiện nay ở Việt Nam. Nội dung báo cáo đã bao quát, phân tích và nhận diện vấn đề trẻ em trên nhiều mặt, từ bối cảnh phát triển của Việt Nam cho đến bối cảnh và thể chế của quốc gia. Dựa trên cách tiếp cận quyền được sinh tồn và được chăm sóc sức khỏe nghiên cứu cho thấy được tình hình sức khỏe của trẻ em, sức khỏe bà mẹ và sức khỏe sinh sản, sức khỏe vị thành niên cùng những mối đe dọa đến sức khỏe trẻ em như căn bệnh thế kỷ, tai nạn thương tích, nguồn nước và vệ sinh. Phân tích tìm hiểu Quyền được học tập và Phát triển của trẻ em Việt nam thông qua thể chế giáo dục, đặc biệt nghiên cứu cũng quan tâm đến vấn đề giáo dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Trên khía cạnh quyền được tôn trọng và bảo vệ nghiên cứu chỉ ra những vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em cần được cơ quan chức năng và nhà nước bảo vệ. Đặc biệt, nghiên cứu còn tiếp cận dựa trên quyền tham gia của trẻ em trong bối cảnh kinh tế, văn hóa chính trị xã hội của nước ta qua các môi trường, gia đình, nhà trường và cộng đồng. Báo cáo phân tích khá toàn diện tình hình trẻ em nước ta năm 2010, từ cách tiếp cận dựa trên quyền, phân tích có nhiều những đóng góp quan trọng về mặt cung cấp những hiểu biết về tình hình trẻ em nước ta và những khuyến nghị để bảo vệ quyền trẻ em được hiệu quả. Cũng kết quả khảo sát của Bộ LĐ – TB &XH kết hợp với Unicef năm 2010 trong ”Báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em ở Việt Nam” đã đưa ra cái nhìn tổng thể về gánh nặng tai nạn thương tích cho trẻ em, xem xét các chiến lược phòng chống, và đưa ra khuyến nghị cho các vấn đề liên quan đến phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em tại Việt Nam. Tai nạn thương tích là vấn đề nổi cộm của y tế công cộng và cũng là vấn đề của sự phát triển. Trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đối tượng trẻ em bị tai nạn thương tích không 11 chủ định đang được xem xét để đưa vào được nhận trợ giúp trong hệ thống chính sách trợ giúp cho trẻ em. Đề tài nghiên cứu“ Những vấn đề cơ bản của trẻ em trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập – thực trạng và giải pháp” của Bộ LĐ – TB & XH, do TS. Nguyễn Hải Hữu làm chủ trì thực hiện tháng 12/2009 đã chỉ ra rằng trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, công tác BVCS&GDTE ở Việt Nam cũng gặp những khó khăn thách thức mới. Đó là vấn đề bất bình đẳng về cơ hội phát triển, về phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, về việc thực hiện một số quyền của trẻ em như quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được tham gia. Nhận thức rõ những thách thức và hạn chế nêu trên hay nói cách khác là các vấn đề cơ bản của trẻ em trong tương lai, để các gia đình, các cấp các ngành, các tổ chức trong phạm vi trách nhiệm của mình cần có những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề cơ bản của trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em phát triển toàn diện cả về nhân cách, thể lực và trí tuệ; phòng ngừa nguy cơ tụt hậu xa so với các nước trong khu vực Đông Á và thế giới. Nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề mang tính thực tiễn liên quan đến những vấn đề cơ bản của trẻ em trong giai đoạn 2001-2009, bất bình đẳng hay công bằng về cơ hội phát triển; sự biến đổi chức năng của gia đình trong việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; một số nguy cơ trong việc thực hiện chưa đầy đủ quyền của trẻ em và đặt ra nhu cầu về những vấn đề trên cho giai đoạn 2010 – 2020. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ LĐ – TB & XH “Các giải pháp hạn chế bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em” được thực hiện vào tháng 12/2009. Nghiên cứu thực hiện với hệ thống pháp luật, chính sách trong nước, quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực với phụ nữ và trẻ em; những phụ nữ, trẻ em bị bạo lực; thực trạng bạo lực gia đình, giải pháp hiện hành nhằm hạn chế bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em; kinh nghiệm quốc tế trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em. Nghiên cứu được thực hiện 3/2008 đến tháng 12/2009. Kết quả cho thấy bạo lực gia đình đang là một vấn đề xã hội bức xúc và đang diễn ra ở cả nông thôn và thành thị. Nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Đồng thời, kết quả chỉ ra rằng kinh tế nghèo nàn 12 cũng là một trong những yếu tố tác động khá lớn. Bạo lực gia đình đã xâm phạm quyền và làm tổn thương thể chất và tinh thần của trẻ em và phụ nữ. Trong thời gian qua, mặc dù nước ta đã có những hình thức can thiệp bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em tuy nhiên chưa thực sự có hiệu quả. Một trong những lý do đó là các hình thức can thiệp của xã hội với bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em còn thiên về hòa giải tình cảm, tính pháp lý chưa cao. Từ việc đánh giá thực trạng bạo lực gia đình, các biện pháp can thiệp, đề tài đã nghiên cứu và đề xuất hệ thống giải pháp từ vĩ mô tới trung mô và vi mô như hoàn thiện khung pháp lý, tác động nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, luật về Phòng chống bạo lực gia đình, hình thành hệ thống dịch vụ trợ giúp trong cộng đồng xã hội và giải pháp cải thiện kinh tế hộ gia đình qua xóa đói giảm nghèo. Đề tài “Xây dựng mô hình mạng lưới bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên dựa vào cộng đồng”của Bộ LĐ – TB & XH thực hiện tháng 12/2008 tập trung vào các văn bản, chính sách liên quan đến bảo vệ trẻ em, các cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, trẻ em trong nhóm tuổi chưa thành niên. Nghiên cứu chú trọng vào việc phân tích cơ chế, chính sách về bảo vệ trẻ em, thực trạng công tác bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, chủ yếu tại tuyến xã , phường, thôn bản. Ở các tỉnh trọng điểm đã hoặc đang tiến hành các thử nghiệm mô hình mạng lưới phục vụ công tác xây dựng chính sách bảo vệ trẻ em. Nghiên cứu đi sâu vào phân tích thực trạng của đối tượng trẻ em cần sự bảo vệ; chủ trương, chính sách về các đối tượng và giải pháp, các văn bản pháp qui liên quan đến cơ cấu, cơ chế bảo vệ trẻ em tại gia đình, cộng đồng; các báo cáo, nghiên cứu, chương trình dự án hiện hành; thực trạng mô hình bảo vệ trẻ em hiện có, kinh nghiệm, bài học; kinh nghiệm quốc tế; các đề xuất mô hình bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng, cơ chế phối hợp, thực hiện; các chinh sách, chương trình, dự án hiện tại liên quan đến bảo vệ trẻ em tại gia đình và cộng đồng; các điểm mạnh và khoảng trống; mối quan hệ giữa các dịch vụ bảo vệ trẻ em tại gia đình, cộng đồng với các dịch vụ chăm sóc thay thế, hiện trạng, những điểm mạnh, yếu, hạn chế, thách thức...Đối tượng nghiên cứu tập trung vào thực trạng đối tượng trẻ em cần sự bảo vệ; chủ trương, chính sách về các đối tượng và giải pháp; các văn bản pháp qui liên quan đến cơ cấu, cơ chế bảo vệ trẻ em tại gia đình và cộng đồng; 13 các báo cáo, nghiên cứu, chương trình dự án hiện hành; thực trạng mô hình hiện có; kinh nghiệm quốc tế. Nghiên cứu “Nguyên nhân bỏ học của trẻ em” của nhóm nghiên cứu Đặng Thị Hải Thơ (2010) đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu về vấn đề bỏ học của trẻ em trong giai đoạn 2000 – 2010. Báo cáo đã tổng hợp được nhiều nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề bỏ học của trẻ em và đưa ra được những số liệu thống kê mô tả về tình hình trẻ em bỏ học thông qua các cấp học, vùng kinh tế, và lứa tuổi. Báo cáo phân tích sâu về nguyên nhân bỏ học của trẻ em dựa trên cách tiếp cận về các nhân tố tác động, kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân dân đến tình trạng bỏ học của các em: đó là nguyên nhân từ phía gia đình, nhà trường, nguyên nhân từ cộng đồng xã hội và nguyên nhân từ chính bản thân trẻ. Nghiên cứu cũng tiếp cận nguyên nhân bỏ học theo khía cạnh vị trí địa lý trong đó được chia ra làm các vùng: nông thôn, thành thị và vùng dân tộc ít người. Nghiên cứu cũng phân tích những nỗ lực của chính phủ trong việc phổ cập giáo dục và hạn chế tình trạng trẻ em bỏ học. Với phương pháp phân tích tài liệu, nghiên cứu đã tổng hợp và phân tích được những tài liệu liên quan đến vấn đề bỏ học của trẻ em, từ những khía cạnh rời rạc báo cáo đã tổng hợp khá đầy đủ tình hình bỏ học của trẻ em và phân tích những nguyên nhân của tình trạng này. Tuy nhiên, do những nguồn tài liệu còn hạn chế báo cáo chưa chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của nhóm trẻ em yếu thế : trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật, trẻ bị nhiễm HIV. Kết quả nghiên cứu mang tính chất tổng hợp và mô tả chưa có sự đi sâu vào phân tích cụ thể thái độ, hành vi của những đối tượng liên quan. Nghiên cứu“ Tình hình lao động trẻ em thực trạng và giải pháp” của Bộ LĐ – TB & XH do TS. Nguyễn Hải Hữu làm chủ biên thực hiện vào năm 2010. Nghiên cứu đánh giá thực trạng về tình hình lao động trẻ em, đưa ra một số giải pháp phục vụ nhu cầu quản lý, hoạch định chính sách, xây dựng chương trình mục tiêu bảo vệ trẻ em và hạn chế tình trạng lao động trẻ em. Đối với những lao động trẻ trong một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các chính sách, luật pháp liên quan đến lao động trẻ em. Nghiên cứu chỉ ra rằng rất khó để xóa bỏ hoàn toàn tình trạng lao động trẻ em ở Việt Nam, vì trên thực tế trẻ em còn phải sống trong hoàn cảnh 14 khó khăn, gia đình thiếu thốn và không đủ điều kiện để sống, học tập và phát triển. Đối với Việt Nam, cần có một hệ thống pháp luật, chính sách đồng bộ, phù hợp và có hiệu lực. Trong giai đoạn vừa qua, với sự nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách, sự nỗ lực của các cơ quan lập pháp, hành pháp, nước ta bước đầu hình thành một hệ thống chính sách pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với pháp luật quốc tế. Tuy vậy, cũng còn nhiều vấn đề bất cập cần được sửa đổi, bổ sung và cần được cụ thể hóa cho việc thực thi được thuận lợi hơn. Đề tài “Xây dựng trang thông tin điện tử về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” của Bộ LĐ - TB & XH do TS. Hoàng Văn Tiến chủ nhiệm đề tài vào tháng 6 năm 2010 đã thiết kế, xây dựng và thử nghiệm Trang thông tin điển từ về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm chia sẻ các số liệu, dữ liệu, thông tin phục vụ cho việc quản lý Nhà nước, trao đổi thông tin về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Trẻ em. Nghiên cứu chủ yếu là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; hệ thống các tiêu chí thông tin về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các chỉ số, cơ sở dữ liệu thông tin về BVCS & GDTE đang được sử dụng trong hệ thống thu thập thông tin và thống kê hiện thời; tính tương thích của các chỉ số, dữ liệu thông tin trong quá trình số hóa và thiết kế Trang tin điện tử. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu về các thông tin về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thuộc chức năng của bộ, ngành quản lý. Cuốn sách ”Trẻ em gia đình xã hội” năm 2004 do Mai Quỳnh Nam chủ biên là tập hợp những nghiên cứu xã hội học về vấn đề trẻ em. Trong đó nội dung chính được chia làm ba phần, phần thứ nhất tác giả đề cập đến vấn đề trẻ em cần sự quan tâm của xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục, trong đó đáng chú ý là vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên; vấn đề lao động trẻ em trong các gia đình và tại các vùng dân tộc thiểu số. Cuốn sách đưa ra vấn đề Vai trò của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, gia đình là nền tảng của xã hội và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về giáo dục, thể chất, hành vi, tâm lý của trẻ. Cuốn sách cũng đề cập đến những khó khăn và giải pháp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đối tượng trẻ em đặc biệt mà tác giả đề cập đến bao gồm trẻ khuyết tật, trẻ giúp việc trong các gia đình thành phố, trẻ em đường phố và những vấn đề 15 tội phạm trẻ em. Cuốn sách có ý nghĩa quan trọng trong việc đóng góp những kiến thức xã hội học nghiên cứu về trẻ em, những nghiên cứu này mang sự quan tâm đậm chất quốc tế.. Trong nghiên cứu “Phân tích tình hình trẻ em của tỉnh An Giang” được thực hiện vào năm 2012 của Unicef. Đây là nghiên cứu Phân tích tình hình trẻ em ở tỉnh An Giang, một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tìm hiểu cũng như xác định sự bất bình đẳng và tính dễ bị tổn thương của hộ gia đình trong tỉnh ảnh hưởng tới tình hình trẻ em. Đồng thời đi sâu phân tích từng ngành và các nhóm quyền của trẻ em: Sức khỏe và sự sống còn của trẻ em, phát triển và giáo dục, bảo vệ và tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số hoạt động sau: Thứ nhất, triển khai đồn bộ các nỗ lực, thực hiện thắng lợi mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non để tạo tiền đề xây dựng một “văn hóa đi học” cho trẻ em các thế hệ tiếp sau; Thứ hai, ưu tiên tăng cường hỗ trợ và nâng cao hệ thống dạy nghề, tạo việc làm trên địa bàn cho lao động trẻ và học sinh mới tốt nghiệp. Theo số liệu Điều tra Dân số năm 2009, chỉ có 1,8 % dân số lứa tuổi trên 15 ở An Giang tốt nghiệp các trường dạy nghề. Trong khi đó 30 % dân số An Giang có độ tuổi từ 15 đến 29. Bên cạnh đó nghiên cứu chỉ ra chất lượng của các chương trình dạy nghề vẫn còn nhiều hạn chế và nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị sau: Cần nâng cao lợi ích cho các doanh nghiệp, công ty tư nhân để họ tham gia trực tiếp vào công tác đào tạo nghề, gắn nhiều hơn nữa các chương trình dạy nghề và tạo việc làm sau khi tốt nghiệp, nâng cao chất lượng của các lớp dạy nghề về phương pháp đào tạo, thời gian đào tạo cho phù hợp với các đối tượng đi học, mở rộng các hoạt động vay tín dụng để tạo việc làm trong các chương trình giảm nghèo. Nhóm nghiên cứu các vấn đề liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Nghiên cứu “Trẻ khuyết tật và các thể chế trợ giúp trong bối cảnh kinh tế xã hội quá độ”(Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội, 1999) do Bế Quỳnh Nga thực hiện, nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập tài liệu. Nghiên cứu đã tìm hiểu được tình hình trẻ em khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tác giả đã chỉ ra những phát hiện về những vấn đề xung quanh mối liên hệ giữa nhóm xã hội thiệt thòi này với các thể chế trợ giúp. Các thể chế giúp đỡ trẻ 16 khuyết tật được chia làm ba cấp độ: cấp độ nhà nước, cấp độ cộng đồng và nhóm dân cư và cấp độ gia đình. Nghiên cứu chỉ ra được trong thời điểm nghiên cứu, nhà nước chỉ có sự trợ giúp kinh tế ít ỏi cho người khuyết tật, trong bối cảnh đó thì sự trợ giúp của cộng đồng lại đóng vai trò quan trọng. Gia đình đóng vai trò chủ yếu trong việc trợ giúp người khuyết tật, nhưng trên 80% các gia đình người khuyết tật là gia đình nghèo, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trẻ khuyết tật trở thành gánh nặng do các gia đình không đủ khả năng chi trả cho vấn đề giáo dục và chữa bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra được những thể chế giúp đỡ trẻ khuyết tật trên các khía cạnh nhà nước, cộng đồng nhóm dân cư và gia đình, tuy nhiên nghiên cứu chưa có những dữ liệu định lượng để bổ trợ cho những thông tin định tính thu được. Đề tài “Phân tích tình hình chăm sóc sức khỏe tại trung tâm và các chương trình chăm sóc thay thế ở Việt Nam” được thực hiện ở cấp quốc gia trong tháng 7/2003 đã có nhiều phát hiện về việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nghiên cứu này được Unicef hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật, được thực hiện với sự hợp tác của Bộ LĐ - TB & XH. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan trước đó; sử dụng bảng hỏi gửi cho giám đốc của sở LĐ - TB & XH của 61 tỉnh thành, phỏng vấn nhóm với cán bộ của 10 trung tâm. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu một cách khái quát về hình thức chăm sóc tại các trung tâm và hình thức chăm sóc thay thế khác dành cho trẻ cần được bảo vệ đặc biệt. Dựa trên những hướng dẫn của Liên hợp quốc trong công ước về quyền trẻ em, nghiên cứu này nhằm hỗ trợ và khuyến khích chính phủ Việt Nam đưa ra các chính sách và xây dựng các chương trình và dành nhiều nguồn lực hơn nữa để hỗ trợ cho các hoạt động chăm sóc trẻ dựa vào gia đình và cộng đồng. Theo hướng này, nghiên cứu áp dụng kết hợp phương pháp môi trường bảo vệ với khuôn khổ dựa trên quyền của trẻ nhằm có những tiếng nói trong quá trình xây dựng các chính sách nhằm tiếp tục phát triển các hình thức chăm sóc khác ở Việt Nam thay thế cho hình thức chăm sóc tập trung tại các trung tâm. Nghiên cứu tập trung vào các chính sách và pháp luật xã hội hiện nay, các chính sách xã hội có liên quan và việc phân bổ ngân sách nhà nước và tiêu chí cho các chương trình chăm sóc tại các trung tâm và các chương trình chăm sóc thay 17 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi thế khác. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ quốc gia mà chưa đi sâu cụ thể vào từng đối tượng và nghiên cứu này cũng chưa thực sự hướng tới những trẻ em nghèo và trẻ em khuyết tật trong khi những trẻ em này lại là những đối tượng rất cần được nhận sự hỗ trợ để các em có được cuộc sống tốt và phát triển như bao trẻ em bình thường khác. Liên quan đến vấn đề của trẻ em khuyết tật, nghiên cứu “Ngân sách cho giáo dục hòa nhập của trẻ khuyết tật, ở cấp huyện” được nghiên cứu tại ba xã ở huyện Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm xuất bản năm 2003 do Ngô Huy Đức làm chủ biên. Với địa bàn nghiên cứu tại 3 trường tiểu học: Bình Dương 1, Bình Dương 2, Nguyễn Viết Xuân của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đề tài tập trung nghiên cứu nhóm trẻ khuyết tật đang ở độ tuổi đi học tiểu học tại ba xã ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Mục tiêu nhằm làm sáng tỏ các nguồn lực đặc biệt là các nguồn tài chính từ chính phủ, được chi tiêu (dù là gián tiếp hay trực tiếp) cho trẻ em, cũng như phân tích các khả năng cải thiện tính hiệu quả của các chỉ tiêu đó. Nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát cụ thể việc sử dụng ngân sách và các nguồn tài chính cho trẻ khuyết tật tại một số trường tiểu học có các lớp giáo dục hòa nhập. Nghiên cứu này trình bày ba vấn đề chính: Một là, phân tích và làm sáng tỏ vị trí của trẻ em, trẻ khuyết tật, trong quá trình hoạch định chính sách, đặc biệt là quá trình ngân sách cũng như quá trình phân bổ các nguồn lực ở VN. Hai là, thu thập các thông tin và hiểu biết chi tiết về quá trình ngân sách cũng như cơ cấu ngân sách giáo dục tại cấp huyện, với tiêu điểm là các khoản chi ngân sách liên quan đến giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Ba là, xác định và làm rõ mối liên hệ giữa ngân sách và chính sách liên quan đến quyền học tập của trẻ khuyết tật, cũng như các cơ quan có ảnh hưởng quyết định đến mối liên hệ này. Qua đó nghiên cứu cho thấy việc quản lý ngân sách chưa chặt chẽ. Hơn nữa, cấp huyện và xã đóng một vai trò rất nhỏ trong việc phân bổ ngân sách giáo dục – đào tạo, và vì vậy khả năng thích ứng với các ưu tiên giáo dục mới (như giáo dục trẻ khuyết tật) cũng không cao. Khả năng duy trì giáo dục hòa nhập, đòi hỏi các nguồn tài chính thích đáng, trước hết là tương ứng với khối lượng công việc của các giáo viên dạy học sinh khuyết tật. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về ngân sách 18 giáo dục cho trẻ em khuyết tật cấp Huyện mà chưa chú ý đến nhu cầu thực tiễn trong đời sống của trẻ. Năm 2003, Bộ LĐ - TB & XH thực hiện với sự hỗ trợ của Unicef đã nghiên cứu trẻ em khuyết tật ở Việt nam. Nghiên cứu được thực hiện tại 3 tỉnh thuộc ba vùng miền khác nhau: Phú Thọ (miền Bắc), Quảng Nam (Miền Trung), TP. Hồ Chí Minh (Miền Nam) với phương pháp nghiên cứu bao gồm cả định tính và định lượng. Kết quả thông tin thu được từ nguồn dữ liệu cho biết tỷ lệ khuyết tật ở nước ta trong giai đoạn này là 6.3% tổng số dân. Nghiên cứu cho thấy trẻ em khuyết tật vẫn sống trong những điều kiện nghèo đói, có tỷ lệ biết chữ và trình độ học vấn thấp, các trẻ được tiếp cận với cơ hội việc làm, nghề nghiệp rất hạn chế. Nghiên cứu cung cấp những dữ liệu tiềm năng về trẻ khuyết tật ở nước ta, tuy nhiên những dữ liệu thuđược chưa có sự phân tích, nguồn thông tinh định lượng cần được bổ sung để làm rõ số lượng và tình hình trẻ khuyết tật. Nghiên cứu “Trẻ em đường phố và các cơ hội can thiệp tại đầu đi (Trường hợp Tỉnh Thanh Hóa)” Do Trung tâm y tế công cộng và phát triển cộng đồng (CEPHAD) và Tổ chức bánh mỳ cho thế giới thực hiện vào năm 2006 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với 3 huyện: Huyện Quảng Xương; Huyện Hậu Lộc; Huyện Cẩm Thủy. Trong khuôn khổ dự án “Can thiệp nhằm ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em đường phố” kéo dài từ 2006-2008, Trung tâm y tế công cộng và phát triển cộng đồng mong muốn đóng góp công sức trong việc hạn chế tình trạng này ở cả đầu đi (Thanh Hóa) và điểm đến HN. Với mục tiêu dự án là: góp phần ngăn ngừa tình trạng trẻ em rời gia đình ra TP và tạo cơ hội cho chúng có kỹ năng sống tích cực, giúp các trẻ em trở về quê hương. Nghiên cứu này được thực hiện với các mục đích sau: Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng cuộc sống của nhóm trẻ em đường phố; khả năng các em hỗ trợ gia đình cùng với những khó khăn, nguy cơ gặp phải trong quá trình kiếm sống. Thứ hai, tìm hiểu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hồi gia của các em. Các yếu tố này không chỉ bao gồm những ý kiến của bản thân các em mà còn của thành viên gia đình và chính quyền sở tại. Thứ ba, đề xuất những giải pháp và chương trình can thiệp cho hoạt động của dự án. Đây là nghiên cứu định tính. Có 29 phỏng vấn sâu và 12 thảo luận nhóm đã được thực hiện với 19 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể có liên quan, các bậc cha mẹ và những em đang/ đã đi kiếm ăn đang có mặt trên địa bàn vào thời điểm diễn ra cuộc nghiên cứu. Nghiên cứu đã đi đến một số kết luận: Trẻ em di cư đến các đô thị lớn kiếm sống không chỉ là vấn đề của VN mà cả những nước đang phát triển khác, thông thường các em thuộc nhóm tuổi dưới 16. Các nghề mà các em thường làm cũng đa dạng: từ đánh giày, bán báo, ăn xin, cho đến làm thuê trong những cửa hàng giúp việc gia đình. Nghiên cứu đã tổng kết có các nguyên nhân chính sau: Điều kiện kinh tế; hoàn cảnh gia đình éo le và bạn bè rủ rê. Ẩn chứa đằng sau cuộc sống như vậy là những khó khăn, toan tính mà các em phải đối mặt hàng ngày trong đó bao gồm: nhà ở, thu nhập bấp bênh và thiếu sự bảo trợ của chính quyền đầu đến. Nhận dạng các nguy cơ: Thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động không được chính thức hóa dưới dạng văn bản. Vì vậy nếu có tranh chấp, xích mích trẻ em luôn là người yếu thế hơn. Hiện tượng bóc lột sức lao động trẻ em đang ngày càng phổ biến đối với người sử dụng lao động. Nghiên cứu này cho thấy sự xuất hiện của các hiện tượng như cờ bạc, hút thuốc... đã xuất hiện trong nhóm các em. Ở cấp độ cao hơn, trẻ em đường phố có thể nằm trong tầm ngắm của hiện tượng buôn bán người, khả năng hồi gia và những cản trở khác. Có thể khẳng định rằng các em và gia đình đều muốn trở về quê nhà làm việc. Bản thân các em khi trải nghiệm cuộc sống xa nhà cũng cho rằng “Không đâu bằng nhà mình”, ở đó trẻ có gia đình, người thân, bạn bè. Tuy nhiên các em lo lắng rằng việc tái hòa nhập của mình vào cộng đồng sẽ gặp nhiều khó khăn, một phần do nguồn lực hạn chế của địa phương, mặt khác, trình độ học vấn và chuyên môn hạn chế cũng có thể là trở lực của quá trình hồi gia. Một trở ngại khác có thể xảy ra do sự chênh lệch về trình độ phát triển văn hóa giữa đầu đi và đầu đến đặc biệt khi khoảng cách nông thôn và đô thị chưa được rút ngắn. Từ kết quả của nghiên cứu trên cho thấy Đảng và Nhà nước ta cần có những chính sách trợ giúp phù hợp và kịp thời cho trẻ em đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.” Báo cáo về “Trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng” được thực hiện vào tháng 11/2009 do Alison Dexter – Giám đốc nghiên cứu, Trần Liên Phương – Giám đốc quản lý khách hàng và chuyên viên nghiên cứu định tính, Iean 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan