Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thàn...

Tài liệu Hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng .

.PDF
85
123
114

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ TRẦN ĐỨC NGHĨA HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ TRẦN ĐỨC NGHĨA HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 8.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG VŨ HUÂN HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Ngô Trần Đức Nghĩa MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI ....................................................................................... 7 1.1. Khái quát lý luận về hội chợ thương mại .................................................... 7 1.2. Khái quát lý luận pháp luật về hội chợ thương mại................................... 18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...... 33 2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về hội chợ thương mại ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................................. 33 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về hội chợ thương mại tại thành phố Đà Nẵng .................................................................................................................. 49 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................... 62 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hội chợ thương mại ở Việt Nam hiện nay............................................. 62 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về hội chợ thương mại từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng............. 66 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang là xu thế nổi bật của nền kinh tế đương đại. Cùng với sự phát triển đó, Việt Nam cũng đã tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập với việc tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bên cạnh thuận lợi trong việc giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, song đi đôi với đó là nhiều thách thức đó là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp phải đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Chính vì vậy, Nhà nước phải tạo ra sân chơi cho các doanh nghiệp, thương nhân cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh và công bằng. Hội chợ thương mại là một khái niệm truyền thống có từ lâu đời, nhưng ở góc độ pháp lý, khái niệm này mới được hình thành trong các văn bản pháp luật nước ta trong những năm trở lại đây nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra của hoạt động thương mại, là một kênh giúp doanh nghiệp đem sản phẩm của mình ra thị nhằm quảng bá, tiếp thị và tìm kiếm khách hàng đối tác. Hội chợthương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức với mục đích giúp các doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu sản phẩm nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, kinh doanh đầu tư, chuyển giao công nghệ hoặc khảo sát mẫu mã, thị hiếu, tìm kiếm sản phẩm mới cũng như trưng bày, quảng bá sản phẩm của mình. Thực tế cho thấy, lợi ích từ các hội chợ thương mại mang lại không nhỏ. Người tiêu dùng khi tham quan hội chợ thương mại được doanh nghiệp giới thiệu, tư vấn sử dụng hàng hóa rõ ràng, được lựa chọn trực tiếp hàng hóa dựa trên tiêu chí chất lượng, mẫu mã và giá cả. Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, ghi dấu ấn về thương hiệu sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, tham gia hội chợ thương mại doanh 1 nghiệp được gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm đối tác kinh doanh, ký kết các hợp đồng. Bằng những chính sách khuyến mại, giảm giá, các doanh nghiệp có khả năng tăng doanh thu thông qua việc bán hàng tại hội chợ. Tuy vậy, không phải ở hội chợ, triển lãm nào, các doanh nghiệp cũng gặt hái được thành công như mong đợi, nhất là trong bối cảnh hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức rất nhiều như hiện nay. Thực tiễn hoạt động của hội chợ thương mại cũng cho thấy, vẫn còn nhiều tồn tại khi mà các quy định pháp luật về hội chợ thương mại chưa bắt kịp được sự phát triển nền kinh tế thị trường, do vậy mà các cá nhân và tổ chức đã lợi dụng những hạn chế đó để tư lợi cá nhân gây thiệt hại cho lợi ích người tiêu dùng. Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm kinh tế lớn của miền Trung Việt Nam với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Đây là điểm đến hấp dẫn của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh. Hoạt động hội chợ vì thế cũng rất phát triển đáp ứng được sự kỳ vọng của không ít nhà đầu tư mới, những nhà đầu tư tiềm năng nhằm đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, tạo niềm tin và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, thông qua thực tiễn tổ chức hoạt động hội chợ ở thành phố Đà Nẵng cũng cho thấy, vẫn còn tồn tại những vấn đề về mặt pháp luật cần được giải quyết và khắc phục để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện hơn pháp luật về hội chợ thương mại. Chính vì vậy, học viên chọn đề tài: “Hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để làm luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, hội chợ thương mại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế hội nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của các thương nhân và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Vì vậy, những quy định pháp luật về hội chợ thương mại sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo ra môi trường cởi mở, thông thoáng, đảm bảo 2 nhanh gọn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện hơn nữa giúp kích thích đầu tư, phát triển kinh tế. Hội chợ thương mại với tầm quan trọng của nó đã có không ít các công trình nghiên cứu pháp luật về hoạt động xúc tiến thương mại nói chung, pháp luật vềhội chợ thương mại nói riêng ra đời. Đặc biệt là gần đây khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã xuất hiện nhiều hơn các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến các công trình như: - Sách chuyên khảo “Pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Dung, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2007; - Luận án Tiến sĩ kinh tế với đề tài: “Hoàn thiện hoạt động xúc tiến nhằm thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU” của tác giả Đỗ Thị Hương, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2009; - Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh với đề tài “Pháp luật về hội chợ thương mại - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Phương Linh, Trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh, năm 2012; - Sách chuyên khảo: “Xúc tiến thương mại - lý luận và thực tiễn” của tác giả Lê Hoàng Oanh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2014. - Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về xúc tiến thương mại từ thực tiễn hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ”của tác giả Trần Thị Mai Hương, Khoa Luật, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2016; - Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện từ thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh”của tác giả Nguyễn Sơn Vũ, ngành Luật kinh tế, Trường Đại học Trà Vinh, năm 2018; - Bài “Quản lý hoạt động hội chợ, triển lãm cần bám sát thực tiễn” của Hoàng Mỹ Hạnh -https://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/301621023 quan-ly-hoat-dong-trien-lam-can-bam-sat-thuc-tien.html Có thể khẳng định rằng, đã có không ít những nghiên cứu đề cập tới hoạt động hội chợ thương mại với những góc độ tiếp cận khác nhau. Các nghiên cứu này đã trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra các mục tiêu, phương hướng, luận cứ khoa học cũng như các giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại - một trong những biện pháp xúc tiến thương mại, nhưng rất ít các công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện từ góc độ luật học pháp luật hội chợ thương mại ở nước ta hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài:“Hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” là cần thiết và không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay, từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của hội chợ thương mại với tư cách là một hoạt động xúc tiến thương mại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, thì luận văn cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về hội chợ thương mại như: Khái niệm, đặc điểm,chức năng và vai trò của hội chợ thương mại; khái niệm, đặc điểm và nội dung pháp luật về hội chợ thương mại; Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về hội chợ thương mại và thực tiễn hoạt động hội chợ thương mại theo pháp luật từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng; Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng 4 cao hiệu quả của hội chợ thương mại với tư cách là một hoạt động xúc tiến thương mại ở Việt Nam qua thực tiễn thành phố Đà Nẵng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễnpháp luật về hội chợ thương mại, hệ thống quy định pháp luật thương mại về hội chợ thương mại theo Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn, người viết chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật Thương mại năm 2005 về hội chợ thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật thương mại về hội chợ thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; về nhà nước và pháp luật. Luận văn còn được viết trên cơ sở vận dựng những quan điểm, cơ sở lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về đổi mới về xây dựng thể chế và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo kinh tế thị trường định hướng XHCN. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu: Phương pháp luật học so sánh: Được sử dụng để tham khảo kinh nghiệm về pháp luật điều chỉnh hoạt động hội chợ thương mại ở trong và ngoài nước; Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để luận giải cơ sở lý luận về khái niệm, nội dung, vai trò của pháp luật về hội chợ thương mại; Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống hóa lôgic và lịch sử: 5 Để làm rõ các quy định của pháp luật từ trước tới nay về quy trình tổ chức hội chợ thương mại, chỉ ra những bất cập của pháp luật và đề xuất hướng giải pháp khắc phục. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn nghiên cứu một cách tổng quan, có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về hội chợ thương mại, pháp luật về hội chợ thương mại; trên cơ sở đó làm rõ khái niệm, bản chất, nguyên tắc, nội dung, vai trò của hội chợ thương mại theo pháp luật thương mại Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã nghiên cứu thực trạng quá trình phát triển pháp luật về hội chợ thương mạiở Việt Nam hiện nay, kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về hội chợ thương mại của các nước để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của pháp luật về hội chợ thương mại ở nước ta. Luận văn là công trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng pháp luật về hội chợ thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bao gồm thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trên địa bàn, làm rõ những bất cập chủ yếu đang đặt ra của pháp luật về hội chợ thương mại ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hội chợ thương mại ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1:Những vấn đề lý luận pháp luật về hội chợ thương mại. Chương 2:Thực trạng pháp luật về hội chợ thương mại và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng. Chương 3:Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hội chợ thương mại từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát lý luận về hội chợ thương mại 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hội chợ thương mại Hội chợ thương mại là một khái niệm đã hình thành từ rất lâu. Khi xã hội phát triển đòi hỏi nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa diễn ra thường xuyên, liên tục. Để thuận tiện cho việc mua bán hàng hóa người ta quy định một số địa điểm cố định, nơi mà người mua và người bán được thực hiện việc trao đổi hàng hóa với nhau. Đó chính là “chợ”. Theo định nghĩa Từ điển Tiếng Việt 2003 của Viện Ngôn ngữ học thì:“Hội” là cuộc vui được tổ chức cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt như Hội mùa, Hội làng…[31]. “Chợ” là nơi cộng đồng để đông người đến mua bán vào những ngày, buổi nhất định, ví dụ như Chợ Bến Thành, Chợ Đồng Xuân…[31]. Hội chợ là việc tổ chức và trưng bày, giới thiệu hàng hóa của một địa phương, một ngành, một nước hoặc nhiều nước trong một thời gian nhất định[31], ví dụ: Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ Xuân, Hội chợ Quốc tế Quảng Châu…Hội chợ là nơi để các thương nhân tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm thế mạnh nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Như vậy, hội chợ gắn liền với bản chất là một giao dịch thương mại. Hội chợ còn là hoạt động mang tính chất định kỳ được tổ chức tại một địa điểm nhất định có quy mô và diện tích lớn, đây là nơi được tổ chức để thu hút lượng lớn người tiêu dùng đến tham quan, xem xét và mua bán sản phẩm. Khi tham gia hội chợ các thương nhân còn có cơ hội thực hiện được những 7 giao dịch mua bán hàng hóa, ký kết hợp đồngvới thương nhân, đối tác khác. Đây cũng là hoạt động gắn liền với việc quảng bá và tuyên truyền hình ảnh, thương hiệu cho các doanh nghiệp khi tham gia. a. Vậy hội chợ thương mại là gì? Luật Thương mại năm 2005 quy định về hội chợ, triển lãm thương mại như sau: “Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ”[4]. Theo Quyết định số 390TTg ngày 01/08/1994 thì “hội chợ thương mại” được hiểu là một loại hình hoạt động xúc tiến thương mại dưới hình thức một thị trường hoạt động tập trung trong một thời gian và địa điểm nhất định, trong đó các nhà sản xuất, kinh doanh trưng bày hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng thương mại và bán hàng tại hội chợ (kể cả bán hàng lưu niệm). Theo định nghĩa trên, hội chợ thương mại thực chất là một hình thức xúc tiến thương mại, là nơi tập hợp các cá nhân, tổ chức kinh doanh, các nhà sản xuất, đơn vị kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại tại một địa điểm nhất định (tầm 7 đến 10 ngày) nhằm giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, tạo cơ hội cho họ được tiếp cận, trao đổi, đàm phán ký kết hợp đồng. Trong hội chợ thương mại, các nhà trưng bày sản phẩm có thể bán hàng hóa tại chỗ để bù đắp một phần chi phí khi tham gia hội chợ. Việc định nghĩa về hội chợ thương mại còn rất nhiều, nhưng theo ý kiến cá nhân của học viên thì hội chợ thương mại được hiểu như sau: “Hội chợ thương mại là một hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức tại một địa điểm và thời gian nhất định.Trong hoạt động hội chợ thương mạimột công ty sẽ đứng ra làm chủ và tập hợp các công ty khác bỏ tiền ra mua lại các gian hàng cho riêng mình. Tại đây các thương nhân tổ chức các hoạt 8 động trưng bày, giới thiệu, mua bán và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ”. b. Đặc điểm của hội chợ thương mại Hội chợ thương mại là một hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, nên hội chợ thương mại có những đặc điểm sau: Trong hội chợ thương mại, địa điểm và thời gian thường không được quy định rõ ràng mà phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất từng cuộc hội chợ. Ví dụ: Địa điểm để tổ chức các hội chợ thương mại có quy mô vừa và lớn thường được diễn ra tại nơi có mặt bằng rộng lớn ở các khu đô thị, giao thông vận tải thuận tiện, cơ sở hạ tầng và an ninh tốt. Thời gian để tổ chức một cuộc hội chợ tầm 7 đến 10 ngày có thể dài hơn. Các cuộc hội chợ thương mại tổng hợp có thời gian dài hơn các cuộc hội chợ thương mại chuyên ngành. Đặc điểm này dùng để phân biệt hội chợ thương mại với các hình thức xúc tiến thương mại khác. Về chủ thể: Chủ thể của hoạt động hội chợ thương mại là thương nhân. Các hoạt động xúc tiến thương mại khác có thể do từng thương nhân độc lập tiến hành, còn đối với hội chợ thương mại là sự tham gia đồng thời của nhiều thương nhân trong cùng một khoảng thời gian và địa điểm cụ thể. Về cách thức tổ chức: Thương nhân có thể trực tiếp tổ chức tham gia hội chợ thương mại hoặc có quyền thuê một doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại đứng ra tổ chức. Trong trường hợp trên, thương nhân khi tham gia hội chợ thương mại phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Pháp luật. Nếu hội chợ thương mại được tổ chức tại Việt Nam, nếu muốn đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ thương mại, thương nhân phải được sự xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi diễn ra hội chợ thương mại. Nếu tổ chức tham gia hội chợ thương mại ở nước ngoài thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về 9 xuất khẩu hàng hóa, không được tự ý tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ thương mại ở nước ngoài. Khi tham gia hội chợ thương mại ở nước ngoài thương nhân bắt buộc phải làm hồ sơ đăng ký với Bộ Công Thương [13]. Đặc trưng chủ yếu của hội chợ thương mại là tiêu thụ sản phẩm chứ không chỉ đơn thuần là việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Ngoài việc trưng bày, quảng cáo sản phẩm, thương nhân có thể trực tiếp bán lẻ hàng hóa, sản phẩm của mình cho khách hàng hoặc tìm kiếm các cơ hội giao kết hợp đồng. Đối với triễn lãm thương mại thì ngược lại, việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm không nhằm mục đích bán sản phẩm mà chỉ để tìm kiếm cơ hội để giao kết các hợp đồng thương mại trong tương lai. Hội chợ thương mại có tính xác định về thời gian, địa điểm và nội dung. Đặc điểm này giúp phân biệt hội chợ thương mại với các hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ khác. Theo Điều 117 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hóa dịch vụ và tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hóa dịch vụ đó”. Theo quy định trên, việc trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ không bị giới hạn về địa điểm, thời gian và không gian. Vì vậy, khi thương nhân tổ chức hội chợ thương mại phải xác định tên, chủ đề của hội chợ thương mại, địa điểm và thời gian tổ chức hội chợ thương mại. Đây là điều kiện để tổ chức hội chợ thương mại. Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại do thương nhân thực hiện. Nếu các hoạt động xúc tiến thương mại khác có thể do từng thương nhân độc lập tiến hành thì hoạt động hội chợ thương mại có sự tham gia đồng thời của nhiều thương nhân tại cùng một địa điểm và thời gian nhất định. Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hoạt động hội chợ thương mại hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc có quyền thuê doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại đứng ra tổ chức. Văn phòng đại diện của thương nhân không được 10 phép tổ chức hội chợ thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại đứng ra tổ chức, tham gia hoạt động hội chợ thương mại cho thương nhân mà mình đại diện. Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại tại Việt Nam thay mặt mình tham gia hội chợ thương mại tại Việt Nam. Trường hợp thương nhân nước ngoài muốn tổ chức hội chợ thương mại tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải thuê thương nhân chuyên kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại tại Việt Nam thực hiện. Thương nhân có thể tổ chức hội chợ thương mại hoặc tổ chức hội chợ thương mại thông qua hợp đồng dịch vụ tổ chức hội chợ thương mại. Các chủ thể này khi đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ thương mại đều phải tuân thủ quy định của pháp luật về hội chợ thương mại. Nếu hội chợ thương mại được tổ chức tại Việt Nam thì phải được đăng ký và xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi diễn ra hội chợ thương mại. Nếu tổ chức hội chợ thương mại ở nước ngoài, thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại muốn tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ thương mại ở nước ngoài phải thực hiện đăng ký với Bộ Công thương. Thương nhân không kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại nếu muốn trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ thương mại ở nước ngoài thì phải thực hiện đúng các quy định về xuất khẩu hàng hóa và không được tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ thương mại tại nước ngoài[14]. Cách thức xúc tiến thương mại của hội chợ thương mại là quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bán lẻ hàng hóa và giao kết hợp đồng. Bán hàng tại chỗ được xem là một trong những đặc trưng cơ bản của hội chợ thương mại. Việc bán hàng của mình sản xuất trong nước tại hội chợ thương mại cũng như việc bán hàng hóa thông thường. Nó giúp các doanh nghiệp hạn chế các chi phí bỏ ra 11 khi tổ chức, tham gia hội chợ thương mại. Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khi tổ chức, tham gia hội chợ thương mại phải tuân thủ các quy định của cơ quan hải quan, xuất nhập khẩu, thuế và các nghĩa vụ khác. Đối với một số trường hợp, việc bán, tặng phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.1.2. Phân biệt hội chợ thương mại với các hình thức xúc tiến thương mại khác Theo quy định của pháp luật thương mại, thìhội chợ thương mại cũng là một hoạt động xúc tiến thương mại. Hội chợ thương mại hoạt động một cách tập trung tại một địa điểm và thời gian cụ thể nhằm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và tìm kiếm cơ hội ký kết hợp đồng dịch vụ. Hội chợ thương mại được phân biệt với các hoạt động xúc tiến thương mại khác ở các dấu hiệu cơ bản sau: Hội chợ thương mại được tổ chức với sự tham gia của nhiều thương nhân tại cùng một thời gian, địa điểm cụ thể. Còn các hoạt động xúc tiến thương mại khác có thể do cá nhân từng thương nhân độc lâp tiến hành. Cách thức xúc tiến của hoạt động hội chợ thương mại là trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, bán hàng hóa và giao kết hợp đồng. Trong khi đó các hình thức xúc tiến thương mại khác là việc dành cho khách hàng những lợi ích nhất định như khuyến mãi, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ. Ví dụ: Hoạt động xúc tiến thương mại bằng hình thức khuyến mãi, thương nhân sẽ dành cho khách hàng những lợi ích khác nhau như thử hàng mẫu không trả tiền, tặng hàng hóa không thu tiền, giảm giá… Các hình thức xúc tiến thương mại trên không tồn tại hoạt động mua bán hàng hóa và giao kết hợp đồng như trong hoạt động hội chợ thương mại. Các chủ thể khi tham gia hội chợ thương mại buộc phải xác định thời gian, địa điểm và nội dung cụ thể. Hội chợ thương mại được thực hiện tập trung tại một địa điểm, thời gian và đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có 12 thẩm quyền trước đó. Trong khi đó, các hình thức xúc tiến thương mại khác không cần phải xác định thời gian, địa điểm và nội dung. 1.1.3. Phân loại hội chợ thương mại a. Căn cứ theo vị trí địa lý (i) Hội chợ thương mại trong nước: Hoạt động hội chợ thương mại này được diễn ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Ở Việt Nam có thể kể tên các hội chợ thương mại trong nước nổi bật như Hội chợ Đồ gỗ và Trang trí Nội thất Việt Nam 2019 (Nhà thi đấu Phú Thọ, TP. HCM), Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao… (ii)Tổ chức hội chợ thương mại ở nước ngoài: Hội chợ thương mại được tổ chức ở nước ngoài bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tham dự được tổ chức bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Hội chợthương mại này có thể kể tên như Hội chợ thương mại và hợp tác kinh tế Trung – Việt tại Trung Quốc, hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar, hội chợ Quốc tế Alger tại Algeria… Việc tham dự các hội chợ thương mại ở nước ngoài giúp cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được nhiều tiến bộ khoa học – kỹ thuật cũng như thiết lập mối quan hệ giao lưu hợp tác lớn trên thế giới nhằm tìm kiếm cơ hội ký kết hợp đồng mua bán với các đối tác lớn, đặc biệt là các đối tác nước ngoài. Việc tham gia hội chợ thương mại ở nước ngoài tốn chi phí cao song đem lại nhiều hiệu quả to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, nhà nước luôn khuyến khích các thương nhân tổ chức, tham gia các hội chợ thương mại ở nước ngoài bằng cách hỗ trợ chi phí, cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả… (iii) Hội chợ thương mại địa phương: Hội chợ thương mại địa phương là loại hình xúc tiến thương mại được tổ chức trong phạm vi một tỉnh, thành phố hoặc một địa phương nào đó với sự tham gia của các doanh nghiệp tại địa phương đó nhằm khuyến khích phát triển kinh tế địa phương và hợp tác liên doanh. 13 Ví dụ: Hội chợ Công thương khu vực đồng bằng Sông Hồng – Ninh Bình 2019, Hội chợ Công nghiệp, thương mại Ninh Thuận 2019. b. Phân loại theo chu kỳ (i) Hội chợ thương mại định kỳ: Hội chợ thương mại định kỳ thường được tổ chức hàng năm vào một địa điểm và thời gian cụ thể. Đây là hội chợ thương mại có quy mô, tính chất lớn và có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế. Khách tham quan, mua sắm tại hội chợ thương mại chiếm số lượng lớn. Nơi đây còn là nơi gặp mặt đầy đủ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề trên cả nước và quốc tế. Vì vậy, nó luôn nhận được sự quan tâm lớn đến từ khách hàng và những nhà kinh doanh. Một số hội chợ thương mại định kỳ như: Hội chợ Xuân tháng 12, Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tháng 4, Hội chợ Quốc tế hàng Công nghiệp tháng 10… (ii) Hội chợ thương mại không định kỳ: Hội chợ thương mại không định kỳ làhoạt động thương mại thường được tổ chức rãi rác qua các năm và thường không được tổ chức lại trong những năm kế tiếp. Hội chợ được tổ chức ra nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp có nhu cầu về sản phẩm ở thị trường nhỏ, hẹp hơn như các địa phương, các ngành kinh tế… Hội chợ thương mại không định kỳ thường được tổ chức với quy mô nhỏ hơn so với hội chợ thương mại định kỳ. c. Căn cứ theo tính chất (i) Hội chợ thương mại tổng hợp: Với sự tham gia của nhiều thương nhân, các tổ chức doanh nghiệp trong nước và quốc tế nhằm quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm để phục vụ nhiều loại đối tượng khác nhau. Các mặt hàng chủ yếu trong hội chợ thương mại tổng hợp đa phần là hàng hóa công nghiệp và hàng tiêu dùng. Khách tham gia hội chợ thương mại cũng đa dạng bao gồm khách chuyên môn, khách tham quan nói chung thuộc các ngành, nghề khác nhau. Tại hội chợ thương mại tổng hợp hàng hóa được phân chia 14 theo vị trí, khu vực phù hợp với từng ngành hàng cụ thể. Ở nước ta hiện nay rất phổ biến loại hình hội chợ thương mại này vì dễ tổ chức, dễ tham gia, dễ dàng thâm nhập vào thị trường như Hội chợ Xuân, Hội chợ Thương mại, Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao… (ii) Hội chợ thương mại chuyên ngành: Hội chợ thương mại chuyên ngành là loại hình hội chợ thương mại tập trung chuyên giới thiệu, quảng bá cho một ngành công nghiệp hoặc một lĩnh vực sản xuất, dịch vụ nhất định như hội chợ ngành tin học điện tử, hội chợ ngành dệt may, hội chợ ngành cơ khí… Hội chợ thương mại ngành thường thu hút khách hàng đến từ các doanh nghiệp, nhà sản xuất đang quan tâm đến lĩnh vực là chuyên môn ngành của họ. Hoạt động này nhằm tạo cơ hội tiếp xúc giữa các doanh nghiệp đầu ngành với nhà kinh doanh của các công ty hay tập đoàn lớn. Còn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là cơ hội tốt để tìm kiếm các đại lý lớn, nhà phân phối lớn trên cả nước. Trên thế giới, hội chợ thương mại chuyên ngành thường là phổ biến hơn vì mang lại tính hiệu quả cao, nguồn lợi lớn như Hội chợ nội thất CIFF Quảng Châu 2019, Hội chợ thương mại ngành cơ khí PTC Asean 2019 tại Thượng Hải… (iii) Hội chợ thương mại dành cho người tiêu dùng: Đây là loại hình hội chợ thương mại thu hút lượng lớn khách tham gia vì hàng hóa trưng bày trong hội chợ này là những mặt hàng được dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, loại hình này không phù hợp với những nhà kinh doanh muốn tìm cho mình những đối tác lớn, các đối tác liên doanh. Hội chợ thương mại hàng tiêu dùng tập trung giới thiệu, quảng cáo lợi ích thực của sản phẩm, nhằm thu hút sự chú ý hơn và đẩy mạnh việc tiêu thụ loại hàng hóa đó trên thị trường. Các doanh nghiệp khi tham gia vào loại hình hội chợ thương mại này sẽ đạt được nhiều kết quả tốt nếu như có sự chuẩn bị chu đáo. Hội chợ thương mại loại này có thể kể tên như Hội chợ xúc tiến tiêu 15 dùng, Hội chợ Xuân.. d. Căn cứ theo quy mô (i) Hội chợ thương mại quy mô nhỏ: Là loại hình hội chợ thương mại được tổ chức với quy mô nhỏ, chỉ vài chục gian hàng và có thể được tổ chức tại một địa điểm như sảnh một khách sạn, hội trường... Đây là loại hình ít tốn chi phí nhưng đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển hệ thống phân phối, bán lẻ. (ii) Hội chợ thương mạiriêng của một nước hoặc một tổ chức (khối liên kết kinh tế, bộ, hiệp hội, công ty…): Là loại hình hội chợ thương mại tổ chức cho một địa phương, một quốc gia hay một tổ chức kinh tế có thể kể tên như hội chợ thương mại ASEAN được tổ chức năm 2002 tại Thái Lan và 2004 được tổ chức tại Việt Nam… 1.1.4. Chức năng và vai trò của hội chợ thương mại 1.1.4.1.Chức năng của hội chợ thương mại Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích tìm kiếm đối tác để ký kết hợp đồng, đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp đem lại nguồn thu cho hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, chức năng của hội chợ thương mại cũng đều nhằm phục vụ các mục đích trên. Các hoạt động hội chợ thương mại bao gồm các chức năng sau đây: Chức năng quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ: Tại hội chợ thương mại các nhà sản xuất luôn cung cấp cho người tiêu dùng những đặc điểm nổi bật về sản phẩm, thông tin sản phẩm, chỉ số chất lượng sản phẩm và những ưu điểm khác nổi bật của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường qua đó góp phần kích thích thị hiếu người tiêu dùng, tìm kiếm đối tác cũng như tiêu thụ hàng hóa. Chức năng cung cấp, thu thập thông tin kinh tế: Thông qua hoạt động hội chợ thương mại, thương nhân nắm bắt được thông tin về khả năng đáp ứng nhu cầu hàng hóa, dịch vụ, thông tin về máy móc, thiết bị công nghệ…Ngoài 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan