Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kết thúc bất ngờ trong thỉ pháp truyện ngắn o.henry...

Tài liệu Kết thúc bất ngờ trong thỉ pháp truyện ngắn o.henry

.PDF
124
331
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG KẾT THÚC BẤT NGỜ TRONG THI PHÁP TRUYỆN NGẮN O. HENRY? LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC THÀNH PHỔ HỔ CHÍ MINH – 2002 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Tác giả luận văn. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sác đến P.G.S. LƯƠNG DUY TRUNG, người hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn: ■ Các giáo sư đã nhiệt tình giảng dạy. ■ Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. ■ Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang. cùng gia đình và bạn bè... đã động viên, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành công trình này. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 4 LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... 5 MỤC LỤC ................................................................................................................ 6 PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 8 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ..............................................................................................8 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: ..................................................................................................10 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:.........................................................15 3.1- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ..........................................................................15 3.2- PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ................................................................................15 4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: ..........16 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...........................................................................16 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: .........................................................................................17 CHƯƠNG 1: TÁC GIA TRUYỆN NGẮN O’HENRY VỚI KẾT THÚC BẤT NGỜ ........................................................................................................................ 19 1.1.TÁC GIA O’HENRY: ..............................................................................................19 1.1.1-Thời đại: ...........................................................................................................19 1.1.2-Cuộc đời, sáng tác, quan điểm nghệ thuật O’Henry: .......................................24 1.2. TRUYỆN NGẮN O’HENRY: ................................................................................29 2.2.2- Khái quát về truyện ngắn O’Henry: ................................................................29 6 1.2.2- Truyện ngắn O'Henry, thi pháp truyện cổ điển: ..............................................32 1.3.KẾT THÚC BẤT NGỜ: ..........................................................................................35 1.3.1- Bất ngờ và kết thúc bất ngờ: ...........................................................................35 1.3.2- Kết thúc bất ngờ-kiểu kết cấu cốt truyện đặc biệt:..........................................36 CHƯƠNG 2: DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ TRONG THI PHÁP TRUYỆN NGẮN O’HENRY................................................................................ 38 2.1.DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG: ..........39 2.1.1- Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ của diễn biến câu chuyện: .............................39 2.1.2- Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ ở tính cách nhân vật:......................................41 2.1.3- Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ của chủ đề tư tưởng: ......................................43 2.2. DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KẾT CẤU: ............45 2.2.1- Kết thúc bất ngờ với một bất ngờ duy nhất:....................................................46 2.2.2- Kết thúc bất ngờ với hai bất ngờ tuần tự hoặc sóng đôi: ................................47 2.2.3- Kết thúc bất ngờ với bất ngờ sau cùng nối kết một chuỗi bất ngờ: ................48 2.3. DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ: .......50 2.3.1- Hình thức ngôn ngữ của kết thúc bất ngờ: ......................................................51 2.3.2- Lượng ngôn từ của kết thúc bất ngờ: ..............................................................54 2.4.DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP NHẬN CỦA ĐỘC GIẢ: ......................................................................................................................57 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ❖ Vị trí văn học Mỹ và truyện ngắn Mỹ: Văn học Hoa Kỳ - nền văn học trẻ trung, đầy sức sống; phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng; giàu giá trị nhân văn, thẩm mỹ; cách tân liên tục về mọi mặt; có sức thu hút lớn với thị trường văn chương. Tuy không có một bề dày lịch sử nhưng những thành tựu xuất sắc của chỉ vài thế kỷ đã khẳng định tầm quan trọng thế giới của văn học Mỹ và một vị trí ngang tầm với các nền văn học tiên tiến châu Âu. Truyện ngắn bao giờ cũng là thể loại rất được người Mỹ ưa chuộng. Thể loại này thể hiện tinh thần dân tộc Mỹ với tính chất năng động, hiệu quả và cấp thời. Parrington, nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Mỹ cho rằng: "Truyện ngắn thường được coi là thể loại trong đó thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc Mỹ, tức là ý hướng sùng bái hiệu quả, cố hết sức loại bỏ những gì dư thừa và một số khao khất thường xuyên là đi tìm một thứ kỹ thuật sao đáng gọi là hoàn thiện." [89,388] ❖ O'Henry - tác gia xuất sắc của truyện ngắn cổ điển Mỹ: ■ O'Henry - tác gia xuất sắc của truyện ngắn Mỹ trong giai đoạn chuyển giao giữa thế kỷ XIX - XX. Nhà văn không phải là người mở đầu một trào lưu văn học mới, cũng không phải là một nhà cách tân nghệ thuật, nhưng ông giữ một vị trí đặc biệt trong nền văn học Mỹ. Tác phẩm của ông được xem là mẫu mực của truyện ngắn truyền thống. Tài năng và cá tính sáng tạo của O'Henry đã đem vào kỹ thuật viết truyện cổ điển một phong 8 cách riêng độc đáo. Giá trị nhân văn thấm đậm trong sáng tác đã chinh phục hàng triệu độc giả nước Mỹ và độc giả nhiều nước trên thế giới. ■ Mildred H. Larson - một nhà nghiên cứu văn học Mỹ có uy tín đã khẳng định vị trí, ảnh hưỏng, cùng sức sống bền lâu của truyên ngắn O'Henry: "Sự thành công phi thường của O’Henry đã gây ảnh hưởng đáng kể về sự tiến triển truyện ngắn của nước Mỹ, Thật vậy, lối hành vấn và hình thức tân truyện ngày nay đều lấy truyện của ông làm tiêu chuẩn "Lúc O’Henry mất, ông là tác giả truyện ngắn có nhiều độc giả và phổ biến rộng rãi nhất Hoa Kỳ. Chính bây giờ, hơn nửa thế kỷ sau ngày ông tạ thế, truyện của ông vẫn còn tiếng vang lớn. Bất cứ tuyển tập tân truyện nào về những truyện ngắn tiêu biểu và bán chạy nhất ở Mỹ đều in ít nhất một hai truyện dưới bút hiệu O'Henry." [76,16] ■ Năm 1919, Hội Nghệ thuật Khoa học Mỹ quyết định thiết lập "Giải thưởng kỷ niệm O'Henry" (O'Henry Memorial Awards). Hàng năm giải sẽ được t rao tặng cho ba truyện ngắn xuất sắc nhất trong số hàng nghìn truyện ngắn đăng ưên các báo và tạp chí uy tín ở Mỹ. Điều này là một minh chứng không thể phủ nhận về tài năng O'Henry và sự đóng góp to lớn của tác giả vào sự trưởng thành của truyện ngắn Mỹ, của nền văn học Mỹ. ❖ Kết thúc bất ngờ (KTBN) - nét đặc sắc trong thỉ pháp truyện ngắn O'Henry: ■ O’Henry không chỉ được ái mộ ở Mỹ. Truyện ngắn của nhà văn đã chinh phục được độc giả cùa nhiều quốc gia và thuyết phục được độc giả Việt Nam bởi nội dung hiện thực, lãng mạn, hài hước,... bởi tấm lòng nhân ái của tác giả, nghệ thuật dẫn truyện tài tình và KTBN đặc sắc. Cây bút truyện ngắn tài hoa này xứng đáng với sự tìm hiểu, nghiên cứu sâu rộng hơn. 9 ■ Tác gia O’Henry cũng đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở Khoa Văn Cao Đẳng Sư Phạm và bậc Trung học cơ sở nhưng trong giáo trình Văn học phương Tây chưa có phần bài về nhà văn nổi tiếng này. Những công trình nghiên cứu dài hơi, khảo sát, đúc kết, những vấn đề cơ bản của nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật truyện ngắn O’Henry vẫn chưa được thực hiện. Chỉ có thể tham khảo về tác gia này, ở một số bài giới thiệu của các dịch giả, ở các bài nghiên cứu nhỏ được đăng trên các tạp chí chuyên ngành hay chỉ vài trang - thậm chí vài dòng - viết về O’Henry trong những sách nghiên cứu văn học Hoa Kỳ. ■ KTBN là một khía cạnh nổi trội nhất, độc đáo nhất của phương diện thi pháp kết cấu cốt truyện. Thi pháp kết cấu cốt truyện lại là một phương diện quan trọng bậc nhất của thi pháp truyện ngắn O’Henry. Lê Huy Bắc đã khẳng định : "Truyện của ông rất hấp dẫn mà nguyên do là nhờ ở nghệ thuật sáng tạo ánh huống, cốt truyện tài tình, kết hợp vôi lối tự sự vừa tình cảm nhẹ nhàng vừa hài hước giễu cợt, châm biếm chưa cay và đặc biệt là những cái kết bất ngờ" [10,11]. Nguyễn Đức Đàn cũng đã nhìn thấy điểm nổi bật này: "Ông tìm kiếm không mệt mỏi những cái bất ngờ và cái kỳ lạ. Cốt truyện không bao giờ diễn biến một cách logic và phần cuối bao giờ cũng có một sự kiện đột ngột." [19,195]. Lê Đình Cúc cũng thừa nhận: "Kết thúc câu chuyện hết sức đột ngột và bất ngờ ở thời điểm bất ngờ nhất là tài nghệ của nhà viết truyện ngắn bậc thầy O’Henry." [13,309] Đề tài sẽ được thực hiện với sự cố gắng tiếp nhận xứng đáng những thành công nghệ thuật và tấm lòng ưu ái của nhà văn O’Henry đối với con người, cuộc đời. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: ❖ Nghiên cứu phê bình ở Mỹ: 10 Nói đến văn học Mỹ không thể không nói đến truyện ngắn Mỹ. Nói đến truyện ngắn Mỹ không thể không nói đến O’Henry. O’Henry chuyên viết truyện ngắn và đã từng là cây bút "ăn khách" ở Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Nhà văn đã đến với độc giả nhiều nơi trên thế giới và thuyết phục được độc giả Việt Nam. Tác phẩm O’Henry ra đời đã gần một thế kỷ nhưng vẫn còn đó giá trị và sức hấp dẫn bền lâu. Cuộc đời, sự nghiệp O’Henry - từng là mối quan tâm của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học ở Mỹ. Có những bài viết và công trình đáng chú ý như: ■ Through the shadows wỉth O’Henry (Nhìn qua những chiếc bóng với O’Henry) - A. Jennings. ■ O’Henry, the man and his work (O’Henry, con người và tác phẩm) - EM. Long ■ O’Henry - G. Langford ■ Tales of O’Henry (Chuyện kể của O’Henry - Barne Noble Books) ■ O’Henry - Mildred H.Larson ■ The Furnished Room, How plot reveaỉs (Căn phòng có sẵn đồ cho thuê - CỐT truyện khơi mở điều gì) - Cleanth Brooks, Robert Penn Warren. Tất cả đều chỉ rõ điểm đặc biệt trong thi pháp truyện ngắn O’Henry: kết thúc bất ngờ; nhưng những ý kiến đánh giá về vấn đề này còn sơ lược và khá khác biệt. Trong khi Mildred H. Larson xem đó là biểu hiện của tài năng: "... trong mạch văn lai láng, ông triển khai những câu chuyện một cách khéo léo và phong phú, khiến độc giả không thể bỏ lửng cốt truyện mà phải đọc từ đầu đến cuối vôi một ngạc nhiên.'" [76,19] thì R. Warren xem đó là sự "non tay" của nhà viết truyện ngắn: "Trò lừa bao hàm trong cái kết cuộc ngạc nhiên kia có thể là một nể lực nhằm bù đắp cho những khiếm khuyết bên trong câu chuyện." [135,98] 11 ❖ Nghiên cứu phê bình ở Châu Âu: Các nhà nghiên cứu phê bình Châu Âu (Pháp, Nga...) cũng bàn nhiều về nghệ thuật truyện ngắn O’Henry trong: ■ Kỹ thuật truyện ngắn - Daniel Grojnowski ■ Bàn về các cốt truyện lắt léo - Ô-lê-sa ■ Kết cấu của cốt truyện (Dẩn luận nghiên cứu văn học) - G.N. Pospelov... Các bài viết, công trình này cũng chưa có sự bình giá thống nhất về KTBN trong truyện ngắn O’Henry. G.N. Pospelov đánh giá cao hiệu quả nghệ thuật của KTBN : "F nghĩa tư tưởng của các tác phẩm như thế thường thể hiện đột ngột và chỉ trong mấy dòng cuối của văn bản. Các truyện ngắn O’Henry đều xây dựng như vậy, các đoạn cuối dường như lộn trái ra những gì đã kể trước đó, che giấu và nhận ra đem lại cho hành động một sức hấp dẫn lớn"[78,255]. Ngược lại Ô-lê-sa (nhà văn Nga hiện đại) cho rằng: "Chính tổ chức chặt chẽ, yếu tố khiến cho truyện O’Henry tạo ra hiệu quả như vậy, đối vôi riêng tôi, nó lại là yếu tố khiến cho tôi cảm thấy những truyện đó không thật là văn học." [89,449] ❖ Nghiên cứu phê bình ở Việt Nam: Ở Việt Nam, ưước năm 1990, tình hình dịch thuật, giới thiệu, phê bình, nghiên cứu về O’Henry còn khá sơ lược, hạn hẹp. Vài năm gần đây, truyện O’Henry được dịch nhiều hơn và những bài giới thiệu, giảng bình, nghiên cứu đã xuất hiện nhiều hơn trên các tạp chí, trong những công trình nghiên cứu về văn học Mỹ. □Các bài giới thiệu trong các sách nghiên cứu về văn học Mỹ và trong các tuyển tập : 12 * O’Henry - American Literature - Ta Thị Minh Hiền * O’Henry, The great American short story wrỉter - A History of English and American Literature - Nguyễn Xuân Thơm. * Lời giới thiệu tuyển tập truyện ngắn đoạt giải thưởng O’Henry - Nguyễn Thị Hiền Thảo. * Lời giới thiệu tuyển tệp truyện ngắn O’Henry - Diệp Minh Tâm. □Những bài giảng bình, phân tích tác phẩm O’Henry của Phùng Văn Tửu, Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn ... □Những bài nghiên cứu về truyện ngắn O’Henry: * Nghệ thuật truyện ngắn O’Henry - Lê Huy Bắc. * O’Henry và truyện ngắn của ông - Diệp Minh Tâm. * Truyện ngắn O’Henry (“ Văn học Mỹ, mấy vấn đề và tác giả”) - Lê Đình Cúc □Những bài viết, công trình nghiên cứu về văn học Mỹ và truyện ngắn Mỹ có đề cập đến O’Henry. * Hành trình văn học Mỹ - Nguyễn Đức Đàn. * Văn học Mỹ - những đặc điểm (Văn học Mỹ, quá khứ và hiện tại) - Nguyễn Thị Khánh. * Truyện ngắn Mỹ (Văn học Mỹ, quá khứ và hiện tại) - Lê Huy Bắc. * Truyện ngắn Mỹ (Văn chương 2 - Tuyển tập thơ văn nghiên cứu phê bình)- Đào Ngọc Chương. 13 * Mấy vấn đề lý luận và thực hành trong giáng dạy văn học Mỹ ở Việt Nam (Tiếp cận đương đại văn hóa Mỹ ở Việt Nam) - Nguyễn Liên * Tiếp nhận và giảng dạy văn học Mỹ tại Việt Nam {Tiếp cận đương đại văn hóa Mỹ ở Việt Nam) - Bửu Nam * Ảnh hưởng của truyện ngắn Mỹ đối với các nhà văn Việt Nam (Tiếp cận đương đại văn hóa Mỹ ở Việt Nam) - Bùi Việt Thắng. □ Những công trình lý luận về loại thể có bàn đến truyện ngắn O’Henry của Vương Trí Nhàn, Bùi Việt Thắng... Ý kiến bình luận, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện, kiểu kết bất ngờ trong truyện ngắn O’Henry cũng rất khác biệt. Nếu Lê Huy Bắc ("Chiếc lả cuối cùng và nghệ thuật truyện ngắn O’Henry") cho rằng: "O’Henry tỏ ra rất thiện nghệ trong nghệ thuật xây đựng và dẫn dắt tình huống truyện phát triển" [10,99] thì Nguyễn Đức Đàn (Hành trình văn học Mỹ) lại nhận định: "O’Henry là người làm chơ thể loại truyện hoàn toàn có tính chất giả tạo. Sau một lúc thích thúy người đọc chóng đi đến chán cái thủ đoạn của tác giả”. [19,195] Đối với những KTBN trong thi pháp truyện ngắn O’Henry, tùy góc độ, tầm nhìn, quan điểm, sự cảm nhận..., đã có những ý khen chê khác nhau. Trên cơ sở những kết quả phê bình, nghiên cứu đã có, đề tài sẽ khảo sát những KTBN trong hàng loạt truyện ngắn O’Henry để có thể góp phần tìm hiểu đặc điểm thi pháp này, như đi tìm thêm những căn cứ cho những đánh giá hợp lẽ, công bằng về một cây bút truyện ngắn danh tiếng. 14 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3.1- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Thực hiện đề tài, người viết tập trung tìm hiểu: •> Một số bài giới thiệu, phê bình, nghiên cứu về cuộc đời sáng tác của O’Henry và những công trình lý luận về loại thể có nói đến truyện ngắn O’Henry ở Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu đã và chưa được dịch sang tiếng Việt mà người viết tập hợp được. •> Những bài giới thiệu, giảng bình, nghiên cứu về tiểu sử và truyện ngắn O’Henry trên các tạp chí và trong các tuyển tập; những công trình nghiên cứu về văn học Mỹ; những công trình lý luận về loại thể có nói đến O’Henry của giới nghiên cứu Việt Nam mà người viết thu thập được. •> Các tác phẩm của O’Henry được dịch sang tiếng Việt của nhiều dịch giả: Ngô Vĩnh Viễn, Nguyễn Việt Long, Diệp Minh Tâm,v.v... trong các tuyển tập của các nhà xuất bản Văn học, Hội nhà văn. Các truyện lẻ khác được dịch và đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các tuyển tập truyện ngắn Mỹ của Lê Huy Bắc, Nguyễn Yến Khanh, Thanh Việt Thanh, v.v... Tổng cộng có 72 truyện ngắn đã được dịch ở Việt Nam trong số hơn 300 truyện đã được sáng tác của nhà văn. •> Một số truyện ngắn nguyên tác trong tuyển tập "Tales of O’Renry" - Sixty two stories - Burnes & Noble books - New York. Trên cơ sở đó đề tài đi sâu khai thác nét thi pháp đặc sắc nhất của truyện ngắn O’Henry: KTBN. 3.2- PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài sẽ được triển khai trong những giới hạn sau: 15 Tim hiểu KTBN, kiểu kết thúc O’Henry đã sử dụng để kết thúc truyện ngắn. KTBN đã tồn tại như một đặc điểm độc đáo trong nghệ thuật kết cấu cốt truyện của thi pháp truyện ngắn O’Henry. Đề tài sẽ tiếp cận giá trị thẩm mỹ và giá trị tư tưởng của những KTBN trong thi pháp truyện ngắn O’Henry khi khảo sát và phân tích các vấn đề cơ bản: • Các dạng thức chủ yếu của những KTBN. • Các thủ pháp chính để tạo dựng nên những KTBN. 4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: Thực hiện đề tài "KTBN trong thỉ pháp truyện ngắn O’Henry" người viết hy vọng: - Khám phá - ở một mức độ nhất định - cá tính sáng tạo đặc biệt, phong cách nghệ thuật O’Henry thể hiện qua kiểu kết bất ngờ với những dạng thức và thủ pháp phong phú. - Đi tìm giá trị của điểm thi pháp đặc sắc - KTBN - trước những ý kiến đánh giá không thống nhất, thậm chí đối lập giữa các nhà phê bình, nghiên cứu. Đề tài sẽ đóng góp tiếng nói khiêm tốn vào việc tìm hiểu về một tác giả cổ điển của nền văn học Mỹ và vào việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Mỹ ở Việt Nam - một công việc mà giới học giả Việt Nam, những người nghiên cứu và giảng dạy văn học nước ngoài đang đặc biệt quan tâm. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: □ Phương pháp tổng quát của đề tài là phương pháp nhằm nghiên cứu vấn đề một cách khách quan trong những mối quan hệ tương tác và trong sự vận động, phát triển. □ Đề tài được thực hiện với các phương pháp cụ thể sau: 16 • Phương pháp phân tích - tổng hợp: Sự phân tích để chuẩn bị cho tổng hợp và tổng hợp giúp cho phân tích đi sâu hơn vào bản chất đối tượng. Đề tài đi vào việc phân tích những KTBN ương tác phẩm của O’Henry, từ đó tổng hợp khái quát vấn đề : KTBN như một đặc điểm thi pháp độc đáo riêng biệt, có giá trị tư tưởng - thẩm mỹ trong thi pháp kết cấu cốt truyện của truyện ngắn O’Henry. • Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Xác định các yếu tố cấu thành hệ thống; xem xét cấu trúc - hình thức tổ chức các mối quan hệ -giữa các yếu tố với nhau và giữa các yếu tố với hệ thống. ĐỂ tài đặt từng KTBN trong mỗi tác phẩm vào hệ thống KTBN của sáng tác O’Henry; xem xét mối tương quan giữa những KTBN (về dạng thức, thủ pháp, hiệu quả thẩm mỹ,...) và vai trò của mỗi KTBN trong việc cấu thành nên đặc điểm thi pháp đặc sắc này. Đề tài cóp tham khảo, vận dụng thành tựu của những huynh hướng mới trong nghiên cứu văn học đang được chấp nhận rộng rãi : Thi pháp học, Mỹ học tiếp nhận,... 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: ❖ PHẨN MỞ ĐẨU : 1. Lý do chọn đề tài. 2. Lịch sử vấn đề. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4. Mục tiêu nghiên cứu và những đóng góp của luận văn. 5. Phương pháp nghiên cứu. 17 6. Cấu trúc luận văn. PHẦN NỘI DUNG : CHƯƠNG 1: TÁC GIA TRUYỆN NGẮN O’HENRY VỚI KTBN. 1.1- Tác gia O'Henry. 1.2- Truyện ngắn O’Henry. 1.3- KTBN. CHƯƠNG 2: DẠNG THỨC KTBN TRONG THI PHÁP TRUYỆN NGẮN O’HENRY. 2.1- Dạng thức KTBN nhìn từ góc độ nội dung. 2.2- Dạng thức KTBN nhìn từ góc độ kết cấu. 2.3- Dạng thức KTBN nhìn từ góc độ ngôn ngữ. 2.4- Dạng thức KTBN nhìn từ góc độ tiếp nhận của độc giả. CHƯƠNG 3 : THỦ PHÁP KTBN TRONG THI PHÁP TRUYỆN NGẮN O’HENRY. 3.1- Những thủ pháp chuẩn bị cho KTBN. 3.2- Những thủ pháp thực hiện KTBN. PHẨN KẾT LUẬN 18 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÁC GIA TRUYỆN NGẮN O’HENRY VỚI KẾT THÚC BẤT NGỜ 1.1.TÁC GIA O’HENRY: 1.1.1-Thời đại: ❖ Lịch sử xã hội: O’Henry là tác gia sống và sáng tác vào buổi giao thời giữa hai thế kỷ XIX và XX. Sau cuộc nội chiến (1861 - 1865) và sau cuộc chiến thắng lợi trước thực dân Tây Ban Nha (1898) nước Mỹ đã trải qua một cuộc đổi thay nhanh chóng, mạnh mẽ. Sự mở rộng lãnh thổ. sự phát triển công nghệ, việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, sự tăng nhanh dân số do dòng người nhập cư ồ ạt, sự lổn mạnh của các đô thị, sự phát triển của hệ thống giao thông, thông tin liên lạc... đã tạo nên bước phát triển vượt bậc cho nồng nghiệp, kỹ thuật và thương mại. Cho đến thế chiến thứ nhất, nước Mỹ đã trở thành một cường quốc trên thế giới. Trên bước đường thực hiện "Giấc mơ Mỹ" tuyệt đẹp, hướng tới cuộc sống tự do, bình đẳng, tiến bộ, phồn vinh, cái giá mà chính những người Mỹ phải trả không phải là nhỏ. 19 Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX những vấn đề xã hội của việc đô thị hóa và công nghiệp hóa đã nảy sinh. Sự phân cách giàu -nghèo trở nến trầm trọng, số lượng những triệu phú Mỹ ngày càng nhiều cùng với sự tăng nhanh tình trạng khốn khó của người lao động. Sự thành đạt giàu sang song hành với đói khổ nghèo nàn trong xã hội. Việc cá nhân tự tạo cho mình một số phận tốt đẹp, một tương lai tươi sáng bằng đầu óc thực tiễn, tháo vát, sự cần mẫn... xem ra ngày càng khó có thể thực hiên. "Không còn những khoảng trống cho những kẻ khốn khổ có thể xây dựng lại cuộc sống và vươn len trên con đường làm ăn phồn vinh. Bây giờ thì người nghèo khổ đành phải chịu đựng số phận cơ cực." [19,208] Hoa Kỳ là một nước có độ lớn về địa lý, một "quốc gũi của dân nhập cư", đa dạng về dân tộc và phong phú về chủng tộc. Đời sống xã hội Mỹ vì thế cực kỳ phức tạp với bao điều tương phản : phồn vinh và cùng khổ, tự do dân chủ và bất công bạo ngược. James T. Farrell thật xác đáng khi cho rằng: "Mỹ là một nước lớn đến mức hầu như những gì nói về nó đều có thể đúng, và những gì nói ngược lại có lẽ cũng đúng không kém". [85,13] O’Henry là một trong những người lao động khốn khổ của thời đại đó. Ông đã phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau và bằng cách viết những trang truyện ngắn về đời sống của những người thuộc tầng lớp mình với sự am hiểu sâu sắc và bằng tấm lòng nhân ái bao la. ❖ Tư tưởng văn hóa: Tinh hình tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Mỹ khá phức tạp. Có những học thuyết du nhập từ Châu Âu, thích ứng với điều kiện lịch sử xã hội Mỹ, đã tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong đời sống, chính trị, văn hóa Mỹ: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan