Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay...

Tài liệu Hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay

.PDF
90
216
82

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ HOÀNG HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ HOÀNG HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HỒ NGỌC HIỂN Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu “Hủy phán quyết Trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của luận văn này là kết quả của sự nỗ lực cố gắng, nghiêm túc tìm tòi và sáng tạo của riêng bản thân tôi cùng với sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học TS. Hồ Ngọc Hiển Tôi xin cam đoan, kết quả nghiên cứu của công trình hoàn toàn là kết quả nghiên cứu cá nhân mà tôi đã tiến hành trong thời gian được giao đề tài Luận văn. Trong công trình nghiên cứu này không hề có bất kỳ sự sao chép nào mà không có trích dẫn nguồn, tác giả. Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 8 năm 2019 Học viên Vũ Hoàng LỜI CẢM ƠN Công trình nghiên cứu “Hủy phán quyết Trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay” được hoàn thành, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi xin được gửi lời trân trọng cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Hồ Ngọc Hiển, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong quá trình tôi triển khai đề tài và viết luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng xét duyệt đề tài và đề luận văn đã góp ý giúp tôi hoàn thiện tốt hơn luận văn của mình và Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, Khoa Luật Học viện khoa học xã hội vì đã tạo những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và đảm bảo chất lượng Giảng viên cho chúng tôi trong quá trình theo học tại đây. Học viên Vũ Hoàng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI ....................................................................... 10 1.1. Khái quát về phán quyết trọng tài thương mại .................................. 10 1.2. Hủy phán quyết trọng tài thương mại ................................................ 19 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................. 26 2.1. Thực trạng pháp luật về hủy phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay .................................................................................... 26 2.2. Thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật về hủy phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay ............................................... 32 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................. 46 3.1. Phương hướng hoàn thiện .................................................................. 46 3.2. Giải pháp hoàn thiện .......................................................................... 50 KẾT LUẬN .................................................................................................... 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 67 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTDS Bộ Luật Tố tụng dân sự BLDS Bộ Luật Dân sự TNHH Trách nhiệm hữu hạn TAND Tòa án nhân dân VIAC VIAC là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ “Vietnam International Arbitration Centre”, tiếng Việt có nghĩa là “Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam”. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giải quyết tranh chấp dưới ảnh hưởng của gia đình, họ hàng, bạn bè, sử dụng tập quán và các mối quan hệ để giảm bớt tranh chấp và hy vọng tìm ra giải pháp khi phát sinh tranh chấp đã là hình thức quen thuộc trong xã hội Việt Nam từ rất sớm. Tuy nhiên, trọng tài với tư cách là một thiết chế được thừa nhận rộng rãi để giải quyết các tranh chấp cá nhân thì xuất hiện muộn hơn nhiều vào thế kỷ XIX, bởi vì tài liệu sớm nhất được tìm thấy là một quyết định của Toà Phúc thẩm Sài Gòn vào ngày 8/7/1889, trong đó công nhận một thoả thuận về việc lựa chọn một người nước ngoài làm trọng tài trong một vụ tranh chấp đất đai trong vụ Dương Thị Lành kiện Võ Văn Thụ [11]. Do những nguyên nhân của lịch sử, một số Bộ luật Dân sự và Tố tụng dân sự đã được ban hành ở ba miền của Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 và 3 thập kỷ đầu thế kỷ 20. Bên cạnh hệ thống tư pháp truyền thống, các toà án thương mại đã được thành lập ở các thành phố lớn của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn). Các quy tắc về trọng tài đã là một phần của các Bộ luật Tố tụng dân sự phức tạp. Tuy nhiên, các quy tắc này dường như không mấy tác động đến xã hội Việt Nam bởi vì thực dân Pháp kiểm soát hầu hết nền công nghiệp và thương mại, chỉ có một số ít người Trung Quốc làm môi giới trong lĩnh vực phân phối còn đa số người Việt Nam chỉ làm việc với tư cách là nông dân, thợ thủ công hoặc người bán hàng nhỏ ở các thành phố. Họ không có cơ hội biết đến khái niệm trọng tài. Trải qua nhiều thăng trầm cùng với mô hình kinh tế qua các giai đoạn lịch sử của đất nước sau khi giành được độc lập cho đến nay, chúng ta cũng chứng kiến sự tồn tại của Uỷ ban Trọng tài Ngoại thương và Uỷ ban Trọng tài Hàng hải (thành lập vào năm 1963 và 1964), tiếp đó là một hệ thống “trọng tài kinh tế”, theo mô hình pháp luật kinh tế của Liên Xô cũ đã được thành lập 1 từ quận huyện, tỉnh thành đến trung ương; mô hình Trung tâm trọng tài kinh tế theo Nghị định 116/CP ngày 05/09/1994 của Chính phủ; Trọng tài thương mại theo Pháp lệnh Trọng tài 2003 và Luật trọng tài thương mại 2010 (“Luật TTTM 2010”). Trong gần một thập kỷ qua, cùng với sự mở cửa nền kinh tế, các hoạt động thương mại ngày càng phát triển cả ở trong nước và ở phạm vi quốc tế. Để giải quyết tranh chấp về thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam đã ngày càng tín nhiệm trọng tài nhờ những ưu thế vượt trội của nó so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác. Khác với nhiều hệ thống pháp luật khác trên thế giới, Trọng tài thương mại là một tổ chức phi chính phủ song các quyết định và phán quyết của nó có khả năng cưỡng chế thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự ở Việt Nam mà không qua trình tự công nhận và cho thi hành của Tòa án. Sở dĩ có quy định này là do các nhà lập pháp Việt Nam đã thiết kế một thủ tục đặc biệt trong pháp luật về trọng tài thương mại – hủy phán quyết của Trọng tài thương mại. Theo thông lệ quốc tế, việc không công nhận và cho thi hành hoặc hủy phán quyết của Trọng tài thương mại chỉ được thực hiện dựa trên các căn cứ về hình thức, sự vi phạm các quy định về tố tụng trọng tài mà không dựa trên các căn cứ về nội dung. Nếu yêu cầu này không được đáp ứng, Tòa án sẽ trở thành cấp phúc thẩm của Trọng tài thương mại và sẽ phá vỡ nguyên tắc cơ bản của phán quyết của Trọng tài thương mại là chung thẩm và không thể kháng cáo. Mặc dù được biện minh với lý do các phán quyết của Trọng tài cần được giám sát, kiểm tra của Tòa án trước khi được thi hành, song các căn cứ để hủy phán quyết của Trọng tài thương mại ở Việt Nam bao gồm cả các căn cứ về hình thức lẫn nội dung. Bởi vậy, bản chất pháp lý của hủy phán quyết của Trọng tài thương mại của Tòa án là chủ đề tiếp tục cần được nghiên cứu, thảo luận, đánh giá… trong bối cảnh có nhận thức khác nhau từ phía các nhà lập pháp, Thẩm phán, các nhà khoa học pháp lý và giới thương nhân. 2 Điều cần nhấn mạnh là, trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Luật TTTM 2010 ra đời, tình trạng hủy phán quyết trọng tài (“PQTT”) ngày càng gia tăng. Điều này đã và đang làm xói mòn lòng tin của các thương nhân, của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ đối với việc giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mại mà còn ở hệ thống tư pháp ở Việt Nam. So với quy tắc tố tụng của các thiết chế trọng tài quốc tế, cũng như pháp luật về trọng tài của các nước, thì quy định pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam dành một số lượng điều khoản nhiều hơn cả để quy định về vấn đề huỷ quyết định trọng tài, từ các nguyên tắc huỷ quyết định trọng tài, cho đến thủ tục, trình tự huỷ quyết định trọng tài. Liệu có hay không những quy định của pháp luật Việt Nam đã và đang tạo ra sự tùy tiện trong việc hủy PQTT? So với pháp luật về hủy PQTT của các nước khác, pháp luật Việt Nam về vấn đề này có những bất cập như thế nào? Giải pháp nào để có thể hạn chế và giảm thiểu tình trạng hủy PQTT trong thời gian tới, nhằm một mặt đem lại lòng tin và sự yên tâm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi quyết định lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp về thương mại, mặt khác tạo sự tin tưởng để các doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn trọng tài Việt Nam làm cơ quan giải quyết tranh chấp từ các thương vụ có đối tác Việt Nam? Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về hủy phán quyết Trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Từ các vấn đề phân tích nêu trên, tác giả chọn “Hủy phán quyết Trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Ở nước ngoài, trong số các các công trình nghiên cứu về trọng tài, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng 3 tài và hủy PQTT, tiêu biểu có công trình của tác giả sau đây: - Công trình của tác giả Allan H. Goodman - Luật sư, Thẩm phán Cục Dịch vụ Chung của Hoa Kỳ, Ban Kháng án Hợp đồng – có tên gọi: “Kỹ năng cơ bản cho trọng tài viên mới” (NXB Solomon Publications 1975, tái bản năm 1985); - Công trình có tên gọi: “Law and Practice of International Commercial Arbitration” của 04 tác giả là Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackgary và Constantine Partasides (do NXB Sweet & Maxwell tại London xuất bản năm 1986, tái bản lần thứ 4 năm 2004); - Công trình nghiên cứu có tên gọi: “Choice of law in international commecial arbitration” của tác giả Okezi Chukwumerjie (NXB Quorum Books, Westport 1994); công trình của các tác giả Mark Huleatt-James, Nicolas Gould, Phillip Capper có tên gọi: “International Commercial Arbitration: a handbook” (NXB LLP London 1996); năm 2009, -Công trình của tác giả Gary B. Born có nhan đề: “International commercial arbitration”, bao gồm 02 phần: Phần thứ nhất nghiên cứu về lịch sử hình thành trọng tài TMQT và phần thứ hai phân tích về hoạt động giải quyết các tranh chấp về hợp đồng quốc tế của trọng tài quốc tế, trong đó nhấn mạnh về thủ tục tố tụng khi tranh tụng tại các tổ chức trọng tài TMQT. Bên cạnh các công trình nghiên cứu kể trên, còn có rất nhiều tác giả, nhà nghiên cứu pháp luật đã có những bài viết đăng trên các tạp chí liên quan đến vấn đề hủy PQTT. Có thể kể đến công trình: “Trọng tài và Toà án quốc gia – Xung đột và hợp tác: Mối quan hệ đang thay đổi giữa Toà án quốc gia và trọng tài thương mại quốc tế” (Arbitration and National Courrts: Conflict and Cooperation: The Changing Relation of National Courrts and International Commercial Arbitration) của 02 tác giả W. Michael Reisman và Heide Iravani đăng trên Tạp chí Hoa Kỳ về Trọng tài quốc tế (The American Review of International Arbitration) năm 2010; Công trình: Nơi 4 giao nhau giữa tính hợp pháp và quyền năng trọng tài (At the crossroads of ligitimacy and arbitral autonnomy) đăng trên Tạp chí Hoa Kỳ về Trọng tài quốc tế (The American Review of International Arbitration) năm 2005 của tác giả Thomas E. Carbonneau; liên quan đến pháp luật Châu Á về vấn đề hủy PQTT, năm 2001, tác giả Li Hu có bài viết với nhan đề “Hủy phán quyết trọng tài ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” (Setting Aside an Arbitral Award in the People's Republic of China) đăng trên Tạp chí Hoa Kỳ về Trọng tài quốc tế (The American Review of International Arbitration)… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đã phân tích một cách tổng quan về hoạt động tố tụng trọng tài, hủy PQTT cũng như công nhận và thi hành PQTT. Tuy nhiên, các bài viết này chỉ nghiên cứu hủy PQTT như một bộ phận trong các công trình nghiên cứu chung về trọng tài mà chưa nghiên cứu vấn đề này một cách độc lập cũng như chưa đề ra được cách giải quyết cụ thể trong trường hợp một bên không thiện chí thi hành PQTT, cố tìm cách yêu cầu hủy phán quyết. Mặc dù vậy, đây là các tài liệu rất quý, giúp cho tác giả Luận văn có cơ sở tham khảo để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hủy PQTT, cũng như các quy định của pháp luật về hủy PQTT nhằm thực hiện Luận văn này. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về hủy PQTT không có nhiều. Tuy vậy, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Bài viết của tác giả Dương Thanh Mai “Mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Trọng tài” đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12 năm 1997; bài viết của tác giả Dương Đăng Huệ “Trọng tài kinh tế phi chính phủ ở Việt Nam: Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nó” đăng trên Thông tin Khoa học pháp lý (Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp) số 5 năm 1999; bài viết của tác giả Nguyễn Am Hiểu có nhan đề “Một số đặc điểm của 5 pháp luật Trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5 năm 1997… Các bài viết của tác giả Đỗ Văn Đại, cụ thể: bài viết tham luận Hội thảo “Hủy phán quyết trọng tài ở Việt Nam” vào năm 2015; bài viết “Hủy phán quyết trọng tài ở việt Nam: bất cập và hướng hoàn thiện”, trình bày trong Kỷ yếu tọa đàm “Hủy phán quyết trọng tài” ngày 20 tháng 01 năm 2015 do Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức cùng Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và TAND Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, đáng lưu ý có Luận án tiến sĩ của Phan Thông Anh, “Hủy phán quyết Trọng tài”, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2016. Trong công trình này, tác giả cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hủy PQTT và nêu ra những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về hủy PQTT cùng những vướng mắc trong quá trình áp dụng, Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về hủy PQTT và đưa ra những kiến nghị nhằm hạn chế và giảm thiểu tình trạng hủy PQTT tại Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là, từ việc khảo sát các công trình kể trên vẫn còn khoảng trống trong nghiên cứu về hoàn thiện khung pháp luật về Trọng tài thương mại nói chung, về hủy PQTT thương mại nói riêng trong bối cảnh: xu thế đẩy mạnh sự phát triển của trọng tài thương mại ở Việt Nam, Trọng tài chiếm một tỷ lệ cao trong số các phương thức giải quyết tranh chấp song số vụ việc giải quyết ở trọng tài không hiệu quả, kéo dài hơn so với Tòa án, tỷ lệ hủy PQTT thương mại ngày càng tăng và do đó dần làm mất niềm tin trong mắt khách hàng [45]. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hủy phán quyết trọng tài thương mại; phân tích, đánh giá thực trạng các 6 quy định pháp luật và thực tiễn hủy phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay và để từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hủy phán quyết trọng tại thường mại ở Việt Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hủy phán quyết trọng tài thương mại; - Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về hủy phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay; - Phân tích, đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật về hủy phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay; - Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hủy phán quyết trọng tài thường mại ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến hủy PQTT, đặc biệt là nguyên nhân thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ hủy PQTT, trình tự, thủ tục hủy PQTT và hệ quả pháp lý của việc hủy PQTT. Luận văn cũng phân tích các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia khác về hủy PQTT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn, nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung phân tích các vấn đề sau đây: (i). Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân hủy PQTT; (ii). Căn cứ hủy PQTT; (iii). Trình tự, thủ tục hủy PQTT; 3 (iv). Hệ quả pháp lý của việc hủy PQTT. Về không gian, Luận án tìm hiểu các quy định của pháp luật một số nước theo Common Law và Civil Law về hủy PQTT và các tài liệu của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) 7 Về thời gian, khi đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về hủy PQTT, Luận án lấy mốc từ năm 2010 - năm Việt Nam ban hành Luật trọng tài thương mại cho đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn dựa theo quan điểm biện chứng và duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng, của Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê. Tùy từng chương, mỗi phương pháp sẽ được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác hoặc được sử dụng với vai trò chủ đạo phù hợp nội dung nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Luận văn góp phần hoàn thiện hơn về nhận thức và pháp luật về hủy phán quyết trọng tài thương mại. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho giới luật học, doanh nghiệp, phục vụ và đáp ứng nhu cầu hiểu biết pháp luật về trọng tài cho các nhà kinh doanh, giúp họ tin tưởng và sử dụng một cách thường xuyên phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Các kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về Trọng tài thương mại tại các cơ sở đào tạo khoa học pháp lý tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hủy phán quyết trọng tài thương mại trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hủy phán quyết trọng tài thương mại 8 Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về hủy phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hủy phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới. Kết Luận Danh mục tài liệu tham khảo 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về phán quyết trọng tài thương mại 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của phán quyết trọng tài thương mại Khái niệm phán quyết trọng tài thương mại Hơn lúc nào hết, tranh chấp và giải quyết tranh chấp đang là vấn đề “nổi cộm” của nền kinh tế thế giới hiện nay. Có thể khẳng định như vậy bởi lẽ quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, trong điều kiện đó mỗi quốc gia không thể đứng ngoài, tự tách mình khỏi quá trình hội nhập quốc tế. Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, sản phẩm làm ra của mỗi tập đoàn không còn bó buộc trong một phạm vi và lãnh thổ nhất định, mà được gắn kết với nền kinh tế toàn cầu. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ cùng với đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất, kinh doanh không những nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phục vụ, mà còn mở rộng hợp đồng với rất nhiều đối tác. Quá trình liên doanh, liên kết, mở rộng hợp đồng, sự phát sinh ngày càng nhiều các quan hệ tư tất yếu sẽ nảy sinh những vấn đề tranh chấp. Sự ra đời của trọng tài như là một hệ quả tất yếu trong việc đa dạng hoá các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Pháp luật hoàn toàn cho phép các nhà kinh doanh, các cá nhân, tổ chức có quyền được lựa chọn mô hình mà mình yêu thích để giải quyết những tranh chấp phát sinh. Chính điều này đã tạo cơ sở cho sự ra đời của các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR), mà phương thức có vị trí quan trọng nhất trong số đó là giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Do đó, ở các nước trên thế giới, ngoài toà án, đều có một cơ quan tài phán khác là trọng tài. 10 Bản chất phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là nhanh gọn, bảo mật, phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm... Giám đốc Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) khu vực châu Á khuyến cáo: Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ làm ăn với các nước trên thế giới, là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một sân chơi mà vấn đề tranh chấp thương mại diễn ra thường xuyên thì ngay từ lúc này, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một cái nhìn nghiêm túc về những ưu thế của trọng tài thương mại. Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010, một quyết định của Hội đồng trọng tài chỉ được coi là phán quyết trọng tài (PQTT) khi nó chứa đựng hai yếu tố: (1) Quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp; và (2) Quyết định này dẫn đến chấm dứt tố tụng trọng tài. Bên cạnh đó, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên là một trường hợp đặc biệt cần lưu ý. Theo điều 58 Luật TTTM 2010, trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên vẫn được quyền yêu cầu HĐTT tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Một thỏa thuận như vậy sẽ được ghi nhận bằng biên bản hòa giải thành của các bên là chung thẩm và có giá trị như PQTT. Như vậy, phán quyết trọng tài bao gồm quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên của Hội đồng trọng tài và phán quyết trọng tài của Hội đồng trọng tài. Tổng hợp những phân tích trên, có thể định nghĩa: “PQTT là quyết định cuối cùng của HĐTT giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp được nêu trong đơn kiện, làm chấm dứt tố tụng trọng tài, và có giá trị chung thẩm ràng buộc đối với các bên theo luật định” Đặc điểm của phán quyết trọng tài thương mại Thứ nhất, PQTT giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp được nêu trong đơn kiện (bao gồm đơm kiện của nguyên đơn và đơn kiện lại của bị đơn). 11 Theo khoản 2, Điều 30 của Luật TTTM, nội dung của một đơn khởi kiện tại Trọng tài thương mại bao gồm: a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp; d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có; đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp; e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên. Cũng cần nhấn mạnh là, bên cạnh việc gửi bản tự bảo vệ theo Điều 35, bị đơn của vụ kiện cũng có quyền khởi kiện lại nguyên đơn về những vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp theo Điều 36 Luật TTTM 2010. Điều đó có nghĩa là, khi ra PQTT, HĐTT phải giải quyết đầy đủ, đúng yêu cầu của các bên. Trong trường hợp HĐTT ra PQTT vượt quá yêu cầu của các bên thì sẽ khiến cho phán quyết có nguy cơ bị hủy do HĐTT đã vượt quá thẩm quyền hoặc bỏ sót một hoặc một số yêu cầu của các bên trong phán quyết thì các bên có thể yêu cầu HĐTT ra phán quyết bổ sung (theo quy định tại khoản 4 điều 63 LuậtTTTM 2010). Thứ hai, PQTT là kết quả của tố tụng trọng tài và là cơ sở pháp lý chấm dứt tố tụng trọng tài Sau khi PQTT được tuyên thì HĐTT hoàn thành nhiệm vụ giải quyết tranh chấp của mình theo luật định và tố tụng trọng tài chấm dứt. Theo đó, ngoài việc sửa những lỗi kỹ thuật (chính tả, số liệu…), HĐTT không thể thay đổi nội dung quyết định của họ trong PQTT. Những vấn đề đã được quyết định bởi PQTTsẽ không trở thành đối tượng xét xử của bất kỳ cơ quan tài phán nào, trừ trường hợp PQTT bị hủy bởi Tòa án theo luật định; Thứ ba, PQTT là chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày ban hành và có giá trị bắt buộc với các bên. 12 Điều 61 khoản 5 Luật TTTM 2010 quy định “PQTT là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành”. Điều đó có nghĩa là PQTT có giá trị hiệu lực thi hành ngay và không thể xem xét lại theo các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm như các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân. PQTT có giá trị pháp lý bắt buộc với các bên. Đặc điểm này bắt nguồn từ bản chất của hoạt động Trọng tài là nhân danh ý chí tối cao và quyền lực các bên trao cho để giải quyết tranh chấp. Nguyên tắc này chỉ được thể hiện bằng quy định: Tố tụng trọng tài là tố tụng một cấp, phán quyết là chung thẩm, các bên không có quyền kháng cáo. Các bên chỉ có quyền yêu cầu Toà án huỷ quyết định trọng tài trong những trường hợp rất hạn chế và Toà án trong trường hợp này không được quyền xét xử lại vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra tính hợp pháp của quyết định Trọng tài. 1.1.2 Nội dung, hình thức, thời hạn thi hành phán quyết trọng tài thương mại Theo thông lệ trọng tài quốc tế, khi đưa tranh chấp ra trọng tài, các bên cam kết thi hành phán quyết không chậm trễ và được xem như đã từ bỏ quyền kháng cáo của mình dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi phán quyết là chung thẩm, tức phán quyết đã giải quyết chung cuộc các vấn đề và ràng buộc các bên. Tất cả phán quyết đều là chung thẩm và ràng buộc nếu không có yêu cầu hủy phán quyết. Tuy nhiên, thuật ngữ phán quyết chung thẩm thường được sử dụng chỉ những phán quyết mà ở đó, nhiệm vụ của hội đồng trọng tài đã hoàn thành. Tùy thuộc vào một số trường hợp ngoại lệ nhất định, bằng việc ra phán quyết chung thẩm, hội đồng trọng tài đã hết trách nhiệm. Điều này sẽ dẫn đến những hệ quả quan trọng. Sự phân biệt giữa một “Phán quyết” và “Lệnh” có lẽ không đơn giản như việc đọc tiêu đề mà HĐTT gán cho văn bản đó. Tòa án phúc thẩm Paris và tòa án Liên bang Mỹ đã phân loại một số quyết định trọng tài mà HĐTT đặt tiêu 13 đề là “Lệnh” vào nhóm “Phán quyết”. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các phán quyết trong quá trình hủy hoặc công nhận và cho thi hành tại các tòa án quốc gia [2] Không hội đồng trọng tài nào được trông đợi là có thể đảm bảo phán quyết của mình sẽ được thi hành tại bất kỳ quốc gia nào thắng kiện lựa chọn để thi hành phán quyết. Tuy nhiên, hội đồng trọng tài phải nỗ lực hết sức để phán quyết có thể thi hành được. Để hội đồng trọng tài đạt được tiêu chuẩn hành động, ban hành một phán quyết trọng tài có thể được thi hành trên phạm vi quốc tế, hội đồng trọng tài phải đảm bảo rằng mình có thẩm quyền đối với tất cả các vấn đề được đệ trình tới mình. Hội đồng trọng tài cũng phải tuân thủ mọi quy tắc tố tụng điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài. Những quy tắc này thường bao gồm quy định về phân bổ phí trọng tài, xác định địa điểm trọng tài, thủ tục phê chuẩn chính thức phán quyết của một trung tâm trọng tài… Hội đồng trọng tài cũng phải ký và đề ngày tháng tại phán quyết, sắp xếp gửi phán quyết cho các bên theo quy định pháp luật. Việc công nhận và cho thi hành một phán quyết trọng tài có thể bị từ chối nếu cơ quan có thẩm quyền “tại quốc gia nơi công nhận” cho rằng, việc công nhận và cho thi hành phán quyết có thể vi phạm trật tự công của quốc gia đó [2]. Căn cứ vào nội dung và hình thức của PQTT, trên thế giới, người ta phân loại các PQTT thành các loại sau: Phán quyết chung thẩm Phán quyết chung thẩm thường là kết quả của quá trình tố tụng trọng tài được tiến hành từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, phán quyết có thể là thỏa thuận hòa giải giữa các bên. Trong trường hợp này, phán quyết đó thường được biết đến như là một phán quyết đồng thuận hoặc phán quyết dựa trên những điều khoản thỏa thuận. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan