Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận sử dụng bèo hoa dâu (azolla caroliniana willd., 1810) đánh giá rủi ro ...

Tài liệu Khóa luận sử dụng bèo hoa dâu (azolla caroliniana willd., 1810) đánh giá rủi ro độc học sinh thái đối với nước thải đầu ra một số cơ sở tại tỉnh quảng nam

.PDF
50
182
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG  PHẠM THỊ DIỆU PHƯƠNG SỬ DỤNG BÈO HOA DÂU (Azolla caroliniana Willd., 1810) ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỘC HỌC SINH THÁI ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI ĐẦU RA MỘT SỐ CƠ SỞ TẠI TỈNH QUẢNG NAM NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. NGUYỄN VĂN KHÁNH NIÊN KHÓA 2014 – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả khóa luận Phạm Thị Diệu Phương LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Khánh đã tận tình chỉ dạy cho tôi trong suốt thời gian chuẩn bị và thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này. Đà Nẵng, tháng 4 năm 2017 Sinh viên: Phạm Thị Diệu Phương MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2 Ý nghĩa khoa học của đề tài: ................................................................... 2 3. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 1.1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ................................................................................................. 3 1.1.1 Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới ............................................... 3 1.1.2 . Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam ....................................... 4 1.2 SINH VẬT CẢNH BÁO SỚM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC...... 7 1.2.1 Sinh vật cảnh báo sớm ...................................................................... 7 1.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 8 1.2.3 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................ 10 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 12 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 12 2.1.1. Loài bèo hoa dâu (Azolla caroliniana, Willd., 1810) ..................... 12 2.1.2. Nước thải dùng trong thí nghiệm .................................................... 12 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 13 2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 13 2.3.1. Vật liệu thí nghiệm........................................................................... 13 2.3.2. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu ...................................... 13 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ........................... 13 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 16 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 18 3.1. Kết quả trong thử nghiệm nước thải đầu ra trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc ................................................................ 18 3.2. Kết quả trong thử nghiệm nước thải đầu ra bệnh viện Đa Khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam .......................................................................... 21 3.3. Kết quả trong thử nghiệm nước thải đầu ra Công ty TNHH nhà máy bia Heineken Việt Nam ( Chi nhánh Quảng Nam) ........................................... 24 3.4. Kết quả trong thử nghiệm nước thải đầu ra Công ty TNHH Lixil Việt Nam (Chi nhánh Quảng Nam) ......................................................................... 26 3.5. Kết quả trong thử nghiệm nước thải đầu ra Công ty TNHH MTV Con Đường Xanh ...................................................................................................... 30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 34 PHỤ LỤC A ....................................................................................................... 37 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) EC50 Nồng độ ức chế sinh trưởng 50% sinh vật thực nghiệm (Effective concentration 50%) KCN Khu công nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn QCVN Quy chuẩn Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. Tên bảng Dãy nồng độ của nước thải đầu ra Trạm xử lý nước thải Điện Nam – Điện Ngọc Dãy nồng độ của nước thải đầu ra Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam Dãy nồng độ của nước thải đầu ra Công ty TNHH nhà máy bia Heineken Dãy nồng độ của nước thải đầu ra Công ty TNHH MTV Con Đường Xanh Dãy nồng độ của nước thải đầu ra Công ty TNHH Lixil Việt Nam Trang 13 13 13 13 13 Kết quả khảo sát trọng lượng tươi, trọng lượng khô trong thử 3.1 nghiệm của Bèo hoa dâu với nước thải đầu ra Trạm xử lý 16 nước thải Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc Kết quả khảo sát trọng lượng tươi, trọng lượng khô trong thử 3.2 nghiệm Bèo hoa dâu với nước thải Bệnh viện Đa Khoa Bắc 18 Quảng Nam Kết quả khảo sát trọng lượng tươi, trọng lượng khô trong thử 3.3 nghiệm Bèo hoa dâu với nước thải Công ty TNHH nhà máy 21 bia Heineken Việt Nam Kết quả khảo sát trọng lượng tươi, trọng lượng khô trong thử 3.4 nghiệm Bèo hoa dâu với nước thải Công ty TNHH Lixil Việt 24 Nam Kết quả khảo sát trọng lượng tươi, trọng lượng khô trong thử 3.5 nghiệm Bèo hoa dâu với nước thải Công ty TNHH MTV Con Đường Xanh 26 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Số hiệu Tên hình vẽ Trang 2.1 Bèo hoa dâu (Azolla caroliniana Willd.). 11 2.2: Bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn CRD 14 Kết quả các biến đo lường ở đầu và cuối thử nghiệm với 3.1 nước thải đầu ra Trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp 17 Điện Nam – Điện Ngọc Bèo hoa dâu sau 168h ở nồng độ đối chứng (0%) và 100% 3.2 khi thử nghiệm với nước thải đầu ra Trạm xử lý nước thải 17 Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc Phần trăm ức chế sinh trưởng theo trọng lượng tươi (a); 3.3 trọng lượng khô (b)của nước thải Trạm xử lý nước thải Khu 18 công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc Bèo hoa dâu sau 168h ở nồng độ đối chứng (0%) và 100% 3.4 khi thử nghiệm với nước thải đầu ra Bệnh viện khu vực 19 miền núi phía Bắc Quảng Nam Kết quả các biến đo lường ở đầu và cuối thử nghiệm với 3.5 nước thải đầu ra Bệnh viện khu vực miền núi phía Bắc 20 Quảng Nam Phần trăm ức chế sinh trưởng theo trọng lượng tươi (a); 3.6 trọng lượng khô (b) của nước thải đầu ra Bệnh viện Đa khoa 20 khu vực miền núi Bắc Quảng Nam Bèo hoa dâu sau 168h ở nồng độ đối chứng (0%) và 100% 3.7 khi thử nghiệm với nước thải đầu ra Công ty TNHH nhà 22 máy bia Heineken Việt Nam Kết quả các biến đo lường ở đầu và cuối thử nghiệm với 3.8 nước thải đầu ra Công ty TNHH nhà máy bia Heineken Việt Nam 22 Phần trăm ức chế sinh trưởng theo trọng lượng tươi (a); 3.9 trọng lượng khô (b)của nước thải đầu ra Công ty TNHH nhà 23 máy bia Heineken Việt Nam 3.10 Kết quả các biến đo lường ở đầu và cuối thử nghiệm với nước thải đầu ra Công ty TNHH Lixil Việt Nam 25 Bèo hoa dâu sau 168h ở nồng độ đối chứng (0%) và 100% 3.11 khi thử nghiệm với nước thải đầu ra Công ty TNHH Lixil 25 Việt Nam Phần trăm ức chế sinh trưởng theo trọng lượng tươi (a); 3.12 trọng lượng khô (b)của nước thải đầu ra Công ty TNHH 25 Lixil Việt Nam 3.13 Kết quả các biến đo lường ở đầu và cuối thử nghiệm với nước thải đầu ra Công ty TNHH MTV Con Đường Xanh 27 Bèo hoa dâu sau 168h ở nồng độ đối chứng (0%) và 100% 3.14 khi thử nghiệm với nước thải đầu ra Công ty TNHH MTV 28 Con Đường Xanh Phần trăm ức chế tốc độ tăng trưởng theo trọng lượng tươi 3.15 (a); trọng lượng khô (b)của nước thải đầu ra Công ty TNHH MTV Con Đường Xanh 28 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Nam hiện đang là một trong các tỉnh có định hướng phát triển thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, chính vì vậy tỉnh Quảng Nam đang đối mặt rất nhiều thách thức về mặt môi trường nói chung và nước thải nói riêng Việc sử dụng các phương pháp hóa lý để đánh giá nước thải hiện nay đã không còn là phương án sử dụng tối ưu do chi phí thực hiện cao, cần quá trình lâu dài và liên tục. Chính vì vậy, trên thế giới những năm gần đây đã tập trung phát triển các phương pháp giám sát, cảnh báo sớm, đánh giá rủi ro độc học sinh thái chất lượng nước dựa vào các sinh vật vừa mang lại hiệu quả cao cũng như tiết kiệm chi phí. Trong đó, thử nghiệm độc học sinh thái là quá trình mô tả, giám sát mức độ ảnh hưởng của các chất hóa học lên sinh vật thử nghiệm kết quả được sử dụng để xác định mức độ ô nhiễm, đánh giá sự cần thiết trong kiểm soát chất thải hay thiết lập tiêu chuẩn về chất lượng môi trường [19]. Các thành tựu trong lĩnh vực sử dụng sinh vật cảnh báo sớm như: Nghiên cứu của Magalha và và các cộng sự về phản ứng hành vi của loài cá ngựa vằn bởi chất độc sinh thái sodium hypochlorite (NaOCl) dựa vào hệ thống phân tích hình ảnh giám sát sinh học (IABS - image analysis biomonitoring system) [18]. Hay như mô hình thử nghiệm sự khác biệt trong hoạt động bơi lội của loài Rận nuớc (Daphnia) khi tiếp xúc với chất ô nhiễm và sử dụng chúng như một phản ứng có thể đo luờng đuợc sự có mặt của các chất ô nhiễm. Thử nghiệm này đã được chứng minh là có độ nhạy cảm cao và đáng tin cậy trong nhiều năm hoạt dộng [22]. Và bèo hoa dâu (Azolla caroliniana, Willd., 1810) là một trong những sinh vật đánh giá độc học sinh thái đang được ứng dụng nhiều nhờ tính chống chịu cao của nó. Theo như nghiên cứu của Nathalia Garlich ứng dụng bèo hoa dâu (Azolla caroliniana, Willd., 1810) làm sinh vật thử nghiệm đối với dung dịch Diquat đồng thời chỉ ra rằng mức độ chống chịu của bèo hoa dâu lớn hơn bèo tấm (Lemna minor) [26]. Hay nghiên cứu của M. Khosravi và các cộng sự về sử dụng bèo hoa 2 dâu (Azolla caroliniana, Willd., 1810) làm sinh vật giám sát ô nhiễm kim loại nặng Pb, Cd, Ni và Zn trong vùng đất ngập mặn Anzali [25]. Xuất phát từ những yếu tố trên tôi tiến hành chọn đề tài “Sử dụng bèo hoa dâu (Azolla caroliniana, Willd., 1810) đánh giá rủi ro độc học sinh thái đối với nước thải đầu ra một số cơ sở tại tỉnh Quảng Nam”. Đề tài này cung cấp các cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, ứng dụng Bèo hoa dâu làm sinh vật đánh giá rủi ro độc học ở Việt Nam. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Sử dụng bèo hoa dâu (Azolla caroliniana, Willd., 1810) đánh giá rủi ro độc học sinh thái một số loại nước thải đầu ra ở tỉnh Quảng Nam từ đó đưa ra các cảnh báo về các mức nguy hại của các loại nước thải. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân lập và nuôi cấy Bèo hoa dâu (Azolla caroliniana) trong môi trường nuôi cấy Hoagland vô trùng [21]; - Thử nghiệm độc tính của các loại nước thải đầu ra ở tỉnh Quảng Nam trên Bèo hoa dâu (Azolla caroliniana); - Xác định nồng độ trung bình gây ức chế tăng trưởng EC50 (Effective concentration) trên bèo hoa dâu; 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Nghiên cứu góp phần đánh giá độc học sinh thái của một số loại nước thải đầu ra ở tỉnh Quảng Nam đối với Bèo hoa dâu, tạo cơ sở sinh học cho việc sử dụng Bèo hoa dâu như một đối tượng chỉ thị sinh học môi trường nước. Đồng thời chứng minh được quy trình thử nghiệm của OECD có thể áp dụng được đối với bèo hoa dâu (Azolla caroliniana). 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1.1Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới Nước là một phần thiết yếu của cuộc sống. Việc cung cấp nước đầy đủ về chất lượng và số lượng có một ý nghĩa quan trọng, nó sẽ làm giảm đi 50% số ca tử vong ở trẻ em và giảm đi 25% các trường hợp tiêu chảy [31]. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chính là do suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu [1] Theo tính toán của một số chuyên gia, cứ 1 m3 nước bị ô nhiễm sẽ làm cho 50-60 m3 nước ngọt khác không sử dụng được [14]. Liên Hợp Quốc ước tính mỗi ngày khoảng 2 triệu tấn nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp được thải ra môi trường. Lượng nước thải sản xuất mỗi năm khoảng 1,500 km2 gấp 6 lần lượng nước sông trên toàn cầu [30]. Năm 1990, UNICEP, cũng đã chỉ rõ, hằng năm tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết, hơn 3 triệu trẻ em bị tàn tật nặng [29] và theo đánh giá Tổ chức Y tế thế giới tại các nước châu Á 60% số người bị nhiễm trùng và 40% các trường hợp bị tử vong đều là hậu quả của nhiễm bẩn nước, vệ sinh kém và ô nhiễm trường [32]. Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn 1990 – 2010, môi trường nước của hơn 50% các dòng sông ở 3 châu lục là Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh bị ô nhiễm vi sinh vật và các chất ô nhiễm hữu cơ, đồng thời nước bị nhiễm mặn cũng tăng gần 1/3. Khoảng ¼ các con sông ở châu Mỹ Latinh, 10-25% sông ở Châu Phi và 50% các con sông ở châu Á bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm vi sinh vật phần lớn là do việc xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra sông. Theo thống kê báo cáo của UNEP, trung bình mỗi năm có khoảng 3,4 triệu người chết tại 3 châu lục do các bệnh liên quan đến vi sinh vật gây bệnh trong nước như dịch tả, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy, viêm gan… và ước 4 tính khoảng 25 triệu người ở châu Mỹ Latinh, 164 triệu người ở châu Phi và 134 triệu người châu Á có nguy cơ lây nhiễm các bệnh trên [3]. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang phải đối diện với tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước, Ngày 20/03/2007, Quỹ bảo vệ thiên nhiên WWF đã cảnh báo về tình trạng 10 con sông lớn trên thế giới: sông Trường Giang, sông Nin, sông Ấn… có nguy cơ bị cạn kiệt và ô nhiễm trầm trọng [33]. Do hậu quả của hàng chục năm công nghiệp hóa xung quanh sông Trường Giang nên sông này đã trở thành sống ô nhiễm nhất trên thế giới. Hàm lượng KLN trong nước rất cao và vượt nhiều lần tiêu chuẩn nước mặt của Tổ chức Y tế thế giới cho phép như Asen (20,8μg/l), Sắt (350μg/l), Chì (756 μg/l)… [15]. Theo số liệu thống kê chính thức, hằng năm Trung Quốc xảy ra khoảng 1,700 vụ liên quan đến ô nhiễm nguồn nước. Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tại công ty Aurul (Rumani) đã thải ra 50-100 tấn xianua và kim loại nặng (như đồng) vào dòng sông gần Baia Mare khiến các loài thủy sản ở đây chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu người [28] Tại Ấn Độ, sông Hằng bị ô nhiễm bởi nền công nghiệp hóa chất, rác thải công nghiệp, sinh hoạt và phong tục hỏa tang thi thể rồi thả trôi trên sông làm chất lượng nước càng trở nên ô nhiễm, các nghiên cứu chất lượng nước cũng phát hiện hàm lượng cao các kim loại nặng trên sông Hằng như Hg (65÷520ppm), Pb (10÷800ppm) và Cr (10÷200ppm) [33]. Năm 2011, chỉ có 10% nước thải được xử lí, còn lại thải trực tiếp ra sông hồ tự nhiên, khoảng 700 triệu người Ấn Độ không có nhà vệ sinh thích hợp và hàng ngàn người chết vì tiêu chảy mỗi ngày [17] Như vậy, nguồn nước sạch trên thế giới đang bị ô nhiễm từ việc thải trực tiếp nước thải chưa xử lí của hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp…ra môi trường nước nhất là những quốc gia đông dân cư như Trung Quốc, Ấn Độ… Hằng ngày, các sông, hồ, ao… vẫn đang đón nhận hàng triệu tấn nước thải ô nhiễm, mang đến những nỗi lo, thách thức cho con người về môi trường hiện nay. 1.1.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam Việt Nam có tài nguyên nước thuộc loại trung bình thế giới, nhưng ẩn chứa nhiều yếu tố kém bền vững. Tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam khoảng 830- 5 840 tỷ m3, trong đó khoảng 63% lượng nước là từ các quốc gia thượng nguồn chảy vào (Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan) [7]. Hiện nay, nguồn nước của Việt Nam đang bị suy thoái, phá hủy, thay đổi, khai thác quá mức và ở nhiều vùng bị ô nhiễm nặng, từ nước mặt đến nước ngầm. Nhiều con sông, đoạn sông đang “chết” dần vì ô nhiễm và tình trạng ô nhiễm trong các ao, hồ càng bị ô nhiễm nặng. Mức độ ô nhiễm nước đã có nguy cơ không kiểm soát được. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang gây ra những tác hại to lớn cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, sức khỏe người dân. Cá tôm bị chết do nước ô nhiễm, nước tưới tiêu bị ô nhiễm làm giảm năng suất và chất lượng nông sản. Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt gây ra các bệnh cấp tính lây lan mạnh như kiết lỵ, dịch tả, tiêu chảy... Ô nhiễm nước do các hóa chất gây ra ngộ độc cấp tính, dù ô nhiễm ở mức độ thấp nhưng tiếp xúc lâu dài sẽ dẫn đến ung thư, dị tật bẩm sinh. Tại một số địa phương ở Việt Nam, các trường hợp nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ đã cho thấy 40-50% là do sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm [13]. Trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và hằng năm gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước [2]. Tính đến tháng 3/2017, trên cả nước có 283 khu công nghiệp có cơ sở đã đi vào hoạt động với tổng lượng nước thải phát sinh gần 450.000 m3/ngày đêm; trong đó có 212/283 khu công nghiệp hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (đạt tỉ lệ 75%), trong đó có 82 hê thống xử lý nước thải tập trung đã được lắp đặt thiết bị quan trắc tự động đạt tỷ lệ 39% (các KCN tại các tỉnh: Hậu Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quãng Nam…). Tuy nhiên, các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các KCN chỉ xử lý được khoảng 60% lượng nước thải phát sinh, lượng nước thải còn lại, một phần do các cơ sở đã được miễn trừ đấu nối và tự xử lý, một phần không xử lí mà thải trực tiếp ra môi trường. Hiện nay, cả nước vẫn còn 25% KCN chưa hoàn thành hệ thống xử lí nước thải, gần 94% cụm công nghiệp đang hoạt động chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải dẫn đến việc thải trực tiếp ra bên ngoài làm suy giảm chất lượng nước hiện nay. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có pH cao từ 6 9-11, chỉ số nhu cầu oxy hóa (BOD), oxy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l, ngoài ra hàm lượng nước thải còn chứa nhiều xyanua (CN-) cao nếu không xử lí đạt hiệu quả trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nặng nề cho các nguồn nước mặt tiếp nhận [4]. Tại các lưu vực sông, tình trạng ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước đang xảy ra nghiêm trọng đặc biệt những vùng có khu vực công nghiệp, làng nghề, hay đô thị. Nơi ô nhiễm đã ở mức xảy ra nghiêm trọng như lưu vực sông Nhuệ-Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai. Lưu vực sông Nhuệ-Đáy hằng ngày phải tiếp nhận khoảng 600.000m3/ngày đêm nước thải sinh hoạt (Hà Nội chiếm tới 70%), nước thải y tế khoảng hơn 10.000m3/ngày đêm, nước thải các hoạt động công nghiệp khoảng 340m3/ngày đêm và nước thải nông nghiệp, thủy sản dẫn đến lưu vực sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, hàm lượng DO hầu như triệt tiêu không còn điều kiện để tôm cá sống được, dẫn đến những hiện tượng cá chết nổi trôi trên sông nhiều. Báo cáo của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y Tế) tổng lượng nước thải y tế phát sinh từ cơ sở khám, chữa bệnh khoảng 125.000 m3 chưa kể lượng nước thải của các cơ sở y tế dự phòng. Trên cả nước, có 773 bệnh viện cần được xây dựng và nâng cấp hệ thống xử lí nước thải, trong đó có gần 563 bệnh viện chưa có hệ thống xử lí nước thải, những bệnh viện khác đã có hệ thống xử lí nước thải nhưng đều xuống cấp và việc xử lí không đạt hiệu quả. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh lần lược chỉ có 5/31 bệnh viện và 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải vì vậy đây là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, sông, hồ hiện nay. Ngoài ra, vấn đề môi trường ở một số làng nghề thép, đúc đồng, dệt nhuộm, bún…cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày đêm không qua xử lí thải trực tiếp ra ngoài gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Điển hình là làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, Nam Định, ước tính chất thải độc hại từ quá trình sản xuất thải ra môi trường 35,59 tấn/tháng, lượng nước thải bình quân một ngày khoảng 500m3 đã xảy ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, toàn bộ các kênh mương quanh làng đều mất đi chức năng chứa và lưu thông nước mà thay vào đó là những 7 kênh bùn lỏng cao hơn cả mặt ruộng. Dẫn đến toàn bộ hệ thống nước mặt của thôn không còn giá trị sử dụng, sức khỏe người dân bị ảnh hưởng, hiện nay trong làng đang ngày càng nhiều người mắc các bệnh ung thư lạ [13]. Các sự cố môi trường cá chết hàng loạt trên các con sông và vùng ven biển đã thể việc xử lý nước thải từ các hoạt động công nghiệp chưa đạt hiệu quả như sự cố cá chết hàng loạt trên sông Thị Vãi do công ty Vendan mỗi ngày xả thẳng ra sông Thi Vải 5.000m3 nước thải không qua xử lý đã làm cho tính chất hóa lý của trường nước bị thay đổi và kết quả là nước bị ô nhiễm trầm trọng, sinh vật không sống được, đồng thời còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sản xuất của con người. Và đặc biệt, nghiêm trọng là sự cố ô nhiễm môi trường biển gây hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế và tháng 4 năm 2016 của công ty sản xuất Gang Thép Fomasa Hà Tĩnh đã gây chết khoảng 115 tấn cá, 450ha san hô bị tác động trực tiếp, 40-60% san hô bị phá hủy. Qua nghiên cứu, phân tích xác định nguyên nhân chủ yếu là nước thải chứa các độc tố như Phenol, Xyanua, kim loại nặng, hydrocacbon thơm đa vòng. Như vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam đang xảy ra nghiêm trọng thể hiện qua các dòng sông trên khắp miền lãnh thổ đang trong tình trạng ô nhiễm. Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là từ các khu công nghiệp, nguồn nước thải sinh hoạt từ các đô thị lớn và các cơ sở y tế… vốn có khối lượng thải lớn, các nguồn thải mang hàm lượng các chất ô nhiễm có tính đặc thù cao và hầu hết chưa có hệ thống xử lý nước thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm các nguồn nước như hiện nay. 1.2 SINH VẬT CẢNH BÁO SỚM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 1.2.1Sinh vật cảnh báo sớm Hiện nay, việc phân tích, đánh giá chất lượng môi trường nước thì phương pháp hóa lý được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, càng ngày người ta thấy những hạn chế mà phương pháp hóa lý khó trách được như: chi phí phân tích cao, kết quả chỉ phản ánh thời điểm lấy mẫu, không cung cáp những thông tin hữu ích cho việc giám sát môi trường, việc phân tích sử dụng hóa chất gây tốn kém việc xử lí nước thải… Trong bối cảnh đó, để nâng cao hiệu quả chương trình giám sát và các nhà 8 khoa học đã phát hiện ra việc sử dụng các sinh vật có thể giám sát chất lượng môi trường nước và đưa ra những cảnh báo vấn đề ô nhiễm. Sinh vật cảnh báo sớm có thể là một loài hoặc một nhóm loài sinh vật chỉ thị mẫn cảm với các điều kiện sinh lý và sinh hóa, có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, đặc tính rất nhạy cảm với môi trường, có khả năng chống chịu một hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường hoặc có khả năng tích lũy các độc tố trong cơ thể. Dựa vào bản chất của sinh vật này là sự vắng mặt hoặc có mặt trong môi trường, có những biến đổi về hình thái, số lượng, sinh lý, tập tính, hoặc được phân tích hàm lượng một số độc tố trong cơ thể được xem xét để đánh giá chất lượng môi trường nước ở đó [6]. Phương pháp sử dụng sinh vật cảnh báo sớm có ưu điểm thuận lợi như kiểm tra trực tiếp nguồn nước, phát hiện nhiều độc tố cùng một thời điểm, dựa vào sự thay đổi về hình thái, trọng lượng… có thể định lượng hoặc bán định lượng được nồng độ các chất ô nhiễm của nước trong thời gian cho phép. Ngoài ra, phương pháp này đơn giản, chi phí lại rẻ hơn nhiều hơn phương pháp lý hóa. Tuy nhiên, các sinh vật này không cung cấp thông tin xác định hóa chất gây độc cụ thể và phản ứng của chúng thường chỉ mang tính chất bán định tính bởi sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường [16]. 1.2.2Tình hình nghiên cứu trên thế giới Hiện nay, việc sử dụng sinh vật chỉ thị rất phổ biến và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Việc đánh giá sự ô nhiễm của môi trường bằng sinh vật chỉ thị là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm định lượng những chất ô nhiễm có trong môi trường xung quanh. Qua đó, biết được mức độ gây nguy hại đến sức khỏe của con người và của sinh sinh vật. Nên ngày càng nhiều các loài sinh vật mới được nghiên cứu để ứng dụng trong giám sát môi trường. Năm 1978, Knie đã công bố hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến hành vi bởi của rận nước (Daphnia sp.). Hệ thống đã cải tiến bằng việc sử dụng phương pháp phân tích hình ảnh video. Dựa vào các phép đo trên mỗi cá thể, các thông số có thể được đánh giá như tốc độ di chuyển, kích thước… Một cảnh báo sẽ được đưa đưa ra nếu có nhiều hơn hai thông số đánh giá xuất hiện sự bất thường đồng thời. Thử 9 nghiệm này đã được chứng mình là có độ nhạy cảm cao và đáng tin cậy trong nhiều năm sinh sống của loài rận nước này. Hệ thống có thê ứng dụng để giám sát nguồn nước cấp, nước mặt và giám sát môi trường nước khác [20]. Các hoạt động quang hợp, tăng trưởng tế bào, sản sinh oxy, trực tiếp hay trì hoãn sự phát huỳnh quang, khả năng di chuyển của tảo xanh cố định hoặc vi khuẩn lam được khai thác như là hành vi cảm biến sử dụng trong quan trắc, giám sát sinh học. Dựa trên thử nghiệm độc học áp dụng vào hệ thống Algae Toximeter (Noack và cs., 1989), sử dụng dựa trên việc so sánh khả năng quang hợp của tảo trong môi trường mẫu nước và mẫu đối chứng. Nếu các chất độc có mặt trong mẫu nước, huỳnh quang sẽ tự bị giảm do hoạt động của tảo. Một báo động được kích hoạt khi có một sự sai lệch đáng kể được phát hiện giữa mẫu nước thải và mẫu đối chứng. Chúng đặc biệt nhạy cảm đối với thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và nhiều chất độc mãn tính khác. Động vật thân mềm hai mảnh vỏ cũng là một trong những loài sinh vật cảnh báo được nghiên cứu từ rất sớm. Năm 1980, lần đầu tiên những kết quả về quan sát hành vi bất thường của loài trai đối với chất ô nhiễm được công bố [25]. Hoạt động đóng mở vỏ là hoạt động bình thường để thực hiện chức năng hô hấp và hấp thụ thức ăn của trai, nhưng khi bị stress, chúng đóng kín vỏ - đây được coi là hành vi trốn thoát chất ô nhiễm. Những hệ thống cảnh báo sớm sử dụng động vật hai mảnh vỏ thường được áp dụng rất đa dạng, có thể để giám sát nước mặt, nước ngầm, nước uống, thậm chí là nước thải, nước nuôi trồng thủy sản hay cả thử nghiệm độc tính. Tổ chức Hợp tác và Phát kinh tế thế giới (OECD) đã ban hành hàng loạt các quy trình hướng dẫn thử nghiệm đối với các loại hóa chất và đối tượng khác nhau trong đó có sinh vật cảnh báo sớm được sự thống nhất trên thế giới. Trong đó Bèo tấm (Lemna minor) được Cục Bảo vệ môi trường Mỹ chọn là sinh vật trong việc đánh giá tình an toàn của hóa chất đối với môi trường (Federal Register, 1979 in Bishop and Perry, 1981). Thông qua mức độ ức chế tốc độ tăng trưởng và các biểu hiện bất thường của lá, rễ để giám sát mức độ ô nhiễm nguồn nước [24]. Từ năm 1951 đến 1952, Khoa Sinh lý học thực vật, đại học Rutgers đã nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng photpho đến mức độ tăng trưởng của loài Bèo hoa 10 dâu và nghiên cứu việc nuôi cấy bèo hoa dâu trong môi trường không có nitơ hay việc bổ sung 2,4-D trong việc nuôi cấy. M.Khosravi và cs. (2005) đã sử dụng bèo hoa dâu làm sinh vật giám sát ô nhiễm kim loại nặng Pb. Cd và Zn trong đất ngập mặn Anzali. Sau thời gian thử nghiệm, kết quả cho thấy sự hạn chế mức độ tăng trưởng của Pb2+, Cd2+ và Zn2+ lần lượt là 25%, 42% và 17% so với mẫu đối chứng và đưa ra những kim loại cần được giám sát lần lượt là Cd2+ > Pb2+> Zn2+ [25]. Ngoài ra, một nghiên cứu độc học khác của Nathalia Garlich chỉ ra khả năng giám sát ô nhiễm dung dịch Diquat trong 7 ngày của bèo hoa dâu (Azallo caroliniana) với LC50 = 0,02mg/l [26]. 1.2.3Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Hiện nay việc nghiên cứu, sử dụng các loài sinh vật cảnh báo sớm để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, giám sát ô nhiễm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường trên Việt Nam còn rất hạn chế. Do đó, trong định hướng phát triển bền vững, cần có nhiều nghiên cứu và đưa vào ứng dụng việc xác định mức độ ô nhiễm môi trường thông qua các sinh vật chỉ thị đặc trưng hiện có tại địa phương như động vật không xương sống, động vật hai mảnh vỏ, vi sinh vật, cá, bèo… Trong đó, động vật không xương sống cỡ lớn là những loài dược sử dụng phổ biến trong quan trắc chất lượng ở Việt Nam hiện nay thông qua chỉ số sinh học BMWP nhằm đánh giá chất lượng nước [10] [12]. Sử dụng động vật hai mảnh vỏ làm cảnh báo sớm ô nhiễm của nghiên cứu của Nguyễn Văn Khánh và cs. (2010) về hàm lượng As, Pb tích lũy trong loài hến (Corbicula sp.) và loài hàu sông (Ostrea rivularis Gould, 1861) tại cửa sông Cu Đê, Đà Nẵng. Kết quả hàm lượng As hai loài Hến và Hàu đều vượt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Hàm lượng Pb trong trầm tích ở sông Cu Đê chưa có dấu hiệu ô nhiễm, nhưng kết quả phân tích hàm lượng Pb tích lũy trong loài Hến đã vượt tiêu chuẩn Bộ Y Tế gấp 1,5 lần. Kết quả, cho thấy có thể sử dụng hai loài này làm sinh vật chỉ thị cho ô nhiễm As và Pb trong khu vực cửa sông Cu Đê, Đà Nẵng [11] Nghiên cứu sử dụng bèo tấm Lemna minor sử dụng làm sinh vật thử nghiệm độc học với chất giả ô nhiễm là K2Cr2O7 của Nguyễn Bảo Ngọc cho kết quả EC50 = 1,53 mg/L đối với tham số số lượng lá [10]. Nghiên cứu mở rộng ứng dụng bèo 11 tấm đánh giá ô nhiễm nước thải dệt may và nước rỉ rác của Nguyễn Thị Phương (2016) lần lượt cho các đánh giá về mức độ nguy hại cao và rất cao. Kết quả thử nghiệm độc học trên các loại nước thải đầu vào và đầu ra của công ty Dệt may 29/3, EC50 nằm trong khoảng 39,9% - 55,7% nồng độ nước thải, đối với nước thải đầu vào và đầu ra của bãi rác Khánh Sơn giá trị EC50 nằm trong khoảng 1,5% - 4,3% riêng đối với nước thải đầu vào c hỉ 7% nồng độ nước thải đã làm chết tất cả Bèo tấm, còn nước thải đầu ra thì đến 20% nồng độ nước thải tất cả Bèo tấm đều chết [9]. Theo nghiên cứu độc tính của K2Cr2O7 trên loài bèo hoa dâu (Azolla caroliniana Willd, 1810) của Bùi Thị Như Quỳnh cho kết quả EC50 = 8,92 mg/l đối với tham số trọng lượng tươi, EC50= 14,1 mg/l đối với tham số trọng lượng khô và đồng thời cho thấy Bèo hoa dâu có khả năng chống chịu với chất ô nhiễm tốt hơn Bèo tấm (Lemna minor). Với ưu điểm về khả năng chống chịu, dễ nuôi cấy, có sự nhạy cảm đối với chất thải, Bèo hoa dâu có thể sử dụng làm sinh vật giám sát các loại nước thải có độ ô nhiễm trung bình [5]. Tuy nhiên, ứng dụng bèo hoa dâu làm sinh vật giám sát ô nhiễm môi trường nước vẫn còn là những nghiên cứu mới mẻ. Qua đó, cho thấy loài Bèo hoa dâu (Azolla caroliniana) có những đặc điểm phù hợp với lựa chọn sinh vật chỉ thị, giám sát môi trường có độ ô nhiễm trung bình. Việc mở ra hướng nghiên cứu sử dụng Bèo hoa dâu làm sinh vật cảnh báo giám sát một số loại nước thải ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Ðồng thời dựa vào hướng nghiên cứu này để mở rộng trên một số loài sinh vật khác, thích hợp trong điều kiện của Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan