Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ từ thị xã cửa lò đến diễn c...

Tài liệu Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ từ thị xã cửa lò đến diễn châu, tỉnh nghệ an..

.PDF
228
526
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN THỊ HOA HỒNG KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÙNG BIỂN VEN BỜ TỪ THỊ XÃ CỬA LÒ ĐẾN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN THỊ HOA HỒNG KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÙNG BIỂN VEN BỜ TỪ THỊ XÃ CỬA LÒ ĐẾN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN Ngành đào tạo : KỸ THUẬT KHAI THÁC THỦY SẢN Mã số : 62620304 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. TRẦN ĐỨC PHÚ 2. TS. NGUYỄN VĂN LỤC KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ từ thị xã Cửa Lò đến Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Khánh Hòa, ngày 20 tháng 10 năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Thị Hoa Hồng iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện luận án, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện của tất cả thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình Trước tiên tôi xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể lãnh đạo Vụ Kế hoạch – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Lãnh đạo Vụ đã tạo điều kiện thuận lợi trong công việc và thời gian để tôi có thể hoàn thành luận án. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn: TS. Trần Đức Phú và TS. Nguyễn Văn Lục – 2 thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị ở Viện Khoa học và Công nghệ khai thác, Trường Đại học Nha Trang đã góp ý cho luận án, những lời góp ý chân thành của các thầy, các anh, các chị giúp tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án. Bên cạnh sự hỗ trợ tạo điều kiện về thời gian của Lãnh đạo Vụ, hướng dẫn, góp ý về chuyên môn của các thầy, tôi cũng không thể hoàn thành Luận án nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan ở địa phương nơi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, lãnh đạo và cán bộ Chi cục Thủy sản Nghệ An, Ban quản lý dự án FSPS II Nghệ An, Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Nghệ An, các cán bộ phòng Kinh tế, đồn biên phòng…. thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Diễn Châu, Nghệ An đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi tiếp cận thực tế tại các địa phương trong tỉnh để nghiên cứu và thu thập số liệu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ hai bên và chồng, con, tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn./. Khánh Hòa, ngày 20 tháng 10 năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Thị Hoa Hồng iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................x DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................xi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... xiii TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ...........................................xv KEY FINDINGS ..........................................................................................................xvi MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ..................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................3 4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................3 5. Phạm vi khảo sát và nghiên cứu ..................................................................................3 5.1. Phạm vi không gian khảo sát và nghiên cứu của đề tài luận án ...............................4 5.2. Phạm vi thời gian khảo sát, thu thập dữ liệu và nghiên cứu của đề tài luận án .......4 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án.....................................................4 6.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................................4 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................4 Chương 1: TỔNG QUAN .............................................................................................5 1.1. Tổng quan về tỉnh Nghệ An .....................................................................................5 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An..........................................5 1.1.1.1. Diện tích và vị trí địa lý ......................................................................................5 1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................5 1.1.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................................5 1.1.2. Tổng quan nghề cá tỉnh nghệ An...........................................................................6 1.1.2.1. Biến động tàu thuyền khai thác hải sản tỉnh Nghệ An theo công suất ...............6 1.1.2.2. Tình hình biến động cường lực, lao động và sản lượng khai thác hải sản .........7 1.1.2.3. Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tỉnh Nghệ An .....................................................7 1.1.3. Tổng quan vùng biển tỉnh Nghệ An ......................................................................8 1.1.3.1. Đặc điểm chung ..................................................................................................8 v 1.1.3.2. Đặc điểm khí tượng, thủy văn ............................................................................8 1.1.3.3. Đặc điểm địa hình đường bờ và đáy biển.........................................................10 1.1.3.4. Đặc điểm về đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản ..........................................10 1.1.4. Giới thiệu phạm vi vùng biển nghiên cứu ...........................................................12 1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.........................................12 1.2.1. Công trình nghiên cứu ngoài nước ......................................................................12 1.2.1.1. Công trình về khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản ..........................................12 1.2.1.2. Giải pháp đảm bảo khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản ..................................14 1.2.2. Công trình nghiên cứu trong nước.......................................................................18 1.2.2.1. Nghiên cứu về khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản .........................................18 1.2.2.2. Nghiên cứu về giải pháp đảm bảo khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản ..........22 1.2.3. Các công trình nghiên cứu nguồn lợi và nghề khai thác thủy sản tại vùng biển Nghệ An.........................................................................................................................24 1.2.4. Phân tích, đánh gía chung tổng quan nghiên cứu khoa học liên quan ................26 1.2.4.1. Về nội dung nghiên cứu ...................................................................................26 1.2.4.2. Về phương pháp nghiên cứu.............................................................................26 1.2.4.3. Những nội dung được kế thừa và tiếp tục nghiên cứu trong luận án ...............27 Chương II: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................28 2.1. Cơ sở lý luận và giả thiết khoa học được sử dụng trong luận án ...........................28 2.1.1. Khái quát chung về khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản ....................................28 2.1.2. Nội dung chính về khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản......................................29 2.1.2.1. Khai thác hợp lý về sản lượng nguồn lợi thủy sản ...........................................29 2.1.2.2. Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản về mặt cường lực....................................31 2.1.2.3. Phương pháp xác định sản lượng và cường lực khai thác hợp lý NLTS..........32 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................34 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................34 2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..............................................................35 2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................35 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá thực trạng khai thác hợp lý ...................42 2.2.2.1. Xử lý số liệu .....................................................................................................42 2.2.2.2. Phương pháp ước tính tổng sản lượng khai thác ..............................................43 2.2.2.3. Xác định sản lượng và cường lực khai thác hợp lý ..........................................44 2.2.2.4. Phương pháp đánh giá thực trạng khai thác bất hợp lý ....................................46 vi Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................51 3.1. Thực trạng hoạt động khai thác thuỷ sản tại vùng biển nghiên cứu.......................51 3.1.1. Năng lực tàu thuyền của địa phương nghiên cứu ................................................51 3.1.2. Thực trạng tàu thuyền hoạt động khai thác thủy sản trong VBNC .....................55 3.1.2.1. Biến động số lượng tàu cá thực tế hoạt động khai thác thuỷ sản trong VBNC..55 3.1.2.2. Đặc điểm vỏ tàu thuyền khai thác thuỷ sản trong VBNC ................................57 3.1.3. Đặc điểm máy động lực của tàu cá KTTS trong VBNC .....................................58 3.1.4. Đặc điểm ngư cụ khai thác thuỷ sản trong VBNC ..............................................59 3.1.5. Thực trạng thuyền viên trên tàu khai thác thuỷ sản trong VBNC .......................62 3.1.6. Thời gian hoạt động KTTS của đội tàu trong VBNC .........................................63 3.1.7. Sản lượng và sản phẩm khai thác thuỷ sản trong VBNC ....................................64 3.1.8. Hiệu quả sản xuất của tàu hoạt động KTTS trong VBNC ..................................65 3.1.9. Kết quả điều tra tàu cá hoạt động khai thác vi phạm khu vực cấm.....................67 3.1.10. Kết quả điều tra tàu cá sử dụng ngư cụ và loại hình đánh bắt bị cấm...............67 3.2. Xác định sản lượng và cường lực khai thác bền vững tối đa của VBNC...............69 3.2.1. Chuẩn hoá cường lực khai thác ...........................................................................69 3.2.2. Xác định sản lượng và cường lực BVTĐ theo đội tàu chuẩn .............................70 3.2.2.1. Xác định sản lượng và cường lực BVTĐ của đội tàu chuẩn nghề lưới rê .......70 3.2.2.2. Xác định sản lượng và cường lực BVTĐ của đội tàu chuẩn nghề lưới kéo.....72 3.2.2.3. Xác định sản lượng và cường lực BVTĐ của đội tàu chuẩn nghề câu ............73 3.2.2.4. Xác định sản lượng và cường lực BVTĐ của đội tàu chuẩn nghề khác ..........74 3.2.3. Chuyển đổi sản lượng và cường lực BVTĐ của đội tàu thực theo đội tàu chuẩn ....76 3.3. Đánh giá thực trạng bất hợp lý trong hoạt động khai thác thuỷ sản tại VBNC .....77 3.3.1. Đánh giá thực trạng bất hợp lý về sản lượng và cường lực khai thác .................77 3.3.2. Đánh giá những tồn tại và bất hợp lý trong khai thác thủy sản tại VBNC..........78 3.3.2.1. Đánh giá mức độ khai thác bất hợp lý về kích thước thuỷ sản ........................78 3.3.2.2. Đánh giá mức độ khai thác bất hợp lý trong vùng cấm và mùa cấm ...............79 3.3.2.3. Đánh giá mức độ khai thác bất hợp lý về mật độ tàu cá trong VBNC.............79 3.3.2.4. Đánh giá mức độ khai thác bất hợp lý về sử dụng chủng loại ngư cụ .............81 3.3.3. Đánh giá chung mức độ bất hợp lý của hoạt động khai thác tại VBNC .............81 3.4. Xác định số lượng tàu thuyền và cơ cấu nghề khai thác hợp lý tại VBNC...........82 3.4.1. Những căn cứ khoa học .......................................................................................83 vii 3.4.1.1. Căn cứ đặc điểm nguồn lợi của VBNC ............................................................83 3.4.1.2. Căn cứ đặc điểm thực trạng và tập quán ngư dân địa phương .........................83 3.4.1.3. Căn cứ pháp lý..................................................................................................84 3.4.2. Xác định số lượng tàu thuyền và cơ cấu nghề hợp lý .........................................84 3.4.2.1. Xác định tổng sản lượng và số lượng tàu nghề lưới rê.....................................84 3.4.2.2. Xác định tổng sản lượng và số lượng tàu nghề câu..........................................85 3.4.2.3. Xác định tổng sản lượng và số lượng tàu nghề lưới kéo tôm...........................86 3.4.2.4. Xác định tổng sản lượng và số lượng tàu nghề khác........................................86 3.4.2.5. Xác định tổng sản lượng và cường KTHL chung cho VBNC .........................87 3.5. Đề xuất giải pháp đảm bảo khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản trong vùng biển nghiên cứu .....................................................................................................................89 3.5.1. Giải pháp cắt giảm số lượng tàu thuyền ..............................................................89 3.5.2. Giải pháp tạo sinh kế cho ngư dân chuyển đổi nghề bền vững...........................90 3.5.2.1. Đặt vấn đề.........................................................................................................90 3.5.2.2. Những căn cứ của giải pháp .............................................................................91 3.5.2.3. Nội dung của giải pháp.....................................................................................92 3.5.2.4. Biện pháp thực hiện..........................................................................................94 3.5.3. Giải pháp phất triển, bổ sung nơi cư trú, sinh sản của các laoif thuỷ sản ...........94 3.5.3.1. Đặt vấn đề.........................................................................................................94 3.5.3.2. Những căn cứ của giải pháp .............................................................................94 3.5.3.3. Nội dung của giải pháp.....................................................................................95 3.5.3.4. Kết quả bước đầu..............................................................................................96 3.5.4. Giải pháp đồng quản lý nguồn lợi thuỷ sản.........................................................96 3.5.4.1. Đặt vấn đề.........................................................................................................96 3.5.4.2. Những căn cứ của giải pháp .............................................................................97 3.5.4.3. Nội dung của giải pháp.....................................................................................98 3.5.4.4. Kết quả hoạt động.............................................................................................99 3.5.5. Giải pháp hành chính.........................................................................................100 3.5.5.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................100 3.5.5.2. Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................101 3.5.5.3. Nội dung giải pháp .........................................................................................102 viii KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................................103 I. Kết luận ....................................................................................................................103 II. Khuyến nghị............................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................104 Phụ lục 1: Tổng hợp số lượng tàu hiện có của ĐPNC theo nghề từ 2008-2016 Phụ lục 2: Tổng hợp số liệu điều tra số lượng tàu thuyền TTHĐ trong VBNC từ năm 2008-2016 Phụ lục 3: Mẫu phiếu điều tra các nghề TTHĐ khai thác thuỷ sản tại VBNC Phụ lục 4: Thông tin về tổ đồng quản lý VBVB Xã Diễn Hải Phụ lục 5: Thông tin về thả rạn nhân tạo tại xã Diễn Hải Phụ lục 6: Danh sách tàu thuyền được khảo sát Phụ lục 7: Tổng hợp số liệu điều tra sản phẩm khai thác có kích thước không đạt tiêu chuẩn Phụ lục 8: Số liệu điều tra năng suất khai thác của các nghề từ 2011-2016 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Thứ tự 1 Ký hiệu BVNLTS Diễn giải Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 2 BVTĐ Bền vững tối đa 3 CPUE Catch Per Unit Effort Sản lượng trên một đơn vị cường lực khai thác 4 CRSD Coastal Resources for Sustainable Development Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững 5 DS Danh sách 6 DVTS Dịch vụ thuỷ sản 7 ĐPNC Địa phương nghiên cứu 8 ĐQL Đồng quản lý 9 fMSY Effort of Maximum Sustainable Yeild Cường lực tại mức khai thác sản lượng tối đa 10 HĐKT 11 KCN 12 Hoạt động khai thác Khu công nghiệp KT&BVNLTS Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 13 KTTS Khai thác thủy sản 14 KTHL Khai thác hợp lý 15 MSY Maximum Sustainable Yeild Sản lượng bền vững tối đa 16 MEY Maximum Economic Yeild Sản lượng kinh tế tối đa 17 NLTS Nguồn lợi thủy sản 18 PTBV Phát triển bền vững 19 TURFs Territorial Use Rights for Fishing Quyền sử dụng lãnh thổ trong khai thác thủy sản 20 TAC Total Allowable Catch Tổng sản lượng được phép đánh bắt 21 TW Trung ương 22 VBNC Vùng biển nghiên cứu 23 VBVB Vùng biển ven bờ 24 XMSY Sinh khối sản lượng bền vững tối đa 25 XĐCL Xung đột, chồng lấn x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp tàu thuyền theo nhóm công suất từ 2006-2016 ..............................6 Bảng 1.2: Tổng hợp tàu thuyền theo nghề từ 2011-2016................................................6 Bảng 1.3: Tổng hợp số lượng tàu thuyền, công suất, sản lượng và lao động KTTS tỉnh Nghệ An từ 2006-2016 ....................................................................................................7 Bảng 1.4: Phân chia diện tích vùng nước ven bờ cho các xã ven biển Nghệ An..........12 Bảng 1.5: Kết quả tính toán MSY theo các mô hình khác nhau ...................................14 Bảng 1.6: Bảng tính MSY và fMSY theo mô hình Fox và Schaefer dựa vào sản lượng và cường lực khai thác trên đầm Thị Nại ......................................................................18 Bảng 1.7: Cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa ở vùng biển xa bờ ĐNB theo các đội tàu thực ......................................................................................................20 Bảng 2.1: Phân bố mẫu điều tra theo nghề và địa phương từ 2011 - 2016. ..................40 Bảng 2.2: Chỉ số đánh giá sản lượng và cường lực khai thác bền vững tối đa .............46 Bảng 2.3: Chỉ số đánh giá cơ cấu sản lượng theo đối tượng khai thác .........................47 Bảng 2.4: Chỉ số đánh giá mức độ bất hợp lý về kích thước các loài thuỷ sản.............47 Bảng 2.5: Đánh giá vi phạm về thời gian hoạt động trong khu vực bị cấm..................48 Bảng 2.6: Chỉ số đánh giá mức độ bất hợp lý về mật độ tàu thuyền HĐKT ................49 Bảng 2.7: Đánh giá vi phạm pháp luật về hoạt động khai thác trong VBNC ...............49 Bảng 2.8: Chỉ số đánh giá vi phạm pháp luật về cấu trúc ngư cụ .................................50 Bảng 3.1: Biến động số lượng tàu cá tại ĐPNC theo đơn vị hành chính (huyện) ........51 Bảng 3.2: Biến động số lượng tàu cá tại ĐPNC theo dải công suất máy......................52 Bảng 3.3: Biến động số lượng tàu thuyền hiện có của ĐPNC theo nghề......................54 Bảng 3.4: Biến động số lượng tàu cá thực tế KTTS tại VBNC theo ĐP ......................55 Bảng 3.5: Biến động số lượng tàu cá KTTS tại VBNC theo nghề và công suất...........56 Bảng 3.6: Thông số cơ bản của vỏ tàu thực tế hoạt động trong VBNC ........................57 Bảng 3.7: Thời gian sử dụng vỏ tàu cá thực tế hoạt động trong VBNC .......................58 Bảng 3.8: Các thông tin chính về trang bị máy động lực trên tàu.................................58 Bảng 3.9: Các thông số cơ bản của một cheo lưới rê ....................................................59 Bảng 3.10: Các thông số cơ bản của ngư cụ nghề lưới kéo ..........................................60 Bảng 3.11: Các thông số cơ bản của nghề câu tay ........................................................60 Bảng 3.12: Các thông số cơ bản của nghề câu vàng .....................................................60 Bảng 3.13: Thông số cơ bản của lồng bẫy kiểu Trung Quốc ........................................61 xi Bảng 3.14: Các thông số cơ bản của bẫy ốc hương.......................................................61 Bảng 3.15: Số ngày hoạt động tiềm năng của đội tàu khai thác trong VBNC theo nghề và nhóm công suất .........................................................................................................63 Bảng 3.16: Hệ số hoạt động của đội tàu khai thác trong VBNC theo nghề và nhóm công suất ........................................................................................................................63 Bảng 3.17: Biến động sản lượng khai thác của tàu cá theo nghề, nhóm công suất.......64 Bảng 3.18: Thành phần sản phẩm của các nghề HĐKT thuỷ sản trong VBNC ...........64 Bảng 3.19: Tỷ lệ tàu có sản phẩm kích thước không đạt chuẩn khai thác ....................65 Bảng 3.20: Biến động năng suất khai thác của tàu theo năm........................................65 Bảng 3.21: Các chỉ số kinh tế của đội tàu hoạt động KTTS trong VBNC....................66 Bảng 3.22: Đặc trưng hiệu quả kinh tế của đội tàu KTTS trong VBNC.......................66 Bảng 3.23: Thống kê số tàu cá vi phạm khu vực cấm hoạt động khai thác ..................67 Bảng 3.24: Kết quả điều tra số tàu hoạt động KT bất hợp lý trong VBNC ..................67 Bảng 3.25: Giá trị R2 để lựa chọn đội tàu chuẩn theo loại nghề ...................................69 Bảng 3.26: Cường lực khai thác của đội tàu sau khi quy về đội tàu chuẩn ..................70 Bảng 3.27: Số liệu năng suất và cường lực đội tàu lưới rê quy chuẩn ..........................70 Bảng 3.28: Số liệu năng suất và cường lực đội tàu lưới kéo quy chuẩn .......................72 Bảng 3.29: Số liệu năng suất và cường lực đội tàu nghề câu quy chuẩn ......................73 Bảng 3.30: Số liệu năng suất và cường lực đội tàu nghề khác quy chuẩn ....................75 Bảng 3.31: Tổng sản lượng và cường lực khai thác bền vững tối đa của từng nghề hoạt động tại VBNC theo đội tàu chuẩn................................................................................76 Bảng 3.32: Sản lượng và cường lực khai thác bền vững tối đa của đội tàu thực tại VBNC ... 76 Bảng 3.33: So sánh giữa sản lượng và cường lực khai thác thực tế năm 2016 với mức bền vững tối đa của đội tàu tại VBNC ..........................................................................77 Bảng 3.34: Số liệu tổng hợp đánh giá mức độ bất hợp lý về sản phẩm khai thác ........78 Bảng 3.35: Số tàu cá vi phạm khu vực cấm hoạt động khai thác..................................79 Bảng 3.36: Thống kê mật độ tàu hoạt động trong VBNC.............................................80 Bảng 3.37: Sản lượng và cường lực khai thác hợp lý cho từng nghề và cả VBNC ......87 Bảng 3.38: Tổng hợp số lượng tàu cần cắt giảm theo nghề ..........................................89 Bảng 3.39: Kết quả thực hiện chuyển đổi nghề từ năm 2009-2012 ..............................90 Bảng 3.40: Thông tin các khu công nghiệp tuyển dụng lao động phổ thông................93 Bảng 3.41: Số cuộc báo cáo tàu vi phạm qua đường dây nóng 18001746 .................100 Bảng 3.42: Tình hình tàu vi phạm đã chuyển đổi nghề...............................................100 xii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ vùng khảo sát, nghiên cứu của luận án .................................................3 Hình 2.1: Thước đo chiều dài sản phẩm khai thác ........................................................41 Hình 3.1: Lưới kéo có lắp răng bừa để cào ngao, sò, ốc ...............................................68 Hình 3.2: Dụng cụ vớt sứa của ngư dân địa phương.....................................................92 Hình 3.3: Kiểu dáng rạn nhân tạo được thả tại VBVB xã Diễn Hải, Diễn Châu..........96 Hình 3.4: Sơ đồ vị trí vùng biển thực hiện ĐQL xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu ........99 xiii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biến động tàu thuyền hiện có theo địa phương và công suất ...................52 Biểu đồ 3.2: Biến động tàu thuyền hiện có theo dải công suất từ 2008-2016...............53 Biểu đồ 3.3: Biến động số lượng tàu theo nhóm ngư cụ (nghề) khai thác ....................54 Biểu đồ 3.4: Biến động số lượng tàu cá KTTS tại VBNC theo huyện và công suất ....55 Biểu đồ 3.5: Biến động số lượng tàu cá KTTS tại VBNC theo nhóm nghề (ngư cụ) .....56 Biểu đồ 3.6: Mối tương quan giữa cường lực và năng suất khai thác của nghề lưới rê .....71 Biểu đồ 3.7: Mối tương quan giữa sản lượng và cường lực khai thác của nghề lưới rê.....71 Biều đồ 3.8: Mối tương quan giữa cường lực và năng suất khai thác của nghề lưới kéo ..... 72 Biểu đồ 3.9: Mối tương quan giữa sản lượng và cường lực khai thác của nghề lưới kéo..... 73 Biểu đồ 3.10: Mối tương quan giữa năng suất và cường lực khai thác của nghề câu...74 Biểu đồ 3.11: Mối tương quan giữa sản lượng và cường lực khai thác của nghề câu.....74 Biểu đồ 3.12: Mối tương quan giữa năng suất và cường lực khai thác của nghề khác ...75 Biểu đồ 3.13: Mối tương quan giữa sản lượng và cường lực khai thác của nghề khác...75 xiv TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ từ thị xã Cửa Lò đến Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ngành: Kỹ thuật khai thác thủy sản; Mã số: 62620304 Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hoa Hồng Khóa: 2011 Người hướng dẫn: 1. TS. Trần Đức Phú, 2. TS. Nguyễn Văn Lục Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha Trang Nội dung: - Luận án phân tích và đánh giá tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan mật thiết đến đề tài từ đó xác định được những ưu, nhược điểm của các nhà khoa học đi trước đã làm; tìm ra được cơ sở lý luận và nội dung KTHL nguồn lợi thủy sản. - Luận án tổng hợp số liệu điều tra thực trạng hoạt động khai thác thuỷ sản tại VBVB từ thị xã Cửa Lò đến huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An trong các năm 2008 đến 2016 của bốn nhóm nghề chính là nghề lưới rê, lưới kéo, nghề câu và nghề khác. - Luận án phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động khai thác theo các nội dung khai thác hợp lý. Cụ thể là: + Luận án sử dụng mô hình Schaefer xác định được giá trị sản lượng và cường lực khai thác BVTĐ cho từng nghề khai thác (MSY, fMSY). Trên cơ sở giá trị sản lượng và cường lực khai thác BVTĐ được xác định bằng mô hình Schaefer và kết quả điều tra thực trạng số liệu cường lực và sản lượng khai thác từng năm, từ 2008-2016, luận án đã phân tích và lựa chọn cường lực và sản lượng KTHL cho VBNC. + Luận án đánh giá thực trạng khai thác bất hợp lý về độ tuổi, kích thước các loài thuỷ sản; về thời gian hoạt động khai thác; về mật độ tàu thuyền HĐKT; về sử dụng chủng loại ngư cụ HĐKT; về cấu trúc ngư cụ hoạt động khai thác tại vùng biển ven bờ từ thị xã Cửa Lò đến huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - Luận án đã đề xuất các giải pháp có ý nghĩa khoa học về lý luận và thực tiễn để khai thác hợp lý NLTS vùng biển nghiên cứu, làm cơ sở nhân rộng ra các vùng biển ven bờ khác của nghề cá Việt Nam. Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh xv KEY FINDINGS Thesis title: “Appropriate exploitation of coastal fishery resources from Cua Lo town to Dien Chau district, Nghe An province”. Major: Fishing Technology Major code: 62620304 PhD Student: Nguyen Thi Hoa Hong Supervisor: 1. Dr. Tran Duc Phu 2. Dr. Nguyen Van Luc Institution: Institution of fishing technology and science in Nha Trang University Key Findings: - The thesis analyzes and evaluates the overview of domestic and foreign studies that are closely related to the topic, thereby identify the advantages and disadvantages of the other scholars’ methods conducted before; find out the reason and content of fisheries management. - This thesis also synthesizes survey data of the four main fishing groups’s current exploitation activities, including gill net, trawler, and others in coastal area from Cua Lo to Dien Chau during the period between 2008 to 2016. - This thesis analyzes and evaluates the fisheries exploitation status according to the appropriate exploitation contents as below: + The Schaefer model is utilized to determine maximum sustainable yeild and effort of maximum sustainable yeild for each of fishing groups (MSY, fMSY). Based on the MSY and fMSY which are determined by the scheafer model well as actual annual yields and effort data from 2008 to 2016, thesis analyzes and selects the sustainable efforts and yields for coastal area. + The thesis discusses the current inappropriate exploitation method in term of age and size of aquatic species, exploitation time and schedule, the density of fishing vessels, types of fishing gears, the structure of fishing gears in the coastal areas from Cua Lo to Dien Chau district (Nghe An province). - The author proposes scientific and theoretical solutions for sustainable exploitation in the study area and is considered to be the model to expand and apply to other coastal areas in Viet Nam. Ph.D Student Nguyen Thị Hoa Hong xvi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Nghệ An là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với bờ biển dài 82 km, có 27 xã, phường và 5 huyện, thị gắn với biển, có vùng biển ven bờ (VBVB) với diện tích 164.800 ha (theo NĐ 33/2010/NĐ-CP). Vùng biển ven bờ Nghệ An có nguồn lợi thủy sản khá đa dạng và tương đối phong phú, thuận lợi cho nghề cá và đang có những đột phá trong các lĩnh vực phát triển công nghiệp cảng, thương mại và dịch vụ, … Vùng duyên hải của tỉnh đang hình thành, phát triển các khu du lịch, nghỉ mát, chế biến và xuất khẩu nông - lâm - thuỷ sản, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng. Trong đó, việc điều chỉnh sự hoạt động khai thác thủy sản trong VBVB một cách hợp lý có vai trò quan trọng trong định hướng quy hoạch phát triển của tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 [72]. Vùng biển ven bờ từ thị xã Cửa Lò đến Diễn Châu (gọi chung là vùng biển nghiên cứu - VBNC), tỉnh Nghệ An, đặc biệt vịnh Diễn Châu, là nơi có nhiều hệ sinh thái đặc trưng của biển nhiệt đới (như hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái thảm cỏ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cửa sông, …) [61]. Đây không chỉ là nơi cư trú, sinh sản, ương dưỡng ấu trùng thủy sinh, mà còn được xem như “vùng đệm” hứng chịu các nguồn vật chất (trong đó, có các nguồn chất thải) từ đất liền và từ biển khơi; đồng thời chúng có chức năng bảo vệ bờ biển, giảm thiểu tác động của thiên tai từ biển (bão, nước biển dâng, sóng thần, …). Vùng biển nghiên cứu cũng như nhiều vùng biển ven bờ của nước ta, đang và sẽ phải đối diện với nhiều thách thức trong quá trình phát triển bền vững (PTBV): - Năng suất khai thác thủy sản giảm tỷ lệ nghịch với cường lực khai thác, suy giảm đa dạng sinh học, danh sách loài thủy sản đưa vào sách đỏ ngày càng tăng; - Xung đột/mẫu thuẫn và chồng lấn trong sử dụng không gian VBNC ngày càng tăng; ô nhiễm môi trường nước ven bờ, cộng thêm ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, … đang là thách thức lớn cho hoạt động khai thác thủy sản tại VBNC. Theo thống kê năm 2016, các địa phương ven bờ VBNC có 2038 tàu khai thác thuỷ sản, trong đó, số lượng tàu có công suất nhỏ hơn 20cv chiếm đến 53%. Nhiều tàu cá có công suất trên 20cv ở trong và ngoài địa phương nghiên cứu (ĐPNC) vẫn hoạt động sai tuyến (đánh bắt trong vùng bờ, thay vì chỉ được đánh bắt ở vùng lộng và vùng khơi); các nghề khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản (lưới kéo, chất nổ, 1 mìn, xung điện,…) cũng đang ngang nhiên hoạt động. Nhiều công trình khoa học [2, 22, 29, 58] đã xác định rằng, nguồn lợi trong VBVB tỉnh Nghệ An nói chung trong đó có vịnh Diễn Châu (thuộc VBNC) nói riêng đang có dấu hiệu cạn kiệt, nhiều loài thuỷ sản đang có nguy cơ biến mất. Lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An đã có nhiều chủ trương [66, 67, 68, 69, 72, 74] nhằm quy hoạch và quản lý hoạt động khai thác, đồng thời đề xuất các biện pháp [73, 75] hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề, nhằm giảm áp lực khai thác trong VBVB nói chung và VBNC nói riêng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Có thể nói rằng, cho đến nay, trong vùng biển ven bờ từ thị xã Cửa Lò đến Diễn Châu, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản, cũng chưa có công trình nghiên cứu nào sử dụng mô hình tính toán để đưa ra các giá trị tham chiếu, phục vụ cho đánh giá thực trạng hoạt động khai thác thuỷ sản, đề xuất giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản trong vùng biển nghiên cứu. Trước mắt, cần có những thông tin, dữ liệu cập nhật, nhằm phân tích, đánh giá những tồn tại, bất cập của nghề cá tại VBVB của cả nước nói chung và ven bờ từ thị xã Cửa Lò đến Diễn Châu, tỉnh Nghệ An nói riêng. Với những lý do như đã trình bày ở trên nghiên cứu sinh thấy rằng việc lựa chọn đề tài luận án "Khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản vùng biển ven bờ từ thị xã Cửa Lò đến Diễn Châu, tỉnh Nghệ An" là cần thiết, cấp bách. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chung: Khai thác hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trong vùng biển nghiên cứu (VBNC). Mục tiêu cụ thể: - Cung cấp số liệu thực trạng hoạt động khai thác trong VBNC, bao gồm biến động tàu thuyền; cơ cấu nghề khai thác; ngư cụ; năng suất và sản lượng khai thác... - Cung cấp dẫn liệu khoa học về tính hợp lý của hoạt động khai thác (HĐKT) thuỷ sản trong VBNC, cụ thể là phân tích làm rõ hoạt động khai thác bất hợp lý về tổng sản lượng và cường lực khai thác; bất hợp lý về độ tuổi, kích thước các loài thuỷ sản; về thời gian hoạt động khai thác; về mật độ tàu thuyền; về sử dụng chủng loại ngư cụ; về cấu trúc ngư cụ. - Tính toán xác định sản lượng và cường lực khai thác bền vững tối đa cho từng nghề và cả VBNC từ đó xác định sản lượng và cường lực khai thác hợp lý. - Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản trong VBNC. 2 3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động khai thác thủy sản tại VBVB từ thị xã Cửa Lò đến huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 4. Nội dung nghiên cứu Trong phạm vi đề tài của luận án tập trung giải quyết các vấn đề chính như sau: - Điều tra thực trạng hoạt động khai thác thuỷ sản trong VBVB tỉnh Nghệ An, tập trung vào VBVB từ thị xã Cửa Lò đến huyện Diễn Châu (VBNC) – Đây là nơi có các ngư trường truyền thống, trọng điểm và tồn tại nhiều xung đột, chồng lấn (XĐCL) trong hoạt động khai thác thủy sản. - Xác định sản lượng và cường lực khai thác bền vững tối đa của VBNC (Chuẩn hoá cường lực khai thác; xác định sản lượng và cường lực BVTĐ theo đội tàu chuẩn; Chuyển đổi sản lượng và cường lực BVTĐ của đội tàu thực theo đội tàu chuẩn). - Phân tích, đánh giá thực trạng bất hợp lý trong hoạt động khai thác thuỷ sản tại VBNC về sản lượng và cường lực khai thác; về kích thước các loài thuỷ sản; về vùng cấm và mùa cấm; về mật độ tàu thuyền; về sử dụng chủng loại ngư cụ. - Xác định số lượng tàu thuyền và cơ cấu nghề khai thác hợp lý tại VBNC (nghề lưới rê, nghề câu, nghề lưới kéo tôm, nghề khác, tổng sản lượng và cường KTHL chung cho VBNC). - Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản trong VBNC. 5. Phạm vi khảo sát và nghiên cứu Hình 1.1: Sơ đồ vùng khảo sát, nghiên cứu của luận án 3 5.1. Phạm vi không gian khảo sát và nghiên cứu của đề tài luận án Tập trung nghiên cứu tại 15 xã/phường thuộc 3 huyện thị ven biển (huyện Diễn Châu, huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò), với 3 cửa biển lớn (Lạch Vạn, Cửa Lò và Cửa Hội - nơi neo đậu, tránh trú bão của tàu cá). Diện tích vùng biển nghiên cứu là 104.160 ha (thuộc VBVB của tỉnh Nghệ An – theo NĐ 33/2010/NĐ-CP, ngày 31/3/2010 - xem Hình 1.1). 5.2. Phạm vi thời gian khảo sát, thu thập dữ liệu và nghiên cứu của đề tài luận án - Thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2016 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung và cập nhật dữ liệu về hoạt động khai thác thuỷ sản cho tỉnh Nghệ An nói riêng và các tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ. - Góp phần đánh giá khả năng áp dụng phương pháp xác định sản lượng, cường lực khai thác bền vững tối đa trong hoạt động khai thác thuỷ sản. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Giúp cơ quan quản lý nghề cá tỉnh Nghệ An có cơ sở khoa học để quy hoạch đội tàu khai thác thủy sản, sắp xếp cơ cấu nghề khai thác thuỷ sản hợp lý, phù hợp với nguồn lợi thủy sản trong VBNC. - Tổ chức hoạt động khai thác theo nội dung khai thác hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong VBNC. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan