Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận thành phần loài động vật thân mềm thuộc lớp chân đầu (cephalopoda) kh...

Tài liệu Khóa luận thành phần loài động vật thân mềm thuộc lớp chân đầu (cephalopoda) khai thác tại vùng biển đà nẵng

.PDF
52
228
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG HOÀ NG THI ̣ MAI THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM THUỘC LỚP CHÂN ĐẦU (CEPHALOPODA) KHAI THÁC TẠI VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG Ngành: Sư phạm Sinh học Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Tường Vi Đà Nẵng - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Hoàng Thi ̣Mai LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp và những gì đạt được hôm nay, thì đó không chỉ là những cố gắng, nỗ lực của riêng bản thân, mà trên hết là phần lớn công lao giảng dạy và hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo,…cũng như các hỗ trợ, chia sẻ của mọi người ở nhiều phương diện. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Tường Vi đã quan tâm, giúp đỡ, góp phần định hướng bài luận, cũng như hỗ trợ về tinh thần để em có thể thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị cán bộ trong khoa Sinh-Môi trường, trường Đại học Sư Phạm - ĐH Đà Nẵng cũng như các thầy cô trong trường đã giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong 4 năm học qua. Chính các thầy cô đã xây dựng cho chúng em những kiên thức nền tảng và những kiến thức chuyên môn để em có thể hoàn thành luận văn này cũng như những công việc của mình sau này. Cuối cùng em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận này! Đà Nẵng, ngày 26 tháng4 năm 2018 Sinh viên Hoàng Thị Mai MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 4 1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI THÂN MỀM CHÂN ĐẦU (CEPHALOPODA)............................................... 4 1.1.1 Tình hình nghiên cứu thành phầ n loài thân mề m chân đầ u trên thế giới..................................................................................................................... 4 1.1.2 Tình hin ̀ h nghiên cứu thành phầ n loài thân mề m chân đầ u ở Viêṭ Nam ................................................................................................................... 5 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................. 7 1.2.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 7 1.2.2. Đặc điểm khí hậu .............................................................................. 8 1.2.3. Nhiệt độ ............................................................................................. 8 1.2.4. Lượng mưa ........................................................................................ 9 1.2.5. Độ ẩm ................................................................................................ 9 1.2.6. Điều kiện thủy văn .......................................................................... 10 1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC LOÀI THÂN MỀM LỚP CHÂN ĐẦU ................................................................................. 11 1.3.1 Đă ̣c điể m hình thái cấ u ta ̣o................................................................ 12 1.3.2. Đặc điểm sinh sản và phát triển ....................................................... 16 1.3.3. Vai trò............................................................................................... 16 1.3.4. Phân loại và vai trò thực tiễn ........................................................... 21 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 25 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 25 2.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................................................... 25 2.3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................................................................... 25 2.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 25 2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 26 2.5.1 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ............................................... 26 2.5.2 Phương pháp phân loại mực.............................................................. 26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ............................................... 28 3.1 THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM CHÂN ĐẦU (CEPHALOPODA) TẠI VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG .............................. 28 3.1.1 Thành phầ n loài đô ̣ng vâ ̣t thân mề m chân đầ u (Cephalopoda) ta ̣i vùng biể n Đà Nẵng.......................................................................................... 28 3.1.2 Cấ u trúc loài đô ̣ng vâ ̣t thân mề m chân đầ u (Cephalopoda) ta ̣i vùng biể n Đà Nẵng................................................................................................... 29 3.2 SO SÁNH THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM THUỘC LỚP CHÂN ĐẦU (CEPHALOPODA) VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG VỚI MỘT SỐ NƠI KHÁC ............................................................................................... 31 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ............................................ 34 ̣ 4.1 Kế t luâ ̣n ..................................................................................................... 34 4.2 Kiến nghị ................................................................................................... 34 TÀ I LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 37 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.5 3.1 3.1.2 3.2.1 3.2.2 3.2.3 Nhiêṭ đô ̣, lươ ̣ng mưa, đô ̣ ẩ m các tháng trong năm 2016 ở Đà Nẵng Danh mu ̣c thành phầ n loài đô ̣ng vâ ̣t thân mề m lớp chân đầ u (Cephalopoda) ta ̣i vùng biể n Đà Nẵng Cấu trúc thành phần loài động vật thân mềm lớp chân đầ u (Cephalopoda) vùng biển Đà Nẵng Cấu trúc thành phần loài động vật thân mềm lớp chân đầ u (Cephalopoda) vùng biể n Viêṭ Nam Cấu trúc thành phần loài động vật thân mềm lớp chân đầ u (Cephalopoda) vùng biể n Hà Tiên, Kiên Giang Trang 10 28 30 33 34 Cấu trúc thành phần loài động vật thân mềm lớp chân đầ u (Cephalopoda) vùng biể n vinh ̣ Bắ c Bô ̣ 34 DANH MỤC CÁC HÌ NH Số hiê ̣u Tên hình hình 2.2 Lươ ̣c đồ thành phố Đà Nẵng Phép đánh giá phân loa ̣i mực nang, mực ố ng 2.5.1 và ba ̣ch tuô ̣c Trang 25 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Chúng phân bố ở các môi trường khác nhau như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Ví dụ như ở vùng cửa sông, thân mềm có giá trị khai thác lớn nhất là lớp chân bụng (Gastropoda) và hai mảnh vỏ (Bivalvia), còn ở vùng biển khơi, nơi có nồng độ muối cao, lớp chân đầu (Cephalopoda) là đối tượng đánh bắt quan trọng. Theo thống kê của FAO, sản lượng loài thân mề m chân đầ u là mực hàng năm đánh bắt được của thế giới đứng thứ ba sau cá và tôm biển. Và ở Viê ̣t Nam, mực là một trong những loại thủy sản có sản lượng lớn. Sản lượng khai thác mực trên toàn vùng biển Việt Nam hàng năm vào khoảng 24.000 tấn với sản lượng mực xuất khẩu khoảng 2.000 – 3.000 tấn/năm mang lại doanh thu hàng năm vào khoảng 50-60 triệu USD [17]. Thị trường xuất khẩu mực của Việt Nam ngày càng được mở rộng hơn. Việt Nam hiện đang xuất khẩu mực sang 59 thị trường, mở rộng hơn 9 thị trường so với cùng kỳ năm 2016. Thành phố Đà Nẵng với chiều dài bờ biển khoảng 89 km, diện tích ngư trường khoảng 15.000km2, có vùng lãnh hải trải dài125 km tạo thành vành đai nước nông rộng lớn. Vì vậy, Đà Nẵng nằm trong 4 ngư trường trọng điểm của miền Trung, với trữ lượng nguồn lợi thủy hải sản khoảng 1.140.000 tấn.Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế Đà Nẵng diễn ra rất nhanh chóng, trong đó khai thác hải sản là một ngành chiếm tỷ trọng cao trong cán cân kinh tế của thành phố. Sự phát triển mạnh của các hoạt động kinh tế vùng ven bờ đã và đang mang lại giá trị kinh tế góp phần nâng cao đời sống người dân cũng như phát triển kinh tế của vùng, trong đó các đối tượng nguồn lợi hải sản đóng vai trò rất quan trọng. Song nguồn lợi hải sản này hiện nay đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí một số loài có giá trị kinh tế cao đang ở 1 ngưỡng cửa của sự tuyệt chủng .Một trong những đối tượng nguồn lợi đang bị khai thác mạnh đó là thân mềm. Thân mềm là một đối tượng hải sản có giá trị dinh dưỡng và là nguồn kinh tế cao của người dân vùng ven bờ biển Đà Nẵng. Bên cạnh đó, thân mềm còn đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi, lưới thức ăn của hệ sinh thái vùng biển. Do phát triển mạnh của các hoạt động kinh tế vùng ven bờ làm gây ảnh hưởng đến sự tồn tại của thủy sinh vật. Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi hải sản, nhưng nguyên nhân chủ yếu là khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và sự tàn phá sinh cảnh của các loài thủy sản. Nguyên nhân sâu xa vẫn là do trình độ hiểu biết của người dân về kiến thức pháp luật liên quan đến bảo vệ các động vật này còn hạn chế và việc quản lí của các cơ quan chức năng chưa thực sự hiệu quả. Hậu quả là trong những năm gần đây nhiều loài đông vật thân mềm thuộc lớp chân đầu (Cephalopoda) đã bị suy giảm nghiêm trọng và hệ sinh thái bị tổn thương Cho đế n nay, ta ̣i vùng biể n Đà Nẵng chưa có nghiên cứu nào về đa da ̣ng của các loài thân mề m lớp chân đầ u. Chính vì vâ ̣y, chúng tôi đã cho ̣n đề tài nghiên cứu “THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM THUỘC LỚP CHÂN ĐẦU (Cephalopoda) KHAI THÁC TẠI VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG” nhằm cung cấp thêm những tư liệu về đa da ̣ng sinh ho ̣c của ngành thân mề m lớp chân đầ u để làm dữ liê ̣u cho công tác bảo tồ n đa dạng sinh học động vật thân mềm lớp chân đầu (Cephalopoda) tại vùng biển ven bờ Đà Nẵng nói riêng và ngành thân mề m của Viê ̣t Nam nói chung. 1. Mục tiêu của đề tài Nhằm cung cấp thêm những tư liệu về đa da ̣ng sinh ho ̣c của ngành thân mề m lớp chân đầ u để làm dữ liê ̣u cho công tác bảo tồ n đa dạng sinh học động vật thân mềm thuô ̣c lớp chân đầu (Cephalopoda) tại vùng biển ven bờ Đà Nẵng nói riêng và ngành thân mề m của Viê ̣t Nam nói chung; phu ̣c vu ̣ cho công da ̣y 2 và ho ̣c, nghiên cứu các đề tài liên quan đế n đô ̣ng vâ ̣t thân mề m lớp chân đầ u (Cephalopoda) 2. Ý nghiã khoa ho ̣c của đề tài Nghiên cứu này sẽ làm nguồn tư liệu ban đầu cho các nghiên cứu về động vật thân mềm thuộc lớp chân đầu (Cephalopoda) ta ̣i Đà Nẵng sau này, đồng thời giúp cho cơ quan quản lí cập nhật được thông tin mới nhất về động vật thân mềm thuộc lớp chân đầu (Cephalopoda). Từ đó đề xuất các hướng để bảo vệ đa dạng sinh học vùng biển Đà Nẵng, cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc lập kế hoạch quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản vùng biển Đà Nẵng 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀ NH PHẦN LOÀ I THÂN MỀM CHÂN ĐẦU (CEPHALOPODA) 1.1.1 Tình hình nghiên cứu thành phầ n loài thân mề m chân đầ u trên thế giới Lich ̣ sử nghiên cứu phân loa ̣i loài thân mề m lớp chân đầ u (Cephalopoda) đươ ̣c tiế n hành rấ t sớm. Aristos (382-322 trước Công nguyên) đã nghiên cứ và đă ̣t tên cho lớp đô ̣ng vâ ̣t này là Malakia. Nhưng phải đế n Cuvier (1799) danh từ “Chân đầ u” (Cephalopoda) mới chính thức đươ ̣c sử du ̣ng. Cho đế n cuố i thế kỉ XIX – đầ u thế kỉ XX, hê ̣ thố ng phân loa ̣i lớp chân đầ u (Cephalopoda) đã tương đố i hoàn chỉnh và đươ ̣c nghiên cứu bởi các tác giả Hoyle (1866), Sasaki (1929), Thiele (1935). [1] Những năm 60 của thế kỉ này, viê ̣c nghiên cứu lớp chân đầ u của nhiề u tác giả chủ yế u sử du ̣ng hê ̣ thố ng phân loa ̣i của Thiele (1935). Cho đế n 1977, Voss G.L. dựa vào tài liêụ nghiên cứu ở nhiề u vùng biể n trên thế giới và căn cứ cả vào các nhóm cổ sinh, đã đưa ra mô ̣t số thay đổ i về hê ̣ thố ng phân loa ̣i lớp đô ̣ng vâ ̣t này, chủ yế u ở phân lớp Hai mang (Dibranchi). Từ năm 1954- 1975, cùng với sự thành lập cơ quan nghiên cứu biển của nước ta, sự hợp tác nghiên cứu 1 số nước xã hô ̣i chủ nghiã lúc bấy giờ tiến hành nhiều chương trình nghiên cứu lớn ở Vịnh Bắc Bộ .Với hợp tác Việt- Xô, Giáo Sư E. F. Gurjanova cùng các cán bộ điều tra ngành Thủy sản Việt trung, thực hiện điều tra trên vùng triều vịnh Bắc Bộ từ năm 1959 -1962 đã có những đóng góp đáng kể [1]. Năm 1978 công bố kết quả nghiên cứu xác định được 25 loài động vật thân mềm thuộc lớp chân đầ u (Cephalopoda) ở vịnh Bắc Bộ. 4 Cho tới nay, hê ̣ thố ng phân loa ̣i của Voss G.L. đã đươ ̣c sửa du ̣ng trong các tài liê ̣u của FAO và đươ ̣c nhiề u tác giả trên thế giới công nhâ ̣n. Các loài thân mề m lớp chân đầ u có giá tri ̣ lớn về nguồ n lơ ̣i nên còn đươ ̣c nghiên cứu nhiề u về các mă ̣t sinh ho ̣c, sinh thái, phân bố . Sản lươ ̣ng khai thác hàng năm của loài thân mề m lớp chân đầ u cũng đươ ̣c tổ chức FAO của Liên hiêp̣ quố c đưa vào các niên giám thố ng kê. 1.1.2 Tin ̀ h hin ̀ h nghiên cứu thành phầ n loài thân mề m chân đầ u ở Viêṭ Nam Ở vùng biể n Viêṭ Nam, công tác điề u tra nghiên cứu về lớp chân đầ u ngành thân mề m thực hiê ̣n chưa nhiề u. Năm 1928, tài liê ̣u nghiên cứu đầ u tiên về loài thân mề m lớp chân đầ u là của Robson công bố 4 loài mực ố ng ho ̣ Loliginidae và 1 loài mực nang ho ̣ mực nang ở vùng biể n Viê ̣t Nam. Đế n năm 1935, Serene công bố danh mu ̣c 3 loài mực ố ng và 3 loài mực nang. Trong các thố ng kê “Danh sách thố ng kê đô ̣ng vâ ̣t đáy biể n Viê ̣t Nam” của Dawydoff (1952), Gurianova (1972) có bổ sung thêm 5 loài đô ̣ng vâ ̣t chân đầ u [1]. Từ 1978 đế n nay, các công bố về thành phầ n loài, phân bố , sản lươ ̣ng đánh bắ t loài thân mề m lớp chân đầ u ở biể n Viê ̣t Nam chủ yế u là của tác giả Nguyễn Xuân Du ̣c (1978, 1979, 1983, 1993, 1994). Nguyễn Xuân Du ̣c và cô ̣ng tác viên (1983) dựa trên mẫu thu thâ ̣p trong các mẻ lưới kéo tàu biể n Đông điề u tra nguồ n lơ ̣i vùng biể n Thuâ ̣n Hải – Minh Hải (1978-1979) đã công bố danh mu ̣c 7 loài mực nang và 3 loài chưa đươ ̣c đinh ̣ tên [1]. Trên cơ sở này, Ta ̣ Minh Đường (1962) đã đinh ̣ loa ̣i và mô tả 9 loài mực ố ng và 1 loài chưa đươ ̣c đinh ̣ tên. Ngoài ra còn có mô ̣t số tác giả như Nguyễn Chính (1980, 1991, 1992), ông đã xác đinh ̣ đươ ̣c 3 loài mực có giá tri ̣xuấ t khẩ u lớn từ vùng biể n Phú Yên đế n Bình Thuâ ̣n là Sepia tigris Sasaki, S. hecules Pibry và Loligo formosama Sasaki; mô ̣t số tổ ng kế t về mă ̣t nguồ n lơ ̣i của Trầ n Tro ̣ng Thương (1989, 1990). 5 Quần đảo Hòn Mê được đánh giá là nơi có giá trị về đa dạng sinh học và sự đa dạng về sinh cảnh. Khu vực Hòn Mê là ngư trường đánh bắt cá quan trọng ở vịnh Bắc Bộ, do nằm khá gần đất liền nên hoạt động khai thác hải sản ở đây rất nhộn nhịp, nhất là vào mùa khai thác. Trong một thời gian dài, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học biển ở đây chưa được quản lý và khai thác một cách hiệu quả và bền vững. Việc sử dụng chất nổ và sử dụng lưới quét mặt nhỏ đang trở thành vấn nạn và thách thức lớn đối với công tác quản lý nguồn lợi thủy sản khu vực này. Tại hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, Lưu Thế Anh với bài viết về “Đa dạng sinh học khu vực quần đảo Hòn Mê-Thanh Hóa”, đã thống kê được 102 loài tảo (thuộc các ngành: Tảo Lam 3 loài, tảo Silic 85 loài, tảo Giáp 11 loài và tảo lục có 4 loài); 47 loài động vật thân mềm chân đầu (Cephalopoda) có 14 loài [12]. Tác giả khẳng định rõ trong những năm gần đây, nguồn lợi hải sản trong khu vực đã bị giảm sút nhanh, đặc biệt là các loài thủy sinh vật quý hiếm và có giá trị kinh tế do tình trạng rạn san hô bị phá hủy và hoạt động đánh bắt bằng các phương pháp hủy diệt (mìn, hóa chất, lưới kéo đáy mắt nhỏ,...). Nhiều loài thuộc danh sách những loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam. Năm 2010, Vũ Ngo ̣c Út và Trầ n Thi ̣Kiề u Trang đã bắ t đầ u tiế n hành nghiên cứu tìm hiể u “Thành phần loài và hiện trạng khai thác mực (lớp Cephalopoda) ở vùng biển Hà Tiên, Kiên Giang”. Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 5/2011. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 17 loài mực và bạch tuộc thuộc 4 bộ Teuthoida, Octopoda, Sepiida và Sepiolida phân bố trong vùng biển Hà Tiên. [8] Cũng trong năm 2010, dự án “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững” đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thành phần loài, phân bố, sinh khối động vật thân mềm trong vùng rạn san hô tại 19 đảo khảo sát [13]. Bằng phương pháp hình thái so sánh, nhóm tác giả đã xác định được 227 loài 6 thuộc 44 họ, 13 bộ của 3 lớp động vật thân mềm, trong đó lớp chân đầu (Cephalopoda) có 7 loài thuộc 3 họ, 3 bộ. Đây là nhóm loài kinh tế quan trọng có phân bố ở khu vực biển ven 19 đảo khảo sát như: Sepioteuthis lessoniana, Loligo chinensis, L. edulis, L.singhalensis, Sepia latimanus … [13]. Nhìn chung tình hình nghiên cứu động vật thân mềm chân đầ u (Cephalopoda) trên thế giới và ở Việt Nam đã xuất hiện từ lâu và có nhiều công trình bổ sung thêm thành phần đa dạng của lớp chân đầ u. Tuy nhiên, ở Đà Nẵng còn chưa thấy tác giả nào tiế n hành nghiên cứu mảng quan trọng này. Vì vậy công trình nghiên cứu thành phần loài động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng tại Đà Nẵng được sử dụng như những dẫn liệu ban đầu cho việc bảo tồn và phát triển bền vững động vật thân mềm chân đầ u ở nơi đây. 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng nằm ở tọa độ 15055’ đến 16014’ vĩ bắc, 107018’ đến 108020’ kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên là 1256,24 km2, trong đó diện tích đất liền là 951,2 km2. Đà Nẵng là cửa ngõ giao thông trong nước và quốc tế thứ 3 của nước ta. Địa hình Đà Nẵng rất đa dạng và phức tạp với nhiều loại hình khác nhau gồm: địa hình đồi núi cao, đồi núi thấp, địa hình đồng bằng ven biển. Độ dốc của đồi núi cao, khoảng cách từ núi đến biển rất ngắn, dải đồng bằng ven biển hẹp và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối. Chính những yếu tố về địa hình, địa lý như trên đã tạo sự khác biệt về chế độ khí hậu, thủy văn của Đà Nẵng so với những địa phương khác trong khu vực miền Trung. [6] Thành phố Đà Nẵng với chiều dài bờ biển khoảng 70 km, diện tích ngư trường khoảng 15.000 km2, có vùng lãnh hải thềm lục địa độ sâu 200m từ Đà Nẵng trải ra 125 km tạo thành vành đai nước rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế biển tổng hợp và giao lưu quốc tế . 7 Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo trong đó có 5 quận ven biển đó là Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. 1.2.2. Đặc điểm khí hậu Thành phố Đà Nẵng bị ngăn cách bởi các dãy núi cao vì vậy khí hậu có sự phân hoá rõ rệt. Khí hậu Đà Nẵng đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam và mang những đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam đó là khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm gió mùa điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động, có chế độ sáng, mưa và độ ẩm phong phú. Đặc biệt do khu vực Sơn Trà dốc về phía Sông Hàn nên khí hậu Đà Nẵng còn mang tính chất biển. Đà Nẵng với xung quanh được bao bọc với các dãy núi cao như phía Tây là dãy núi Phước Tường, phía Bắc là dãy Bạch Mã, Hải Vân cao trên 700m, phía Đông có núi Sơn Trà với đỉnh cao nhất là 630m đã giúp che chắn cho thành phố khỏi các cơn bão và gió mùa Đông Bắc [6]. Hàng năm, Đà Nẵng thường có ít nhất là 5 cơn bão gây ảnh hưởng hay trực tiếp đổ bộ lên đất liền kèm theo mưa lớn, gió xoáy và giật vô hướng. Tốc độ gió khi có bão lên đến 40 m/s. Ngoài ra, vào các tháng 5, 6 thường xuất hiện lũ tiểu mãn và các trận lũ lớn thường xuất hiện vào tháng 10 và 12. Lũ kéo dài do ảnh hưởng lượng mưa từ thượng nguồn sông Hàn. Khí hậu Đà Nẵng thường chia thành hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào tháng XII và mùa khô bắt đầu từ tháng I đến tháng VIII thì kết thúc. 1.2.3. Nhiệt độ Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến 8 tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét vào mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ luôn thay đổi theo các tháng trong năm. Vào mùa khô, nhiệt độ trung bình là 25,7 độ C, thỉnh thoảng có thể có không khí lạnh nhưng không đáng kể và thường sớm kết thúc. Riêng năm 2016, nhiệt độ trung bình của thành phố Đà Nẵng là dao động từ 21,20 C đến 30,20C, có thời điểm đạt mức cao nhất là vào tháng 6/2016 nhiệt độ lên đến 38,6 0C và thấp nhất là 13,40C (tháng 2/2016), đã gây ra những ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người dân trong thành phố nói chung và việc khai thác hải sản ở ven bờ biển Đà Nẵng nói riêng. 1.2.4. Lượng mưa Lượng mưa trung bình hàng năm ở các nơi thuộc Đà Nẵng vào loại lớn so với các nơi khác trong khu vực cũng như trong toàn quốc[5]. Mùa mưa ở Đà Nẵng là thời điểm có nhiều mưa, lượng mưa trung bình là 161,4 mm/ tháng, Năm 2016, lượng mưa cao nhất vào các tháng 10,11,12 và thấp nhất vào các tháng mùa khô (tháng 6,7,8)(bảng 2.5) 1.2.5. Độ ẩm Đà Nẵng là một trong những vùng có độ ẩm không khí cao trong khu vực miền Trung. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 2016 dao động từ 74-89%. Độ ẩm cao nhất là vào các tháng mùa mưa (tháng 9,10,11,12) và thấp nhất vào các tháng 5,6,7,8 (bảng 2.5) 9 Bảng 2.5. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm các tháng trong năm 2016 ở Đà Nẵng Tháng Ttb RR Utb Giờ nắng(giờ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 23.2 21.2 23.4 27.1 28.7 30.1 29.8 30.2 28.6 27.5 25.8 23.2 74.2 5.4 13.8 … 59.0 47.0 54.3 145.0 783.3 411.2 336.8 758.7 86 80 84 81 78 74 75 76 82 83 85 89 118.8 111.2 158.1 207.8 242 263.1 288.2 224.5 189.9 170.6 111.4 39.7 Ghi chú: Ttb là nhiêṭ đô ̣ trung bình tháng, RR là lươ ̣ng mưa trung bình, Utb là đô ̣ ẩ m trung bình 1.2.6. Điều kiện thủy văn a. Chế độ triều Vùng biển Đà Nẵng có chế độ triều rất phức tạp bao gồm bán nhật triều và nhật triều nhưng trong đó dạng bán nhật triều không đều chiếm ưu thế. [3] Thời gian triều lên xuống: do tính chất phức ta ̣p của chế độ triều nên vào những ngày bán nhật triều lên xuống trung bình khoảng 6 giờ. Những ngày nhật triều, thời gian triều lên trung bình dài hơn thời gian triều xuống. 10 Biên độ triều: triều của vùng biển Đà Nẵng thuộc loại triều yếu, biên độ trung bình từ 0,8 – 1,2 m, lớn nhất đạt 1,5 m. Tại cảng Đà Nẵng biên độ cao nhất là 1,4 m, trung bình là 0,7 m. b. Nhiệt độ nước biể n Theo kết quả phân tích mẫu nước trong 12 tháng năm 2016 vào các thời kỳ triều cường và triều kém của trạm Môi trường biển Sơn Trà thì nhiệt độ trung bình tầng mặt tăng từ tháng 1 đến tháng VI và giảm từ tháng VII đến tháng XII trong năm (dao động từ 25,5 đến 32,30 C), tầng đáy dao động từ 25,6 đến 32,0 0 C, có sự phân tầng nhiệt độ giữa 2 tầng mặt và tầng đáy nhưng không nhiều, biên độ dao động nhiệt phụ thuộc vào thời tiết. [3] c. Độ mặn Theo như kết quả quan trắc của Trạm môi trường biển Sơn Trà thì độ mặn khu vực ven bờ biển Đà Nẵng có sự phân tầng rõ rệt. Trong mùa mưa nhiệt độ xuống khá thấp, đột biến vào tháng 1 năm 2016 lúc chân triều độ mặn đo được ở tầng mặt chỉ là 2,40/00. Độ mặn lớn nhất trong năm là 35,2 o/00 xảy ra trong tháng VII (đỉnh triều – tầng đáy và chân triều – tầng đáy). Độ mặn trong năm dao động: tầng đáy trung bình 26,7-35,2‰ và tầng mặt dao động từ 6,2 đến 30,60/00, cao hơn so với năm 2015. [3] 1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC LOÀ I THÂN MỀM LỚP CHÂN ĐẦU Chân đầ u (Cephalopoda) là lớp thuô ̣c ngành đô ̣ng vâ ̣t thân mề m (Mollusca). Loài thân mề m chân đầ u (Cephalopoda) có khoảng hơn 500 loài số ng ở biể n, bao gồ m tấ t cả các loa ̣i mực và ba ̣ch tuô ̣c; trong đó mô ̣t số loài có số lươ ̣ng rấ t lớn, có nhiề u giá tri sư ̣ ̉ du ̣ng, là đố i tươ ̣ng khai thác quan tro ̣ng. Động vật thân mềm trở nên phổ biến trong suốt kỷ Ordovic, đặc trưng là Nautiloidea nguyên thủy. Lớp này hiện chỉ có 2 phân lớp còn tồn tại là Coleoidea, bao gồm mực ống, bạch tuộc, và mực nang. Trong phân lớp Coleoidea, vỏ của nó đã bị tiêu biến; trong khi phân nhóm Nautiloidea, vỏ bên 11 ngoài vẫn còn. Khoảng 800 loài còn tồn tại trong lớp này đã được nhận dạng. Hai nhóm tuyệt chủng quan trọng đó là Cúc đá (Ammonoidea) và Belemnoidea. Lớp chân đầ u có khoảng 600 hiện sống và 700 loài hoá thạch, số lượng loài hoá thạch nhiều hơn các loài hiện sống. Tổ ng số loài đã đươ ̣c phát hiêṇ phát hiêṇ ở biể n Viê ̣t Nam là 53 loài. Trong đó, phân lớp Nautiloidea có 1 loài, còn la ̣i 52 loài thuô ̣c phân lớp Coleoidea gồ m 3 bô ̣: Bô ̣ Sepioidea, Bô ̣ Teuthoidea, Bô ̣ Octopoda, với 6 ho ̣, 12 giố ng. 1.3.1 Đă ̣c điể m hin ̀ h thái cấ u ta ̣o Đặc điểm nổi bật nhất của động vật thân mềm lớp chân đầ u (Cephalopoda) là cơ thể đố i xứng hai bên, đầ u thường mang chân biế n đổ i thành các xúc tu vừa là cơ quan bắ t mồ i, phễu thoát nước, vừa có thể làm vũ khí tự vệ, tấn công và cũng có chức năng di chuyển con vật. Phễu của chúng là một ống kín, miệng phễu hướng vào xoang áo và đáy phễu hướng ra ngoài. Đáy phễu có khả năng đổi hướng giúp chúng đổi chiều khi di chuyển. [10] Phần lớn động vật chân đầu có kích thước cơ thể trung bình, dài từ 30 - 50cm. Tuy vậy vẫn có những loài đang sống có kích thước cực lớn như Architeuthis princeps sống ở đáy biển dài tới 18m, riêng xúc tu dài tới 1m, hay loài đã hoá thạch Pachydiscus seppenradensis ở vào kỷ Phấn trắng có đường kính vỏ là 2m. Phần đầu thường phát triển, có mắt cấu tạo hoàn hảo. Chân là phần biến đổi nhiều nhất, không còn giữ được cấu tạo điển hình của động vật thân mềm. Thân của động vật chân đầu kéo dài theo hướng lưng bụng và chứa xoang áo phía dưới. Xoang áo là một túi kín, bờ trước của vạt áo ép lên phía trước mặt bụng của thân, làm thành khe áo. Trên mặt khe áo có 2 vết lõm tương ứng với 2 gờ sụn cứng. Khi gờ sụn khớp chặt với 2 vết lõm, 12 khe áo khép kín lại là lúc xoang chỉ thông với ngoài qua phễu. Nước từ xoang áo qua khe áo và được tống ra ngoài qua phễu. [4] Vỏ của động vật chân đầu có quá trình biến đổi theo các mức độ khác nhau. Chân đầu hoá thạch Belemnites cũng có vỏ nhiều ngăn nhưng không xoắn. Mặt lưng của vỏ là tấm sừng mỏng (proostracum), phần cuối vỏ là chóp vỏ (phragmocon) tận cùng bằng một chủy đá vôi (rostrum), buồng vỏ hẹp nên các vách gần như xếp sít vào nhau. Theo Shrack và Twenhofel khi chuyển vào trong cơ thể, vỏ của Belemnites sẽ biến đổi theo 4 hướng để hình thành vỏ của động vật chân đầu Hai mang hiện sống, hay xoắn lại trong một mặt phẳng để hình thành nên vỏ xoắn của Spirula, hoặc xoắn nhưng mất phần bụng của vỏ để hình thành mai mực. Quan sát mai mực nang ta còn thấy rõ tấm sừng phía lưng, các vách ngăn xếp song song và sít nhau về phía bụng và chủy đá vôi tận cùng). Ở vỏ của mực ống mất cả phần bụng và phần lưng, chỉ có lại tấm sừng. Còn mất hoàn toàn không để lại dấu vết gì như ở duốc biển. Vỏ các chân đầu hoá thạch có hình chóp, hình ngà voi, xoắn trong một mặt phẳng hay xoắn hình chóp. Khi di chuyển từ ngoài vào trong có thể, vỏ chuyển chức năng từ bảo vệ cơ thể sang nâng đỡ cơ thể. Tiêu giảm vỏ có liên quan đến đời sống hoạt động của động vật chân đầu. Ngoài vỏ hay mai mực có nguồn gốc từ vỏ (từ lá phôi ngoài), động vật chân đầu còn hình thành bao sụn bảo vệ não, mắt, bình nang tương tự như sọ của động vật có xương sống. Đây là một hiện tượng hiếm có ở động vật không xương sống. [10] Hệ tiêu hoá ở động vật chân đầu là nhóm bắt mồi rất tích cực. Ví dụ như mực ống có thể lao như tên bắn vào đàn cá thu, dùng tua chộp lấy con mồi và sử dụng đôi hàm sắc nhọn cắm vào hành tuỷ làm cho con cá bị tê liệt ngay lập tức. Mực ố ng thường rình con mồi sau các tảng đá, khi con mồi đi qua (cá, tôm, cua..) thì dùng tua đầu chộp lấy con mồi. Ở mực có 10 tay, bạch tuộc có 8 tay. Tay bắt mồi đưa con mồi vào miệng và hầu. Hầu của chân đầu có thành cơ khoẻ, có lưỡi bào và hai hàm hình mỏ vẹt. Hầu như ở nhóm sống 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan