Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận nghiên cứu tác dụng kháng viêm của dịch chiết từ lá cây sa kê (artocar...

Tài liệu Khóa luận nghiên cứu tác dụng kháng viêm của dịch chiết từ lá cây sa kê (artocarpus altilis) trên mô hình chuột nhắt trắng (mus musculus var.albino) gây viêm bằng carrageenan

.PDF
51
158
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ THANH TRINH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM CỦA DỊCH CHIẾT TỪ LÁ CÂY SA KÊ (Artocarpus altilis) TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var.Albino) GÂY VIÊM BẰNG CARRAGEENAN Đà nẵng - Năm 2018 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ THANH TRINH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM CỦA DỊCH CHIẾT TỪ LÁ CÂY SA KÊ (Artocarpus altilis) TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var.Albino) GÂY VIÊM BẰNG CARRAGEENAN Ngành: Sư phạm Sinh học Người hướng dẫn: ThS. NCS Nguyễn Công Thùy Trâm Đà Nẵng – Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THANH TRINH LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ThS. NCS. Nguyễn Công Thùy Trâm – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa Sinh – Môi trường đã tận tình giảng dạy và tạo nhiều điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn bên cạnh quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Đà Nẵng, ngày 14 tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THANH TRINH MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài .................................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................................. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM.............................................................................................. 3 1.1.2. Nguyên nhân gây viêm............................................................................................... 3 1.1.3. Phân loại viêm ............................................................................................................ 4 1.1.4. Diễn biến phản ứng viêm ........................................................................................... 4 1.1.5. Các yếu tố tham gia vào phản ứng viêm .................................................................... 6 1.1.6. Các thuốc chống viêm ................................................................................................ 8 1.2. TỔNG QUAN VỀ GỐC TỰ DO VÀ CHẤT CHỐNG OXY HÓA........................... 11 1.2.1. Gốc tự do .................................................................................................................. 11 1.2.2. Mối liên quan giữa gốc tự do và quá trình viêm ...................................................... 12 1.2.3. Chất chống oxy hóa trong viêm nhiễm .................................................................... 13 1.3. TỔNG QUAN VỀ CHUỘT NHẮT TRẮNG ............................................................. 14 1.3.1. Đặc điểm sinh học .................................................................................................... 15 1.3.2. Vòng đời và sức sinh sản ......................................................................................... 15 1.4 TỔNG QUAN VỀ CÂY SA KÊ (Artocarpus alitilis) ................................................. 16 1.4.1 Mô tả ......................................................................................................................... 16 1.4.2. Phân bố và sinh thái ................................................................................................. 17 1.4.3. Công dụng của Sa kê ................................................................................................ 18 1.4.4. Bài thuốc có Sa kê .................................................................................................... 19 1.4.5. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học ............................................................... 19 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 22 2.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 22 2.1.1. Nguyên liệu thực vật ................................................................................................ 22 2.1.2. Đối tượng động vật .................................................................................................. 22 2.1.3. Nguyên liệu hóa chất ................................................................................................ 22 2.1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 22 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 22 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................... 22 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .......................................................................... 22 2.3.2. Phương pháp chiết dịch nghiên cứu ......................................................................... 23 2.3.3. Phương pháp thử độc tính cấp.................................................................................. 23 2.3.4. Phương pháp gây viêm cấp ...................................................................................... 24 2.3.5. Phương pháp xác định hoạt tính chống oxy hóa bằng DPPH .................................. 24 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 27 3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP CỦA CAO CHIẾT LÁ SA KÊ TRÊN CHUỘT THÍ NGHIỆM .......................................................................................... 27 3.2. KẾT QUẢ CHỐNG VIÊM CẤP TRÊN MÔ HÌNH GÂY PHÙ CHÂN CHUỘT .............................................................................................................................. 28 3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT METHANOL TỪ LÁ SA KÊ ............................................................................... 32 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 35 1. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 35 2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 36 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt LD50 Chữ viết đầy đủ Lethal dose (Liều gây chết 50% động vật thử nghiệm). CCLSK Cao chiết lá sa kê. TNF Yếu tố hoại tử khối u. IL -1 Interleukin 1. LCT Leucotrien PG Prostaglandin PAF Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu. NO Nitric oxy. COX Enzym cyclooxygenase. LOX Enzym lypo-oxygenase NSAIDs Các thuốc chống viêm không steroid. GC Các thuốc chống viêm steroid g/kgP Gam trên kilogam thể trọng. V % Mức độ phù chân chuột I% Tỉ lệ phần trăm ức chế phù. % SA Khả năng trung hòa gốc oxy hóa tự do (Scavenging Activities) DPPH 1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl IC50 Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử iNOS inducible nitric oxide synthase NF-B Nuclear Factor-kappa B (Yếu tố phiên mã) CYP450 Cytochrom P450 (Hệ thống gồm 50 loại enzymes thuộc nhóm monooxygenase có trong hầu hết các cơ thể sống) DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang bảng 3.1 Kết quả thử độc tính cấp của CCLSK trên chuột thí nghiệm 27 DANH MỤC HÌNH ẢNH Số Tên hình ảnh hiệu Trang 1.1 Sự liên quan giữa stress oxy hóa và quá trình viêm 13 1.2 Chuột nhắt trắng (Mus musculus Var.Albino) 14 1.3 Cây Sa kê (Artocarpus alitilis) 17 Sơ đồ ảnh hưởng của CCLSK đối với mức độ phù chân chuột 3.1 3.2 (V %) Ảnh hưởng của CCLSK đối với tỷ lệ phần trăm ức chế phù (I%) của các lô chuột thực nghiệm 29 30 3.3 Hoạt tính chống oxy hóa của axit ascorbic 32 3.4 Hoạt tính chống oxy hóa của CCLSK 33 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Viêm là một đáp ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch trước sự tấn công của một tác nhân bên ngoài (vi sinh vật, tác nhân hóa, lý) hoặc của tác nhân bên trong (hoại tử do thiếu máu cục bộ, bệnh tự miễn). Đây là một quá trình sinh học phức tạp, đáp ứng miễn dịch tự nhiên, đặc trưng bởi các biểu hiện bệnh lý như sưng, đau, tấy đỏ. Viêm vừa là một phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố gây bệnh, vừa là phản ứng bệnh lý. Phản ứng viêm dẫn đến việc sản sinh các gốc tự do (ROS). Do đó, khi bị viêm kéo dài, các gốc tự do được sản sinh nhiều, mất cân đối với các chất chất chống oxy hóa của cơ thể dẫn đến stress oxy hóa. Đây là nguyên nhân làm cho tình trạng viêm ngày càng nặng. Viêm nặng và cấp gây đau đớn, khiến bệnh nhân giảm ngon miệng và mất ngủ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Viêm làm giảm chức năng cơ quan bị viêm, qua đó ảnh hưởng toàn thân (giảm chức năng chống độc khi viêm gan, ứ chất đào thải khi viêm thận,…). Cơ thể có thể bị đầu độc do các chất giải phóng từ ổ viêm vào máu: các axit, các cytokine (TNF, interleukine…). Vì vậy, phản ứng viêm gây nhiều ảnh hưởng cho cơ thể [9]. Ngày nay, với sự phát triển của Y học, nhiều loại thuốc kháng viêm đã được nghiên cứu điều chế và sử dụng rộng rãi, tuy nhiên đa số là các loại thuốc kháng viêm có nguồn gốc tổng hợp hóa dược. Các loại thuốc kháng viêm có nguồn gốc hóa dược này có thể là nhóm thuốc trong thành phần của nó có steroid hoặc không có steroid. Chúng đều mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn dễ sử dụng, dễ bảo quản và giá thành không quá cao nhưng bên cạnh đó nhóm thuốc này lại có những tác dụng phụ không mong muốn như làm suy giảm miễn dịch, teo cơ, xốp xương, loét dạ dày, tá tràng, ảnh hưởng đến quá trình đông máu…nếu sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy việc tìm kiếm những loại thuốc kháng viêm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên đóng vai trò quan trọng như một giải pháp sinh học an toàn thay thế cho các loại thuốc kháng viêm tổng hợp. 2 Sa kê hay Xa kê (Artocarpus altilis) là một loài cây gỗ có hoa trong họ Dâu tằm (Moraceae), có nguồn gốc từ các đảo phía nam Thái Bình Dương, châu Đại Dương (châu Úc). Hiện nay Sa kê đã di thực vào các đảo Giava, Sumatra (Indonesia), Malaysia, các vùng Đông Nam Á [15]. Ở Việt Nam, Sa kê mới chỉ được trồng rải rác trong các vườn cây ăn quả của gia đình từ Đà Nẵng trở vào. Cây không trồng được ở các tỉnh phía Bắc [20]. Trong y học dân gian, cây Sa kê có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, sát trùng,… được dùng để điều trị phù thũng, mụn rộp, đinh nhọt, áp xe, kiết lỵ, tiêu chảy, gút, sỏi thận, tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2... Vì vậy Sa kê được xem là thảo mộc chữa bệnh đơn giản, hiệu quả [5], [6], [20]. Kết quả phân tích thành phần hóa học của các bộ phận cây Sa kê, cho thấy bên cạnh các thành phần cơ bản: protein, lipid, vitamin,… cây Sa kê còn chứa các thành phần dược tính như: geranyl dihydrochalcone, geranyl flavonoids, geranyltetradihydrochalcone, papayotin, artocarpine… có nhiều tác dụng sinh học khác nhau… [17]. Chính vì vậy, Sa kê đã thu hút sự quan tâm chú ý nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với mục đích tách chiết các thành phần hợp chất có trong Sa kê sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhằm chứng minh về mặt khoa học hoạt tính kháng viêm của các bộ phận từ Sa kê vẫn chưa đầy đủ. Do đó, chúng tôi tiến hành chọn đề tài “Nghiên cứu tác dụng kháng viêm của dịch chiết từ lá cây Sa kê (Artocarpus altilis) trên mô hình chuột nhắt trắng (Mus musculus Var.Albino) gây viêm bằng carrageenan” 2. Mục tiêu đề tài Đánh giá hoạt tính kháng viêm của dịch chiết từ lá Sa kê trên động vật thực nghiệm, từ đó định hướng cho việc nghiên cứu ứng dụng sử dụng cao chiết của lá Sa kê trong điều trị kháng viêm. 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các số liệu về tác dụng kháng viêm của cao chiết từ lá Sa kê, đây là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm bổ sung nguồn nguyên liệu dược liệu sử dụng trong hỗ trợ và điều trị viêm. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM 1.1.1. Khái niệm viêm Viêm là phản ứng tại chỗ của cơ thể do các mô bị kích thích hoặc tổn thương, đó là một phản ứng phức tạp của các mô liên kết và của tuần hoàn mao mạch ở nơi bị tác động, được biểu hiện bằng các triệu chứng nóng, đỏ, đau và rối loạn chức phận [16]. Viêm là tập hợp các phản ứng tế bào, phân tử, mô và dịch thể mà cơ thể phát động để phản ứng với mọi khả năng gây tổn thương đến tính toàn vẹn của nó hay để chế ngự, hạn chế, bất hoạt, tiêu hủy nhân tố tấn công rồi dọn sạch mô đã bị tổn thương [25]. 1.1.2. Nguyên nhân gây viêm [9] Có thể xếp nguyên nhân gây viêm thành 2 nhóm lớn là nguyên nhân ngoại sinh và nguyên nhân nội sinh [9]: Nhóm các nguyên nhân ngoại sinh Các nguyên nhân ngoại sinh gây viêm thường gặp như: - Tác nhân cơ học: bắt nguồn từ xây sát nhẹ tới chấn thương nặng đều có thể gây phá hủy tế bào và mô, làm giải phóng ra những chất gây viêm nội sinh. - Tác nhân vật lý: nhiệt độ quá cao hay quá thấp làm thoái hóa protid tế bào gây tổn thương enzym. Tia xạ (UV, tia X) do tạo ra các gốc oxy tự do gây phá hủy một số enzym oxy hóa đều dẫn đến phản ứng viêm. Ngoài ra tia xạ còn gây tổn thương ADN của tế bào. - Tác nhân hóa học: các acid mạnh, kiềm mạnh và các chất hóa học khác như thuốc trừ sâu, các độc tố… gây hủy hoại tế bào hoặc phong bế các hệ enzym trong cơ thể. - Tác nhân sinh học gồm: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, các sinh vật đơn bào… đây là nhóm tác nhân chủ yếu. Nhóm các nguyên nhân nội sinh - Sản phẩm chuyển hóa như hàm lượng urê trong máu tăng gây viêm màng phổi, màng tim. 4 - Hoại tử kín gây viêm vô trùng. - Phản ứng tự miễn. - Viêm xung quanh tổ chức ung thư. 1.1.3. Phân loại viêm Có nhiều cách phân loại viêm khác nhau [9]: - Theo nguyên nhân: viêm nhiễm khuẩn và viêm vô khuẩn. - Theo vị trí viêm: viêm nông, viêm sâu hoặc viêm bên ngoài và viêm bên trong. - Theo dịch rỉ viêm: viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ…tùy theo dịch viêm. - Theo diễn biến: viêm cấp và viêm mạn. Trong đó, viêm cấp tính là phản ứng viêm diễn ra trong thời gian ngắn; đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, đáp ứng viêm như nhau, có sự hình thành dịch rỉ viêm, có đáp ứng mạch máu, có sự huy động các tế bào bạch cầu trung tính và ưa base. Viêm mạn tính diễn ra trong thời gian dài, có đáp ứng miễn dịch, đáp ứng viêm không giống nhau, mô xơ được hình thành, tế bào miễn dịch được huy động là các đại thực bào và nguyên bào sợi. Viêm mạn tính dẫn đến quá trình hoại tử. - Theo tính chất viêm gồm viêm đặc hiệu và không đặc hiệu. Viêm đặc hiệu do hậu quả xấu của phản ứng miễn dịch; còn lại là viêm không đặc hiệu. Hai loại này chỉ khác nhau về cơ chế viêm mà không khác về bản chất. 1.1.4. Diễn biến phản ứng viêm [25] Diễn biến của phản ứng viêm có thể chia làm 5 giai đoạn, các giai đoạn thường xen lẫn nhau hơn là xảy ra liên tiếp. a. Giai đoạn cảm ứng Khi yếu tố gây viêm xâm nhập vào một điểm trên cơ thể, các tế bào bảo vệ tại chỗ và hệ thống dịch thể tiếp xúc với yếu tố gây viêm sẽ gây ra phản ứng ngay tức khắc. Các phản ứng này tạo ra các tín hiệu hóa học truyền thông tin đến các tế bào khác mà có khả năng phản ứng lại nhằm khoanh vùng tổn thương. b. Giai đoạn phản ứng mạch máu 5 Giai đoạn phản ứng mạch máu thường xảy ra rất sớm sau khi tổn thương. Tùy thuộc vào mức độ của sự tổn thương mô, phản ứng mạch máu phát triển ở mức độ khác nhau. Đầu tiên là sự co mạch máu ở các tiểu động mạch do thần kinh co mạch bị hưng phấn. Sau đó là hiện tượng giãn mạch máu bắt đầu từ các tiểu động mạch đến mao mạch và đến tĩnh mạch. Chính sự giãn mạch này gây nên triệu chứng nóng và đỏ. Phản ứng giãn mạch làm cho tốc độ dòng máu bị chậm lại, tính thấm thành mạch tăng dẫn đến dịch rỉ viêm thoát vào các mô huyết quản xung quanh. Với sự chèn ép của dịch rỉ viêm và một số yếu tố mạch máu khác gây ứ máu làm mất tuần hoàn từ động mạch sang tĩnh mạch, dẫn đến sự thiếu oxy, rối loạn chuyển hóa, tổn thương tổ chức và phát triển quá trình viêm. Biểu hiện lâm sàng quá trình viêm trong giai đoạn này là bị sưng phù và đau. c. Giai đoạn phản ứng tế bào Phản ứng tế bào là phản ứng cơ bản nhất phản ánh khả năng chống viêm, bảo vệ cơ thể, trong đó bạch cầu đóng vai trò quan trọng nhất. Tại nơi xảy ra viêm nhiễm, hoạt động của bạch cầu gồm 2 quá trình kế tiếp nhau: - Bạch cầu thoát mạch: khi xảy ra hiện tượng viêm, dưới tác động của các chất trung gian hóa học, bạch cầu tăng khả năng bám dính với tế bào nội mô. Sau khi bám dính vào tế bào nội mô, bạch cầu chuyển động dọc theo bề mặt nội mô, luồn chân giả vào khe hở giữa các tế bào nội mô rồi xuyên qua khoảng gian bào mao mạch. Bạch cầu di chuyển trong mô kẽ về phía mô viêm do kích thích hóa ứng tự động. - Thực bào và thoát hạt: khi đến ổ viêm, bạch cầu nhận biết và dính vào các yếu tố cần thực bào, hình thành giả túc bao quanh yếu tố hình thành hốc thực bào. Màng hốc thực bào hòa màng với màng bào tương của hạt lysosom, các thành phần trong lysosom được chuyển vào hố thực bào đề phân hủy yếu tố thực bào. d. Giai đoạn toàn thân Khi vị trí viêm nhiễm tăng về thể tích, các yếu tố hoạt hóa được tạo ra và thông qua hệ tuần hoàn đi đến các nơi khác trong cơ thể, kích hoạt các trung khu thần kinh chuyên biệt tham gia. Các trung khu thần kinh phát xung động thần kinh 6 làm thay đổi thân nhiệt, kích thích tuyến yên đáp ứng với quá trình viêm. Kết quả của giai đoạn này cơ thể xuất hiện các phản ứng như: sốt, tăng bạch cầu, tăng tốc độ lắng máu... e. Giai đoạn sẹo hay chuyển sang mạn tính Sau một thời gian, hoạt động thoái hóa ngừng, thay vào đó là phản ứng tổng hợp. Các nguyên bào xơ sẽ hình thành sợi callogen và những phân tử proteoglycan cần cho việc sửa chữa mô bị viêm. Khi viêm kéo dài nhiều ngày sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. 1.1.5. Các yếu tố tham gia vào phản ứng viêm a. Các tế bào tham gia vào phản ứng viêm [25] Các tế bào tham gia vào phản ứng viêm gồm hầu hết các loại bạch cầu như: bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa bazơ, bạch cầu ưa axit, bạch cầu đơn nhân lớn và đại thực bào, bạch cầu lympho. Ngoài ra, trong phản ứng viêm còn có sự tham gia của tiểu cầu (gây hoạt tính viêm mạnh) và các thành phần của mô đệm như tế bào nội mô, nguyên bào xơ và các tế bào cơ trơn. b. Các chất trung gian hóa học Các chất chuyển hóa của axit arachidonic [10] - Trong viêm cấp, các mô và mạch máu sản xuất ra PGE2 và PGI2, các tế bào mast giải phóng ra PGD2. Trong viêm mạn các bạch cầu đơn nhân và đại thực bào giải phóng ra PGE2 và thromboxan A2. Các chất PGE2, PGI2, PGD2 là các chất giãn mạch, đồng thời cũng hiệp đồng tác dụng với các chất giãn mạch khác như histamin và bradykinin. Chúng không trực tiếp làm tăng tính thấm thành mạch mà gián tiếp qua histamin và bradykinin. - Tuy nhiên, bên cạnh chức năng trung gian trong viêm, một số PG còn đóng vai trò chống viêm đáng kể do làm giảm hoạt tính của các tế bào viêm. Ví dụ, PGE2 làm giảm giải phóng các enzym của lysosom và các chất chuyển hóa gây độc từ bạch cầu trung tính, làm giảm giải phóng histamin từ tế bào mast. - Leucotrien B4 đã được báo cáo có vai trò trong việc lôi kéo bạch cầu tới lớp nội mạc của các mạch máu bị tổn thương và nó cũng cũng hoạt động như một chất hóa ứng động thực bào. LTC4 và LTD4 gây co thắt phế quản mạnh và đã được 7 tìm thấy trong các trường hợp dị ứng. LTC4, LTD4 và LTE4 là những chất gây phản ứng chậm của phản ứng sốc phản vệ được tiết ra trong trường hợp dị ứng như hen suyễn hay sốc phản vệ. Các axit amin hoạt mạch [10] - Histamin được hình thành và dự trữ sẵn trong các hạt và được giải phóng do sự vỡ hạt của các dưỡng bào khi đáp ứng với các kích thích như: tổn thương vật lý, phản ứng miễn dịch làm gắn các kháng thể với dưỡng bào. Histamin gây giãn các tiểu động mạch và tăng tính thấm thành mạch với các tiểu tĩnh mạch. - Serotonin có nguồn gốc từ tiểu cầu và tế bào ưa crom ở ruột. Khi tiểu cầu bị dính kết sẽ giải phóng serotonin, và serotonin có tác dụng tương tự như histamine. - Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu hoạt động trên các receptor đặc hiệu của nó và có khả năng gây ra nhiều hiện tượng trong viêm. Yếu tố này hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính, kích thích sự xuyên mạch của bạch cầu, giải phóng các men của tiêu thể, gây hoạt hóa và kết dính tiểu cầu. - Các cytokin như TNF, IL-1, IL-6 tham gia phát triển phản ứng viêm tại chỗ hoặc hệ thống. Tại chỗ, chúng làm hoạt hóa nội mô. Chúng còn gây sốt, làm tăng lượng bạch cầu đa nhân trung tính, tăng nguyên bào sợi và kích thích tổng hợp collagen. Còn IL-8 là một tác nhân gây hóa ứng động và hoạt hóa mạnh đối với bạch cầu đa nhân trung tính. Nó là chất cảm ứng mạnh của các cytokin khác, chủ yếu là TNF và IL-1. Các protein huyết tương [10] - Hệ thống bổ thể có các thành phần C3a và C5a làm tăng tính thấm thành mạch. C5a hoạt hóa con đường chuyển hóa LOX của AA ở các bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu đơn nhân, gây giải phóng các chất trung gian hóa học của quá trình viêm, C5a còn là tác nhân gây hóa ứng động mạnh bạch cầu. - Hệ thống kinin căn bản là bradykinin có vai trò: gây giãn mạch, cùng tác động với PG gây đau: gây co thắt cơ trơn ngoài như mạch máu, gây tăng tính thấm thành mạch do cùng tác động với PG nhóm E trong giai đoạn sau của quá trình viêm, tăng hóa ứng động bạch cầu. 8 - Hệ thống đông máu là một loạt những protein huyết tương có thể bị hoạt hóa bởi yếu tố Hageman. Bước cuối cùng là sự chuyển fibrinogen thành fibrin. Trong quá trình biến đổi này, các fibrinopeptid được hình thành, nó gây tăng tính thấm mao mạch và nó có hoạt tính hóa ứng động đối với bạch cầu. - Oxyd nitơ (NO) do đại thực bào sản xuất, có tác dụng làm giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, tăng sản xuất các PG gây viêm. Tuy nhiên nếu đại thực bào bị hoạt hóa sản xuất quá nhiều NO sẽ gây giãn mạch quá mức, gây sốc nhiễm khuẩn. - Các gốc tự do hình thành trong ty thể đại thực bào đã hoạt hóa. Chúng tiêu hủy đối tượng thực bào. Trong viêm đại thực bào bị ly giải sẽ gây tràn gốc tự do ra ngoài, tạo điều kiện cho quá trình peroxyd hóa lipid màng tế bào gây tăng tính thấm mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng acid arachodonis từ phospholipid màng tế bào để tổng hợp các chất trung gian hóa học. 1.1.6. Các thuốc chống viêm Hiện nay thuốc chống viêm gồm có 2 nhóm: thuốc chống viêm không steroid (các NSAID) và thuốc chống viêm steroid (các glucocorticoid). a. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Thuốc chống viêm không steroid là một nhóm thuốc bao gồm các thuốc có hoạt tính chống viêm và không chứa steroid như aspirin, phenylbutazon, indomethacin, piroxicarn… Thuốc chống viêm không steroid có các đặc điểm như: tác dụng lên hầu hết các loại viêm không kể nguyên nhân, chỉ ở liều cao mới có tác dụng chống viêm, thuốc có tác dụng lên thời kỳ đầu của quá trình viêm. Cơ chế chống viêm: NSAID chống viêm thông qua quá trình ức chế sinh tổng hợp các prostaglandin (cyclooxygenase): Các NSAID không chọn lọc (các NSAID cũ) ức chế đồng thời các enzym COX-1 và COX-2: khi ức chế COX-2 thuốc có tác dụng kiểm soát được các trường hợp viêm và đau, khi ức chế COX-1 sẽ gây ra những tác dụng phụ trên thận và đường tiêu hoá. Các NSAID ức chế COX-2 chọn lọc có tác dụng ức chế sự hình thành các prostaglandin và Thromboxane A2 (TXA2) được tạo ra do các phản ứng viêm, đồng thời cũng ức chế 9 các chất trung gian gây viêm khác như superoxid, các yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, metalloprotease, histamin... trong khi đó, tác dụng ức chế lên COX-1 là tối thiểu, do đó làm giảm thiểu tác dụng phụ trên thận và đường tiêu hoá. Các NSAID ức chế COX-2 chọn lọc được chỉ định với các đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt các bệnh nhân có tổn thương dạ dày tá tràng. Một số cơ chế khác kháng viêm khác của NSAID như: - NSAID còn ức chế tạo các kinin cũng là những chất trung gian hoá học của phản ứng viêm. Một số NSAID còn ức chế cả enzym lypo-oxygenase (LOX). - Thuốc cũng làm bền vững màng lysosome (thể tiêu bào) của đại thực bào, do đó giảm giải phóng các enzym tiêu thể và các ion superoxyd, là các ion rất độc đối với tổ chức, như vậy làm giảm quá trình viêm. Ngoài ra, NSAID còn ức chế di chuyển bạch cầu, ức chế sự kết hợp kháng nguyên kháng thể, đối kháng với các chất trung gian hoá học của viêm do tranh chấp với cơ chất của enzym. Chỉ định chung: sử dụng trong điều trị các dạng viêm cấp và mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gout…[3]. Tác dụng không mong muốn: chủ yếu liên quan đến ức chế tổng hợp prostaglandin [3]. Trên tiêu hóa gây kích ứng, đau thượng vị, nặng hơn có thể loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa… Trên máu gây kéo dài thời gian chảy máu do ức chế kết tập tiểu cầu, giảm tiểu cầu và giảm prothrombin, hậu quả gây kéo dài thời gian đông máu, mất máu không nhìn thấy qua phân, tăng nguy cơ chảy máu. Trên thận, giảm sức lọc cầu thận, ứ nước, tăng kali máu, viêm thận kẽ… Trên hô hấp gây cơn hen giả. Các tác dụng không mong muốn khác: mẫn cảm, gây độc với gan, dị tật ở thai nhi nếu dùng thuốc trong ba tháng đầu của thai kì… b. Thuốc chống viêm steroid (GC) Corticoid là hormon vỏ thượng thận, xuất phát từ chữ adrenal cortex. Do trong công thức cấu tạo thuốc có steroid nên còn được gọi là glucocorticoid (GC) bao gồm các loại thuốc như: hydrocortison, prednisolon, methylprednisolon… 10 GC có các đặc điểm như: chống viêm mạnh nhất và thường được dùng nhất trong nhiều bệnh viêm cấp và mạn tính, có tác dụng trên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm, không phụ thuộc nguyên nhân (cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, bức xạ...), vì vậy ngăn cản được các biểu hiện lâm sàng của viêm. Cơ chế chống viêm: - Ở giai đoạn sớm của viêm: GC ức chế các yếu tố hóa ứng động và các cytokine thúc đẩy viêm như IL - 1, IL - 6, IL - 8, TNFα, do đó làm giảm lượng đại thực bào và bạch cầu hạt dịch chuyển đến ổ viêm. Hơn nữa, GC còn làm giảm tiết các chất vận mạch như serotonin, histamin và do đó đối kháng với sự tăng tính thấm thành mạch. - Các GC ức chế phospholipase A2, làm giảm tổng hợp acid arachidonic, vì vậy ức chế các Prostaglandin và Leucotrien do đó có tác dụng chống viêm, chống co thắt khí phế quản. Tác dụng này là gián tiếp vì GC làm tăng sản xuất lipocortin, là protein có mặt trong tế bào, có tác dụng ức chế phospholipase A2. Khi phospholipase A2 bị ức chế, phospholipid không chuyển được thành acid arachidonic. GC ức chế được cả 2 con đường lipooxygenase và cyclooxygenase (COX), làm giảm tổng hợp cả 2 loại Prostaglandin và Leucotrien. Vì thế GC có tác dụng trội hơn hẳn thuốc chống viêm không steroid. Các NSAID chỉ ức chế COX, chỉ làm giảm tổng hợp PG chứ không ức chế được các Leucotrien. Vì vậy, GC mạnh hơn hẳn NSAID khi dùng điều trị các bệnh lý về viêm. - Giai đoạn đang viêm: GC ức chế mạnh nitric oxyd (NO) synthetase, làm giảm sản xuất gốc tự do NO* trong đại thực bào. Thuốc còn ức chế sản xuất các protease trung tính như elastase collagenase... (có thể do ức chế giải phóng các enzym thuỷ phân này từ lysosom). GC còn làm giảm hoạt động thực bào của các đại thực bào, bạch cầu đa nhân, giảm sản xuất các cytokine. GC cũng làm giảm sản xuất và giảm hoạt tính của các chất trung gian hóa học của viêm. Chỉ định trong điều trị viêm: điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay, viêm da tiếp xúc, viêm cơ, khớp, viêm da… 11 Chống chỉ định: loét dạ dày tá tràng, mẫn cảm với thuốc, nhiễm nấm, virus, đang dùng vaccin sống. Tác dụng không mong muốn: phù, tăng huyết áp do giữ natri và nước; loét dạ dày, tá tràng; vết thương chậm lên sẹo, dễ nhiễm trùng; tăng đường huyết hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường; nhược cơ, teo cơ, mỏi cơ; loãng xương, xốp xương, rối loạn phân bố mỡ, suy thượng thận cấp khi dùng thuốc đột ngột… 1.2. TỔNG QUAN VỀ GỐC TỰ DO VÀ CHẤT CHỐNG OXY HÓA 1.2.1. Gốc tự do Gốc tự do là những nguyên tử, nhóm nguyên tử hoặc phân tử ở lớp ngoài cùng có những electron không ghép đôi. Gốc tự do có thể tồn tại độc lập, tuy nhiên thời gian tồn tại ngắn và dễ dàng tham vào các phản ứng hóa học với các phân tử như protein, lipid, carbohydrate, ADN… trong cơ thể. Các phân tử này sau khi nhường electron cũng sẽ giành electron từ các phân tử khác, do đó dẫn đến phản ứng dây chuyền không kiểm soát được và làm tổn thương, mất chức năng của các tế bào và mô, đây là một trong những nguồn gốc phát sinh bệnh. Gốc tự do có thể được phân thành dạng hoạt động của nitrogen (reactive nitrogen species – RNS) và dạng hoạt động của oxygen (reactive oxygen species – ROS), trong đó ROS là gốc tự do đóng vai trò quan trọng trong cơ thể [44]. Gốc tự do trong cơ thể sinh vật có hai nguồn gốc phát sinh gồm nội sinh và ngoại sinh. Trong đó, nguồn ngoại sinh được hình thành trong cơ thể từ các phản ứng nội môi, do các yếu tố ngoại lai như các chất độc hại, phóng xạ, thuốc trừ sâu, rượu, thuốc chữa bệnh, thuốc lá… [31]. Các gốc tự do có nguồn nội sinh là gốc tự do được chính cơ thể tạo ra qua những quá trình chuyển hóa tự nhiên như hô hấp tế bào, quá trình trao đổi chất [23]. Các gốc tự do có nguồn gốc nội sinh còn được tạo ra trong các phản ứng hóa sinh có sự tham gia của các phân tử oxi và được xúc tác bởi các phân tử CYP450. Số lượng gốc tự do được tạo ra tùy thuộc vào các hợp chất bị phân hủy và loại phân tử CYP450 tham gia xúc tác. Trong đó, đáng chú ý là các phản ứng có sự tham gia của phân tử CYP450 2E1 [35]. Trong cơ thể, gốc tự do rất cần thiết cho các hoạt động sống. Sau khi được tạo, ROS góp phần tiêu diệt các vi sinh vật có hại xâm nhập vào cơ thể, thu dọn các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan