Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ...

Tài liệu Khóa luận đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa nước xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam

.PDF
72
224
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG LƯƠNG THỊ KIM KIỀU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI RỪNG DỪA NƯỚC XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Người hướng dẫn: TS. Kiều Thị Kính Đà Nẵng - Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đà Nẵng, ngày 26 tháng 4 năm 2018 Tác giả Lương Thị Kim Kiều LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Kiều Thị Kính, giảng viên khoa Sinh – Môi trường, người đã vạch ra cho tôi những ý tưởng, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu của quí thầy cô trong Khoa Sinh – Môi trường, Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng và sự hỗ trợ nhiệt tình của cộng đồng người dân Xã Cẩm Thanh và Cù Lao Chàm, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những giúp đỡ quý báu đó. Đà Nẵng, ngày 26 tháng 4 năm 2018 Tác giả Lương Thị Kim Kiều MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................4 1.1. KHÁI NIỆM .......................................................................................................4 1.1.1. Du lịch sinh thái .............................................................................................4 1.1.2. Cộng đồng ......................................................................................................5 1.1.3. Dựa vào cộng đồng ........................................................................................6 1.1.4. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng .............................................................6 1.2. ÁP DỤNG DU LỊCH SINH THÁI....................................................................7 1.2.1. Áp dụng DLST trên thế giới ..........................................................................7 1.2.2. Áp dụng DLST tại Việt Nam .......................................................................11 1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................16 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GHIÊN CỨU.19 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................19 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................19 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................19 2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp .........................................................19 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ........................................................................19 2.3.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi ....................................................................21 2.3.4. Phương pháp quan sát hành vi cộng đồng ...................................................21 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................22 2.4. KHUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................22 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................24 3.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DLST TẠI RDN XÃ CẨM THANH ..............24 3.1.1. Sự thay đổi diện tích RDN Cẩm thanh qua các năm ...................................24 3.1.5. Sản phẩm du lịch khác .................................................................................32 3.1.6. Nhận thức của người dân về môi trường và hệ sinh thái .............................34 3.2. SO SÁNH DLST RDN XÃ CẨM THANH VÀ KBTB CÙ LAO CHÀM ...35 3.3. PHÂN TÍCH SWOT DLST XÃ CẨM THANH ............................................37 3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST RDN XÃ CẨM THANH ....38 3.4.1. Giải pháp về công tác tổ chức quản lý .........................................................40 3.4.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ...............................................................42 3.4.3. Giải pháp về xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch ..............43 3.4.4. Giải pháp kinh tế ..........................................................................................43 3.4.5. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường.................................................44 3.4.6. Giải pháp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường ..................................................................................................44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................46 1. Kết luận ................................................................................................................46 2. Kiến nghị ..............................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................49 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DLST Du lịch sinh thái ĐDSH Đa dạng sinh học HDV Hướng dẫn viên KBTB Khu bảo tồn biển KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển RDN Rừng dừa nước TNMT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) VQG Vườn Quốc Gia DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang 1.1. Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch 12 1.2. Phân bố dân cư theo đơn vị thôn xã Cẩm Thanh 17 2.1. Các đối tượng đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 20 2.2. Khung nghiên cứu của đề tài 22 3.1. Diện tích RDN xã Cẩm Thanh thay đổi theo thời gian 24 3.2. 3.3. Số lượng hộ dân tham gia vào hoạt động bơi thúng xã Cẩm Thanh Lượt khách du lịch đến với DLST Cẩm Thanh từ năm 2013 đến 2016 25 26 3.4. Doanh thu hằng năm của tổ bơi thúng 27 3.5. Doanh thu người dân trong hoạt động bơi thúng 29 3.6. Lịch sử hình thành RDN và mức độ tự tin hướng dẫn khách du lịch của người dân bơi thúng. 31 3.7. So sánh DLST RDN xã Cẩm Thanh và KBTB Cù Lao Chàm 35 3.8. Phân tích SWOT DLST tại xã Cẩm Thanh 38 DANH MỤC HÌNH ẢNH Số hiệu Tên hình Trang 1.1. Ranh giới hành chính xã Cẩm Thanh ở hạ lưu sông Thu Bồn và vị trí phân bố của dừa nước 16 1.2 Bản đồ khu vực nghiên cứu Cù Lao Chàm 19 3.1 Sự thay đổi diện tích RDN xã Cẩm Thanh qua các năm 24 3.2 Biểu đồ số lượng hộ dân tham gia vào hoạt động bơi thúng xã Cẩm Thanh 26 3.3 Biểu đồ so sánh sự gia tăng khách du lịch và doanh thu hoạt động bơi thúng tại xã Cẩm Thanh 28 3.4 Biểu đồ thu nhập bình quân 1 tháng của người dân tham gia bơi thúng 28 3.5 Biểu đồ độ tuổi người dân tham gia vào hoạt động bơi thúng 30 3.6 Biểu đồ thời gian người dân bơi thúng sinh sống tại xã Cẩm Thanh 30 3.7 3.8 3.9 Biểu đồ thu nhập trung bình 1 tháng của người dân làm nghề tranh tre Cách thức đặt phòng và quảng bá du lịch mô hình Homestay tại Cẩm Thanh Cách thức đặt phòng và quảng bá du lịch mô hình Homestay tại Cù Lao Chàm 32 36 36 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh với tốc độ bình quân về khách 6,93%/năm, về thu nhập 11,8%/năm và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu trong nền kinh tế thế giới [5]. Tại Việt Nam, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế quan trọng, ngành Du lịch Việt Nam tính đến hết năm 2017 đã đón 12.922.151 lượt khách quốc tế (tăng 36,9% so với năm 2016) phục vụ 63,1 triệu lượt khách nội địa (Tổng cục du lịch và thống kê từ các sở văn hóa thể thao du lịch, Sở Du lịch, 2017). Những số liệu thống kê cho thấy rằng du lịch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng không ngừng tăng trưởng và phát triển. Trong số các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách hiện nay không thể không nói đến loại hình du lịch sinh thái. Nó không đơn thuần chỉ là hoạt động du lịch thông thường mà đồng thời là hoạt động giáo dục, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa. Và phát triển cộng đồng góp phần phát triển ngành du lịch nói riêng, nền kinh tế - xã hội nói chung. Chính bởi tầm quan trọng đó năm 2002 được tổ chức du lịch thế giới lấy là năm quốc tế về DLST với chủ đề “Du lịch sinh thái – chìa khóa để phát triển bền vững [4]. Du lịch sinh thái phát triển tạo cơ hội cho người dân nâng cao được chất lượng cuộc sống và cải thiện sinh kế. Đây chính là động lực giúp cho người dân tham gia nhiều hơn và sâu hơn vào hoạt động bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên hiện nay, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế du lịch với quy mô lớn, tốc độ nhanh, làm cho các địa phương đối phó với nhiều vấn đề nan giải, tồn tại mâu thuẩn ngày càng gay gắt: một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương. Kinh nghiệm từ các nước đã có quá trình phát triển du lịch lâu dài trên thế giới cho thấy để dung hoà hai lợi ích mang tính đối nghịch nêu trên chỉ có con đường lựa chọn đó là đẩy mạnh phát triển DLST một cách khoa học và bền vững dựa trên không gian các vùng địa 2 lý đặc thù này mới đảm bảo được tính cân bằng và phát triển bền vững cho các địa phương [12]. Quảng Nam là một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam, là một nơi hấp dẫn khách du lịch với thánh địa Mỹ Sơn được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 (Unesco, 1999), đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận vào năm 1999 (Unesco, 1999), ngoài ra Hội An với vị trí nằm cuối dòng sông Thu Bồn nên nơi đây được thừa hưởng sự đa dạng của các hệ sinh thái vùng cửa sông và ven bờ. Hội An là nơi giàu có với các dịch vụ sinh thái nhờ vào các bãi sậy, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm có biển, quần cư rong biển, rừng tự nhiên trên đảo cũng như cảnh quan trên cạn và dưới nước đã tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội địa phương nhất là hình thức du lịch sinh thái [12]. Nhắc đến Hội An không thể không kể đến khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, nơi đây phát triển mạnh mẽ bởi loại hình du lịch Homestay và là khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận vào tháng 5 năm 2009 (Unesco, 2009). Kèm theo đó là các khái niệm bảo tồn bao gồm bảo tồn di sản văn hóa, bảo tồn biển, bảo tồn rừng dừa nước được hình thành, càng về sau nó đã dần trở thành các mô hình thực tiễn. Hoạt động du lịch sinh thái tại Hội An đã phát triển ngày một mạnh mẽ thể hiện qua số du khách đến với Hội An năm 2013 là 1,6 triệu người, năm 2014 là hơn 1,7 triệu người, năm 2015 là khoảng 2,2 triệu và năm 2016 là 2,6 triệu người (Phòng thương mại và du lịch, Thành phố Hội An). Tuy nhiên, những thành tựu trong tăng trưởng vừa qua cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém thể hiện trong chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, quản lý tài nguyên và phát triển bền vững. Để giải quyết được các vấn đề trên tôi chọn đề tài ‘‘Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa nước xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam’’ với mục đích mô tả hiện trạng du lịch sinh thái tại Rừng dừa nước xã Câm Thanh theo các nguồn lực tự nhiên, xã hội, con người, tài chính và hạ tầng từ đó đề xuất giải pháp phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 3 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại RDN xã Cẩm Thanh từ đó đề xuất giải pháp hướng đến dựa vào cộng đồng. Để thực hiện được mục tiêu trên luận văn cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau đây: - Đánh giá hiện trạng các hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại RDN xã Cẩm Thanh. - Đề xuất các giải pháp phát du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và nâng cao nhận thức cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch sinh thái tại khu vực. 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Góp phần cung cấp những thông tin khoa học về hiện trạng các hoạt động du lịch sinh thái tại rừng dừa nước xã Cẩm Thanh cũng như mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch. Từ đó góp phần định hướng và xây dựng các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại các địa phương khác. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI NIỆM 1.1.1. Du lịch sinh thái Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được Mehico Hector Ceballos- Lascurain đưa ra vào năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan vớí ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”. Tiếp đến Allen đã đưa ra một định nghĩa đề cập đến lĩnh vực họat động trách nhiệm của du khách, đó là: “DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã đã cùng với ý thức giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” (Hiệp hội du lịch sinh thái năm 1993). Căn cứ vào những đặc thù và mục tiêu phát triển mà mỗi quốc gia và mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển những định nghĩa riêng của mình: - Định nghĩa của Nepan về du lịch sinh thái là loại hình du lịch để cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào [25]. - Định nghĩa của Malaysia thì cho rằng du lịch sinh thái là hoạt động du lịch viếng thăm một cách có trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc 5 đẩy công tác bảo tồn có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham gia dự một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế [17]. Năm 2001, theo Weaver nhận định có 3 tiêu chí trọng tâm được lặp lại trong hầu hết các định nghĩa, đó là: - Dựa vào thiên nhiên - Có tính bền vững - Có yếu tố về giáo dục hay nhận thức. Năm 2002, Page và Dowling đưa thêm 2 yếu tố mà du lịch sinh thái nên có: - Đem lại lợi ích cho cộng đồng - Sự hài lòng, thỏa mãn cho du khách Du lịch sinh thái được xem là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có giáo dục môi trường, đóng góp cho bảo tồn với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Do đó du lịch sinh thái được xác định là loại hình ưu tiên trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2012) dưới góc độ bảo tồn thiên nhiên môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng [23]. 1.1.2. Cộng đồng Cộng đồng (Community) là một khái niệm xuất hiện vào năm 1940 tại các nước thuộc địa Anh. Năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận khái niệm cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện các công trình viện trợ qui mô lớn về kỹ thuật, phương pháp và tài chính trong thập kỷ 50-60. Cộng đồng là nhóm người sống trong phạm vi thôn, bản, các xã, phường của khu vực nông thôn và thành thị, đặc biệt là các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa. Cộng đồng có những điểm giống nhau, có chung các mối quan hệ nhất định và cùng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động và là đối tượng cần được quan tâm trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay [1]. Theo Sproule (1996) cộng đồng là một nhóm người, thường sống trên cùng một khu vực địa lý, nhận biết bản thân họ thuộc cùng một nhóm. Các thành viên 6 trong một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Tất cả họ có thể thuộc về cùng một nhóm tôn giáo, chính trị, tầng lớp hoặc đẳng cấp. Cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo tồn. Các ý kiến, đề xuất tích cực từ cộng đồng là cơ sở để triển khai hoạt động bảo tồn tốt hơn, ngược lại các ý kiến tiêu cực hay chưa đúng là cơ sở để nhà quản lý điều chỉnh và áp dụng các phương thức phù hợp. Vì vậy, mức độ nhận thức và hành vi cộng đồng là các nhân tố quyết định đến sự thành công của các công tác bảo tồn. 1.1.3. Dựa vào cộng đồng Bảo tồn dựa vào cộng đồng là một phong trào nổi lên vào những năm 1980 thông qua các cuộc biểu tình leo thang và đối thoại tiếp theo với các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng bởi những nỗ lực quốc tế để bảo vệ sự ĐDSH trên trái đất. Bảo tồn dựa vào cộng đồng là kết hợp cải thiện cho cuộc sống của người dân địa phương trong khi bảo tồn các khu vực lại thông qua việc tạo ra các Vườn quốc gia, nơi trú ẩn của động vật hoang dã [7], [22]. Dựa vào cộng đồng là dựa vào những gì cộng đồng đã, đang và sẽ có, những hiểu biết của họ về TNMT khu vực quản lý, về tình trạng khai thác, sử dụng nguồn lợi, về tình hình kinh tế, xã hội, về văn hóa truyền thống và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương. Để dựa vào được cộng đồng, phải xây dựng cơ sở cộng đồng vững mạnh bằng cách nâng cao nhận thức, năng lực, củng cố và phát triển sinh kế thay thế bền vững [13]. 1.1.4. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Theo Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) định nghĩa CEBT (Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng) là "Hình thức du lịch sinh thái nơi cộng đồng địa phương có sự kiểm soát chặt chẽ, tham gia vào phát triển và quản lý, và phần lớn nguồn thu lợi còn lại trong cộng đồng". Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): “Du lịch sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”. 7 Còn theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997) thì du lịch sinh thái cộng đồng là “phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội. Du lịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ”. Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế TIES và Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc UNEP (2005): “DLST dựa vào cộng đồng (Community-Based Ecotourism) là loại hình tập trung vào sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý DLST và phân phối lợi nhuận. Loại hình DLST này phải được tổ chức bởi người dân địa phương và vì người dân địa phương, gắn trách nhiệm của họ với việc quản lý, khai thác và bảo tồn các tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn bản địa. DLST dựa vào cộng đồng cũng hỗ trợ cho cho việc phân phối một cách công bằng lợi nhuận thu được từ DLST như là một nguồn thu nhập thứ hai. Phần lớn lợi nhuận do DLST mang lại thuộc về địa phương. Các thành viên của cộng đồng dù không tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh du lịch cũng sẽ có cơ hội hưởng lợi phần nào thông qua các quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng hay do các hiệu quả kinh tế liên đới do DLST mang lại”. Ý tưởng đằng sau vế “dựa vào cộng đồng” của chiến lược môi trường là tạo cơ hội trao quyền cho cộng đồng, tăng cường sự tham gia của họ trong việc ra quyết định, nhưng cũng chỉ đơn giản là những điều này sẽ khuyến khích sự tham gia từ bản thân cộng đồng. Như vậy, du lịch sinh thái cộng đồng chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và du lịch bền vững. Du lịch sinh thái cộng đồng nhấn mạnh vào cả ba yếu tố là môi trường, du lịch và cộng đồng. 1.2. ÁP DỤNG DU LỊCH SINH THÁI 1.2.1. Áp dụng DLST trên thế giới Phát triển du lịch sinh thái được nhiều quốc gia áp dụng trên thế giới và có thể kể đến như: Bhutan, Nepal, Bolivia, Braxin, Costa Rica, Ecuador, Ethiopia, Guatemala, Ấn Độ, Kenya, Kyrgyzstan, Lào, Lesotho, Mozambique, Peru, Nam Phi, Thái Lan, Uganda, Venezuela và Zambia…Hiệu quả của từng mô hình phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm của Chính phủ, điều kiện phát triển kinh tế xã hội và 8 cốt lỗi là nhận thức của cộng đồng tại địa phương. Chính phủ của các quốc gia này đều rất chú trọng đến phát triển DLST cộng đồng. Họ tập trung nhiều nguồn lực để có thể ưu tiên đầu tư cho DLST cả về cơ chế chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất. Chính quyền đưa mối quan tâm hàng đầu về việc duy trì và bảo vệ môi trường, cân bằng cảnh quan sinh thái, duy trì và phát huy văn hóa bản địa, họ xem đây là những thách thức to lớn và cần có những chiến lược phù hợp để mà có thể giải quyết [27]. Từ những nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, vào năm 2014 tổ chức UNWTO đã đưa ra các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng đồng cần phải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững: - Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng. - Khía cạnh xác thực nền văn hoá - xã hội của cộng đồng địa phương, đảm bảo họ đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trí truyền thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu biết và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau. - Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế - xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bổ công bằng. Theo đó vào năm 2008 UNWTO đã đưa ra 10 tiêu chí của của một du lịch sinh thái cộng đồng đang hướng tới gồm có các tiêu chí sau: - Tiêu chí 1: Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng. - Tiêu chí 2: Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng. - Tiêu chí 3: Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên. - Tiêu chí 4: Quan tâm đến sự bền vững của môi trường. - Tiêu chí 5: Mọi hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá và các “cấu trúc xã hội” tại cộng đồng. - Tiêu chí 6: Có hệ thống/phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể “vượt qua” những ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây. 9 - Tiêu chí 7: Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến văn hoá và môi trường. - Tiêu chí 8: Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có những hành động hợp lý trong quá trình du lịch. - Tiêu chí 9: Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái với văn hoá/tôn giáo của họ. - Tiêu chí 10: Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch nếu họ không muốn. a. Quá trình phát triển DLST trên thế giới đã đánh giá cao vai trò của cộng đồng và đã đặt ra những thách thức lớn Tác giả Brohman trong cuốn “Hướng dẫn cho ngành du lịch ở các nước đang phát triển” cho rằng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch là một công cụ để giải quyết những vấn đề lớn của ngành du lịch ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch sẽ đạt được sự công bằng trong phân phối lợi ích, khuyến khích việc ra tự quyết và đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng địa phương một cách tốt hơn. Theo mô hình phát triển du lịch sinh thái tại Kyrgyzstan (Sheradil Baktygulov, Damira Raeva , Aline Kraemer Sector, Tourism Enterprise Class, MSME, 2010) và mô hình phát triển du lịch sinh thái tại Nepal 2011 (Tourism Board in conjunction with Kathmandu University, School of Arts) họ cho rằng cộng đồng đều là những người quan tâm, hiểu rõ nhất về lịch sử hình thành và văn hóa xã hôị địa phương, cộng đồng là những người sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân trong chính những công việc hằng ngày của mình tại khu vực vì vậy cộng đồng có thể tham gia hoạt động lữ hành với tư cách là hướng dẫn viên/thuyết minh viên tại địa phương. Họ trực tiếp phụ thuộc vào nguồn lợi mà các VQG, KBT hay các khu hệ sinh thái mang lại. Thông qua đó cộng đồng là những người cung cấp trực tiếp dịch vụ du lịch, các hàng hoá cho khách du lịch, bán lẻ thủ công mỹ nghệ.. trên qui mô các nhân hay hộ gia đình [25], [27]. Cộng đồng là một thế mạnh nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và giáo dục bị hạn chế. Hầu hết người dân ở nông thôn thiếu kiến thức và 10 kỹ năng để có thể phát triển và vận hành các dịch vụ du lịch đầy đủ và bền vững. Khó khăn về quá trình đào tạo hướng dẫn , bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng đồng. Vì vậy tất cả các mô hình trên thế giới đều hướng đến việc chú trọng công tác giáo dục, tập huấn dân làng ngay từ khi triển khai dự án về mô hình. b. Quá trình phát triển DLST trên thế giới đã thành công dưới sự hỗ trợ của Chính Phủ Không những các mô hình phát triển du lịch sinh thái trên thế giới đánh giá cao vai trò của cộng động mà ngay từ các bước đầu phát triển các mô hình này đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ. Nổi trội là loại hình du lịch homestay phát triển rộng rãi ở các vùng quê của Malaysia. Chính phủ Malaysia đã hỗ trợ tiền cho họ nâng cấp, sửa sang lại nhà cửa để đón khách du lịch muốn tham gia loại hình homestay, nhưng họ không phải đóng bất kỳ một khoảng thuế nào cho nhà nước. Song song đó cũng cần những người dân tình nguyện sẵn sàng làm công tác du lịch, mỗi làng cần có ít nhất 10 hộ dân tham gia làm du lịch homestay. Các hộ dân này sẵn sàng tham gia các lớp huấn luyện đào tạo để quản lý và phục vụ du khách tốt hơn [2], [3]. Theo thống kê của UNWTO trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương, lượng khách quốc tế đến Malaysia chiếm hàng thứ hai chỉ sau cường quốc du lịch là Trung Quốc. Bắt đầu được triển khai từ những năm 1980, đến nay loại hình du lịch homestay đã phát triển rộng rãi ở 13 bang trên toàn quốc với gần 3300 hộ dân từ 230 ngôi làng khắp cả nước. Hàng năm đón hơn 160.000 lượt du khách trong đó có 30.000 khách quốc tế đến chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc mang lại nguồn thu trên 16 triệu USD cho các hộ tham gia (Nguồn MOTOUR, 2010). Một mô hình thành công ngay từ đầu khi triển khai dự án có thể kể đến là mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại bản Huay Hee - Thái Lan. Nơi đây được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh nghiệm tổ chức và chú trọng công tác đào tạo hướng dẫn cho cộng đồng ngày từ khi triển khai các vấn đề của dự án. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch và bảo tồn thông qua các tập huấn, báo cáo chuyên đề và tổ chức tham gia học tập cho cộng đồng. Giữ nguyên hiện trạng về đất đai của cộng đồng dân cư, bảo vệ và tôn trọng những phong tục tập quán trong quá trình triển khai dự án. Có sự cam kết với cộng đồng về đảm bảo quyền lợi và chia sẽ lợi ích được hưởng từ du lịch để đảm bảo lòng 11 tin cho cộng đồng. Tăng quyền lực cho cộng đồng trong quá trình thực hiện các kế hoạch. Cơ chế chia sẻ lợi ích tại đây đưa ra rằng người cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái (cộng đồng) có trách nhiệm đóng góp một tỷ lệ quy định như sau: Người cung cấp dịch vụ được hưởng 80% thu nhập do hoạt động cung cấp du lịch, đóng góp [17]. Có thể nhận định rằng, các nước trên thế giới để có thể xây dựng nên một mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững họ đã thực sự chú trọng đến yếu tố cộng đồng. Bằng cách nâng cao năng lực cho cộng đồng, tăng quyền lực cho cộng đồng trong quá trình xây dựng và thực hiện các kế hoạch, điều thiết yếu là phải đảm bảo lợi ích cho cộng đồng. Quyết định của cộng đồng về việc tham gia hay không tham gia, đồng tình hay phản đối hoạt động du lịch ảnh hưởng rất lớn đến tình bền vững của mô hình du lịch cộng đồng tại địa phương. Bên cạnh đó một yếu tố không thể thiếu đó chính là sự ủng hộ hay hỗ trợ từ phía Chính Phủ. Đó là nguồn động lực hay nguồn tài chính để tạo nên một quá trình hoạt động lâu dài và bền vững cho mỗi mô hình. 1.2.2. Áp dụng DLST tại Việt Nam Võ Quế (2008) là một trong những tác giả đầu tiên tại Việt Nam cho rằng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng bao gồm các nguyên tắc sau: - Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng. - Phù hợp với khả năng của cộng đồng. - Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng. - Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hoá. Trong những chương trình phát triển cộng đồng có sự hỗ trợ từ bên ngoài (các chương trình của Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ, các chương trình dự án), vai trò chịu trách nhiệm của cộng đồng rất ít hoặc còn mờ nhạt, vì: - Cho rằng các hoạt động phát triển cộng đồng là của người ngoài; - Thiếu chủ động tham gia vào các công việc đang triển khai tại cộng đồng; - Trông chờ vào nguồn lực và phương pháp tổ chức từ hỗ trợ bên ngoài. Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong tất cả các hoạt động là cách làm tốt nhất để phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của người dân. Bởi sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST là rất cần thiết: 12 - Cộng đồng địa phương chính là người đầu tiên tiếp xúc khai thác sử dụng và có kinh nghiệm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ở địa phương qua nhiều thế hệ. Do đó, nếu họ nhận được những lợi ích thiết thực từ việc tham gia trong hoạt động DLST thì có thể họ sẽ cam kết mạnh mẽ hơn nữa đối với quản lý bền vững các nguồn tài nguyên này. - Nếu cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển DLST thì họ sẽ càng có thiện cảm với hoạt động DLST và những kết quả đạt được từ hoạt động này cũng sẽ cao hơn. - Kinh nghiệm và những hiểu biết về các nguồn tài nguyên bản địa của người dân địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm DLST. - Cộng đồng địa phương là những người trực tiếp tiếp xúc với du khách hàng ngày, do đó nếu người dân có thái độ tích cực với đối với hoạt động DLST thông qua việc cùng tham gia, hưởng lợi và cùng quyết định thì điều này sẽ mang lại những nguồn lợi đáng kể cho chính họ, cũng như thỏa mãn được nhu cầu du khách. Trên thực tế có 3 mức độ tham gia của cộng đồng, mỗi mức độ có tác động đến môi trường là khác nhau: Bảng 1.1. Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch [17] Mức độ Phương thức tham gia Quan hệ Tác động đến môi tham gia trường Cộng đồng làm chủ, tự đứng ra tổ Chủ động Cao nhất chức quản lý hoạt động DLST và Trung bình Thấp Tác động ít nhất, đóng góp cao cho tự cung cấp các sản phẩm du lịch bảo tồn. Cộng đồng tham gia vào các hoạt Phụ thuộc Ít có đóng góp cho động DLST do các tổ chức khác bảo vệ môi trường và đứng ra làm chủ bảo tồn tài nguyên. Cộng đồng là đối tượng để các tổ Thụ động Hầu như không có chức khác sử dụng trong hoạt vai trò trong việc động DLST BVMT Ngoài ra các mức độ tham gia của người dân địa phương được mô tả theo các cấp bậc sau đây: (1) Tham gia thụ động: Làm theo sự chỉ bảo, không đưa ra bất kỳ ý kiến nào.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan