Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Khảo sát tình hình dịch bệnh trên đàn chó mang đến khám và điều trị tại phòng kh...

Tài liệu Khảo sát tình hình dịch bệnh trên đàn chó mang đến khám và điều trị tại phòng khám thú y hải đăng số 304 lê duẩn hà nội và thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy do parvovirus

.PDF
60
123
104

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, giảng dạy nhiệt tình của thầy cô giáo trong Khoa Thú Y, các thầy cô trong nhà trường. Từ đó đã giúp tôi tích lũy được những kiến thức cơ bản của nghề nghiệp cũng như tư cách đạo đức. đây cũng là chìa khóa tri thức, là hành trang để tôi vững bước trong cuộc sống sau này. Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp, trước tiên cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô là cán bộ giảng dạy trong Khoa Thú Y- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dầy công giảng dạy và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập tại trường, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Như Quán, giảng viên bộ môn Ngoại - Sản, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chỉ bảo cho tôi rất nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các Bác sĩ tại phòng khám thú y Hải Đăng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chuyên đề này, đặc biệt là BSTY. Phạm Hải Đăng, là người đã tận tình chỉ dạy cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và làm việc tại phòng khám. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, ngườ thân, bạn bè đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016 Sinh viên: Phan Thị Loan Sv: Phan Thị Loan i Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. ii PHẦN I: MỞ ĐẦU .....................................................................................................v 1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI............................................................2 1.2.1 Mục đích .............................................................................................................2 1.2.2 Yêu cầu ..............................................................................................................2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................3 2.1. MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ CHÓ ..............................................................................3 2.1.1. Nguồn gốc loài chó ...........................................................................................3 2.1.2. Một số giống chó đang được nuôi ở Việt Nam. ................................................3 2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ ......................................................7 2.2.1. Thân nhiệt (0C) ..................................................................................................7 2.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút) .........................................................................8 2.2.3. Tần số tim (lần/phút) .........................................................................................9 2.3 BỆNH DO PARVOVIRUS TRÊN CHÓ............................................................10 2.3.1. Lịch sử bệnh ....................................................................................................10 2.3.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus .............................................11 2.3.4. Cơ chế sinh bệnh .............................................................................................13 2.3.5. Triệu chứng .....................................................................................................14 2.3.6. Bệnh tích .........................................................................................................15 2.3.7. Chẩn đoán ........................................................................................................16 2.3.8. Điều trị ............................................................................................................17 2.3.9. Phòng bệnh......................................................................................................18 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........21 3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...........................21 3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ...................................................21 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................21 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................22 3.4.1. Khảo sát tỷ lệ nhiễm các bệnh trên chó ..........................................................22 Sv: Phan Thị Loan ii Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3.4.2. Xác định chó bị bệnh.......................................................................................22 3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng test CPV .................................................22 3.4.4. Phương pháp thử nghiệm một số phác đồ điều trị ..........................................25 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................25 PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................28 4.1. TỔNG HỢP VỀ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TRÊN ĐÀN CHÓ TỚI KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y HẢI ĐĂNG .....................................28 4.2. Kết quả phân loại tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo giống ......................35 4.3. Kết quả phân loại tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo lứa tuổi ........................37 4.4. Kết quả phân loại tỷ lệ chó mắc bệnh theo giới tính ..........................................39 4.5. Kết quả phân loại tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo mùa ..............................39 4.6. Tình hình mắc bệnh giữa chó được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng. ...................................................................................................................................40 4.7. Kết quả theo dõi các triệu chứng điển hình của chó mắc bệnh Parvovirus .......42 4.8. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng ...............................................................45 4.8.1. Thân nhiệt........................................................................................................46 4.8.2. Tần số hô hấp ..................................................................................................47 4.8.3. Tần số tim mạch ..............................................................................................48 4.9. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh do Parvovirus ..................................48 PHẦN V ....................................................................................................................52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................52 5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................52 5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................54 6.1.TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT .....................................................................................54 6.2. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI.................................................................................55 6.3. Từ Internet: .........................................................................................................55 Sv: Phan Thị Loan iii Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó ......................................14 Bảng 4.1. Kết quả phân loại bệnh của đàn chó tới khám và điều trị tại phòng khám thú y Hải Đăng ..........................................................................................................28 Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ mắc các loại bệnh trên chó ..........................................................28 Bảng 4.2 Kết quả phân loại tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo giống ...................36 Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo giống .....................................36 Bảng 4.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo lứa tuổi (n=135) .............................37 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi..................................38 Bảng 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo giới tính (n=215) ..........................39 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo giới tính ................................39 Bảng 4.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo mùa (n =215)..................................40 Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo mùa .......................................40 Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh Parvovirus ở chó chưa được tiêm và chó đã được tiêm vacxin phòng bệnh ....................................................................................................41 Bảng 4.7. Các triệu chứng điển hình ở chó mắc bệnh do Parvovirus ......................42 Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ chó mắc các triệu chứng của bệnh do Parvovirus .......................42 Bảng 4.8. Các chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh Parvovirus ...............................45 Biểu đồ 4.7a. Thân nhiệt chó mắc bệnh do Parvovirus (0C) ...................................46 Biểu đồ 4.7b. Tần số hô hấp, tần số tim mạch ở chó mắc bệnh do Parvovirus ........46 Bảng 4.9. So sánh kết quả điều trị bệnh Parvovirus của 2 phác đồ ..........................49 Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh qua 2 phác đồ .................................................50 Sv: Phan Thị Loan iv Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam DANH MỤC HÌNH Hình 3.3. Kết quả âm tính .........................................................................................25 Hình 3.2. Kết quả dương tính ....................................................................................24 Hình 4.1. Chó ủ rũ, mệt mỏi......................................................................................43 Hình 4.2. Chó đi ỉa ra máu và niêm mạc ruột ...........................................................43 Hình 4.3. Chó tiêu chảy ra máu có lẫn niêm mạc ruột ..............................................43 Hình 4.5. Chó bỏ ăn ..................................................................................................44 Hình 4.4. Chó nôn mửa liên tục ................................................................................43 Sv: Phan Thị Loan v Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chó là một trong những loài động vật được con người thuần hóa được cách đây 15.000 năm vào cuối Kỷ băng hà. Tổ tiên của loài chó là chó sói. Họ chó có tên khoa học là Canidae (tiếng latinh canis có nghĩa là chó) gồm khoảng 37 loài: chó sói, chó sacan, cáo, chó rừng và các giống chó nhà. Cùng với những đặc tính nổi bật của mình như giàu tình cảm, thích được yêu thương, trung thành, thông minh, khôn ngoan, mắt tinh tai thính, khứu giác nhạy bén….nên chó luôn là người bạn đồng hành thân thiết của con người. Vì chúng có nhiều đặc điểm đáng quý nên được nuôi dưỡng và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm cảnh, trông nhà, bảo vệ, kéo xe, chó dẫn đường cho người khuyết tật, tham gia vào công tác an ninh quốc phòng, chó làm nhiệm vụ cứu hộ… Nước ta đang trên đà phát triển, đời sống xã hội ngày một nâng cao, kéo theo đó có nhiều nhu cầu mới của người dân được phát sinh. Nuôi thú cảnh đang dần là một thú chơi thu hút được rất nhiều người. Vì vậy khi thú nuôi chó cảnh trở nên phổ biến thì có rất nhiều giống chó được yêu thích trên thế giới được nhập khẩu vào nước ta để đáp ứng nhu cầu đa dạng về chất lượng và chủng loại của người chơi. Cùng với việc nhập khẩu chó ngoại ngày càng tăng, công tác quản lý và chăm sóc đàn chó trở nên khó khăn hơn đặc biệt là tình hình bệnh tật sẽ ngày càng phức tạp hơn. Do thay đổi điều kiện sống và khí hậu ở nước ta nóng ẩm nên khả năng thích nghi của nhiều giống chó còn kém nên tình hình chó mắc bệnh về nội khoa, ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút nhiều hơn so với các giống chó nội. Trong đó đặc biệt phải kể đến các bệnh truyền nhiễm của chó về đường tiêu hóa bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra. Với tỷ lệ mắc không nhỏ, với tốc độ lây lan nhanh, mạnh Sv: Phan Thị Loan 1 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong đàn và trong khu vực, tỷ lệ chết cao đã gây thiệt hại rất lớn cho những người chăn nuôi chó cảnh ở nước ta. Qua thực tế lâm sàng ở các phòng khám thú y ở thành phố Hà Nội cho thấy bệnh Parvovirus là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, bệnh xảy ra ở tất cả các giống chó, ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh xảy ra nhiều trên chó con từ 6-20 tuần tuổi và bệnh tiến triển nhanh gây tỷ lệ chết cao từ 90-100%, nhưng nếu điều trị tích cực và hộ lý tốt thì tỷ lệ sống vẫn có hy vọng. Nhằm hiểu rõ hơn về tình hình dịch bệnh nói chung và bệnh tiêu chảy do parvovirus nói riêng trên đàn chó khu vực Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tình hình dịch bệnh trên đàn chó mang đến khám và điều trị tại phòng khám thú y Hải Đăng số 304- Lê Duẩn- Hà Nội và thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus”. 1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục đích - Xác định chó mắc bệnh Parvovirus theo các giống, lứa tuổi và theo mùa . - Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của chó bị mắc bệnh Parvovirus. - Xây dựng phác đồ điều trị cho các giống chó, mang lại hiệu quả phù hợp với yêu cầu chăn nuôi thực tế của các gia đình trên địa bàn Hà Nội. - Nâng cao kiến thức thực tế thú y tại phòng mạch. 1.2.2 Yêu cầu - Nắm được quy trình chẩn đoán. - Ghi chép số liệu đầy đủ. Sv: Phan Thị Loan 2 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ CHÓ 2.1.1. Nguồn gốc loài chó Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc loài chó. Theo Đac Uyn, chó nhà được sinh ra từ các cuộc tạp giao tự nhiên giữa chó sói, cầy, cáo và được con người nuôi dưỡng chọn giống thích hợp để trở thành chó nhà thuần chủng. Losen cho rằng có những chó có tổ tiên từ chó sói và nhóm khác có nguồn gốc từ chó rừng. Zewer cũng cho rằng những con chó nhà có nguồn gốc từ chó hoang dã vùng Á châu như nhóm Dingo và chó Cen Dingo rất giống với chó sói ở Ấn Độ (Canis bepus pallipes). Brocketal và Wayneatal dựa trên căn bản phân tích di truyền trong vòng một thập niên cũng đã rút ra kết luận rằng chó nhà đã được thuần hóa từ chó sói, nó đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới cách đây khoảng 12000 năm. Như vậy dựa trên những thành tựu nghiên cứu về cổ sinh vật học và di truyền học, các nhà khoa học đã xác định được tổ tiên của loài chó nhà hiện nay là một số loài chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Cách đây khoảng 15000 năm con người đã thuần hóa với mục đích phục vụ cho việc săn bắt, sau đó là giữ nhà và làm bạn với con người. Trung tâm thuần hóa chó cổ nhất có lẽ là vùng Đông Nam Á. Sau đó được du nhập vào châu Úc, lan ra khắp phương Đông và đến châu Mỹ. Ở Việt Nam theo các nhà khảo cổ học chó được nuôi từ thời kỳ đồ đá mới khoảng 3000 – 4000 năm trước Công Nguyên (cách đây 5000 – 6000 năm). Tập hợp nhiều giống chó nhà được nuôi hiện nay trên thế giới có khoảng 400 giống, được gọi là loài chó nhà (Canis familias), thuộc họ chó (Canidae), bộ ăn thịt (Carnivora), lớp động vật có vú (Mammilia). 2.1.2. Một số giống chó đang được nuôi ở Việt Nam. Sv: Phan Thị Loan 3 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam Giống chó địa phương Chó Vàng Là giống chó được nuôi phổ biến ở nước ta, có tầm vóc trung bình, cao 50-55cm, nặng 12-15kg, được nuôi để giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm Chó phối giống được ở độ tuổi 15-18 tháng, chó cái được sinh sản ở độ tuổi 12-14 tháng, mỗi lứa đẻ được 4-7 con, trung bình 5 con Thân hình chúng khá nhỏ nhắn, mõm ngắn, tai dựng, bốn chân chắc khỏe, nhanh nhẹn, đuôi luôn vểnh lên. Tính tình hiền lành dễ gần, vui vẻ, thích được âu yếm, vuốt ve, trông nhà tốt. Phú Quốc Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú Quốc, Việt Nam. Nó có đặc điểm phân biệt với các loại chó khác là các xoáy lông ở trên sống lưng. Nó là một trong ba dòng chó có xoáy long trên lưng trên thế giới (chó lông xoáy Thái, chó lông xoáy Rhodesia, chó Phú Quốc). Thể hình khá lớn thể trọng bình quân lúc 12-15 tháng tuổi đạt 12,613,6kg, cao 45,65cm. đầu cân đối, trên trán có nếp nhăn, mắt đen linh hoạt, tai hướng về phía trước hình chữ V luôn thắng đứng. Đường lưng thẳng, trên lưng có một xoáy dài. Đuôi khá dài, kiểu đuôi vòng uốn cong lên lưng, bộ lông ngắn ôm sát thân, bóng mượt, màu sắc lông một màu có thể là vàng đen, vện hoặc úa. Chó Phú Quốc biết đào hang để đẻ và biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân có màng như chân vịt và bộ long mượt sát (1-2 cm) rất ngắn nên khi ướt chó Phú Quốc chỉ cần lắc mình vài lượt là nước sẽ bắn đi, do đó long sẽ nhanh khô. Chúng nhanh nhẹn, thông minh, trung thành và trong dân gian Việt Nam được coi là “vương khuyển”. Sv: Phan Thị Loan 4 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam Chó H’Mông Loài chó H’Mông cộc đuôi là một trong những loài chó săn tốt, với nhưng đặc tính độc đáo và sự thông minh tuyệt với, chúng có thể lực tốt và bền bỉ. về ngoại hình của chúng khá đặc trưng với vẻ chắc nịch, đầy cơ bắp và chiếc đuôi cụt ngộ nghĩnh. Tai có hình tam giác, luôn dựng đứng kiểu nằm hai chân sau luôn trong tư thế sẵn sàng tấn công. Chúng luôn lì lợm, ít cắn và luôn chỉ nghe theo một người chủ duy nhất. Sống ở miền núi cao, được dùng giữ nhà và săn thú, có tầm vóc lớn hơn chó Vàng, chiều cao 55-60 cm, nặng 18-20 kg, chó đực phối giống được ở 1618 tháng tuổi, chó cái sinh sản ở độ tuổi 12-15 tháng, chó cái mỗi lứa đẻ 5-8 con trung bình 6 con. Chó lài Là một giống chó xù thuộc dòng chó cỏ ở vùng núi phía bắc Việt Nam với đặc trưng là bộ lông màu đen. Chó lài có dáng dài, chân to, đuôi dài, màu vàng pha chút đen hoặc đen tuyền từ đầu đến đuôi, tai hơi cụp, mõm dày. Chó trưởng thành nặng tới 40 kg, thậm chí 50 kg. Đây là loại chó săn thông minh, thính nhạy, mạnh mẽ, hung dữ, là sát thủ của các loài rắn độc. Giống chó nhập ngoại Fox Chó Fox, chó Phốc huơu là một giống chó cảnh, có nguồn gốc ở Đức, được lai tạo từ giống chó sục và German Pinscher. Là loại chó có kích thước nhỏ, gọn và cơ bắp, chúng có bộ lông bong mượt và một cơ thể cân đối với những đường nét thanh thoát, ngực nở, bụng thắt có dáng dấp chó săn. Chúng cao từ 25-30cm trong đó chó cái cao 25-28cm, chó cân nặng từ 5-6kg, chó cái nặng từ 4-5kg. giống chó gọi là Phốc hiện đang nuôi ở Việt Nam rất nhỏ, chỉ Sv: Phan Thị Loan 5 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam khoảng trên dưới 2kg là các dòng lai giữa Chihuahua và chó sục. trong khi đó chó Phốc gốc Miniature Pinscher cân nặng từ 4-6kg. Điểm cao nhất của vai bằng hoặc cao hơn phần hông một chút. Hai chân trước thẳng và có treo chiếc móng huyền đề. Bàn chân nhỏ và mềm mại, mõm rất khỏe và tỷ lệ với các phần khác của cơ thể. Hàm răng sắc và khá khỏe, tai dựng mỏng, bộ lông ngắn, mượt của chúng thường có màu đỏ, tuy vậy đôi khi có thể gặp màu đen, nâu hoặc màu socola. Chó Fox là giống chó đặc biệt ương ngạnh và bướng bỉnh. Ngoài ra, chúng còn rất can đảm và thích sủa nhiều. Chúng trung thành với chủ, tình cảm và luôn cảnh giác với vật lạ, luôn tràn trề sinh lực và hiếu động. thông minh và dũng cảm. chúng thân thiện với các loại vật nuôi trong nhà và trẻ nhỏ. Chúng có thể học rất nhanh và luôn đòi hỏi các thứ mới lạ. Chó Nhật Có nguồn gốc từ Nhật Bản, có kích thước nhỏ dài 50-55cm, cao 2530cm, trọng lượng chó trưởng thành từ 6-8 kg. Bộ lông dài phủ toàn thân, màu trắng tinh cũng có thể xám tro hoặc trắng đốm nâu, đốm đen ở hai tai và vây mắt. Chó tính vui vẻ, thông minh lanh lợi, thích tình cảm, thường nuôi làm cảnh, làm bạn với người. Chó Poodle Được bắt nguồn từ Đức sau đó được tiêu chuẩn hóa ở Pháp. Đây là giống chó cỡ vừa chiều dài xấp xỉ bằng chiều cao tính bả vai. Kích thước 25.4 cm, sọ vừa phải, hơi tròn, mõm dài, thẳng, mắt hình bầu dục được đặt khá xa nhau và có màu đen hoặc nâu. Tai gần đầu, dài, thẳng, có lớp lông lượn song. Hai chân trước và sau cân đối với kích thước cơ thể chúng. Giống Poodle khá thông minh, chúng đáp ứng rất tốt các yêu cầu của con người, chúng được cho là một trong những giống chó dễ huấn luyện nhất, Sv: Phan Thị Loan 6 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam chúng vui vẻ và năng động, thích được chơi với mọi người. Chúng được coi là một trong những giống chó dẽ dạy dỗ nhất. hiền hòa, vui vẻ, hoạt bát, chúng thích được ở cùng và quan tâm với mọi người. Chó Bắc Hà Chó Becgie Đức Chó Bulldog Anh Nguồn gốc từ giống Mastiff châu Á cổ xưa, nhưng chúng chỉ thực sự phát triển ở nước Anh. Giống này có thân hình thấp nhưng to ngang chắc lẳn, với cái đầu tròn to, một trong những đặc điểm nhận dạng điển hình của loài chó là da mặt và trán chảy xếp thành từng lớp với hàm dưới nhô ra trông rất ấn tượng. Mũi ngắn, hếch, to và có màu đen. Bulldog có đôi mắt tròn xoe màu tối sẫm, khá cách xa nhau và hơi cụp xuống về phía đuôi mắt. Tai nhỏ và mỏng, luôn ở trạng thái cụp. Đuôi ngắn thường cắt cụt. Bộ lông ngắn, phẳng và kiểu dáng đẹp với màu đỏ, vàng nhạt trắng, màu vện và khoang. Mặc dù có vẻ ngoài khá “bặm trợn” nhưng Bulldog là loài chó hiền lành và hòa nhã. Chúng chỉ tỏ ra dữ tợn đối với kẻ lạ xâm nhập vào lãnh địa cai quản của chúng. Bulldog được đánh giá là giống chó rất tình cảm, đánh tin cậy và quan trọng nhất là hiền lành đối với trẻ nhỏ. Nhờ khả năng bảo vệ thiên phú vô cùng nhạy bén chúng sẽ canh giữ gia chủ một cách chắc chắn và đảm bảo nhất. 2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ 2.2.1. Thân nhiệt (0C) Nhiệt độ của cơ thể là chỉ số tương đối của hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Sự hằng định tương đối của thân nhiệt gia súc là nhờ trung tâm điều tiết nhiệt nằm ở hành não. Sv: Phan Thị Loan 7 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 38-390C. Trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tuỳ vào tính chất và mức độ bệnh (Hồ Văn Nam, 1997). Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay đổi bởi các yếu tố như tuổi tác (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có thân nhiệt cao hơn con đực). Sự vận động cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của chó, khi vận động nhiều thân nhiệt của chó thường cao hơn bình thường. Thân nhiệt của chó vào lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi chiều và chênh lệch từ 0,2-0,50C. Ý nghĩa chẩn đoán: Thông qua việc kiểm tra nhiệt độ chó, ta có thể xác định được con vật có bị sốt hay không. Nếu tăng 1-20C con vật sốt vừa, tăng 2-30C sốt rất nặng. Qua đó, sơ bộ xác định được nguyên nhân gây bệnh, tính chất, mức độ tiên lượng của bệnh, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt hay xấu (Hồ Văn Nam, 1997). Việc kiểm tra thân nhiệt của con vật trước khi điều trị là rất quan trọng, qua đó nhằm đưa ra được tiên lượng đúng cho con vật. 2.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút) Tần số hô hấp hay nhịp thở là số lần thở ra hay hít vào trong một phút, ở mỗi loài gia súc đều có tần hô hấp nhất định, tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý. Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18-20 lần/phút. Chó trưởng thành, giống chó to có tần số hô hấp từ 10-20 lần/phút, chó nhỏ có tần số hô hấp 20-30 lần/phút. Chó thở thể ngực và tần số hô hấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ bên ngoài môi trường (thời tiết quá nóng nên chó phải thở nhanh để thải nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100 - 160 lần/phút), thời gian trong ngày (ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi trưa và buổi chiều chó Sv: Phan Thị Loan 8 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam thở nhanh hơn), tuổi (con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm), những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên. Ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý, tăng tần số hô hấp gặp trong các bệnh gây hẹp diện tích về thể tích của phổi, những bệnh gây sốt cao nhất là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh trùng. Tần số hô hấp giảm trong những bệnh hẹp thanh khí quản, chảy máu não, hôn mê, bại liệt sau đẻ, các trường hợp sắp chết. Tuỳ từng giai đoạn sẽ có một kiểu thở khác nhau như Biot, Kusman, nhanh nông.v.v. (Nguyễn Xuân Tịnh, 1996). 2.2.3. Tần số tim (lần/phút) Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút), khi tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành mạch quản căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với mạch tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau, sự khác nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi trong một loài động vật, tính biệt, thời điểm, nhịp mạch đập tương ứng với nhịp tim. Tuy vậy, tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định. Ở trạng thái sinh lý bình thường Chó Non Trưởng thành Già Tần số (lần/phút) 200-220 70-120 70-80 Nguyễn Phước Trung (2002) Ở chó, mèo vị trí tim đập động là khoảng sườn 3-4 phía bên trái, tần số tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như Sv: Phan Thị Loan 9 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của vật nuôi, độ béo gầy, lứa tuổi, giống loài. Ở trạng thái sinh lý bình thường, có hai cơ chế điều hòa tim mạch bằng thần kinh và thể dịch. Chó con có tần số tim đập lớn hơn chó già, chó hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể bị một số bệnh về máu (thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm bao tim) cũng làm tăng tần số tim mạch. 2.3 BỆNH DO PARVOVIRUS TRÊN CHÓ Bệnh do parvo ở chó là một trong những bệnh di virus Parvo gây ra, rất dễ lây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của con vật. Virus nhanh chóng phân chia tế bào trong cơ thể của con vật, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của đường ruột. Các triệu chứng chung của Parvovirus là thờ ơ, nôn mửa, chán ăn và đẫm máu, tiêu chảy có mũi tanh, mất nước đe dọa tới tính mạng. Đây là bệnh cơ hội đã gây những tổn thất cho ngành chăn nuôi chó ở phần lớn các quốc gia trên thế giới. 2.3.1. Lịch sử bệnh Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1978, sau đó lan dần trên phạm vi toàn thế giới. Bệnh thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc ở nhiều ổ dịch xảy ra cùng một lúc. Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh xuất hiện vào mùa thu năm 1977 ở Texas và đến mùa hè năm 1978 đã xảy ra nhiều vùng khác nhau ở Hoa Kỳ và Canada. Đầu năm 1979 bệnh xuất hiện ở Úc, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp, bệnh đã được ghi nhận lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1990 trên chó nghiệp vụ. Parvovirus chỉ gây nhiễm cho họ chó: chó nhà, chó sói, chó có lông bờm ở cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ. Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh. Thông thường hầu hết các con trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó con từ Sv: Phan Thị Loan 10 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam 6 – 12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự hủy bỏ kháng thể mẹ truyền sang. Bệnh có khả năng lây lan nhanh. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 50%, tỷ lệ tử vong trên chó con từ 50 – 100% (Trần Thanh Phong, 1996). 2.3.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus Phân loại Họ: Parvoviridae Giống: Parvovirus Loài: Canine Parvovirus type 2 Các đặc tính sinh học của Parvovirus Hình thái và cấu trúc: Là một DNA đơn virus không có vỏ bọc, có đường kính 20nm, 32 capsomers. Sức đề kháng với môi trường bên ngoài: Parvovirus đề kháng mạnh với môi trường bên ngoài. Trong phân thì virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ phòng. Nó đề kháng với tác động của Ete, Chloroforme, axit và nhiệt độ (560C trong 30 phút) (R.Moraillon, 1993). Đặc tính nuôi cấy của virus Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào (CPE) trên tế bào tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột, tế bào lymphocyte của chó trong thời kỳ cai sữa những tế bào trong thời kỳ gián phân thích hợp nhất. Đặc tính kháng nguyên: Sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất hiện kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa huyết thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba sau khi nhiễm. Phản ứng này được sử dụng trong chẩn đoán huyết thanh học. Phản ứng trung hòa huyết thanh rất khó thực hiện trong phòng thí nghiệm. Sv: Phan Thị Loan 11 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam Khả năng miễn dịch Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giá kháng thể trung hòa hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên những chó này sẽ lên rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm nhiễm lúc 9 – 12 tuần. Sau 2 – 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó con sinh ra có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 – 6 tuần tuổi. Miễn dịch thụ động ở chó con có được do kháng thể mẹ truyền cho này tồn tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần thứ 10 hay 11 sau khi sinh. Ở chó con còn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự xâm nhiễm virus vacxin đưa vào. Ở “thời kỳ khủng hoảng này”, chó con không thể được tiêm chủng hiệu quả trong khi nó thụ cảm hoàn toàn với sự xâm nhiễm tự nhiên. Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác nhau ở thú thịt: Virus Panleucopenie felien (FPV). Virus gây viêm ruột ở chồn (MEV). Sự tương đồng này có thể phát hiện bởi phản ứng trung hòa và phản ứng HI. Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có những giới hạn riêng biệt trong tự nhiên. FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV chỉ gây nhiễm cho chồn và CPV chỉ gây nhiễm cho chó. 2.3.3. Dịch tễ học Chất chứa căn bệnh: Phân, nước tiểu, nước bọt nhưng quan trọng nhất là phân. Sức đề kháng tự nhiên khoảng 6 tháng ở nhiệt độ phòng, dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, tồn tại kéo dài vào mùa đông (ôn đới). Cách truyền lây: Lây gián tiếp qua sự tiếp xúc tới môi trường vấy bẩn phân thú hoặc trực tiếp từ chó bệnh sang chó khỏe. Đường xâm nhập: chủ yếu bằng đường miệng. Vật cảm thụ: Chó ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là chó non từ 1 – 5 tháng tuổi. Sv: Phan Thị Loan 12 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tính cảm thụ: 100% đối với những quần thể chó chưa nhiễm, những chó lớn có miễn dịch do sự tiêm phòng hay cảm nhiễm tự nhiên. Bệnh thường được biểu hiện trên chó con từ 1 – 5 tháng tuổi. Sự miễn dịch mẹ truyền qua sữa đầu giúp thú phòng chống bệnh. Những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong khoảng 6 – 10 tuần tuổi, lúc này chó con trở nên thụ cảm nhất. Sự giảm dần kháng thể mẹ truyền cũng liên quan trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của chó con; những chó con đẹp nhất, tăng trưởng tốt nhất thường nhiễm bệnh đầu tiên. 2.3.4. Cơ chế sinh bệnh Virus xâm nhập bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân. Sau khi xâm nhập đầu tiên virus nhân lên tại các mô lympho, gây nhiễm trùng huyết vào ngày thứ 2 và ngày thứ 5, từ đó tạo phản ứng miễn dịch và kháng thể có thể xuất hiện vào ngày thứ 5 và thứ 6. Trong thời gian này virus có thể được thải ra ngoài qua phân vào ngày thứ 4, tối đa là vào ngày thứ 5, sau đó giảm dần và chấm dứt vào ngày thứ 9. Trong quá trình gây nhiễm trùng huyết, virus đồng thời nhân lên ở tế bào lympho và tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột bào mòn nhung mao ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết. Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnh tích trên cơ tim và gây ra bệnh ở dạng tim mạch. Sv: Phan Thị Loan 13 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam Sơ đồ 2.1. Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó (nguồn: Trần Thanh Phong, 1996) Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ cần đưa một lượng nhỏ Parvovirus bằng 100 liều gây nhiễm mô nuôi cấy DICT (Dose Infectieuse Culture de Tisu) đủ gây nhiễm cho chó. Điều này cho thấy tác hại về mặt dịch tễ học do có lượng quá lớn virus trong phân (1 tỷ DICT/g phân) chó mắc bệnh (Nguyễn Như Pho, 2003; Tạ Thị Vịnh và Nguyễn Hữu Nam, 2004). 2.3.5. Triệu chứng Triệu chứng chủ yếu của bệnh là viêm ruột ỉa chảy. Bệnh thường biểu hiện ở 3 dạng: Sv: Phan Thị Loan 14 Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam + Dạng đường ruột: Giai đoạn đầu chó thể hiện các triệu chứng: ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, nằm lì một chỗ, nôn mửa cho đến khi hết thức ăn trong dạ dày. Thân nhiệt tăng dần sau đó tăng cao. Thông thường cơn sốt kéo dài từ khi chó bắt đầu mệt tới lúc chó ỉa chảy nặng, thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần đi. Khi chó ỉa chảy nặng, phân có mùi thối khắm đặc trưng, trong phân lúc đầu có màu xám vàng, về sau có máu tươi hoặc đã phân huỷ thành máu cá, niêm mạc đường ruột bong ra lẫn máu trong phân (Lê Thanh Hải và cs, 1998). Chó thường chết do ỉa chảy mất nước, mất cân bằng điện giải, sốc do nội độc tố hoặc nhiễm trùng thứ phát. Những con khỏi bệnh có miễn dịch lâu dài. + Dạng tim: Thường thấy ở chó 4 - 8 tuần tuổi, biểu hiện của bệnh chủ yếu là suy tim do virus tấn công gây hoại tử cơ tim. Con vật thường chưa có biểu hiện triệu chứng gì nhưng lăn ra chết đột ngột. Những trường hợp khác có thể thấy chó bị thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt hay thâm tím, gan và túi mật sưng to, thở khó, nôn mửa và kêu la rồi lăn ra chết. Tỷ lệ chết 50%. + Dạng kết hợp tim - ruột: Thường thấy ở chó từ 6 - 16 tuần tuổi. Chó ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh (chỉ sau 24h chó sẽ chết). 2.3.6. Bệnh tích Bệnh tích đại thể Niêm mạc ruột: sung huyết, xuất huyết, lớp nhung mao ruột bị bào mòn nhất là ở không tràng. Lách: Màu sắc và hình dạng không đồng nhất. Dạ dày: Niêm mạc xuất huyết một phần hay toàn bộ. Gan: Có thể sưng, túi mật căng. Hạch bạch huyết: Phù thũng, xuất huyết. Thể tim: Phù thũng phổi, viêm cơ tim. Bệnh tích vi thể Sv: Phan Thị Loan 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan