Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận nghiên cứu đa dạng thành phần loài bò sát tại khu vực buôn lưới, huyện...

Tài liệu Khóa luận nghiên cứu đa dạng thành phần loài bò sát tại khu vực buôn lưới, huyện kbang, tỉnh gia lai

.PDF
69
135
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRƯƠNG TẤN TIỆP KHOA SINH MÔI TRƯỜNG --------------------------------------- TRƯƠNG TẤN TIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT TẠI KHU VỰC BUÔN LƯỚI, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Người hướng dẫn: TS. PHAN THỊ HOA KHOÁ 2014-2018 Đà Nẵng – Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của mình. Các số liệu, kết quả của luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Học viên Trương Tấn Tiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cá nhân, đơn vị sau: - TS. Phan Thị Hoa (Đại học Sư phạm Đà Nẵng) đã hướng dẫn tận tình về chuyên môn và quá trình thực hiện đề tài. - ThS. Nguyễn Thành Luân đã giúp đỡ trong quá trình khảo sát thực địa cũng như quá trình xử lý số liệu. - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai và chính quyền địa phương xã Sơ Pai, huyện KBang, tỉnh Gia Lai đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để khảo sát thực địa. - Xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và những người thân đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành đề tài. - Xin cảm ơn quý thầy cô Khoa Sinh – Môi trường (Đại học Sư phạm Đà Nẵng), cùng toàn thể bạn bè đã giúp đỡ trong suốt qua trình thực hiện đề tại. Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................2 4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................................... 4 1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BÒ SÁT .....................................4 1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát ở Việt Nam........................................... 4 1.1.2 Tình hình nghiên cứu Bò sát ở vùng Cao nguyên Gia Lai ............................... 8 1.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI .................9 1.3.1. Điều kiện tự nhiên: .................................................................................................... 9 1.3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội .......................................................................11 CHƯƠNG 2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................12 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................12 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................12 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................12 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: .............................................................................................12 2.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................13 2.2.1. Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................13 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................13 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................................18 3.1. THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................18 3.1.1. Danh sách thành phần loài bò sát.........................................................................18 3.1.2. Những phát hiện mới về khu hệ bò sát ở Buôn Lưới .....................................20 3.1.3. Cấu trúc thành phần loài bò sát ở Buôn Lưới ...................................................20 3.1.4. Sự tương đồng của bò sát Buôn Lưới với các khu hệ lân cận ......................21 3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CÁC LOÀI BÒ SÁT Ở VÙNG NGHIÊN CỨU .............................................................................23 3.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA BÒ SÁT Ở VÙNG NGHIÊN CỨU ...............40 3.4. HIỆN TRẠNG BẢO TỒN, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BÒ SÁT TẠI BUÔN LƯỚI .........................................................................................................42 3.4.1. Những loài bò sát có giá trị bảo tồn ở Buôn Lưới ...........................................42 3.4.2. Hiện trạng khu hệ bò sát ở Buôn Lưới ...............................................................42 3.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN...............................................43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................................44 KẾT LUẬN............................................................................................................44 KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................45 PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................................52 PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................................54 PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................................58 DANH MỤC BẢNG Số liệu bảng Nội dung Trang 3.1. Danh lục thành phần loài bò sát ở khu vực nghiên cứu 18 3.2. Chỉ số tương đồng (Dice index) về thành phần loài giữa 22 Buôm Lưới và các khu vực lân cận. 3.3. Các loài bò sát có giá trị bảo tồn được ghi nhận tại Buôn Lưới 42 DANH MỤC HÌNH ẢNH Tên hình Nội dung Trang 1.1. Vị trí Xã Sơ Pai trong khu vực 9 2.1. Vị trí các tuyến nghiên cứu chính tại khu vực 12 2.2. Các chỉ số đo ở thằn lằn 14 2.3. Các vảy khiên ở đầu thằn lằn 15 2.4. Mặt dưới bàn chân thằn lằn 15 2.5. Vảy và vảy đầu của rắn 16 2.6. Cách đếm số hàng vảy thân 16 2.7. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và vảy hậu môn 17 3.1. Số lượng các loài bò sát trong từng họ tại Buôn Lưới 21 3.2. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài bò sát của 22 Buôn Lưới với các khu hệ lân cận. 3.3. Hình ảnh Acanthosaura lepidogaster ngoài sinh cảnh tự nhiên 23 3.4. Hình ảnh Acanthosaura nataliae ghi nhận được từ thực địa 24 3.5. Hình ảnh Draco maculatus ghi nhận được từ thực địa 25 3.6. Hình ảnh Physignathus cocincinus ghi nhận tại sinh cảnh tự 26 nhiên 3.7. Hình ảnh Calotes versicolor ngoài sinh cảnh tự nhiên 26 3.8. Hình ảnh Calotes bachae tại sinh cảnh ngoài tự nhiên 27 3.9. Hình ảnh Hemidactylus frenatus trong sinh cảnh nhân tạo 28 3.10. Hình ảnh Gehyra mutilata trong sinh cảnh nhân tạo 29 3.11. Hình ảnh mẫu Gekko gecko thu được 30 3.12. Hình ảnh Takydromus sexlineatus và một số đặc điểm phần 31 đầu 3.13. Hình ảnh đặc trưng phần đầu của Eutropis multifaciata 32 3.14. Hình ảnh mẫu Eutropis multifaciata ngoài sinh cảnh tự nhiên 32 3.15. Hình ảnh Scincella rufocaudata đặc trưng 33 3.16. Hình ảnh phần đầu của mẫu vật Boiga guangxiensis 34 3.17. Hình ảnh Ahaetulla prasina ở ngoài sinh cảnh tự nhiên 35 3.18. Hình ảnh Pareas margaritophorus ngoài sinh cảnh tự nhiên 36 3.19. Hình ảnh Pareas carinatus ngoài sinh cảnh tự nhiên 36 3.20. Hình ảnh phần đầu và cơ quan sinh dục của Pareas hamptoni 37 3.21. Hình ảnh Pareas hamptoni ngoài sinh cảnh tự nhiên 37 3.22. Hình mẫu Dendrelaphis ngansonensis sơn thu được 38 3.23. Hình ảnh Trimeresurus vogeli thu được 39 3.24. Hình ảnh mẫu vật Indotyphlops braminus 39 3.25. Hình ảnh mẫu vật Hypsiscopus plumbea 40 3.26. Biểu đồ đa dạng thành phần loài bò sát theo sinh cảnh ở Buôn 41 Lưới DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT cs., Cộng sự et al. BS Bò sát IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển NĐ-CP Nghị định chính phủ PL Phụ lục SĐVN Sách đỏ Việt Nam VNC Vùng nghiên cứu VQG Vườn quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bò sát (Reptilia) là loại động vật có xương sống với hơn 502 loài bò sát được ghi nhận ở Việt Nam [53]. Số lượng các loài bò sát được ghi nhận ở Việt Nam không ngừng tăng trong những năm gần đây với hàng trăm loài mới và ghi nhận mới được phát hiện, đặc biệt là các nhóm còn ít được nghiên cứu từ sau 2009, số loài bò sát được mô tả đến giữa năm 2017 là hơn 80 loài [42,53]. Tuy nhiên, quần thể của các loài bò sát trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do mất và suy thoái sinh cảnh sống. Ngoài ra, nhiều loài bò sát có giá trị kinh tế cao (rùa, rắn, tắc kè) bị săn bắt phục vụ nhu cầu của con người như làm thực phẩm, dược liệu, nuôi làm cảnh nên quần thể của nhiều loài đã bị suy giảm nhanh chóng [49]. Tây Nguyên là tên gọi chung của khu vực bao trùm toàn bộ hệ thống cao nguyên rộng lớn nằm ở phía tây của khu vực nam Trung bộ, với diện tích là 57.373 Km2, với nhiều cao nguyên nối tiếp nhau. Tây Nguyên phải bao gồm khu vực cao nguyên Đà Lạt và cao nguyên Gia Lai-Kon Tum, cao nguyên Gia Lai. Tại đây có sự đa dạng cao các loài bò sát với nhiều loài mới được mô tả từ những mẫu vật thu thập tại khu vực này như Acanthosaura nataliae, Bronchocela vietnamensis, Dibamus greeri, Sphenomorphus buenloicus, Dopasia sokolovi và Calamaria gialaiensis… [53]. Ngoài ra có hơn 37 loài bò sát được ghi nhận tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Kon Ka Kinh) và 30 loài bò sát tại hành lang vùng đệm giữa Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (Kon Chư Răng) [23]. Trong các khu vực kể trên, có 3 khu vực chính được các nhà nghiên cứu người Nga khảo sát trong nhiều năm gồm VQG Kon Ka Kinh, Buôn Lưới và Kon Chư Răng. Buôn Lưới là khu vực thuộc trung tâm của cao nguyên Kon Nà Hừng, là một khu vực quan trọng có ý nghĩa đối với khu hệ bò sát Việt Nam với nhiều loài mới được mô tả tại đây cùng với hai khu vực khác là VQG Kon Ka Kinh và Kon Chư Răng. Trong đó hai khu vực VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng đều được bảo vệ, nhưng khu vực Buôn Lưới nay vẫn thuộc sự quản lý của xã. Mặc dù là 2 một trong những địa điểm thu mẫu chuẩn quan trọng ở Việt Nam nhưng hiện nay Buôn Lưới là khu vực bị phá rừng mạnh do việc chuyển đổi sang rừng cà phê; ngoài ra Buôn Lưới là nơi có 2 loài thằn lằn bóng thuộc 2 giống duy nhất tại Việt Nam được mô tả bởi 1 mẫu duy nhất được thu thập tại khu vực này là Vietnascincus rugosus và Scincella rara nhưng cho đến nay chưa được ghi nhận lại [53]. Với việc diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và khu vực này không được đưa vào vùng bảo vệ (KBTTN hay VQG) nên việc đánh giá và ghi nhận lại danh mục các loài bò sát tại đây là cực kì câng thiết và mang tính chất bổ sung dữ liệu quan trọng cho đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu cũng như Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài bò sát tại khu vực Buôn Lưới, huyện KBang, tỉnh Gia Lai” nhằm đánh giá lại thành phần loài bò sát tại đây, bổ sung cơ sở dữ liệu về những bò sát còn ít hoặc chưa được biết đến và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ chúng có hiệu quả tại Buôn Lưới. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của các loài bò sát tại khu vực Buôn Lưới, huyện KBang, tỉnh Gia Lai. * Mục tiêu cụ thể - Xác định các loài bò sát tại khu vực Buôn Lưới dựa vào đặc điểm hình thái. - Phân tích cấu trúc khu hệ bò sát tại khu vực Buôn Lưới. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài bò sát ghi nhận được. 3. Nội dung nghiên cứu - Thống kê các loài bò sát tại khu vực Buôn Lưới, huyện KBang, tỉnh Gia Lai. - Đưa ra đánh giá về cấu trúc khu hệ bò sát tại khu vực. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài bò sát tại Buôn Lưới như sự phân bố, sinh cảnh sống… - Đánh giá giá trị bảo tồn và các tác động tới khu hệ bò sát tại vùng nghiên cứu. 3 4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Từ những mục tiêu trên, đề tài thực hiện sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn: - Cung cấp dẫn liệu khoa học về danh lục các loài bò sát tại khu vực Buôn Lưới. - Cung cấp dẫn liệu về một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài ở khu vực nghiên cứu như đặc điểm phân bố, sinh cảnh sống. - Dẫn liệu của đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho nhà quản lý địa phương vận dụng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh vật và khai thác bền vững tài nguyên tại địa phương. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BÒ SÁT 1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát ở Việt Nam Theo Nguyen et al. (2009) [49], có thể chia lịch sử nghiên cứu BS thành 4 thời kỳ chính: thời kỳ trước năm 1954, thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975, thời kỳ 1976 đến năm 1986 và thời kỳ từ năm 1987 đến nay. Tương ứng với mỗi thời kỳ, có các hướng nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu thành phần loài và phân loại học diễn ra trong suốt lịch sử nghiên cứu BS ở Việt Nam, nghiên cứu về sinh thái học và chăn nuôi một số loài có giá trị kinh tế được thực hiện bắt đầu từ thập niên 80-90 của thế kỷ trước và nghiên cứu sinh học phân tử và âm sinh học chỉ mới được các nhà khoa học sử dụng vào những năm đầu của thế kỷ này. Nghiên cứu khởi đầu về khu hệ BS ở Việt Nam: “Sur la Faune de la Cochinchine Francaise”của Morice, (1875) gồm 114 loài [57]; “Notes surles Reptiles et Batraciens de la Cochinchine et du Cambodge” của Tirant, (1885) mô tả 149 loài BS [58]. Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX có 84 loài mới được các tác giả Bourret (1920, 1937, 1939, 1942), Cuvier (1829), Smith (1921, 1922, 1924), Boulenger (1903, 1927), Angel (1927, 1928, 1933), Schlegel (1839), Mocquard (1897), Morice (1875), Pellegril (1910) Siebenrock (1903) … mô tả với mẫu vật thu được ở Việt Nam [22]. Ba cuốn sách chuyên khảo của Bourret gồm: Les Serpents de l’Indochine mô tả 189 loài và phân loài rắn xuất bản năm 1936 [54], Les Tortues l’Indochine mô tả 44 loài và phân loài rùa, 1941 [22] và Les Batraciens de l’Indochine, 1942 được coi là tài liệu đầy đủ nhất về BS của vùng Đông Dương (trong đó chủ yếu là Việt Nam, Lào và Campuchia) [55]. 5 Qua đó cho thấy thời kỳ này tập trung thống kê phân loại và mô tả loài, địa điểm khảo sát chủ yếu ở các khu nghỉ mát (Mẫu Sơn, Tam Đảo, Sa Pa, Ba Vì, Đà Lạt) hay khu đồn trú của người Pháp (Ngân Sơn, Phước Sơn…). Từ 1954 -1975, ở miền Bắc, Đào Văn Tiến và cs. (1956) nghiên cứu ở Vĩnh Linh, Quảng Trị, thống kê được 13 loài BS, trong đó có 1 loài rùa mới, năm 1962 ông ghi nhận 2 loài Python molurus và Palea steindachneri (= Trionyx steindachneri) ở Đình Cả, tỉnh Thái Nguyên [30]. Từ 1956 - 1975, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã thống kê ở miền Bắc có 159 loài BS (Trần Kiên và cs., 1981) [11]. Ở miền Nam, 1955, Marx và Inger công bố loài mới Calamaria buchi cho khoa học [38]. Năm 1970, Campden - Main đã thống kê có 77 loài rắn trong cuốn sách A field guide to the snakes of South Vietnam [33]. Sau 1975 các nghiên cứu đã được mở rộng hơn về quy mô và hình thức. Để giúp cho nghiên cứu định loại, Đào Văn Tiến đã tổng hợp và xây dựng khoá định loại cho: 32 loài Rùa và 2 loài Cá sấu (1978) [26], 77 loài Thằn lằn (1979) [27], 165 loài Rắn (1981,1982) [28, 29]. Năm 1985, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật trong tuyển tập “Báo cáo kết quả thống kê động vật Việt Nam” ghi nhận có 260 loài BS [22]. Từ 1990 đến nay cùng với việc thành lập các Vườn Quốc gia và các KBTTN, việc nghiên cứu càng được phát triển mạnh. Năm 1993, Hoàng Xuân Quang nghiên cứu BS ở Bắc Trung bộ [16]. Từ 1994, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Lê Nguyên Ngật và nhiều tác giả khác đã nghiên cứu ở Vườn Quốc gia Tam Đảo và thị trấn Tam Đảo, đến nay đã phát hiện có 124 loài BS [22]. Năm 1996, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng ghi nhận 42 loài BS ở rừng Cúc Phương [22]. Năm 1998, Ngô Đắc Chứng nghiên cứu ở Nam Bình Trị Thiên có 147 loài BS (Ngô Đắc Chứng, 1998) [5]; Năm 1997, Hoàng Xuân Quang và cs. nghiên cứu ở Tây Nam Nghệ An thống kê được 38 loài BS [22]; điều tra sự đa dạng và hiện trạng BS ở vùng núi Yên Tử từ 2004 - 2009 (Trần Thanh Tùng, 2009) lập được danh sách 139 loài trong đó 6 có 1 loài mới cho khoa học Odorrana yentuensis [31], Hoàng Văn Ngọc (2011) đã thống kê được 101 loài BS ở Thái Nguyên, Hà Giang và Tuyên Quang [14]… Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc xuất bản cuốn Danh lục ếch nhái, bò sát Việt Nam với 258 loài BS [20]. Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng và cs. ghi nhận 296 loài BS thuộc 23 họ, 3 bộ [21]. Năm 2007, Nguyễn Văn Sáng xuất bản Động vật Chí (phần Rắn) mô tả 149 loài rắn thuộc 8 họ ở Việt Nam [19]. Năm 2009, Nguyen et al. đã thống kê 375 loài BS thuộc 24 họ ở Việt Nam và được công bố trong cuốn “Herpetofauna of Vietnam” [49]. Từ 1980-2009, các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài đã phát hiện nhiều loài mới và bổ sung vùng phân bố của nhiều loài trên toàn quốc như: Darevsky, 1984, 1992; Orlov, (2003, 2007); Bain, (2003, 2004, 2007, 2009), Ziegler, (2005, 2006); Lathrop, (1998) [22]... Trong Hội thảo Quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất và Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật 2009 có một số kết quả nghiên cứu về đa dạng khu hệ BS của một số vùng trên cả nước: Hồ Thu Cúc và cs., (2009) ghi nhận tại KBTTN Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai có 61 loài BS [6]; Lê Nguyên Ngật và cs., (2009) điều tra ở KBTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa có 53 loài BS [12]; Hoàng Thị Nghiệp và cs., (2009) thống kê ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp có 32 loài BS [13]. Điều tra đa dạng BS tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Nguyễn Văn Sáng và cs., 2009) ghi nhận 48 loài BS [23]. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật năm 2011, có một số nghiên cứu về đa dạng khu hệ BS: Điều tra tại KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An (Lê Vũ Khôi và cs., 2011) ghi nhận 72 loài BS [10]. Hoàng Xuân Quang và cs., 2012 điều tra khu hệ BS ở VQG Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống kê được 64 loài BS [17]. Trong báo cáo Hội thảo Quốc gia về Lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam lần thứ II năm 2012, Phạm Thế Cường và cs. [8] ghi nhận 70 loài, trong đó có 38 loài BS ở 7 Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa; Hoàng Ngọc Thảo và cs. ghi nhận BS thuộc 24 họ, 5 bộ ở khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An [25]... Bên cạnh đó số loài mới cho khoa học được công bố hàng năm cũng tăng lên rõ rệt qua các thời kỳ. Nếu trong thời kỳ 1975 - 1986 phát hiện được 6 loài mới cho khoa học, thì từ năm 1987 - 2009, số loài phát hiện mới cho khoa học đã tăng lên 108 loài [12]. Từ 2010 - 2014 có 69 loài mới cho khoa học được tiếp tục phát hiện ở Việt Nam. Điều đó chứng tỏ cán bộ Việt Nam đã có những bước trưởng thành đáng kể và tiềm năng nghiên cứu về khu hệ BS ở nước ta còn rất lớn. Một số loài mới được mô tả và ghi nhận mới cho Việt Nam từ năm 2010 trở lại đây như loài Hemiphyllodactylus banaensis (Ngo et al., 2014) [41]; Oligodon culaochamensis (Nguyễn Ngọc Sang và cs, 2017) [50]. Bên cạnh các nghiên cứu về phân loại học, nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ di truyền tiến hóa cũng hỗ trợ cho việc sắp xếp và hệ thống lại các loài BS ở Việt Nam. Về các loài quý hiếm: Năm 1992, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xuất bản Sách Đỏ Việt Nam (Phần Động vật) liệt kê 43 loài BS bị đe dọa. Năm 2000, Sách Đỏ Việt Nam được tái bản có chỉnh sửa và bổ sung thống kê 43 loài BS. Sách Đỏ Việt Nam, 2007 đã ghi nhận 40 loài BS bị đe dọa [1]. Cho đến nay đã có 9 chuyên khảo về BS Việt Nam được xuất bản: Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996) [20], Ếch nhái và bò sát ở một khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam [Die Amphibien und Reptilien eines Tieflandfeuchtwald-Schutzgebietes in Vietnam] của Ziegler (2002) [22], Bò sát và ếch nhái Vườn Quốc gia Cúc Phương của Nguyễn Văn Sáng và cs. (2003) [22], Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng và cs. (2005) [21], Động vật chí Việt Nam - Phân bộ Rắn của Nguyễn Văn Sáng (2007) [19], Thằn lằn Việt Nam của Bobrov và Semenov (2008) [22], Ếch nhái, bò sát ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống của Hoàng Xuân Quang và cs. (2008) [21], Khu hệ bò sát và ếch nhái Việt Nam [Herpetofauna of Vietnam] của Nguyen et al. (2009) [49], Ếch nhái, bò sát ở Vườn Quốc Gia Bạch Mã của Hoàng Xuân Quang 8 và cs. (2012) [18]. Bên cạnh đó, từ 2000 trở lại đây, ít nhất 6 cuốn sách nhận dạng một số Vườn Quốc gia hoặc KBTTN như Ba Bể, Na Hang, Phú Quốc hoặc các loài thường bị buôn bán cũng được xuất bản bởi các cơ quan quản lý hoặc các tổ chức bảo tồn quốc tế [22]. Bên cạnh những thành tựu đạt được về nghiên cứu khu hệ BS ở Việt Nam, chủ yếu ở đất liền, các công trình nghiên cứu về đảo và bán đảo còn rất hạn chế. Nghiên cứu của Darevsky (1999) công bố 31 loài thằn lằn và 15 loài rắn trên 9 đảo lục địa của Việt Nam bao gồm Cát Bà, Cù Lao Ba Mun, Cù Lao Phon Vong, Hòn Nor Way, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Hòn Bãi Cạn, Cù Lao Panjang và Hòn Thơm [35]. Sau đó Paul et al. (2008) ghi nhận 56 loài LC, BS ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang [47]. Võ Văn Phú (2008) điều tra đánh giá đa dạng sinh học đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị ghi nhận 18 loài LC, BS [15]. Nghiên cứu khu hệ VQG Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu (Poyarkov, 2011) [48] thống kê 31 loài BS. Nghiên cứu khu hệ bò sát ở KDTSQ quần đảo Cát Bà (Nguyen et al., 2011) ghi nhận 40 loài [44]. Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở quần đảo Cù Lao Chàm và Bán đảo Sơn Trà (Phan et al., 2015) ghi nhận 41 loài bò sát [9]. Trong 4 giai đoạn của lịch sử nghiên cứu BS ở Việt Nam có thể nhận thấy hai thời kỳ có nhiều loài mới được mô tả nhất là 1900-1954 (75 loài) và 1987-2009 (108 loài). Các lĩnh vực nghiên cứu ban đầu tập trung vào phân loại học sau đó mở rộng ra hệ thống học, sinh học, sinh thái, quan hệ di truyền và tiến hoá… Kết quả nghiên cứu đã khám phá ra hàng trăm loài mới cho khoa học và rất nhiều ghi nhận mới nâng tổng số loài bò sát của Việt Nam lên đến 502 loài. Kết quả nghiên cứu được thể hiện bằng các tài liệu đã xuất bản gồm 9 sách chuyên khảo, ít nhất 6 sách nhận dạng và hàng trăm bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu Bò sát ở vùng Cao nguyên Gia Lai Các cuộc khảo sát thường tập trung thống kê thành phần loài của một vùng hay khu vực, phục vụ cho việc quy hoạch phát triển kinh tế, ít có một nghiên cụ thể 9 nào về bò sát. Có nghiên cứu như: Đa dạng về thành phần loài bò sát (Reptilia) và ếch nhái (Amphibia) của vườn quốc gia Konkakinh, Tỉnh Gia Lai của Hoàng Văn Chung và cộng sự năm 2013 [4]. Báo cáo về thành phần loài và đặc điểm phân bố của loài bò sát ở vườn quốc gia Konkakinh, tỉnh Gia Lai của tác giả Cáp Kim Cương và Trần Thu Thảo, tại hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5 [7]. Dẫn liệu đa dạng thành phần loài động vật có xương sống (thú, lưỡng cư, bò sát) tại hành lang kết nối vườn quốc gia Konkakinh và khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai của tác giả Nguyễn Ái Tâm và cộng sự năm 2017 [24]. 1.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 1.3.1. Điều kiện tự nhiên: a. Vị trí địa lý: Xã Sơ Pai nằm ở phía Bắc huyện Kbang, cách trung tâm huyện 22 km, có địa giới hành chính. - Phía Đông giáp huyện Vĩnh Thạnh - Tỉnh Bình Định - Phía Tây giáp xã Kroong – Huyện Kbang - Phía Nam giáp xã Đăk Smar – Huyện Kbang - Phía Bắc giáp xã Sơn Lang – Huyện Kbang. [32] Hình 1.1. Vị trí Xã Sơ Pai trong khu vực (vị trí đường ranh giới màu đỏ) 10 A: xem dưới dạng bản đồ; và B. xem dưới dạng vệ tinh thể hiện độ che phủ rừng (Nguồn: Chỉnh sửa từ Google map) b. Điều kiện khí hậu thời tiết Xã Sơ Pai nằm trong khu vực Đông Trường Sơn và Duyên hải trung bộ, khí hậu mang đặc điểm khí hậu gió mùa cao nguyên và duyên hải trung bộ, có 02 mùa rõ rệt; Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 - 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 - 4 năm sau; Tổng lượng bức xạ 8.5000C; Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 240C; Lượng mưa bình quân năm 2.500mm; Độ ẩm không khí 87% [32]. c. Địa hình Xã Sơ Pai thuộc khu vực Đông Trường Sơn, địa hình tương đối dốc, bị chia cắt mạnh và thoai thoải dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây; đất có độ dốc chênh lệch từ 00 – 300, nhưng chủ yếu 150- 250 chiếm 53,5 % so với diện tích tự nhiên toàn xã, còn lại một số diện tích đất có độ dốc 00 – 30 , rất phù hợp để sản xuất nông nghiệp [32]. d. Tài nguyên đất Diện tích tự nhiên toàn xã là 11.484,98 ha. Trong đó : * Đất sản xuất nông nghiệp: 4.518,3 ha chiếm 39,34 %. * Đất lâm nghiệp: 6.667,95 ha chiếm 58,06 % . * Đất nuôi trồng thuỷ sản: 18,16 ha chiếm 0,16 %. * Đất phi nông nghiệp: 209,89 ha chiếm 1,83 %. * Đất chưa sử dụng: 70,67 ha chiếm 0,21%. Toàn bộ quỹ đất của xã được hình thành từ đá Ba zan, đá Granit, Gơnai và đá biến chất, nhưng chủ yếu là từ đá Ba Zan. Đây là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, tầng đất dày, tơi xốp, ít chua khả năng thấm nước mạnh, giữ nước tốt và hầu hết tập trung ở độ cao 80 – 150, chỉ phù hợp với mô hình phát tiểnt nông lâm kết hợp, thích hợp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: cà phê, hồ tiêu, chanh dây... [32] 11 e. Thảm thực vật rừng Xã Sơ Pai có diện tích rừng và đất Lâm nghiệp khá lớn 6.667,95 ha chiếm 58,06 % so với diện tích tự nhiên của xã, trong đó diện tích rừng sản xuất 6.042,74ha chiếm 52,61%, rừng phòng hộ 625,21 (ha) chiếm 5,44% . Trạng thái rừng chủ yếu rừng giàu, trữ lượng gỗ còn lớn với nhiều loài gỗ quý hiếm và thảm thực vật còn đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên không những đem lại kinh tế lớn mà còn có tác dụng rất quan trọng trong việc bảo vệ đất đai, nguồn nước và môi trường sống bền vững [32]. 1.3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội Xã Sơ Pai là một xã vùng II, có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Toàn xã có 08 thôn, làng. Trong đó có 03 làng đặc biệt khó khăn. Dân số toàn xã tính đến cuối năm 2016 có 1.387 hộ với 5.426 nhân khẩu. (Trong đó: dân tộc Kinh: 3.562 người chiếm tỷ lệ 65,65 %; dân tộc Bahnar 1.040 người chiếm tỷ lệ 19.18%;còn lại là các dân tộc khác từ các tỉnh thành phía bắc di cư vào xã sinh sống). Số người trong độ tuổi lao động chiếm 57,52 % dân số toàn xã, chủ yếu là lao động ở nông thôn, lao động thủ công chưa qua đào tạo, chất lượng lao động thấp. Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới 95 %, còn lại là dịch vụ và ngành nghề khác 5%.Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 19,651 tr.đ/người/năm. Năm 2016 toàn xã gieo trồng được 2.500,6 ha cây trồng các loại. Tổng đàn gia súc trên địa bàn xã có 3.928 con. Trong đó: Đàn trâu 135 con, đàn bò 935 con (tỷ lệ bò lai chiếm 80 %),đàn heo 2.720 con (heo hướng nạc đạt trên 45%) còn lại là gia súc khác [32].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan