Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận đánh giá một số tài nguyên du lịch nhân văn ở thành phố hội an, quảng ...

Tài liệu Khóa luận đánh giá một số tài nguyên du lịch nhân văn ở thành phố hội an, quảng nam

.PDF
99
278
95

Mô tả:

GVHD: ThS. Ngô Thị Hường LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Hướng dẫn Ngô Thị Hường đã tận tâm chỉ dạy, định hướng và đồng hành giúp tôi tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cám ơn Khoa Lịch sử, các thầy cô bộ môn và đặc biệt là các thầy cô trong tổ Việt Nam học đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành kịp thời bài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cám ơn đến các cơ quan quản lí văn hóa - du lịch của thành phố Hội An, các anh chị cán bộ phụ trách các cơ quan, đặc biệt là chị Xuân đã nhiệt tình giúp tôi thu thập tài liệu và các thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn các bạn trong tập thể lớp 14CVNH đã động viên, giúp đỡ và tôi xin cảm ơn chị Lý đã truyền cảm hứng cho tôi hoàn thành bài khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Đà Nẵng, ngày 23 tháng 4 năm 2018 Huỳnh Tấn Chánh SVTH: Huỳnh Tấn Chánh GVHD: ThS. Ngô Thị Hường MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu .........................................................................................................................2 2.1. Trên thế giới .............................................................................................................................2 2.2. Ở Việt Nam ...............................................................................................................................4 2.3 Ở thành phố Hội An ..................................................................................................................5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................5 3.1 Mục đích ....................................................................................................................................5 3.2 Nhiệm vụ ....................................................................................................................................5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................................5 4.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................................5 4.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................6 4.2.1 Không gian nghiên cứu .......................................................................................................6 4.2.2 Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................................6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................................................6 5.1. Phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch ..............................................................6 5.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ...................................................................................6 5.3. Phương pháp khảo sát thực địa ...............................................................................................7 5.4. Phương pháp biểu đồ, bảng số liệu .........................................................................................7 6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................................................8 6.1 Về lý luận ...................................................................................................................................8 6.2 Về thực tiễn................................................................................................................................8 7. Bố cục ..............................................................................................................................................8 NỘI DUNG ................................................................................................................................. 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................9 1.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................................................9 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................................9 1.1.1.1 Du lịch và khách du lịch ...........................................................................................................9 1.1.1.2 Tài nguyên du lịch ................................................................................................................. 10 1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn .................................................................................................. 11 1.1.2.1 Khái niệm .............................................................................................................................. 11 1.1.2.2 Đặc điểm ............................................................................................................................... 12 1.1.2.3 Phân loại ............................................................................................................................... 14 1.1.3 Tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ..................................................................... 18 1.1.3.1 Tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn trên thế giới và Việt Nam ............................ 18 SVTH: Huỳnh Tấn Chánh GVHD: ThS. Ngô Thị Hường 1.1.3.2 Tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn áp dụng ở thành phố Hội An, Quảng Nam.. 20 1.2 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................................... 26 1.2.1 Thực tiễn triển khai công tác đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn trên thế giới .............. 26 1.2.2 Thực tiễn triển khai công tác đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt Nam ............... 27 TIỂU KẾT CHƢƠNG I .................................................................................................................. 30 CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÀI NGUYÊN .................................................................... 31 NHÂN VĂN Ở THÀNH PHỐ HỘI AN, QUẢNG NAM ............................................................. 31 2.1 Khái quát một số tài nguyên nhân văn ở thành phố Hội An, Quảng Nam .......................... 31 2.1.1 Các di tích lịch sử - văn hóa ................................................................................................... 31 2.1.2 Làng nghề truyền thống .......................................................................................................... 38 2.1.3 Các đối tượng văn hóa thể thao và các hoạt động nhận thức khác ...................................... 40 2.1.4 Phân hạng các tài nguyên du lịch nhân văn được khảo sát ................................................. 41 2.2 Đánh giá một số tài nguyên nhân văn ở phố cổ Hội An, Quảng Nam .................................. 46 2.2.1 Bảng xếp hạng các điểm tài nguyên ....................................................................................... 46 2.2.2 Đánh giá các điểm tài nguyên loại I ....................................................................................... 49 2.2.3 Đánh giá các điểm tài nguyên loại II ..................................................................................... 52 2.2.4 Đánh giá các điểm tài nguyên loại III.................................................................................... 54 TIỂU KẾT CHƢƠNG II ................................................................................................................ 55 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN Ở HỘI AN .................................................................................................................. 56 3.1 Cơ sở xây dựng định hƣớng ................................................................................................. 56 3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam ..................................................................... 56 3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và du lịch thành phố Hội An giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2030 ................................................................................. 56 3.1.3. Những thành tựu và hạn chế của du lịch Hội An ........................................................ 58 3.1.3.1 Những thành tựu đạt được ........................................................................................ 58 3.1.3.2 Những hạn chế còn tồn tại ........................................................................................ 60 3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tài nguyên nhân văn ở Hội An ... 60 3.2. Định hƣớng khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn ở Hội An .......................... 62 3.2.1. Định hướng tổng quát .................................................................................................... 62 3.2.2. Định hướng khai thác theo điểm ................................................................................... 64 3.3 Giải pháp cụ thể..................................................................................................................... 66 3.3.1. Giải pháp về vốn đầu tư ..................................................................................................... 66 3.3.2. Giải pháp xúc tiến, quảng bá ................................................................................................. 67 3.3.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên ....................................................... 67 3.3.4. Giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ........................................................... 69 3.3.5. Giải pháp liên kết, hợp tác trong khai thác TNDL ............................................................... 70 TIỂU KẾT CHƢƠNG III............................................................................................................... 71 SVTH: Huỳnh Tấn Chánh GVHD: ThS. Ngô Thị Hường KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 73 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 79 PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................................... 79 PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................................... 89 SVTH: Huỳnh Tấn Chánh GVHD: ThS. Ngô Thị Hường DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSHT : Cơ sở hạ tầng CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật DL : Du lịch DTKTNT : Di tích kiến trúc nghệ thuật DTLS : Di tích lịch sử DTLSVH : Di tích lịch sử - văn hóa DSVH : Di sản văn hóa GDP : Tổng sản phẩm quốc nội KT-XH : Kinh tế - xã hôị LNTT : Làng nghề truyền thống QĐ : Quyết định QHTT : Quy hoạch tổng thể TK : Thế kỉ TN : Tài nguyên TNDL : Tài nguyên du lịch TNDLNV : Tài nguyên du lịch nhân văn TNNV : Tài nguyên nhân văn UBND : Uỷ ban nhân dân UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc VH : Văn hóa WHC : Hội đồng Di sản Thế giới SVTH: Huỳnh Tấn Chánh GVHD: ThS. Ngô Thị Hường DANH MỤC BẢNG, BIỂU I. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Tiêu chí và hệ số đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch .................. 20 Bảng 2.1 : Phân hạng các tài nguyên du lịch nhân văn được khảo sát ............. 41 Bảng 2.2: Đánh giá một số điểm tài nguyên nhân văn tại Phố cổ Hội An ....... 46 Bảng 2.3 : Phân hạng các tài nguyên loại I ....................................................... 49 Bảng 2.4 : Tổng điểm các tài nguyên loại II ..................................................... 52 Bảng 2.5 : Tổng điểm các tài nguyên loại III.................................................... 54 Bảng 3.1: Số lượng khách du lịch đến Hội An giai đoạn 2011-2015 ............... 58 Bảng 3.2 : Thống kê doanh thu ngành du lịch thành phố Hội An 2011- 2015 . 58 Bảng 3.3 : SWOT về việc khai thác TNDLNV thành phố Hội An, Quảng Nam ........................................................................................................................... 61 Bảng 3.4 : Định hướng sản phẩm du lịch gắn với các điểm TNDL ................. 64 Bảng 4.1 : Hiện trạng các tài nguyên loại I ....................................................... 79 Bảng 4.2 : Hiện trạng các tài nguyên loại II ..................................................... 84 Bảng 4.3 : Hiện trạng các tài nguyên loại III .................................................... 87 II. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 : Sơ đồ đánh giá tài nguyên du lịch thành phố Hội An .................... 25 Biểu đồ 2.1 : Tài nguyên du lịch nhân văn có khả năng khai thác rất cao ....... 50 Biểu đồ 2.2 : Tài nguyên du lịch nhân văn có khả năng khai thác cao............. 53 Biểu đồ 2.3 : Tài nguyên du lịch nhân văn có khả năng khai thác trung bình.. 54 SVTH: Huỳnh Tấn Chánh GVHD: ThS. Ngô Thị Hường MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành nhu cầu quan trọng của con người, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là hoạt động kinh tế có định hướng tài nguyên rõ nét. Tài nguyên được xem là hạt nhân của hoạt động du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình và là yếu tố cơ bản tạo thành các sản phẩm du lịch. Thực tế phát triển du lịch cho thấy việc đánh giá và khai thác tài nguyên du lịch đúng đắn và hợp lý không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp bảo vệ tài nguyên bền vững. Ở Việt Nam, từ khi chính sách đổi mới đuợc Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, du lịch có sự phát triển vượt bậc. Cùng với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, du lịch Việt Nam dần trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trên thế giới, một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần giới thiệu văn hóa và con người Việt Nam với du khách quốc tế, tạo ra sự hòa đồng giữa Việt Nam với thế giới, đồng thời làm tăng thêm lòng yêu mến đối với quê hương, đất nước. Tuy nhiên, việc tăng trưởng nhanh của ngành du lịch đang đặt ra thách thức, đó là làm thế nào để kết hợp hài hòa, hợp lý giữa việc khai thác và bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch. Hội An là thành phố có hoạt động du lịch rất phát triển của nước ta, là một trong số ít những địa phương trong cả nước có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị cao cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn ở thành phố Hội An thật sự là những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc trở thành di sản quý hiếm của quốc gia và một bộ phận quan trọng đã được công nhận là DSVH thế giới. Đây là lợi thế rất lớn của Hội An cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế. Chính vì vậy việc đánh giá, xác nhận tiềm năng phục vụ cho hoạt động du lịch để một mặt có kế hoạch khai thác hợp lý, mặt khác có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, bảo tài nguyên là việc làm hết sức cần thiết. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Đánh giá một số tài nguyên du lịch nhân văn ở thành phố Hội An, Quảng Nam” làm đề tài khóa luận cho mình. SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 1 GVHD: ThS. Ngô Thị Hường 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Trên thế giới Tài nguyên du lịch nhân văn là vấn đề được nhiều nhà khoa học và tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu. Thuật ngữ TNDLNV không có sự thống nhất giữa các quốc gia, tuy nhiên xét về nội hàm thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng đó là tài nguyên du lịch văn hóa, những tài nguyên do con người sáng tạo ra có giá trị, sức hút đối với du lịch. Các quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ như Anh, Đức, Pháp, Hoa Kỳ,… hoạt động du lịch sớm phát triển nên có nhiều công trình nghiên cứu về TNDLNV. Khi đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch của một lãnh thổ, tài nguyên du lịch nhân văn được xem là một trong những nội dung cơ bản. Trong ấn phẩm “Kết nối cộng đồng, du lịch và bảo tồn – Một quá trình đánh giá du lịch” (Linking Communities, Tourism and Conservation – A Tourism Assessment Process) của nhóm tác giả Elleen Guierrez, Kristin Lamoureux, Seleni Matus và Kaddu Sebunya được ấn hành bởi Trung tâm bảo tồn quốc tế và Trường Đại học Washington (2005) trình bày ba giai đoạn chính trong quá trình đánh giá du lịch của một lãnh thổ. Trong đó, giai đoạn hai là đánh giá về: sự tham gia của các bên liên quan, thống kê các điểm tài nguyên, cơ sở hạ tầng và dịch vụ, nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng và sự cạnh tranh, con người và năng lực thể chế, nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội, môi trường và sự đa dạng sinh học và đánh giá chi phí lợi ích. Như vậy, một nội dung quan trọng trong đánh giá có liên quan đến tài nguyên là tạo nên bảng liệt kê các điểm tài nguyên với ba bước cơ bản. Trong đó, hai bước đầu là liệt kê các điểm tài nguyên tồn tại trong khu vực, thể hiện chúng lên bản đồ; bước cuối cùng là đánh giá và xếp hạng các điểm tài nguyên. Ở nhiều nước đang phát triển, trong những thập niên gần đây, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn; việc điều tra, kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch được quan tâm nhiều hơn để phục vụ phát triển du lịch. Hầu hết các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng nhờ sự giúp đỡ về chuyên gia, cũng như tài chính của các nước phát triển tiến hành điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ cho mục đích quy hoạch phát triển du lịch, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt từ năm 1980 đến nay, Trung Quốc là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và rất coi trọng sự phát triển du lịch. SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 2 GVHD: ThS. Ngô Thị Hường Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều dự án lớn thống kê, đánh giá tài nguyên du lịch và các nguồn lực phát triển du lịch trên phạm vi cả nước và các địa phương, như nghiên cứu “Mô hình đánh giá tài nguyên du lịch – QEPP: Trường hợp nghiên cứu ở Bắc Kinh” của Liu Xiao. Tác giả này xây dựng hệ thống đánh giá theo mô hình Chất lượng, Môi trường, Vị trí và Giá trị cộng đồng với 7 tiêu chí để đánh giá 41 điểm tài nguyên nổi bật ở Bắc Kinh. Đồng thời, tác giả còn phân tích tương quan giữa kết quả đánh giá với số lượng khách nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển du lịch, chính sách quản lý và khai thác tài nguyên hợp lý. Nhìn chung, các tiêu chí vừa có cái chung, vừa có cái riêng trong các nghiên cứu khác nhau mà đề tài tham khảo. Trong quá trình đánh giá TNDLNV, bên cạnh việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) cũng được nhiều tác giả sử dụng để xác định trọng số của các tiêu chí và phân tích SWOT để xác định điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của một địa phương. Ngày nay, quan điểm phát triển bền vững trở thành một xu hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó hoạt động du lịch có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ hơn; vậy nên, việc quản lý, sử dụng tài nguyên du lịch cũng đã được tiến hành theo hướng có lợi cho tài nguyên, môi trường và cộng đồng nhằm đảm bảo sự phát triển du lịch của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển du lịch của thế hệ mai sau. Do vậy, các dự án quy hoạch phát triển du lịch không chỉ quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý, khai thác tài nguyên có hiệu quả mà còn tiến hành quy hoạch nhằm thực hiện mục tiêu bảo tồn. Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã xây dựng những chỉ tiêu cho sự phát triển bền vững, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, sử dụng tài nguyên du lịch cho các nước trên thế giới. Từ năm 1972, Hội đồng Di sản thế giới (WHC) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã được thành lập và tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện công nhận các di sản thế giới, đồng thời nghiên cứu, giúp đỡ các quốc gia trong việc nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo các di sản thế giới. Bên cạnh đó, việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý tài nguyên được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng, chẳng hạn như nghiên cứu The use of GIS SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 3 GVHD: ThS. Ngô Thị Hường for the protection of World Heritage: A case Study in Chiquitos Region, Bolivia hay các nghiên cứu ở Croatia, Canada. 2.2. Ở Việt Nam Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự khởi sắc của hoạt động du lịch, nghiên cứu tài nguyên phục vụ du lịch được nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác như du lịch, địa lý, kinh tế, văn hóa... quan tâm thực hiện. Các tác giả nghiên cứu nhiều về du lịch nói chung, trong đó có TNDLNV như Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Trần Đức Thanh,... Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã giải quyết được rất nhiều vấn đề từ lý luận đến thực tiễn về tài nguyên du lịch, từ quy mô quốc gia đến quy mô địa phương; từ nghiên cứu riêng biệt cho đến nghiên cứu tổng hợp các loại tài nguyên. Các vấn đề lý luận liên quan đến TNDLNV gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại và tiêu chí đánh giá một số loại hình tài nguyên cụ thể như di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội được tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Trung Lương trình bày chi tiết trong “Địa lý du lịch Việt Nam” và “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam”. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Minh Tuệ còn đề cập nhiều đến các nội dung về thực trạng phát triển du lịch Việt Nam, lý luận về tổ chức lãnh thổ du lịch, phân vùng du lịch Việt Nam cũng như đặc điểm tài nguyên du lịch và hiện trạng phát triển du lịch các vùng. Trong “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” tác giả Phạm Trung Lương còn trình bày chi tiết các kiểu đánh giá, phương pháp đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên và các bước tiến hành đánh giá. Tác giả Trần Đức Thanh trong nghiên cứu “Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hóa” đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch và đánh giá tài nguyên du lịch, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn như khái niệm, phân loại, nội dung và các kiểu đánh giá tài nguyên. Nhiều tác giả đã sử dụng 7 tiêu chí để đánh giá tài nguyên: Độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bền vững của môi trường, vị trí của địa điểm du lịch, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch và hiệu quả kinh tế. Trong khi đó để đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái ở một số trọng điểm của vùng Bắc Trung Bộ, Nguyễn Quyết Thắng đã phân các tiêu chí theo hai khía cạnh đó SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 4 GVHD: ThS. Ngô Thị Hường là khả năng thu hút khách với 4 tiêu chí: tính hấp dẫn, tính an toàn, tính liên kết và cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và khả năng khai thác với 3 tiêu chí: tính thời vụ, tính bền vững và sức chứa của từng điểm tài nguyên. 2.3 Ở thành phố Hội An Hoạt động nghiên cứu TNDLNV ở Hội An còn nằm trong các nghiên cứu chung trên địa bàn thành phố Quảng Nam như nghiên cứu “Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng” của Trương Phước Minh. Các công trình nghiên cứu về tài nguyên nhân văn có công trình nghiên cứu “Văn hóa phi vật thể ở Hội An” của Bùi Quang Thắng. Các hoạt động đánh giá TNDLNV này ở Hội An còn ở mức độ sơ khởi và chưa đưa ra giải pháp phù hợp cho việc phát triển du lịch bền vững ở các điểm tài nguyên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Đánh giá một số điểm tài nguyên của phố cổ Hội An, làm cơ sở cho việc đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững du lịch phố cổ Hội An trong tương lai. 3.2 Nhiệm vụ Xác định những tiêu chí và chỉ tiêu phù hợp để đánh giá tài nguyên du lịch phố cổ Hội An; Phân tích đặc điểm tài nguyên; Đề xuất định hướng phát triển du lịch . 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá một số tài nguyên nhân văn trên địa bàn thành phố Hội An, Quảng Nam bao gồm các di tích lịch sử, các hội quán, làng nghề và các công trình kiến trúc, nghệ thuật. SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 5 GVHD: ThS. Ngô Thị Hường 4.2 Phạm vi nghiên cứu 4.2.1 Không gian nghiên cứu Không gian nghiên cứu : Trên địa bàn thành phố Hội An, Quảng Nam Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các điểm TNDLNV đã được khai thác du lịch, các điểm được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố. 4.2.2 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 10 đến tháng 4 năm 2018 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm nhiều loại đối tượng thuộc nhiều loại hình du lịch khác nhau, gắn với nhiều loại thị hiếu khác nhau của khách du lịch nên rất khó so sánh trực tiếp giữa chúng với nhau. Chẳng hạn, rất khó so sánh giữa giá trị một bãi biển với một di tích lịch sử. Theo Phạm Trung Lương và cộng sự, đánh giá tài nguyên du lịch là công việc rất khó khăn và phức tạp, vì bản thân việc đánh giá có liên quan tới con người với những yêu cầu, sở thích, đặc điểm về tâm lí, sinh lí rất khác nhau...; từ đó, các tác giả đã nêu ra hai phương pháp để đánh giá tài nguyên du lịch là: (i) Đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lịch; (ii) Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch. Nghiên cứu sẽ tập trung vào phương pháp đánh giá thứ hai, tức là đánh giá tài nguyên du lịch bằng cách sử dụng thang điểm tổng hợp. Ưu điểm của phương pháp này là có thể đưa các đối tượng có những đặc tính khác nhau về cùng một hệ quy chiếu để so sánh được với nhau. 5.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hầu như trong tất cả các nghiên cứu. Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa các tài liệu, số liệu, các kết quả nghiên cứu đã được kiểm nghiệm, công nhận, giúp tiết kiệm công sức và thời gian nghiên cứu. SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 6 GVHD: ThS. Ngô Thị Hường Các tài liệu thứ cấp liên quan đến TNDLNV, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã giúp tác giả tổng quan được các vấn đề lý luận và khung nghiên cứu cho đề tài. Các tài liệu thứ cấp từ các cơ quan ban ngành, các viện, trung tâm nghiên cứu, công ty du lịch,... còn giúp tôi có hiểu biết sâu hơn về tình hình phát triển du lịch và thực trạng khai thác TNDLNV ở các địa phương. 5.3. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là một phương pháp truyền thống của địa lý học được sử dụng để khảo sát, điều tra thực tế, thu thập thông tin chính xác ở địa bàn nghiên cứu, đồng thời bổ sung các tài liệu còn thiếu và kiểm chứng các dữ liệu đã có và kết quả nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành nhiều đợt nghiên cứu thực địa các điểm TNDLVN trên địa bàn thành phố Hội An, Quảng Nam theo các giai đoạn: Giai đoạn 1: Tiến hành khảo sát sơ bộ tình hình khai thác TNDLNV để xác định đối tượng đánh giá và thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hội An Giai đoạn 2: Khảo sát thực địa và thu thập thông tin theo các tiêu chí đánh giá các điểm tài nguyên du lịch nhân văn thuộc đối tượng nghiên cứu. Đây là giai đoạn quan trọng vì nhiều dữ liệu đầu vào của phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp như khả năng tiếp cận, mức độ bảo tồn, mức độ hấp dẫn,... được thu thập và kiểm chứng trên thực địa. Giai đoạn 3: Sau khi có kết quả đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của các điểm tài nguyên du lịch nhân văn, phương pháp thực địa giúp xác tín lại kết quả nghiên cứu (những trường hợp có nghi vấn) 5.4. Phương pháp biểu đồ, bảng số liệu Phương pháp sử dụng biểu đồ, bảng số liệu là một phương pháp mang tính chất khoa học. Đó là những con số cụ thể được biểu diễn dưới hình thức những bản số liệu chung và những biểu đồ mang tính chất minh họa vấn đề. Việc sử dụng biểu đồ, bảng số liệu sẽ góp phần đem lại tính trực quan, sinh động cho bài nghiên cứu. Đồng thời, đây cũng chính là yếu tố mang tính chất minh chứng cho vấn đề đã đặt ra, giúp vấn đề nghiên cứu đảm bảo tính chính xác, logic và khoa học. SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 7 GVHD: ThS. Ngô Thị Hường 6. Đóng góp của đề tài 6.1 Về lý luận Đề tài sẽ đề ra được các tiêu chí đánh giá phù hợp với các loại tài nguyên nhân văn, tạo cơ sở cho hoạt động đánh giá loại tài nguyên và đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động du lịch hiệu quả và bền vững. 6.2 Về thực tiễn Đề tài sẽ góp phần đánh giá được các thực trạng tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn thành phố Hội An nhằm tạo cơ sở cho việc khai thác hợp lý các tài nguyên, góp phần làm phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch, mở rộng các hoạt động du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của du lịch Hội An. 7. Bố cục Đề tài được trình bày thành 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Đánh giá một số tài nguyên nhân văn thành phố Hội An, Quảng Nam Chương 3: Giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên nhân văn thành phố Hội An, Quảng Nam SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 8 GVHD: ThS. Ngô Thị Hường NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Du lịch và khách du lịch *Du lịch Du lịch là hoạt động gắn liền với sự di chuyển của con người từ nơi này qua nơi khác nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trong đời sống của con người. Dưới mỗi góc độ nghiên cứu, mỗi tác giả có một cách hiểu khác nhau về du lịch. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization) : “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền” [61] Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm : “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [15;tr.5] Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. *Khách du lịch SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 9 GVHD: ThS. Ngô Thị Hường Khách du lịch là người thực hiện các chuyến đi và là đối tượng phục vụ của hoạt động du lịch. Nhiều khái niệm về khách du lịch được đưa ra không hoàn toàn giống nhau. Nhìn chung, các khái niệm đều dựa vào 3 khía cạnh gồm mục đích chuyến đi, thời gian chuyến đi và không gian của chuyến đi. Ở Việt Nam, theo khoản 2, điều 4 của Luật Du lịch (2005) thì “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [15;tr.10]. Theo điều 34 của Luật: “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” [15;tr.33]. Khách du lịch quốc tế (International visistor) là người thực hiện chuyến du lịch ra khỏi phạm vi ranh giới quốc gia để đến một quốc gia khác, bao gồm: Khách du lịch quốc tế đến (Inbound visistor) gồm những người nước ngoài đến một quốc gia khác để du lịch. Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound visistor) gồm những người dân của một quốc gia đi du lịch ra nước ngoài. Khách du lịch nội địa (Domestic visistor) gồm những người đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia họ đang sống. 1.1.1.2 Tài nguyên du lịch * Khái niệm Tài nguyên du lịch là điều kiện để thỏa mãn nhu cầu du lịch, nó vừa là một phân hệ riêng trong hệ thống tổ chức lãnh thổ du lịch, vừa là yếu tố cơ bản hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch và các cấp phân vị khác trong hệ thống. Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005) tại chương I, điều 4 quy định “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 10 GVHD: ThS. Ngô Thị Hường nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Đồng thời, điều 13 cũng ghi rõ: “Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác”. [15] *Điểm tài nguyên và điểm du lịch Về mặt lãnh thổ, điểm tài nguyên và điểm du lịch thường có quy mô nhỏ, phân bố trong một phạm vi không gian nhất định. Điểm tài nguyên được hiểu là nơi có một hoặc một vài loại tài nguyên du lịch có thể khai thác phục vụ mục đích du lịch. Điểm du lịch theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. [15] Như vậy, nếu xét dưới góc độ tiến trình vận động, điểm du lịch là nơi đã có tổ chức khai thác phục vụ mục đích du lịch. Điểm tài nguyên có thể chưa phải là điểm du lịch, song nó có thể trở thành điểm du lịch khi có hoạt động tổ chức khai thác. 1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 1.1.2.1 Khái niệm Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hóa. Tuy nhiên, không phải sản phẩm văn hóa nào cũng đều là những TNDLNV mà chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là TNDLNV. Hay nói cách khác, những TNDLNV cũng chính là những giá trị văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các TNDLNV, khách du lịch có thể hiểu được những đặc trưng cơ bản về văn hóa của dân tộc, địa phương nơi mình đến. Theo Điều 13 của Luật Du lịch (2005):“Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. [15] SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 11 GVHD: ThS. Ngô Thị Hường Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không thật điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu. 1.1.2.2 Đặc điểm Tài nguyên du lịch nhân văn có một số đặc điểm chủ yếu sau: Mang tính phổ biến Cho đến nay dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, song hầu hết các ý kiến đều thừa nhận văn hóa là những sản phẩm sáng tạo của con người. Như vậy ở đâu có con người, ở đó có các sáng tạo văn hóa. Sinh hoạt bao trùm toàn bộ hoạt động của con người, và bởi vì sinh hoạt là thuộc tính của bất cứ dân tộc nào, nên dân tộc nào cũng có văn hóa, chỉ khác nhau về trình độ. Suy rộng ra, TNDLNV là thuộc tính của tất cả các dân tộc, các quốc gia vì vậy nó mang tính phổ biến. Mang những giá trị đặc sắc riêng Điều kiện và đặc điểm của môi trường sống là những yếu tố chi phối, nuôi dưỡng việc hình thành đặc điểm sinh hoạt và truyền thống văn hóa ở mỗi vùng miền. Vì điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia không giống nhau nên TNDLNV ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có những giá trị đặc sắc riêng, tạo nên sức thu hút, hấp dẫn du khách tới tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu hoặc đơn thuần chỉ để chiêm ngưỡng. Vì những đặc điểm riêng, đặc sắc của TNDLNV góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng của mỗi quốc gia, vùng miền. Lúc nào bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc còn được giữ gìn, bảo vệ, lúc đó chúng còn giá trị khai thác phục vụ du lịch. Do vậy, trong quá trình khai thác TNDDV cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài nguyên. Rất phong phú và đa dạng Khác với nhiều loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng bởi vì nó là sản phẩm sáng tạo của con người, gắn liền với sinh hoạt, đời sống và sự phát triển của nhân loại. TNDLNV bao gồm cả tài nguyên dưới dạng vật thể lẫn tài nguyên phi vật thể, hoặc kết hợp cả hai dạng trên. Đặc điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch văn hóa. Mang những giá trị hữu hình và vô hình SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 12 GVHD: ThS. Ngô Thị Hường Đây có thể được xem là một trong những đặc điểm quan trọng của TNDLNV. Trong thực tế, tài nguyên là phương tiện vật chất trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch và đó chính là những giá trị hữu hình của tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu ở khía cạnh vật chất này của TNDLNV thì chưa đầy đủ bởi ngoài yếu tố hữu hình thì giá trị của tài nguyên còn được đóng góp bởi các yếu tố “vô hình”. Các giá trị vô hình này được khách du lịch cảm nhận thông qua những cảm xúc tâm lý, làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần (thẩm mỹ, văn hóa) - một nhu cầu đặc biệt của khách du lịch. Giá trị vô hình của TNDLNV nhiều khi còn được thể hiện thông qua những thông tin (nghe kể lại, qua báo chí, truyền hình, quảng cáo,...) mà khách du lịch cảm nhận được, ngưỡng mộ và mong muốn được đến tận nơi để thưởng thức. Thời gian khai thác khác nhau Thời gian khai thác TNDLNV được hiểu theo hai nghĩa là thời lượng và mùa vụ. Các TNDLNV có thời gian khai thác rất khác nhau phụ thuộc vào loại tài nguyên và phương thức khai thác tài nguyên phục vụ du lịch. Theo thời lượng khai thác, những TNDLNV mà hoạt động du lịch được tổ chức bên trong công trình thì gần như ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có khả năng khai thác quanh năm như tham quan bảo tàng... Trong khi những TNDLNV mà hoạt động du lịch được tổ chức ngoài trời thì việc khai thác chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là yếu tố thời tiết, khí hậu, ví dụ như tham quan chùa Cầu. Theo mùa vụ, những TNDLNV gắn liền với sinh hoạt và đời sống con người như các lễ hội, các hoạt động sản xuất, các sự kiện văn hóa... nên tính mùa vụ trong khai thác du lịch rất rõ nét. Có thể tôn tạo, thay đổi và tạo mới Tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm của con người tạo nên. Vì vậy, con người có thể tái tạo, thay đổi và tạo mới cùng với sự phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là những di tích lịch sử văn hóa do đã hình thành từ lâu, nên rất dễ bị tổn thương bởi các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Vì vậy, cần sự bảo vệ, trùng tu và tôn tạo các di tích để lưu giữ cho thế hệ mai sau. Đồng thời, trong quá trình phát triển, với sự sáng tạo không ngừng của con người, nhiều công trình, giá trị văn hóa có thể thay đổi hoặc tạo mới. SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 13 GVHD: ThS. Ngô Thị Hường Do vậy, trong hoạt động khai thác TNDLNV để phục vụ du lịch, vấn đề quan trọng là phải bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích, công trình kiến trúc... nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành du lịch. Ở chừng mực nào đó, sức thu hút, hấp dẫn của TNDLNV đối với du khách phụ thuộc vào mức độ bảo tồn của các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống. Mặt khác, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị TNDLNV không chỉ có ý nghĩa cho hoạt động du lịch, mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, góp phần duy trì các đặc điểm văn hóa, các giá trị truyền thống của đất nước, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Mang tính tập trung dễ tiếp cận Các TNDLNV thường gắn liền với con người và tập trung ở các điểm quần cư, bởi nó được sinh ra trong quá trình phát triển xã hội và là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Chính vì vậy, các TNDLNV mang tính tập trung dễ tiếp cận nên đây là điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên, đồng thời tạo ra hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên, do phân bố tập trung trong các khu dân cư nên cũng dễ chịu những tác động của con người và nếu không quản lý tốt thì các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất dễ bị xâm hại. Mang tính nhận thức nhiều hơn là giải trí, nghỉ dưỡng Trong hoạt động du lịch, những TNDLNV có tác dụng nhận thức trực tiếp và rõ ràng hơn so với tài nguyên tự nhiên. Để đến với một sản phẩm du lịch văn hoá, du khách thường có ý niệm trước về sản phẩm này và mong muốn tìm hiểu, trải nghiệm những đặc điểm văn hóa của nơi đến. Mục đích tiếp cận ban đầu với hai đối tượng là tài nguyên tự nhiên và TNDLNV cũng khác nhau. Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, mục đích ban đầu bao giờ cũng mang tính nhận thức. Bằng hành vi tiếp xúc trực tiếp với những tài nguyên, du khách mong muốn kiểm chứng lại những nhận thức của mình về các tài nguyên đó, nhờ vậy làm giàu thêm kiến thức của mình. 1.1.2.3 Phân loại *Các di tích lịch sử - văn hóa Di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH) là tài nguyên du lịch nhân văn quý giá được hình thành, bảo tồn, tôn tạo của nhiều thế hệ ở các địa phương và các quốc gia. Nó là bằng chứng xác thực, trung thành, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi SVTH: Huỳnh Tấn Chánh Trang: 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan