Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận nghiên cứu một số tập tính loài culi nhỏ (nycticebus pygmaeus) tại khu...

Tài liệu Khóa luận nghiên cứu một số tập tính loài culi nhỏ (nycticebus pygmaeus) tại khu vực phía nam vườn quốc gia kon ka kinh – tỉnh gia lai

.PDF
44
130
136

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... IV LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. V DANH LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... VI DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................................ VII DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................VIII MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CULI TRÊN THẾ GIỚI .................................................. 3 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CULI TẠI VIỆT NAM ................................................... 4 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CU LI Ở VƢỜN QUỐC GIA KONKAKINH. ................... 5 1.4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LOÀI CULI. ..................................................................... 5 1.4.1. Cu li lớn (Nycticebus bengalensis):............................................................................. 6 1.4.2. Culi nhỏ (Nycticebus pygmaeus): ................................................................................ 6 1.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VQG KONKAKINH – TỈNH GIA LAI. ................................. 8 1.5.1. Khái quát về vị trí địa lí VQG KonKaKinh – tỉnh Gia Lai. ................................... 8 1.5.2. Điều kiện tự nhiên: ................................................................................................................. 9 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 11 2.1. ĐỐI TƢỢNG: ........................................................................................................... 11 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: ................................................................ 11 2.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ....................................................................................... 11 2.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 11 2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: ...................................................................... 11 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu vùng sống: .......................................................................... 11 2.4.3. Phương pháp thu thập tập tính hoạt động của loài Cu li. ................................... 12 2.4.4. Phương pháp xử lí số liệu: ................................................................................................ 12 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN ...................................... 13 3.1. VÙNG SỐNG CỦA CULI TẠI VQG KON KA KINH. ............................................... 13 3.1.1. Nơi sống của Cu li nhỏ. ...................................................................................................... 13 3.1.2. Kích thước vùng sống của Cu li nhỏ tại VQG Kon Ka Kinh. ............................ 14 3.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA CULI NHỎ. ................................................. 15 3.2.1. Thời gian hoạt động của loài Culi tại VQG Kon Ka Kinh .................................. 15 3.2.2. Tập tính ăn của Cu li nhỏ ............................................................................................ 19 3.2.3. Tập tính di chuyển của Cu li nhỏ............................................................................... 21 3.2.4. Các kiểu tư thế vận động ............................................................................................... 25 II Nguyễn Kim Thông – 14CTM a. Ngồi ................................................................................................................................................. 26 b. Đứng................................................................................................................................................ 27 c. Nằm ................................................................................................................................................. 28 3.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BẢO TỒN CU LI TẠI KON KA KINH ....................................... 28 3.3.1. Săn bắt và buôn bán. ....................................................................................................... 28 3.3.2. Các hoạt động ảnh hưởng đến sinh cảnh .............................................................. 28 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 29 4.1. KẾT LUẬN: ............................................................................................................. 29 4.1.1. Về vùng sống....................................................................................................................... 29 a. Nơi sống: ....................................................................................................................................... 29 b. Kích thước vùng sống: ............................................................................................................ 29 4.1.2. Về tập tính của loài: ......................................................................................................... 29 4.2. KIẾN NGHỊ: ............................................................................................................ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 31 TIẾNG VIỆT ............................................................................................................... 31 TIẾNG ANH ................................................................................................................ 31 WEDSITE .................................................................................................................... 34 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 35 III Nguyễn Kim Thông – 14CTM Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả khóa luận ký và ghi rõ họ tên IV Nguyễn Kim Thông – 14CTM Lời cảm ơn Để hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của: ThS. Nguyễn Ái Tâm, các anh chị đang công tác tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng (EPRC) VQG Cúc Phương, cùng sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa Sinh – Môi trường, các anh chị đang công tác tại văn phòng hợp tác Frankfurt, trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt xanh Greenviet. Quỹ Idea Wild đã hỗ trợ thiết bị thực hiện nghiên cứu. Cán bộ thuộc VQG KonKaKinh – tỉnh Gia Lai Gia đình và bạn bè Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đó! Đà nẵng, ……… /2018 V Nguyễn Kim Thông – 14CTM DANH LỤC HÌNH ẢNH Số hiệu Danh lục hình ảnh và biểu đồ Trang Hình 1.1 Cu li nhỏ 8 Hình 1.2 Bản đồ VQG Kon Ka Kinh 9 Hình 3.1 Sinh cảnh sống của Cu li nhỏ tại VQG Kon Ka Kinh 13 Hình 3.2 Vùng sống của Cu li nhỏ 14 Hình 3.3 Kiểu di chuyển 4 chi tạo thành 4 cạnh 23 Hình 3.4 Kiểu đu, leo 24 Hình 3.5 Kiểu bò 24 Hình 3.6 Ngồi khum người 26 Hình 3.7 Đứng bằng 4 chi 27 Hình 1 Quan sát Cu li nhỏ tại VQG Kon Ka Kinh 36 Hình 2 Quan sát Cu li nhỏ tại VQG Kon Ka Kinh 36 Hình 3 Quan sát Cu li nhỏ tại khu nuôi nhốt VQG Cúc Phương 37 Hình 4 Quan sát Cu li nhỏ tại khu nuôi nhốt VQG Cúc Phương 37 VI Nguyễn Kim Thông – 14CTM DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Số hiệu Bảng 3.1 DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Thời gian hoạt động của Cu li nhỏ tại VQG Kon Ka Trang 15 Kinh Bảng 3.2 Hoạt động của Culi trong 40 giờ tại Khu nuôi nhốt 17 VQG Cúc Phương Bảng 3.3 Các tập tính lấy thức ăn của Cu li 19 Bảng 3.4 Các phương thức di chuyển của Cu li 21 Bảng 3.5 Kiểu tư thế của linh trưởng 25 Bảng 1 Một số tập tính nghiên cứu 35 Bảng 2 Thu số liệu các hoạt động của Cu li ngoài tự nhiên 35 Biểu đồ 3.1 Hoạt động của Cu li tại VQG Kon Ka Kinh 17 Biểu đồ 3.2 So sánh tập tính tại hai khu vực 18 Biểu đồ 3.3 Các tập tính lấy thức ăn 19 Biểu đồ 3.4 Tập tính di chuyển của Cu li 22 VII Nguyễn Kim Thông – 14CTM DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT FZS Hội động vật học Frankfuir EPRC Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp VQG Cúc Phương VQG Vườn quốc gia IUCN Tổ chứ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên WWF Quỹ quốc tế về bào tồn thiên nhiên VIII Nguyễn Kim Thông – 14CTM MỞ ĐẦU Cu li là loài được Sách đỏ Việt Nam và thế giới xếp vào loài thú có nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần (V). Tuy nghị định 32 của chính phủ về quản lý thực vật rừng - động vật rừng nguy cấp, quý hiếm xếp culi trong nhóm 1B, nhưng điều đó không bảo vệ được loài này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Cu li thuộc danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành lâm nghiệp (Phụ lục IB Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của chính phủ) [1]. Theo sách đỏ Việt Nam, Cu li thuộc bộ linh trưởng, sống trong nhiều sinh cảnh rừng khác nhau, kiếm ăn ở những rừng thưa quang thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm, dây leo, bụi tre và sống đơn độc, lặng lẽ. Năm 2000, cùng Sách đỏ Việt Nam, Tổ chứ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đã xếp culi vào độ nguy cấp bậc V (có thể bị đe dọa tuyệt chủng) [1]. Vườn Quốc Gia (VQG) Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai là một trong những khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao, với nhiều hệ sinh thái đặc trưng, độc đáo. Vườn được công nhận là Vườn di sản Asian, một trong các khu vực được ưu tiên bảo vệ của Việt Nam. Đặc biệt VQG Kon Ka Kinh có sự đa dạng về các loài thú linh trưởng, trong đó có các loài quý hiếm, nguy cấp như Vooc Chà Vá Chân Xám (Pygathix cinerea), Vượn đen má hung (Nomascus annamesis), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), khỉ đuôi lợn (macaca Leonia) [8] [9]. Hiện tại chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm sinh học, tập tính của loài cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), tại VQG Kon Ka Kinh, tạo cơ sở cho các biện pháp kĩ thuật bảo tồn loài này.Đặc biệt trước những tác động của con người như khai thác lâm sản, chặt phá rừng làm nương rẫy đã và đang làm ảnh hưởng đến độ che phủ rừng, thu hẹp nơi sống, và kiếm ăn của nhiều loài động vật hoang dã trong đó có Cu li. Mặt khác tình trạng săn bắt, buôn bán chúng như loài động vật cảnh cũng là mối đe dọa đến sự tồn tại của chúng ngoài tự nhiên. 1 Nguyễn Kim Thông – 14CTM Đứng trước thực tế đó, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số tập tính về loài culi nhỏ (Nycticebus pymaeus) tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh – tỉnh Gia Lai” nhằm nghiên cứu vùng sống và một số tập tính của loài, tạo cơ sở dữ liệu khoa học cho công tác bảo tồn loài. Với đề tài này, chúng tôi thực hiện các nội dung sau: - Nghiên cứu vùng sống của Culi tại VQG Kon Ka Kinh. - Nghiên cứu một số tập tính của loài Culi tại VQG Kon Ka Kinh. 2 Nguyễn Kim Thông – 14CTM CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu Culi trên thế giới Khảo sát và điều tra sơ bộ về loài Cu-li lớn phía bắc trên 7 khu bảo tồn ở Cam- pu-chia (T.Nalder), kết hợp với thông tin có được của liên minh động vật hoang dã vào các mùa từ năm 2002 – 2009 đã ghi nhận các Cu li lớn ở phía bắc được quan sát thấy ở rừng khô và rừng nửa rụng lá ở Khu bảo tồn (KBT) động vật hoang dã Samkos và VQG Phnom Kulen. Trong 39 giờ quan sát đã ghi nhận được 18 cá thể. Từ đó đưa ra được vùng phân bố cũng như đề xuất giải pháp bảo tồn loài Cu li lớn tại Cam-pu-chia. Bên cạnh đó, trước, trong và sau năm 1993, Cam-pu-chia chịu nhiều tổn thất của chiến tranh để lại. Điều này đã góp phần làm cho số lượng động vật hoang dã nói chung và Cu li nói riêng tại đây giảm mạnh qua những hoạt động chiến tranh trước và trong năm 1993, hoạt động khai thác gỗ, phá rừng, xây dựng đất nước sau 1993 (Baird, 1993) [11]. Một nghiên cứu khác của Ulrike Streicher (2004) đã chỉ ra những hành vi cơ bản của Cu li nhỏ tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp VQG Cúc Phương khi chúng mới được đưa về. Nghiên cứu này đã chỉ ra được những thay đổi về màu lông, cân nặng, thời gian ăn uống qua những mùa trong năm của Cu li nhỏ. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này chỉ dừng lại ở những hành vi cơ bản của Cu li khi mới được đưa về trung tâm, chưa đi sâu vào những tập tính cũng như chưa chỉ ra được những điểm giống và khác nhau của Cu li khi ở khu nuôi nhốt và ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó, phạm vi hoạt động và lãnh thổ của Cu li cũng là một trong những vấn đề đáng để nghiên cứu [30]. Năm 2002, Sindhu Radhakrishna đã quan sát và theo dõi Cu li tại khu vực phía nam Ấn Độ trong suốt 21 tháng, kết quả đã chỉ ra được phạm vi lãnh thổ của Cu li thay đổi theo từng thời điểm, từ lúc nhỏ, lúc cai sửa, đến lúc bán trưởng thành và trưởng thành. Việc quan sát và theo dõi 16 cá thể trong 2261 giờ đã chứng minh được lãnh thổ của Cu li được chia làm 2 phần, phần lõi là nơi ngủ nghỉ của chúng và phần hoạt động 3 Nguyễn Kim Thông – 14CTM là phần bên ngoài tiếp giáp với vùng lõi. Phạm vi lãnh thổ của từng cá thể có thể chồng lên nhau, nhưng không chồng lên phần lõi. Điều này có nghĩa các cá thể Cu li có thể sử dụng chung 1 lãnh thổ để kiếm ăn, trao đổi các tập tính xã hội tuy nhiên chúng không bao giờ xâm phạm đến vùng lõi của nhau. Ngoài ra, Sindhu Radhakrishna cũng đã chỉ ra được lãnh thổ trung bình của cá thể Cu li đực có thể lên đến 1ha, trong khi cá thể cái có phạm vi lãnh thổ nhỏ hơn. Sự chồng chéo lên lãnh thổ của nhau cũng có sự thay đổi giữa đực và cái [28]. 1.2. Tình hình nghiên cứu Culi tại Việt Nam Năm 1907, Bonhote lần đầu tiên sưu tầm được ở Nha Trang loài Culi nhỏ. Ông đã mô tả và công bố nó trên tạp chí của hội động vật học London với tên khoa học là Nycticebus pygmaeus, điều này đã góp phần hình thành các nghiên cứu chuyên sâu hơn về loài này [12]. Đơn cử là nghiên cứu về sinh thái và đề xuất bảo tồn loài Cu li nhỏ tại Việt Nam của Streicher năm 2004 đã chỉ ra được các tập tính cũng như luật và hành vi xử phạt đối với việc buôn bán, săn bắt loài Cu li ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam [30]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tập tính của Cu li nhỏ vào lúc đó còn nhiều hạn chế. Vì thế, năm 2009, Ulrike Stricher đã tiếp tục nghiên cứu và chỉ ra khẩu phần ăn cũng như tập tính chuyên sâu hơn về loài Cu li nhỏ tại Việt Nam. Kết quả đã ghi nhận trên các cá thể đực trưởng thành, đây là những cá thể được thu giữ từ các vụ buôn bán động vật hoang dã trái phép, được nuôi dưỡng tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp VQG Cúc Phương. Sau đó, Cu li được gắn thiết bị Radio và tái thả vào VQG Cúc Phương. Một nghiên cứu khác về “Bảo vệ động vật có vú tại VQG Cát Tiên (Polet, Gert, 2004)” đã đưa ra các giải pháp bảo tồn loài tại VQG Cát tiên, mở ra một hướng mới trong công tác bảo tồn động vật có vú tại Việt Nam, hay nghiên cứu tập tính Vooc Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) tại Gia Lai, Việt Nam (Nguyễn Thị Tịnh, 2010) đã chỉ ra được các đặc điểm về sinh thái dưỡng, cấu trúc bầy đàn, cấu trúc vùng sống cũng như các mối đe dọa, từ đó đề xuất giải pháp và bảo tồn hiệu quả loài Vooc Chà Vá 4 Nguyễn Kim Thông – 14CTM Chân Xám. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn cho cái nhìn tổng quan hơn về tập tính giữa Cu li và Chà Vá Chân Xám [17] [27]. Ngoài ra, trong một chuyến khảo sát ở tỉnh Hòa Bình ngày 26/01/1957, GS. Đào Văn Tiến đã thu được 1 mẫu Culi có những đặc điểm tương đối khác với hai loài đã được biết là Culi lớn và Culi nhỏ. Ông đã nghiên cứu và so sánh sự khác biệt về các đặc điểm sọ, màu long và kích thước cơ thể của mẫu này với các mẫu Cui đã được nghiên cứu từ trước đó. Dựa vào những khác biệt cụ thể các răng hàm, số đo cơ thể ở dạng trung gian và màu lông ánh bạc, ông đưa ra quan điểm cho rằng nó là loài mới. Những nghiên cứu này của GS. Đào Văn Tiến được công bố trên tạp chí động vật học Đức, ông đặt tên khoa học cho loài Culi này là Nycticebus intermedius. 1.3. Tình hình nghiên cứu Cu li ở vƣờn quốc gia KonKaKinh. Hiện tại chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về loài Culi ở VQG KonKaKinh, chỉ có các cuộc điều tra đánh giá đa dạng sinh học chung, đáng chú ý có: Cuộc điều tra vào tháng 1 năm 1993 do cán bộ của Viện điều tra Quy hoạch rừng và Cục Kiểm lâm thực hiện. Cuộc điều tra xây dựng danh lục động thực vật hoang dã năm 2001 do Viện sinh thái Tài nguyên Sinh vật thuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện. Những kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy VQG KonKaKinh hiện đang có 3 họ và 7 loài linh trưởng trong đó có loài Culi [6] [8]. Việc nghiên cứu Culi trên thực địa rất khó khăn, bởi chúng là loài thú hoàn toàn sinh hoạt trong đêm và rất nhút nhát. Một số địa phương gọi chúng là con Cù lần và họ cho rằng bắt gặp chúng không đem lại may mắn trong chuyến đi rừng của họ. 1.4. Giới thiệu chung về loài Culi. Culi (Lorisidae) gồm có 2 loài: Culi lớn (Nycticebus bengalensis) và culi nhỏ (Nycticebus pygmaeus). Theo ghi nhận từ các nghiên cứu thì VQG Kon Ka Kinh gồm có cả hai loài Cu li. Ở một số địa phương người ta gọi nó là khỉ gió, cù lần, con xấu hổ. Chúng có đặc điểm chung là đầu tròn, mõm dài, chi 5 ngón, ngón cái có vuốt thích nghi với đời sống trên cây, khả năng cầm nắm tốt. Não phát triển, thùy khứu giác bé, mắt to, một đôi vú ngực, thường đẻ 1 con. Nơi sống chủ yếu của những loài này là 5 Nguyễn Kim Thông – 14CTM rừng thường xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh, là loài hoạt động về đêm, thức ăn chủ yếu là con trùng, ngoài ra là lá và quả cây. Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Lâm nghiệp [37]. 1.4.1. Cu li lớn (Nycticebus bengalensis): Đầu tròn, trên đỉnh đầu có sọc màu nâu sẫm, mắt trố to, xung quanh hai mắt có vòng lông màu nâu đỏ. Từ trên đỉnh đầu có hai sọc nhỏ màu nâu nhạt chạy xuống dưới mắt. Từ hai gốc tai có vệt lông màu nâu nhạt chạy lên đỉnh đầu và liên kết với nhau. Dải lông màu nâu sẫm chạy dọc từ trên đỉnh đầu theo sống lưng xuống phía dưới, lông mịn màng, có màu vàng đỏ, cũng có thể có màu vàng nhạt hoặc màu xám, ngực thường có màu xám tro, bụng màu hơi vàng nhạt, hông và chân sau có màu đỏ hoe, kích thước cỡ nhỏ: chiều dài thân: 260 - 310mm, chiều dài đuôi: 19 - 40mm. Ngón tay trỏ nhỏ, ngón chân thứ hai có vuốt, các ngón khác có ống. Răng hàm thứ nhất lớn hơn răng hàm thứ hai. Một đặc điểm để nhận dạng dễ dàng Cu li lớn là tai của chúng có phủ lớp lông dày, và luôn có một dải lông sẫm màu kéo dài từ cổ đến hết thân [36] [37]. Con đực và con cái trưởng thành sau 21 tháng, vòng đời sống kéo dài khoảng 12-14 năm. Thời gian mang thai 191 ngày, mùa sinh sản từ tháng 10-12, khoảng cách giữa các lần sinh từ 12 - 18 tháng. Khu vực sống chủ yếu là các rừng tre nứa, rừng nguyên sinh, cây bụi, các khu vườn thứ sinh. Chúng thích các vị trí trên đỉnh núi hoặc đỉnh giông có thể cao tới 1300m so với mực nước biển. Chúng thường sống đơn độc hoặc thành nhóm 3 - 4 cá thể gồm bố, mẹ, và con non. Hoạt động về ban đêm, ban ngày ngủ trên cây cuộn tròn, mặt cúi vào trong lòng. Chúng thường làm tổ trên các hốc cây. Cuộc sống leo trèo, thức ăn đa dạng, chủ yếu là côn trùng, trúng chim hoặc chim non trong tổ, hoa, quả, lá cây. 1.4.2. Culi nhỏ (Nycticebus pygmaeus): Trông giống như Cu li lớn, nhưng có kích thước nhỏ hơn nhiều. Xung quanh hai mắt có vòng tròn lông màu nâu vàng. Có hai dải lông màu nâu sẫm chạy từ đỉnh đầu xuống trên hai mắt. Từ hai gốc tai có hai vệt rộng màu nâu đỏ chạy từ trên đỉnh đầu và nối với nhau. Lông mềm mại, màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc, đặc biệt là tai của 6 Nguyễn Kim Thông – 14CTM chúng thường không có lông hoặc lớp lông mỏng có thể nhìn thấy da (đây là đặc điểm dễ để phân biệt với Cu li lớn). Dọc sống mũi có vệt trắng. Dọc sống lưng không có vệt lông hoặc rất mờ, bụng trắng vàng ánh bạc. Răng hàm thứ hai lớn hơn răng hàm thứ nhất. Ngón chân thứ 2 có vuốt, các ngón chân khác có móng. Con cái trưởng thành sau 9 tháng, con đực sau 17 - 20 tháng. Thời gian mang thai kéo dài 188 ngày. Mùa sinh sản vào tháng 10 đến tháng 12. Mỗi lứa đẻ 1 - 2 con. . Thức ăn cơ bản giống Cu li lớn là quả, lá cây, côn trùng. Hoạt động về đêm, leo trèo là chính, chuyển động nhanh hơn loài Cu li lớn. Thường sống đơn độc Chúng sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau, thích nghi với điều kiện rừng thưa, thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm, ven rừng, trên nương rẫy. Hiện trạng bảo tồn và phân bố: Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, việc bảo vệ các loài linh trưởng đã được quan tâm ở Việt Nam và việc săn bắn các loài này đã được nghiêm cấm trên toàn lãnh thổ, một số văn bản liên quan đến bảo tồn culi có thể kể đến như nghị định 36 CP ngày 5/4/1936, Quy định số 276/QĐ ngày 2/6/1989, Nghị định 18-HĐBT ngày 17/1/1992, Nghị định 48/2002/NĐ-CP, Việc ra đời nhiều hu bảo tồn và Vườn quốc gia từ những năm 1962 trờ lại đây cũng thể hiện rõ sự quan tâm của Việt Nam đến việc bảo tồn giá trị đa dạng sinh học. Sách đỏ Việt Nam, 2000 và IUCN xếp hai loài Culi lớn và Culi lùn vào độ nguy cấp bậc V (Vulnerable) – có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng trong tương lai gần. Còn loài Cu li nhỡ chưa có tên trong Sách đỏ. Những hiểu biết về loài culi ngoài thiên nhiên còn rất hạn chế, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về chúng mà chỉ là kết hợp trong những chuyến khỏa sát về linh trưởng nói chung. Trong thiên nhiên, Cu li lớn thì được ghi nhận có lãnh thổ rộng rãi ở Đông Nam Á từ Buhtan, một phần phía nam Trung Quốc chạy dài xuống phía đông nam tới Indonexia và Philippn. Culi nhỏ và cu li nhỡ chỉ phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia và một phần miền nam Trung Quốc, được coi là đặc hữu của phân vùng Đông dương. 7 Nguyễn Kim Thông – 14CTM Hình 1.1. Cu li nhỏ 1.5. Điều kiện tự nhiên VQG KonKaKinh – tỉnh Gia Lai. 1.5.1. Khái quát về vị trí địa lí VQG KonKaKinh – tỉnh Gia Lai. a. Vị trí địa lí: Vườn quốc gia KonKaKinh nằm phía đông bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố pleiku 50 km về phía Đông bắc, có tọa độ địa lý: 14o09’22’’ – 14o29’52’’ độ vĩ Bắc 108o15’26’’ – 108o27’25’’ độ kinh Đông b. Diện tích 42.057,3 ha bao gồm : Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 17.137,5 ha Phân khu phục hồi sinh thái 23.990,0 ha Phân khu hành chính dịch vụ 929,8 ha 8 Nguyễn Kim Thông – 14CTM Hình 1.2. Bản đồ VQG Kon Ka Kinh – Gia Lai 1.5.2. Điều kiện tự nhiên: Kon Ka Kinh là một trong những Vườn quốc gia lớn và có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao của Tây Nguyên cũng như của Việt Nam. Vì vậy, ngay từ năm 1986, Kon Ka Kinh đã có tên trong danh sách các Khu rừng đặc dụng để bảo tồn rừng cây hạt trần với tổng diện tích 28.000 ha. Năm 1999, Kon Ka Kinh được công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích mở rộng tới 41.780 ha. Ngày 25/11/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 167/2002-QĐ-TTg chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh thành Vườn quốc gia. Ngày 18/12/2003, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh 9 Nguyễn Kim Thông – 14CTM cùng với 3 Vườn quốc gia khác của Việt Nam (Chư Mom Ray, Ba Bể, Hoàng Liên) và 27 Vườn quốc gia khác của Đông Nam Á, được công nhận là Vườn di sản Asian. VQG Kon Ka Kinh đang bảo tồn rất nhiều loài động vật, thực vật, rừng đặc trưng còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt ở đây còn lưu giữ được hơn 2.000 ha rừng hỗn giao rừng cây lá rộng với rừng cây lá kim đặc trưng với nhiều loài cây có giá trị quý và hiếm như Pơ mu, Chò đỏ, Kim giao. VQG Kon Ka Kinh đã ghi nhận được 1.022 loài thực vật bậc cao có mạch, 566 loài động vật (thú, chim, bò sát, ếch nhái, cá, động vật không xương sống, côn trùng, bướm…) trong đó có 22 loài thực vật, 47 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ thế giới (2012), và 16 loài đặc hữu của Việt Nam. Vườn quốc gia cũng là nơi bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái, kho lưu trữ vô giá các loài động thực vật quý hiếm của rừng núi Tây Nguyên và Việt Nam như loài Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) - loài đặc hữu, quần thể lớn nhất ở Việt Nam, Vượn đen má hung (Nomascus annamensis). 10 Nguyễn Kim Thông – 14CTM CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng: Cu li nhỏ (Nycticebus pymaeus) Giới: Animalia Ngành: Chordata Lớp: Mammalia Bộ: Primate Họ: Lorisidae Giống: Nycticebus 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Địa điểm: VQG KonKaKinh – tỉnh Gia Lai Thời gian nghiên cứu: 06/2017 – 04/2018 2.3. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu về một số tập tính của loài Culi tại VQG KonKaKinh nhằm cung cấp dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về loài cũng như công tác bảo tồn loài ngoài tự nhiên tại VQG KonKaKinh nói riêng và Việt Nam nói chung. 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Tham khảo qua các nghiên cứu và bài báo cáo khoa học trong và ngoài nước liên quan đến loài Cu li nhỏ (Nycticebus pymaeus). 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu vùng sống: Sử dụng GPS Garmin 62s và Garmin 64sc vào vị trí bắt gặp Culi. Sau đó số liệu được xử lý qua ACGIS 11.0 hiển thị vùng phân bố và vùng sống của loài. 11 Nguyễn Kim Thông – 14CTM 2.4.3. Phƣơng pháp thu thập tập tính hoạt động của loài Cu li. Nghiên cứu một số tập tính của loài Culi: sử dụng phương pháp khảo sát thực địa của Brockleman, W.Y and Ali, R. (1987) và phương pháp Focal sampling của Jeanne Altmann (1974) [10] [13] [14]. + Hệ thống các tập tính nghiên cứu (phụ lục) Ngoài thực địa: Sử dụng phương pháp quan sát focal-sampling với khoảng cách đều 15-30 giây của Altmann (1974). Với thời gian quan sát 10h ngoài tự nhiên. Số liệu được ghi chép theo bảng thu số liệu (phụ lục). [10] Trong khu nuôi nhốt: tiến hành quan sát các cá thể Culi được nuôi nhốt tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp (EPRC) VQG Cúc Phương, thông qua quat sát trực tiếp, nhằm có số liệu so sánh với tập tính của loài ngoài tự nhiên. Sử dụng phương pháp focal-sampling (Altmann, 1974) để thu thập số liệu tập tính. Số liệu được ghi chép theo bảng (phụ lục). Với thời gian quan sát: 40h trong khu nuôi nhốt. 2.4.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu: Các số liệu thu thập được thống kê và phân tích bằng chương trình thống kê Excel, bản đồ được chỉnh sửa bằng chương trình MapInfo 11.0. 12 Nguyễn Kim Thông – 14CTM CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 3.1. Vùng sống của Culi tại VQG Kon Ka Kinh. 3.1.1. Nơi sống của Cu li nhỏ. Khu vực phía Nam VQG Kon Ka Kinh có diện tích rừng tự nhiên khoảng 21.000 ha. (28,13%); thuộc các kiểu rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao, rừng rồng, rừng tre nứa, trảng cây bụi, cây cỏ cao khô. Với đô cao trung bình từ 800 – 1500m. Qua khảo sát thấy Culi nhỏ thường sinh sống tại các khu vực có độ dốc thấp, độ cao tự nhiên từ 800 – 1.300m. Hình 3.1. Sinh cảnh sống của Culi nhỏ tại VQG Kon Ka Kinh Qua nghiên cứu cho thấy, Culi nhỏ thường sống ở kiểu rừng thường xanh thứ sinh, có lượng cây vừa và nhỏ, thuận lợi cho việc di chuyễn và tìm kiếm thức ăn. Đồng thời nơi có nhiều dây leo để thuận lợi trong việc lẫn trốn kẻ thù. 13 Nguyễn Kim Thông – 14CTM
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan