Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kết cấu truyện ngắn của o.henry....

Tài liệu Kết cấu truyện ngắn của o.henry.

.PDF
172
102
90

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THANH TÂM KẾT CẤU TRUYỆN NGẮN CỦA O.HENRY LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THANH TÂM KẾT CẤU TRUYỆN NGẮN CỦA O.HENRY Ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 9 22 02 45 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn: 1. GS.TS. Lê Huy Bắc 2. TS. Đào Thị Thu Hằng HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Lê Huy Bắc và TS. Đào Thị Thu Hằng cùng với sự góp ý của các nhà khoa học. Những vấn đề được trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Lê Thị Thanh Tâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................... 9 1.1. Nghiên cứu chung về cuộc đời, sự nghiệp O.Henry .......................... 9 1.1.1. Trên thế giới ................................................................................ 9 1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................... 12 1.2. Nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry .......................... 14 1.2.1. Trên thế giới .............................................................................. 14 1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................. 18 1.3. Nghiên cứu kết cấu trong truyện ngắn O.Henry ............................ 26 1.4. Về khái niệm “kết cấu” và kết cấu của truyện ngắn ...................... 29 1.4.1. Tình hình nghiên cứu khái niệm kết cấu................................... 29 1.4.2. Tình hình nghiên cứu kết cấu trong truyện ngắn ...................... 32 Chương 2: NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ GIỌNG KỂ TRONG TRUYỆN NGẮN O.HENRY.................................................................... 36 2.1. Người kể chuyện và điểm nhìn trong tác phẩm tự sự .................... 36 2.1.1. Vai trò của người kể chuyện trong cấu trúc truyện kể .............. 36 2.1.2. Mối quan hệ giữa người kể chuyện với điểm nhìn trần thuật trong cấu trúc tự sự của văn bản ......................................................... 38 2.2. Người kể chuyện với điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của O.Henry ............................................................................................... 40 2.2.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong ......... 40 2.2.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba, “biết tuốt” với điểm nhìn toàn tri trong truyện ngắn của O.Henry ...................................................... 45 2.2.3. Đan xen người kể với sự phức hợp điểm nhìn trong truyện ngắn của O.Henry ............................................................................... 50 2.3. Điểm nhìn với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong truyện ngắn của O.Henry ......................................................................... 57 2.3.1. Điểm nhìn với nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ ..... 57 2.3.2. Điểm nhìn với nghệ thuật xây dựng hình tượng những kẻ lừa đảo lương thiện ............................................................................. 61 2.4. Giọng kể trong truyện ngắn của O.Henry ....................................... 65 2.4.1. Giọng điệu triết lý ..................................................................... 65 2.4.2. Giọng điệu hài hước .................................................................. 70 2.4.3. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình ....................................................... 74 Chương 3: KẾT CẤU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN O.HENRY.................................................................... 80 3.1. Kết cấu không gian nghệ thuật trong cấu trúc truyện kể .............. 80 3.1.1. Vai trò của không gian nghệ thuật trong cấu trúc truyện kể ..... 80 3.1.2. Đặc tính không gian nghệ thuật trong cấu trúc truyện kể ......... 82 3.2. Không gian thành thị trong truyện ngắn của O.Henry .................. 84 3.2.1. Không gian căn phòng chật chội, tăm tối ................................. 84 3.2.2. Không gian thành phố ảo não, buồn lặng ................................. 89 3.3. Không gian nông thôn trong truyện ngắn của O.Henry ................ 97 3.3.1.Thảo nguyên mênh mông ở miền quê nước Mỹ ........................ 97 3.3.2. Cuộc sống sinh hoạt của người dân nông thôn trong truyện ngắn O.Henry .................................................................................... 100 3.4. Dịch chuyển không gian trong truyện ngắn của O.Henry ........... 102 Chương 4: KẾT CẤU CỐT TRUYỆN KẾT THÚC BẤT NGỜ TRONG TRUYỆN NGẮN O.HENRY .................................................. 109 4.1. Vai trò của yếu tố kết thúc trong cấu trúc truyện kể ................... 109 4.2. Cốt truyện kết thúc bất ngờ trong kết cấu truyện ngắn của O.Henry .................................................................................................... 112 4.2.1. Yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ trong kết cấu truyện ngắn ........... 112 4.2.2. O.Henry với cốt truyện kết thúc bất ngờ ................................ 115 4.3. Các dạng thức cốt truyện kết thúc bất ngờ trong truyện ngắn của O.Henry ............................................................................................. 119 4.3.1. Cốt truyện kết thúc bất ngờ với sự lũy tích cái ngẫu nhiên .... 119 4.3.2. Cốt truyện kết thúc bất ngờ với sự vượt qua thử thách của nhân vật . 125 4.3.3. Kết thúc bất ngờ với cốt truyện liên văn bản .......................... 132 KẾT LUẬN .............................................................................................. 142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KH O ............................................... 147 PHỤ LỤC ................................................................................................. 164 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Mỹ không những là quốc gia có nền kinh tế, kỹ thuật phát triển hiện đại bậc nhất thế giới mà còn là nơi có nền văn học đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nền tảng văn học Mỹ được xây dựng trên những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, những câu chuyện cổ tích và những bài ca trữ tình của người da đỏ. Tuy nhiên, tiếp xúc đầu tiên và liên tục giữa nước Mỹ với phần còn lại của thế giới chỉ được bắt đầu khi nhà thám hiểm tài ba Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ dưới sự tài trợ của nữ hoàng Tây Ban Nha – Isabella. Những nỗ lực thực dân hóa đầu tiên của người Anh quả là một thảm họa, nhưng đây chính là bối cảnh để tạo nên giai đoạn văn học hướng đến việc mô tả nước Mỹ với nhiều màu sắc rực rỡ như là miền đất hứa hẹn sự giàu có và nhiều cơ hội. Các tác phẩm miêu tả thời kỳ thuộc địa đã trở thành những áng văn nổi tiếng trên thế giới. Cuộc cách mạng Mỹ chống lại người Anh (1775-1783) là cuộc chiến tranh giải phóng hiện đại đầu tiên chống lại một cường quốc thực dân. Chiến thắng vang dội của cuộc đấu tranh giành độc lập đã cho thấy những tiên đoán về số mệnh làm nên những điều vĩ đại của nước Mỹ và người dân Mỹ. Chiến thắng quân sự đã thắp sáng niềm hy vọng về chủ nghĩa dân tộc và làm nảy sinh một nền văn học mới. Đó là giai đoạn văn học ý thức đến sự giải phóng cho văn học Mỹ đã bị trì hoãn bởi mối liên hệ còn sót lại với nước Anh thể hiện qua sự bắt chước và mô phỏng thái quá những hình mẫu văn học cổ điển hoặc theo kiểu Anh quốc, tạo nên diện mạo mới về sự độc lập của văn học Mỹ. Hành trình lập quốc vô cùng phức tạp có lẽ là lí do tạo nên một nền văn học Mỹ đa dạng. Hầu như ở thời kì nào trong lịch sử, văn học Mỹ đều luôn xuất hiện nhiều khuynh hướng, trào lưu sáng tác. Nhiều nhà văn sáng tác theo lối đa phong cách. Tính chất dung hợp này thể hiện khá rõ trong sáng tác của nhiều nhà văn tên tuổi của Mỹ. 1 Cùng với Edgar Poe, Nathaniel Hawthorne, Bret Harte, O.Henry (bút danh của William Sidney Porter) được xem là một trong bốn cây bút chủ đạo của truyện ngắn Mỹ. Điều đặc biệt, truyện ngắn O.Henry được giới nghiên cứu đánh giá đạt đến những tiêu chí mẫu mực của thể loại mà từ đó nhiều nhà văn sau này đã kế thừa và sáng tạo nên những đặc điểm mới dựa trên tinh hoa truyện ngắn của ông. Những cảm xúc trái chiều trong những năm tháng cuộc đời với tuổi ấu thơ nhiều bất hạnh, tuổi trưởng thành với những trải nghiệm khi phiêu lưu qua nhiều miền đất của Mỹ và cuộc hôn nhân kém may mắn được xem là những xúc tác mạnh mẽ tạo nên những trang truyện ngắn thấm đẫm tinh thần nhân văn. Là nhà văn sáng tác vào cuối thế kỉ XIX sang thập niên đầu thế kỉ XX, truyện ngắn của O.Henry thể hiện tính chất dung hợp giữa tinh thần của chủ nghĩa lãng mạn với chủ nghĩa hiện thực. Với hơn 400 truyện ngắn được sáng tác trong một thời gian không quá dài, O.Henry thực sự tạo nên một cột mốc kì lạ trong văn học Mỹ bởi sự đón chào nồng nhiệt của người đọc tại Mỹ và trên toàn thế giới. Giải thưởng O.Henry ra đời như đã thể hiện niềm tin của người yêu văn chương dành cho truyện ngắn của ông. Truyện ngắn O.Henry kết tinh những giá trị văn chương cổ điển bên cạnh sự hé lộ những kĩ thuật viết hiện đại. Những trang văn tràn đầy sức sống của ông thể hiện tài năng của một bậc thầy trong nghệ thuật sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương và khẩu ngữ kết hợp với lối trần thuật linh hoạt tạo nên một bức tranh đa diện về cuộc đời. Với truyện ngắn O.Henry, chủ nghĩa lãng mạn của văn học Mỹ đã tồn tại “gối tiếp” chứ không phải “nối tiếp” bên cạnh chủ nghĩa hiện thực. Thông điệp về cuộc sống luôn được nhà văn tinh tế lồng ghép với nghệ thuật kể chuyện tạo kết thúc bất ngờ cùng với thế giới ẩn dụ và biểu tượng văn hóa sinh động. Nước Mỹ qua trang văn của ông hiện lên như một bức tranh hội họa ấn tượng với nhiều gam màu lạ, độc đáo. Hành trình cuộc đời nhiều biến cố và thăng trầm của nhà văn này cũng giống với hành trình giới nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá về một hiện tượng 2 văn học phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Ở Việt Nam, truyện ngắn O.Henry được giới thiệu khá sớm và công phu qua nhiều công trình nghiên cứu mang tính học thuật cao. Tuy nhiên, sự quan tâm hiện nay giành cho truyện ngắn của O.Henry vẫn chưa thật thỏa đáng khi những bí mật văn chương nằm trong sáng tác của ông vẫn đủ sức gợi lên những tìm tòi và khám phá mới. Lí giải những điều bí ẩn làm nên giá trị truyện ngắn của O.Henry là vấn đề cần được nghiên cứu tiếp trong bối cảnh văn học Việt Nam đang tham gia vào tiến trình hội nhập toàn cầu hóa với văn học thế giới. Khẳng định tính đặc biệt và qua đó nhìn nhận sự kế thừa và cách tân của truyện ngắn O.Henry là việc làm không những giúp nhận diện vị trí của O.Henry trong dòng chảy của văn hóa, văn học Mỹ mà còn có ý nghĩa khoa học trong việc chỉ ra những tiếp biến và ảnh hưởng của các cây bút truyện ngắn khác từ khuôn mẫu thể loại do O.Henry tạo ra. 1.2. Kết cấu thể loại tự sự, đặc biệt là kết cấu truyện ngắn luôn là nền tảng tạo nên thành công của nhà văn, bởi kết cấu được xem là hệ thống kí hiệu đầy hấp dẫn khi hơn bất kì yếu tố nào hết trong chỉnh thể văn bản văn học, kết cấu luôn vẫy gọi từ người đọc những diễn giải mới tùy thuộc vào chính người đọc. Kết cấu không chỉ là nghệ thuật tổ chức, sắp xếp các sự kiện, biến cố, tuyến nhân vật, tuyến người kể chuyện… ở bề nổi văn bản mà quan trọng hơn là ở nghệ thuật xây dựng thông điệp và những vấn đề nhân sinh đằng sau văn bản. Kết cấu truyện ngắn là một kí hiệu đầy ắp nghĩa mà sự giao tiếp và giải mã nó luôn cần đến những quan tâm khác của người đọc về bối cảnh văn hóa tạo nên văn bản. Đặc sắc truyện ngắn O.Henry chủ yếu nằm ở nghệ thuật tổ chức kết cấu. Với nghệ thuật xây dựng kết cấu nhân vật, không gian, cốt truyện độc đáo cùng với sự phối kết, đan xen và di chuyển của điểm nhìn trần thuật, sự hòa quyện của những sắc thái giọng điệu khác nhau, kết cấu truyện ngắn O.Henry đã thể hiện tài năng độc đáo của nhà văn. Nhìn từ phương diện này, truyện ngắn của ông đã phần nào thể hiện được sự vận động 3 của truyện ngắn từ cổ điển sang hiện đại, hậu hiện đại của văn học Mỹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện nay, những nghiên cứu về vấn đề kết cấu trong truyện ngắn của O.Henry chỉ dừng lại những nghiên cứu vấn đề nhỏ như cái kết bất ngờ hoặc là những nghiên cứu trường hợp về một số truyện ngắn cụ thể, mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách công phu, hệ thống để có cái nhìn toàn diện về đặc sắc kết cấu trong truyện ngắn O.Henry. Xuất phát từ những lí do trên khiến đề tài mà chúng tôi lựa chọn, Kết cấu truyện ngắn của O.Henry, chứa đựng các tình huống khoa học và mang tính cấp thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra nét đặc thù trong nghệ thuật kết cấu truyện ngắn O.Henry. Quá đó, chỉ rõ cội nguồn của sức hấp dẫn từ cây bút bậc thầy và khẳng định vị trí của O.Henry trong tiến trình truyện ngắn của Mỹ và nhân loại. Ứng với mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là tập trung làm nổi bật cách thức nhà văn vận dụng những kinh nghiệm văn chương của mình để xây dựng kết cấu truyện ngắn. Để làm sáng tỏ điều đó, chúng tôi tập trung tìm hiểu trên ba phương diện kết cấu nghệ thuật của O.Henry. Đó là kết cấu người kể; không gian nghệ thuật và cốt truyện. Qua đó, luận án sẽ lí giải nguồn gốc tạo nên thế giới nghệ thuật độc đáo, cũng như nhận diện những nét tương đồng và khác biệt về kết cấu trong truyện ngắn O.Henry so với các tác giả khác và chỉ ra phong cách truyện ngắn O.Henry. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết cấu trong truyện ngắn O.Henry thể hiện trên các phương diện kết cấu trần thuật qua người kể; kết cấu không gian và kết cấu cốt truyện. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn của O.Henry. Giới hạn phạm vi tư liệu tác phẩm mà chúng tôi lựa chọn để khảo sát bao gồm các truyện ngắn được tuyển dịch trong tập Truyện ngắn O.Henry (nhiều dịch giả), Nxb Văn học, Hà Nội, 2012 và các tập truyện ngắn sau: - Tập truyện Bốn triệu (Four Million) - Tập truyện Đèn trang trí (The Trimmed Lamp) - Tập truyện Tiếng nói thị thành (The Voice of the City) - Tập truyện Trái tim miền Tây (Heart of the West) - Tập truyện Người ghép cây hiền lành (The Gentle Grafter) - Tập truyện Đường định mệnh (Roads of Destiny) - Tập truyện Lựa chọn (Options) - Tập truyện Công việc nghiệt ngã (Strictly Business) - Tập truyện Con quay (Whirligigs) - Tập truyện Sáu và bảy (Sixes and Sevens) - Tập truyện Đá lăn (Rolling Stones) - Tập truyện Trẻ bơ vơ (Waifs and Strays) - Tập truyện Đọc lại O.Henry (O.Henry Encore) - Tập truyện Thư nhắn Lithophis của O.Henry gởi Mabel Wagnalls (Letters to Lithophis from O’Henry to Mabel Wagnalls - 1922). - Tập truyện Tái bút (Posts criptc - 1923). - Tổng tập O.Henry (The Complete Works of O.Henry - 1953). - Tập truyện Buồng tầng thượng và những truyện ngắn khác (The Skylight Room anđ Other Stories - 1972). Phạm vi các truyện ngắn mà chúng tôi đã khảo sát xin xem chi tiết ở phần Phụ lục. Ngoài ra, để làm nổi bật đặc sắc kết cấu truyện ngắn O.Henry, chúng tôi có mở rộng phạm vi khảo sát truyện ngắn của một số tác giả văn học khác như Edgar Allan Poe, Jack London, Ernest Hemingway… 5 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Để triển khai đề tài Kết cấu truyện ngắn của O.Henry, chúng tôi đã vận dụng lý thuyết thi pháp học, tự sự học, lý thuyết liên văn bản, lý thuyết kí hiệu học về cấu trúc truyện kể là chủ đạo. Bên cạnh đó, những vấn đề mà chúng tôi đặt ra trong luận án này còn được diễn giải từ góc nhìn văn hóa học. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó phương pháp cấu trúc - hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp liên ngành, phương pháp phân tích – tổng hợp là những phương pháp chủ đạo. Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Với việc xem toàn bộ truyện ngắn của O.Henry như một hệ thống, phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ giữa các phương diện thể hiện kết cấu truyện ngắn của nhà văn. Trên cơ sở hệ thống hóa các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất luận án rút ra những kết luận, đánh giá cần thiết. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Từ đó, chúng tôi tiến hành tổng hợp, đánh giá, rút ra những điểm mà luận án có thể kế thừa kết quả của người đi trước, đồng thời xác lập các vấn đề nghiên cứu mà đề tài cần quan tâm giải quyết. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích còn giúp chúng tôi luận giải các vấn đề kết cấu trong truyện ngắn O.Henry và tổng hợp, nâng cao thành các luận điểm. Thông qua đó, luận án sẽ nhận diện những điểm độc đáo trong nghệ thuật tổ chức kết cấu của nhà văn. Phương pháp so sánh (đồng đại, lịch đại): Phương pháp này được sử dụng để chỉ ra những kế thừa và cách tân của nghệ thuật kết cấu truyện ngắn O.Henry trong dòng chảy của văn học Mỹ. Phương pháp liên ngành: Phương pháp liên ngành là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng và chủ đạo trong khoa học xã hội và 6 nhân văn hiện nay. Đặc biệt, việc sử dụng phương pháp này là tất yếu trong nghiên cứu kết cấu truyện ngắn O.Henry, bởi vấn đề kết cấu cần được giải mã từ nền tảng của các ngành khoa học khác như ngôn ngữ học, văn hóa học, tâm lý học, lí thuyết diễn ngôn, kí hiệu học về cấu trúc truyện kể… Vì vậy, phương pháp liên ngành giúp chúng tôi tiếp cận được bản chất của vấn đề nghiên cứu từ quan điểm của nhiều ngành khoa học, phối hợp lí thuyết của nhau, sử dụng các khái niệm để giải mã những ẩn số văn hóa, qua đó có cái nhìn toàn diện, thấu tỏ đặc trưng kết cấu truyện ngắn O.Henry. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án Kết cấu truyện ngắn của O.Henry từ cách tiếp cận liên ngành đã nhận diện những đặc điểm nổi bật của kết cấu truyện ngắn O.Henry, đồng thời lí giải cội nguồn, nền tảng văn hóa tạo nên phong cách truyện ngắn đặc sắc của nhà văn. Thông qua nghiên cứu kết cấu, chúng tôi tìm hiểu tư tưởng cốt lõi trong tư duy nghệ thuật của O.Henry. Qua đó, người viết khẳng định phong cách tự sự bậc thầy cũng như giá trị nhân văn của cây bút tài hoa này. Với những kết quả nghiên cứu được, luận án sẽ góp phần khẳng định dấu ấn, đóng góp của nhà văn trong tiến trình vận động của truyện ngắn từ cổ điển đến hiện đại, hậu hiện đại. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lí luận: luận án đã vận dụng các lí thuyết văn học hiện đại như tự sự học, thi pháp học, văn hóa học, phân tâm học, kí hiệu học, phê bình cổ mẫu,… để nghiên cứu kết cấu truyện ngắn O.Henry. Điều đó thể hiện vai trò, ý nghĩa cấp thiết của lí thuyết kết cấu được đặt dưới ánh sáng của phương pháp tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu văn học nói riêng cũng như khoa học xã hội nhân văn nói chung hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ bổ sung những cách tiếp cận khác về truyện ngắn O.Henry ngoài khuynh hướng phê bình tiểu 7 sử, phê bình xã hội học đã thống trị từ trước đến nay ở Việt Nam. Đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về Văn học nước ngoài, Lý luận văn học và Văn học nước ngoài trong nhà trường phổ thông. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu vấn đề Chương 2: Người kể chuyện và giọng kể trong truyện ngắn của O.Henry Chương 3: Kết cấu không gian trong truyện ngắn của O.Henry Chương 4: Kết cấu cốt truyện kết thúc bất ngờ trong truyện ngắn của O.Henry 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu chung về cuộc đời, sự nghiệp O.Henry 1.1.1. Trên thế giới Truyện ngắn của O.Henry đã tạo nên tiếng vang lớn đối với nền văn học Mỹ. Sáng tác của ông đã nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trên toàn thế giới. Trong đó, hầu hết các nhà nghiên cứu đã tiếp cận truyện ngắn của ông từ góc nhìn phê bình tiểu sử. Vào năm 1914, trên tạp chí The Sewanee Review, (O.Henry; Author(s): Hyder E. Rollins; Source: The Sewanee Review, Vol. 22, No. 2 (Apr., 1914), pp. 213-232), nhà nghiên cứu Hyder E. Rollins từng nhận định: “Bốn năm sau khi O.Henry qua đời, tác giả truyện ngắn nổi tiếng nhất của Mỹ kể từ thời của Bret Harte, là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt khi được đánh dấu bởi sự gia tăng một cách đột ngột số lượng người đọc và những cuộc thảo luận về sáng tác của O.Henry. Phiên bản đầu tiên công bố các tác phẩm hoàn chỉnh của ông được bán với giá đáng kinh ngạc là một trăm hai mươi lăm đô la. Khác với những năm trước đó, các ấn phẩm khác đã được phát hành với mức giá rẻ hơn rất nhiều” [168]. Hyder E. Rollins nói rằng giống nhiều người quan tâm đến O.Henry, thật ngạc nhiên khi có rất ít bài viết về tác giả này, và tên của ông đã bị bỏ qua trong nhiều cuốn sách tham khảo về miền Nam như The South in the Building of the Nation (Miền Nam trong xây dựng quốc gia) và The Library of Southern Literature (Thư viện văn học miền Nam). Do đó, thật thú vị để chúng tôi tìm hiểu một cách sâu hơn về O.Henry cũng như kĩ thuật viết của ông. Lí do mà Hyder E. Rollins đưa ra cũng góp phần lí giải nguyên nhân tại sao các nghiên cứu về tiểu sử của O.Henry xuất hiện nhiều đến vậy. Lúc sinh 9 thời, O.Henry gần như chưa được quan tâm và đặt đúng vị thế, thế nên tiểu sử và cuộc đời đầy biến động như một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu kỳ lạ đã trở thành đối tượng nghiên cứu cơ bản và trước tiên về O.Henry. Các nghiên cứu tiểu sử về O.Henry đều mô tả cuộc sống khó khăn của ông khi sinh ra tại vùng Greensboro, North Carolina, tuổi trưởng thành qua các vùng đất Texas, La Salle County, Houston, đến cuộc đời chạy trốn, lang bạt qua nhiều nơi khác nhau của nước Mỹ. Đặc biệt là quãng đời ngồi sau chấn song ở một nhà tù thuộc bang Ohio vì bị chính quyền kết án tội biển thủ ngân quỹ đến những năm tháng vinh quang khi thành danh ở New York, màu sắc u ám của cuộc hôn nhân thứ hai không hạnh phúc và cái chết đơn côi. Hầu hết các công trình này đều dành tâm sức để nói về cuộc đời như một chuyến hành trình không nơi neo đậu của ông. Với mỗi giai đoạn, các học giả lại tập trung đối chiếu bối cảnh xã hội, văn hóa, biến động thời đại vào trong các câu chuyện được sáng tác về thời kỳ đó. Điều này rõ ràng đã mang lại nhiều hiểu biết về bản thân con người của tác giả cũng như khối lượng tác phẩm lớn của ông. Tiêu biểu như trong các bài viết: O.Henry (Nguồn: Texas Review, Vol. 2, No. 3 (JANUARY, 1917), pp. 248-259), tác giả Doren Carl Van nhận định: “Huyền thoại đã lớn lên cùng với O.Henry… huyền thoại ấy cho thấy hình dáng của một nhà triết học đi theo những cuộc phiêu lưu thông qua hàng trăm nghề nghiệp ở hầu hết các khu vực của nước Mỹ, và cuối cùng đã trôi dạt về New York, khám phá ra một vùng đất mới đầy lãng mạn và đi qua những năm tháng còn lại của cuộc đời trong những khám phá kỳ lạ ấy” [160,250]. Đối tượng tầm nhìn của ông không phải là lịch sử hay đạo đức, như với Hawthorne, hay thế giới của những giấc mơ, như với Poe, mà chính là cái được ông gọi là những cuộc phiêu lưu. “Người phiêu lưu thực sự” là cách ông nói về mình trong tác phẩm Cánh cửa màu xanh (The Green Door), “ra đi không mục đích và không tính toán để gặp gỡ và chào đón số phận còn chưa biết đến” và “Một người không nhất thiết phải là một anh hùng hay một 10 triết gia để phiêu lưu như vậy. Điều đó là cần thiết để giữ cho tâm trí cởi mở, hy vọng, với một đôi mắt cẩn trọng, và một niềm đam mê không hối tiếc cho những tưởng thưởng mà một người đi săn tìm kiếm. Giống như một nhà khoa học, kẻ phiêu lưu muốn tìm ra sự thật về chính bản thân mình trong thực tế, nhưng anh ta muốn tất cả gặp nhau vào thời điểm mà sự giao thoa ấy dường như có ý nghĩa nghệ thuật. O.Henry đúng nghĩa là một kẻ phiêu lưu của loại hình này và là một người sành về phiêu lưu pha trộn đôi chút nhút nhát, đồng thời không ngừng trong khám phá địa hạt của lãng mạn trong sự phong phú đáng kinh ngạc ở những sáng tác của ông”. Việc nghiên cứu tiểu sử của O.Henry rõ ràng là việc làm cần thiết do chỗ bản thân bối cảnh xã hội lẫn đời sống riêng tư của ông đều chứa đựng màu sắc bất thường. Về phương diện nền tảng xã hội: Mỹ đầu thế kỷ XX là thế giới của sự bùng phát dữ dội các ngành công nghiệp và sự thịnh vượng dư thừa vật chất của giới thượng lưu. Sự hào nhoáng này hoàn toàn trái ngược với những cảm giác lo lắng bồn chồn và bất an được lèn chặt bên dưới về sự suy giảm đạo đức, sự đói nghèo về thế giới tinh thần. Tất cả những điều đó rõ ràng là hệ quả của chiến tranh đi kèm với nỗi sợ hãi, mất mát, lạc hướng và vỡ mộng. Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả nên các truyện ngắn của O.Henry (tổng cộng gần 400 truyện) cũng thể hiện các nét đa dạng của xã hội Mỹ đương thời. Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua, và vô vàn những mẫu hình nhân vật khác nữa: Từ chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, phu vàng, những người thất nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân sau song sắt. Bối cảnh trong các truyện ngắn của O.Henry cũng phong phú như chính không gian cuộc đời mà ông đã kinh qua trên từng chặng đường phiêu bạt khắp nước Mỹ rộng lớn, trải dài qua ba khu vực Trung – Tây-Nam nước Mỹ. 11 Phần nổi bật trong số đó là nhiều câu chuyện lấy phông nền từ thành phố New York - nơi O.Henry sống tám năm cuối đời làm bối cảnh. Tất cả đều biểu hiện khung cảnh xã hội kinh tế nước Mỹ vào thời khoảng cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, lúc đường Thành phố New York còn được thắp sáng bằng đèn ga, xe ngựa là phương tiện để di chuyển chủ yếu, nhiều dân chăn bò vẫn còn sống bờ sống bụi và xem pháp luật bằng nửa con mắt, dân đi tìm vàng tự lập nên những thị trấn mới rồi “tự cai tự quản”… Do đó, một trong những câu nói nổi tiếng của O.Henry khi trả lời sự thắc mắc của một người bạn về sự phong phú đáng kinh ngạc trong các sáng tác của ông, ông nói: “Những câu chuyện tồn tại trong mọi thứ. Tôi đã có những câu chuyện huyên thuyên tốt nhất của mình từ băng ghế công viên, những cột đèn đường và từ giá để tạp chí”. Ngoài ra, còn rất nhiều những bài báo khác tập trung nghiên cứu về những chi tiết, sự kiện hoặc những quãng đời nhất định trong cuộc đời kỳ lạ của O.Henry như: “O.Henry's Case Reconsidered (Tái xem xét trường hợp của O.Henry)” của tác giả Luther W. Courtney [American Literature, Vol. 14, No. 4 (Jan., 1943), pp. 361-371]. Trong đó, tác giả tái cân nhắc và bàn luận về thời điểm bị kết tội, tội trạng thực sự của O.Henry cũng như những ám ảnh về quá khứ tù tội của ông trong các sáng tác về sau. O.Henry's Life and Position (O.Henry: cuộc đời và vị thế) trên The Sewanee Review, Vol. 25, No. 2 (Apr., 1917), pp. 237-243), tác giả John Beaty xem xét địa vị vĩ đại của O.Henry trong dòng chảy văn học và văn hóa Mỹ từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Nhà nghiên cứu khẳng định những đóng góp không thể chối cãi của O.Henry cho thể loại truyện ngắn. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, Lê Huy Bắc là người nghiên cứu khá sớm và công phu về tiểu sử O.Henry và vai trò của tiểu sử đó đối với sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Trong chuyên luận Lịch sử văn học Mỹ, ông đã dành riêng một chương 12 nghiên cứu tác giả này về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác. Tiểu sử O.Henry với những năm tháng tuổi thơ nhiều tổn thương tình cảm, những thăng trầm của gia đình và những biến cố cuộc đời được nhà nghiên cứu tìm hiểu công phu, tỉ mỉ và trình bày theo trình tự thời gian trong mục Cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của O.Henry. Tác giả công trình cho rằng tuổi thơ của cây bút truyện ngắn Mỹ trải qua thời kì cay đắng của Nội chiến và tái thiết đất nước nên về sau, mặc dù những trải nghiệm khi ông trưởng thành ở những miền đất khác nhau luôn hiện diện trong tác phẩm, nhưng sự phân tích và đánh giá được xem là sâu sắc nhất bao giờ cũng chạm đến giai đoạn gian khó thuở thiếu thời. Nhiều nhà nghiên cứu lấy cuộc đời, gia đình, bạn bè, công việc để cắt nghĩa các truyện ngắn của O.Henry. Tuy nhiên, Lê Huy Bắc lại cho rằng không thể dùng những yếu tố trên như một nhân tố cốt lõi để giải thích việc thành công trong nghề nghiệp với tư cách là một nhà văn hoặc sự thất bại đau đớn với tư cách là một con người mà sâu xa hơn nó góp phần hình thành nên “nhân tố ngược” trong tố chất nghệ sĩ của O.Henry. Tác giả xem “nhân tố ngược” đã giúp O.Henry “xử lý thành công những vấn đề tinh tế, phức tạp trong đời sống xã hội cũng như đời sống tâm hồn của con người. Những nhân tố ngược ấy giống như toàn bộ giá trị nghệ thuật mà ông đã mê hoặc hàng triệu trái tim độc giả nhưng vẫn chịu không ít lời chỉ trích của các phê bình gia” [19,386]. Những năm tháng sau cuộc Nội chiến kết thúc thực sự là khoảng thời gian khó khăn với nhà văn khi người mẹ qua đời. Cuộc sống bên cạnh người nuôi dạy O.Henry – Evalina Marya Porter (cô Lina) đã mang đến cho ông không những hơi ấm tình yêu của một người mẹ mà còn mở ra cho nhà văn thế giới của niềm đam mê sách vở mà từ đó, O.Henry được tiếp xúc với những nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật. Những năm tháng trưởng thành là những năm tháng O.Henry tự học, miệt mài nghiền ngẫm các kiệt tác của Homer, Shakespeare… mà sau này dựa trên những kinh nghiệm trong việc tái hiện hiện thực xã hội và tâm lý con người của các bậc thầy, O.Henry đã mở cho 13 mình một lối đi riêng giữa khu rừng văn chương. Đánh giá điều này, tác giả chuyên luận viết: “Cuộc đời phiêu bạt của Will (tức O.Henry), óc quan sát và khả năng tiêu hóa tri thức nhân loại trong sách vở đã mang đến cho Will một kĩ năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy. Mãi đến cuối thế kỉ XX, giới nghiên cứu vẫn khẳng định tính hiện đại trong ngôn từ nghệ thuật O.Henry” [19,388]. Tính chất mới mẻ, sinh động trong cách sử dụng ngôn từ của O.Henry được kết hợp bởi tính bác học từ sách vở với sự trải nghiệm trong cuộc đời xê dịch của ông. Lê Huy Bắc cho rằng thế kỉ XX chào đón con người tự do – nhà văn O.Henry nhưng cuộc đời nhà văn này chỉ kéo dài thêm chín năm và đó là “chín năm của một cuộc sống khác, với những cảm xúc, phiêu lưu và những chiến thắng mới. Và đấy cũng là chuỗi tháng năm đầy giày vò, mặc cảm, cô đơn, khắc khoải dưới gánh nặng của sự sợ hãi khi con người ấy cố gắng trong tuyệt vọng trước sự rũ bỏ cái bóng của quá khứ bằng cách vượt lên nhờ con đường sáng tạo văn học và cả ước muốn làm giàu” [19,402]. Mùa thu năm 1903 là khởi đầu giai đoạn sáng tác đỉnh cao của O.Henry khi tờ báo Thế giới, tờ báo lớn nhất Mỹ thời điểm ấy kí hợp đồng in truyện với O.Henry. Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã tìm hiểu rất công phu và tỉ mỉ về tiểu sử O.Henry. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu từ góc nhìn này đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về cuộc đời nhiều biến cố và thăng trầm của nhà văn. Từ đó, những đóng góp quý báu này đã gợi cho chúng tôi những điểm nhìn tham chiếu về một số vấn đề trong truyện ngắn O.Henry. 1.2. Nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry 1.2.1. Trên thế giới Mặc dù được xem là một trong những nhà văn khởi đầu của văn học Mỹ hiện đại, nhưng những nghiên cứu về đặc trưng truyện ngắn của O.Henry thường giới hạn khu vực tiếp xúc trong văn chương của ông với giai đoạn văn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan