Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận thực trạng, giải pháp phát triển các điểm du lịch tại khu vực nam hải ...

Tài liệu Khóa luận thực trạng, giải pháp phát triển các điểm du lịch tại khu vực nam hải vân, quân liên chiểu, thành phố đà nẵng.

.PDF
81
230
84

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử LỜI CẢM ƠN Sau khi thu nhập tài liệu và tìm hiểu, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều phía cá nhân, đơn vị. Dù gặp một số khó khăn song đến nay, bài khóa luận của tôi đã hoàn thành. Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành trước quý thầy cô giáo trong khoa lịch sử, cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích trong 4 năm vừa học vừa qua. Tôi xin được xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ thư viện trường Đại Học Sư Phạm - Đại Học Đà Nẵng; phòng học liệu khoa lịch sử đã cho tôi có đủ tài liệu tham khảo để thực hiện đề tài. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân quận Liên Chiểu và Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang đã cung cấp những thông tin, tư liệu quan trọng cũng như đã tạo điều kiện để tôi có thể tham gia nghiên cứu, khảo sát thực địa tại địa phương để từ đó hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp một cách trọn vẹn nhất. Đặc biệt,tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Th.S Tăng Chánh Tín, người đã trực tiếp tận tình hướng dẩn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Do còn hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên bài khóa luận sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía quý thầy cô cùng các bạn đọc để bài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 24 tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện Dương Ngọc Khánh Dung SV: Dương Ngọc Khánh Dung Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................4 3.1. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . ........................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................5 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................5 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................8 1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................8 1.1.1. Một số khái niệm về du lịch .............................................................................8 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch......................................................................................8 1.1.1.2. Tài nguyên du lịch.......................................................................................10 1.1.1.3. Loại hình du lịch .........................................................................................11 1.1.1.4. Điểm du lịch ................................................................................................13 1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch ..............................................14 1.1.3. Vai trò của hoạt động du lịch ........................................................................15 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................16 1.2.1. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam hiện nay ................16 1.2.1.1. Trên thế giới ................................................................................................16 1.2.1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................19 1.2.2 Tổng quan về quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.............................21 SV: Dương Ngọc Khánh Dung Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử 1.2.2.1 Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................21 1.2.2.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển ..............................................22 1.2.2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội ...........................................................................22 1.2.2.4 Đặc điểm văn hóa – dân cư ........................................................................23 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM DU LỊCH TẠI KHU VỰC NAM HẢI VÂN , QUẬN LIÊN CHIỂU, TP ĐÀ NẴNG .......................................................................................................................28 2.1. Đôi nét về khu vực Nam Hải Vân, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng ..........28 2.1.1. Vị trí địa lý, giới hạn ...................................................................................28 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................28 2.1.3. Đặc điểm về hệ sinh thái ............................................................................28 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tại khu vực Nam Hải Vân...........................29 2.2.1. Tiềm năng về tài nguyên du lịch ................................................................29 2.2.2. Tiềm năng về nguồn nhân lực ...................................................................30 2.2.3. Tiềm năng về hệ thống chính sách, quy hoạch phát triển du lịch ...........32 2.3. Các loại hình du lịch tại khu vực Nam Hải Vân ...........................................33 2.3.1. Loại hình du lịch sinh thái .......................................................................... 33 2.3.2. Loại hình du lịch team building ....................................................................35 2.3.3. Loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng ....................................................36 2.4 . Thực trạng phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân, TP.Đà Nẵng ..............................................................................................................36 2.4.1 Các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân .............................................36 2.4.2 Tình hình khách du lịch và doanh thu của các điểm du lịch ...................38 2.4.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và dịch vụ ...............................40 2.4.4 Công tác truyền thông, quảng bá du lịch ..................................................41 2.4.5 Chính sách đầu tư, quy hoạch phát triển của địa phương .......................42 SV: Dương Ngọc Khánh Dung Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM DU LỊCH TẠI KHU VỰC NAM HẢI VÂN – TP.ĐÀ NẴNG ......44 3.1. 3.1.1. Cơ sở đề ra giải pháp ....................................................................................44 Định hướng, quy hoạch phát triển du lịch của chính quyền địa phương ... .....................................................................................................................44 3.1.2. Ý kiến phản hồi của du khách ...................................................................45 3.1.3. Chiến lược, kế hoạch phát triển của các điểm du lịch .............................46 3.2. Giải pháp phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân ............47 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch du lịch..................................................................47 3.2.2. Giải pháp xúc tiến du lịch mở rộng thị trường .........................................49 3.2.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ............................................................52 3.2.4. Giải pháp xây dựng chương trình du lịch, sản phẩm lưu niệm ...............56 3.2.5. Giải pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh du lịch ...........................59 3.2.6. Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật bổ trợ ...................................................................................................................................62 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67 PHỤ LỤC .................................................................................................................69 SV: Dương Ngọc Khánh Dung Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Bảng thống kê số lượng sinh viên tuyển các khóa ngành Việt Nam học Đại học Sư phạm Đà Nẵng .....................................................................................31 Bảng 2: Bảng so sánh các khu du lịch tại khu vực Nam Hải Vân ......................37 Bảng 3: Bảng đánh giá của du khách về các điểm du lịch ở Nam Hải Vân ......46 SV: Dương Ngọc Khánh Dung Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội và đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia cũng như đã trở thành một thói quen trong nếp sống sinh hoạt trong xã hội hiện đại. Có nước coi du lịch là nguồn thu chủ yếu, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, có nước coi du lịch như ngành kinh tế mũi nhọn, có sức hút đối với nhiều ngành. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960 ngành du lịch đã ra đời đánh dấu nhận thức của Đảng và Nhà Nước về triển vọng kinh tế này. Hơn 50 năm hình thành và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về phát triển du lịch với các nước trong khu vực trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Việt Nam nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia, biển Đông, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới về du lịch. Nước ta có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Có hơn 200 hang động đẹo, 2 di sản thiên nhiên thế giới (vịnh Hạ Long và động Phong Nha), 125 bãi biển lớn nhỏ. Khí hậu đa dạng, phân hóa, có sông, hồ, nước khoáng, nước nóng. Hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy, hải sản. Bên cạnh đó là tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng đa dạng, vô số lễ hội diễn ra quanh năm, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, còn có các làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực đặc sắc, … Nước ta có dân số đông, thị trường du lịch rộng lớn, con người Việt Nam mến khách, có đội ngũ lao động đông hoạt động du lịch đã qua đào tạo, hệ thống giao thông khá phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch khá tốt, mức sống của người dân ngày càng đi lên, trình độ dân trí của người dân nâng lên, vì thế người ta thích đi tìm tòi, khám phá, hiểu biết cái mới ở những vùng đất SV: Dương Ngọc Khánh Dung 1 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử xa lạ. Chính vì lý do đó mà du lịch ngày càng phát triển. trong đó du lịch sinh thái, đi đến những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách. Thành phố Đà Nẵng là một thành phố trẻ đang ngày càng phát triển và trở thành hòn ngọc sáng đặc biệt về mặt du lịch, với ví trị cực kỳ thuận lợi khi nằm giữa cố đô Huế và phố cổ Hội An, thành phố Đà Nẵng được du khách biết đến như một trong những điểm nhấn du lịch trong cả nước và có tiếng tăm trên thế giới. Đà Nẵng được biết đến với điểm mạnh là vẻ đẹp lộng lẫy của các cây cầu cùng với các danh lam thắng cảnh tuyệt vời như Bà Nà Núi Chúa, đèo Hải Vân, bán đảo sơn Trà, các bãi biển đẹp , … với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Trong đó, du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, tham quan các danh lam thắng cảnh được ưu tiên phát triển hàng đầu. Vào mùa hè, ở Đà Nẵng có rất nhiều địa điểm được quy hoạch mở cửa để phát triển phục vụ nhu cầu của khách, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hiện nay nhiều nơi đã xuống cấp nghiêm trọng thậm chí bị bỏ hoang vì chưa có sự khai thác đúng cách. Đặc biệt là trên khu vực Nam Hải Vân, vòng theo con suối Lương, có một số nhà đầu tư tự phát đã xây dựng các điểm kinh doanh tắm suối với các dịch vụ kèm theo, tuy nhiên vì chỉ là kinh doanh tự phát chưa có hướng đầu tư hợp lý theo sự hướng dẫn của cơ quan chức năng nên dần dà các địa điểm kinh doanh du lịch này bị xuống cấp trầm trọng. Với mong muốn đưa ra ý tưởng , đề xuất phát triển , vực dậy các địa điểm này để cho nó trở lại thời hoàng kim và thu hút khách du lịch quay lại nhiều hơn, tôi quyết định lựa chọn đề tài : “Thực trạng, giải pháp phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân, quân Liên Chiểu, TP Đà Nẵng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp và hy vọng rằng nó sẽ góp phần nhỏ vào sự phát triển du lịch tại Nam Hải Vân, thu hút khách đến khu vực Liên Chiểu nói riêng và cả Đà Nẵng nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đà Nẵng với lợi thế là tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, có núi, sông, biển, thiên nhiên tươi đẹp và hấp dẫn; có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như: Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Phạm Văn Đồng, Xuân Thiều… và đã được tạp chí Forbes của Mỹ bầu chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, các điểm đến hấp dẫn và đặc trưng như: Bán đảo Sơn Trà, Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn, đèo SV: Dương Ngọc Khánh Dung 2 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử Hải Vân, Khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ…Điểm thuận lợi tiếp theo phải kể đến là vị trí rất gần các di sản thế giới ở miền Trung, có thể kết hợp tham quan khám phá di sản thế giới trong ngày, hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang đồng bộ và hiện đại với cảng biển, sân bay quốc tế lớn, là cửa ngõ thứ 3 của cả nước đồng thời là điểm cuối ra biển Đông của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây. Bên cạnh đó, về góc độ nhân sinh thì con người Đà Nẵng thật thà, vui vẻ, với nền văn hóa lâu đời và ẩm thực đa dạng phong phú, sẵn sàng giới thiệu cho du khách một trải nghiệm khác biệt. Khu Vực Phía Tây thành phố Đà Nẵng tập trung nhiều vùng núi cao,có đèo Hải Vân là đệ nhất hùng quan với vẻ đẹp kỳ thú, nhưng chúng ta không thể không chú ý đến dưới chân đèo, phía Tây thành phố Đà Nẵng là khu vực Nam Hải Vân với hệ sinh thái hài hòa, dòng suối mát trong vắt, cảnh quan và môi trường tự nhiên trong sạch có núi, rừng cây xanh, lại gần các khu du lịch sinh thái hấp dẫn như: Khu du lịch suối Hoa, khu du lịch Hòa Phú Thành, Khu du lịch Suối Mơ, Khu du lịch suối nước khoáng Thần Tài, Khu du lịch Bà Nà Hill... Với tài nguyên du lịch đặc thù rất dễ dàng trong việc kết hợp du lịch nghĩ dưỡng , du lịch mạo hiểm với du lịch sinh thái. Hiện nay, có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch, nhưng chủ đề nghiên cứu về tác động của hoạt động du lịch đối với đời sống văn hóa - xã hội của người dân còn khá hạn chế, sau đây là một số công trình tiêu biểu: Đầu tiên là Giáo trình “Tài nguyên du lịch” của Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) và Phạm Hồng Long (đồng tác giả) đã nghiên cứu, điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch, đánh giá về tác động của các hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường, đưa ra các đề xuất, giải pháp quản lý, sử dụng, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch. Tuy nhiên công trình chưa đi sâu nghiên cứu về tác động, các hoạt động du lịch các khu du lịch đối với đời sống văn hóa - xã hội của cư dân. Có một số công trình nghiên cứu về tác động của du lịch đối với một địa phương cụ thể, chẳng hạn như khóa luận tốt nghiệp: “Tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa xã hội của cư dân địa phương tại khu di tích đền Trần Phủ Dầy Nam Định” của Nguyễn Thị Hằng (Sinh viên khóa 2005-2009, khoa Văn hóa Du lịch, trường Đại học Văn hóa Hà Nội). Hay khóa luận tốt nghiệp: “Tác động của hoạt động du lịch đối với đời sống văn hóa - xã hội của cư dân tại khu du lịch Tam Cốc - Bái Đính” (Ninh Bình) của Lương Thị Phương. SV: Dương Ngọc Khánh Dung 3 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử Bên cạnh đó, tại thành phố Đà Nẵng cũng đã có những bài báo như “Du lịch Đà Nẵng - Những hướng đi mới” của thạc sĩ Nguyễn Kì Anh trong tạp chí Văn hóa - Du lịch Đà Nẵng, hay khóa luận tốt nghiệp “Tiềm năng và một số định hướng giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” của sinh viên Hứa Thị Chi, lớp 06CVNH, khoa Lịch Sử, Đại học Sư phạm Đà Nẵng... Ngoài ra còn có Công trình “Du lịch bền vững” của Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu cũng đã nói đến những tác động của du lịch đến môi trường và đưa ra những chiến lược để phát triển du lịch bền vững cho những nơi có tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, có thể nói, chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về tác động của du lịch đến khu vực Nam Hải Vân và cũng chưa đưa ra các biện pháp cụ thể để phát triển hoạt động du lịch và phát triển du lịch bền vững đối với các doanh nghiệp tư nhân tự phát và dân cư ở đó. Nhìn chung, khối lượng sách báo, công trình nghiên cứu khoa học về du lịch Đà Nẵng tương dói nhiều, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách sâu sắc về những tác động của các khu du lịch đến đời sống của người dân ở khu vực Nam Hải Vân, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quý báu, đáng tin cậy để cho tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. Dựa trên sự khai phá của những anh chị đi trước, đề tài “Thực trạng, giải pháp phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân , quân Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” mong muốn khai thác tổng thể những tiềm năng du lịch trên khu vực Nam Hải Vân để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp cho việc phát triển du lịch và đa dạng hóa, liên kết các loại hình du lịch, vực dậy và thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại và tương lai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài này nguyên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng việc khai thác du lịch tại khu vực Nam Hải Vân, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch tại khu vực Nam Hải Vân , thành phố Đà Nẵng một cách hiệu quả hơn, đem lại nguồn lợi cho thành phố SV: Dương Ngọc Khánh Dung 4 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử thông qua việc xây dựng các địa điểm du lịch sinh thái trên cơ sở đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường tự nhiên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận về du lịch, sản phẩm du lịch và du lịch tại khu vực Nam Hải Vân. Tìm hiểu thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch tại khu vực Nam Hải Vân, thành phố Đà Nẵng. Đề xuất một số giải pháp để phát triển và khai thác hiệu quả du lịch tại khu vực Nam Hải Vân, thành phố Đà Nẵng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là thực trạng, giải pháp phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân , quân Liên Chiểu, TP Đà Nẵng 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: tìm hiểu thực trạng, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, định hướng chiến lược cho việc phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân, thành phố Đà Nẵng. Không gian: đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi khu vực Nam Hải Vân, thành phố Đà Nẵng. Thời gian: Hiện trạng khai thác phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn năm 2015 đến năm 2017, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân trong thời gian tới. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Để hoàn thành tốt đề tài này, tác giả đã tiếp cận nhiều nguồn tư liệu,tài liệu khác nhau và kể cả các trang web điện tử. Ngoài ra còn thông qua các sách báo, những bài viết liên quan đến du lịch sinh thái, các phương tiện trền thông, internet. Tư liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, các bài viết trong các sách, báo, tạp chí, các văn bản ban hành liên quan đến du lịch sinh thái SV: Dương Ngọc Khánh Dung 5 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử Tư liệu điền dã: Đây là nguồn tư liệu quan trọng góp phần rất lớn vào sự thành công của đề tài. Nguồn tư liệu được thu thập qua quá trình gặp gỡ sở ban ngành, lãnh đạo địa phương... Thông qua việc tiếp xúc thực tế, tác giải có được cái nhìn chính xác, sâu sắc hơn về các vấn đề liên quan đến đề tài. Thông tin điện tử: + http://www.vietbao.vn + http://vietnamnet.vn + http://m.baomoi.com.vn + http://m.danangxanh.vn + http://webdanang.com 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp khảo sát thực tế Đây được xem là phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Bởi thông qua đề tài này, các số liệu, thông tin thu thập được có phần chính xác hơn, thuyết phục hơn. Đồng thời, có thể kiểm tra lại tính xác thực của tài liệu đã nghiên cứu. 5.2.2. Phương pháp thu thập, điều tra và xử lí số liệu Để hoàn thành đề tài thì tất yếu phải cần đến nhiều nguồn tư liệu từ các ban ngành có liên quan. Do đó phải thu thập, tổng hợp, lựa chọn nguồn tư liệu phù hợp nhất cần cho nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở đó cần tiến hành phân tích để tìm ra tính toàn vẹn, phát hiện mối quan hệ giữa các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Bên cạnh đó, các số liệu, tư liệu thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau và mức độ dài ngắn cũng không giống nhau. Vì thế các tư liệu cần được thống kê, xử lý có khoa học để phục vụ hiệu quả nhất cho quá trình nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về mặt khoa học Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu có hệ thống loại hình du lịch sinh thái tại khu vực Nam Hải Vân, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. 6.2. Về mặt thực tiễn SV: Dương Ngọc Khánh Dung 6 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử Kết quả của đề tài là một trong những cơ sở giúp các nhà làm du lịch nhìn nhận một cách chính xác, từ đó có những chính sách đầu tư, khai thác hợp lý. Qua đó nhằm mang lại cho người dân sở tại và du khách một thông điệp về ý thức bảo tồn các giá trị môi trường tự nhiên. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu,kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, bố cục khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn Chương 2: Tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch tại khu vực Nam Hải Vân, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại khu vực Nam Hải Vân, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. SV: Dương Ngọc Khánh Dung 7 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử CHƯƠNG 1 NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm về du lịch 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa. Dưới con mắt của Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên” (Lời của học giả Guer Freuler trong cuốn Nhập môn Khoa học Du lịch, Xuất bản Đại học Quốc Gia, năm 2000). Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff thì “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ” (Lời của học giả Hienziker và Kraff trong cuốn Nhập môn Khoa học Du lịch, Xuất bản Đại học Quốc Gia, năm 2000). (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận) . Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara-Edmod đưa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián SV: Dương Ngọc Khánh Dung 8 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.” Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…” Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ”. Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh: Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch. (Theo các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa in, xuất bản lần đầu tiên năm 2005). Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ SV: Dương Ngọc Khánh Dung 9 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; cố thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế. (Theo các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa in, xuất bản lần đầu tiên năm 2005). Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch ở Việt Nam, theo đó: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” 1.1.1.2. Tài nguyên du lịch Tài nguyên là phần của khối dự trữ có thể sử dụng trong những điều kiện kinh tế, xã hội và công nghệ nhất định. Tài nguyên là một dạng thức có sẵn để cung cấp cho các nhu cầu của con người. (Theo giáo trình Tài nguyên khí hậu, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, năm 2000). Tài nguyên, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái đất và không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. (Theo giáo trình Tài nguyên và môi trường Du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000). Tài nguyên du lịch là các đối tượng tự nhiên, văn hóa - lịch sử đã bị biến đổi ở những mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên thiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến điểm du lịch, đô thị du lịch. (Theo Luật du lịch Việt Nam, được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI năm 2005). Như vậy, tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển du lịch, thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch cao bấy nhiêu. Tài nguyên trên đất nước ta được SV: Dương Ngọc Khánh Dung 10 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử mệnh danh là rừng vàng biển bạc, nhưng khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự đầu tư, quy hoạch và cả vấn đề con người. 1.1.1.3. Loại hình du lịch Loại hình du lịch được hiểu là tập hợp các các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khác hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó. Dựa vào các tiêu chí và cách thức khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình khác nhau. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây. Phân chia theo môi trường tự nhiên: + Du lịch thiên nhiên + Du lịch văn hóa Phân loại theo mục đích chuyến đi: + Du lịch tham quan + Du lịch giải trí + Du lịch nghĩ dưỡng + Du lịch khám phá + Du lịch thể thao + Du lịch lễ hội + Du lịch tôn giáo + Du lịch nghiên cứu, học tập + Du lịch hội nghị + Du lịch thể thao kết hợp + Du lịch chữa bệnh SV: Dương Ngọc Khánh Dung 11 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử + Du lịch tham thân + Du lịch kinh doanh Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: + Du lịch quốc tế + Du lịch nội địa + Du lịch quốc gia Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: + Du lịch miền biển + Du lịch núi + Du lịch đô thị + Du lịch thôn quê Phân loại theo phương tiện giao thông: + Du lịch xe đạp + Du lịch ô tô + Du lịch bằng tàu hoả + Du lịch bằng tàu thuỷ + Du lịch máy bay Phân loại theo loại hình lưu trú: + Khách sạn + Nhà trọ thanh niên + Camping + Bungalow + Làng du lịch Phân loại theo lứa tuổi du lịch: + Du lịch thiếu niên + Du lịch thanh niên SV: Dương Ngọc Khánh Dung 12 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử + Du lịch trung niên +Du lịch người cao tuổi Phân loại theo độ dài chuyến đi: + Du lịch ngắn ngày + Du lịch dài ngày Phân loại theo hình thức tổ chức: + Du lịch tập thể + Du lịch cá thể + Du lịch gia đình Phân loại theo phương thức hợp đồng: + Du lịch trọn gói + Du lịch từng phần 1.1.1.4. Điểm du lịch “Điểm du lịch” là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. (Theo Luật du lịch Việt Nam, được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI năm 2005). Vậy điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút du khách. Phân loại điểm du lịch : Điểm du lịch thiên nhiên : gồm những điểm du lịch mà hoạt động chủ yếu của nó chủ yếu vào việc khai thác các giá trị tài nguyên thiên nhiên. Các vùng có nguồn tài nguyên này người ta xây dựng các trung tâm điều dưỡng và thể thao. (Ví dụ : Các khu du lịch ở Đà Lạt, Tam Đảo, Ba Vì…) Điểm du lịch văn hóa : bao gồm các điểm du lịch dựa trên các giá trị văn hóa. (Ví dụ : Các trung tâm lịch sử, trung tâm khoa học, trung tâm nghệ thuật, trung tâm tôn giáo…) Điểm du lịch đô thị : gồm các điểm du lịch mà ở đó chủ yếu phát triển các loại hình du lịch liên quan đến nhân tố kinh tế và chính trị. Đó là các đô thị, trung tâm SV: Dương Ngọc Khánh Dung 13 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử kinh tế của thế giới, quốc gia hay khu vực. (Ví dụ : New York, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…) Điều kiện và nhân tố để trở thành điểm du lịch : Phải có những điều kiện tài nguyên đa dạng, phong phú, độc đáo và có sức hấp dẫn đối với du khách. Điều này có nghĩa là điểm đó có thể có nguồn nước khoáng có giá trị chữa bệnh, có thế giới động vật hoang dã phong phú, có nơi nghỉ ngơi, có nơi trú chân, có bãi tắm đẹp, có hang động kỳ vĩ…Những vùng núi hoặc bán sơn địa có khả năng đáp ứng điều kiện này một cách tốt nhất. Phải đảm bảo điều kiện vệ sinh cần thiết. Phải được xây dựng tốt có lối đi lại thuận tiện và luôn được duy trì tốt. Phải có cơ sở lưu trú khách sạn, motel, nhà nghỉ, bungalow, camping… Phải có cửa hàng và các điểm bán hàng, đặc biệt là hàng thực phẩm. Trong một chuyến đi, khách du lịch thường quan tâm tới nhiều yếu tố như: vận chuyển, lưu trú, ãn uống, mua sắm, tham quan... Trong các yếu tố đó, vấn đề được khách du lịch đặc biệt quan tâm là tại điểm đến đố cố cái gì để cho họ tham quan, thưởng thức và hoạt động theo đúng ý thích của họ. Khách đến một nơi nào đố không phải với mục đích chính là ngủ, đi lại bằng một phương tiện nào đó mà chủ yếu là để cỏ cảm giác mới do các điểm du lịch mang lại. Cần hiểu rằng, điểm du lịch rất quan trọng đối với quyết định đi du lịch của khách du lịch, nhưng chi tiêu của khách du lịch tại các điểm du lịch thường chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi tiêu của khách du lịch trong một chuyến du lịch. 1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch Phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm xấu ảnh hưởng đến cảnh quan, xã hội, kinh tế. Để thực hiện được điều đó du lịch đưa ra một số nguyên tắc hoạt động: Về môi trường : Sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường - yếu tố cốt lõi trong phát triển du lịch. SV: Dương Ngọc Khánh Dung 14 Lớp: 14CVNH Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử Duy trì các quá trình diển thể sinh thái cần thiết và hổ trợ bảo tồn di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học. Về xã hội : Tôn trọng và bảo về tính xác thực của vuawn hóa xã hội và di sản. Tôn trọng các giá trị truyền thống. Góp phần tăng thêm sự hiểu biết và tôn trọng đối với các nền văn hóa khác. Về kinh tế : Đảm bảo lợi ích kinh thế thiết thực và lâu dài cho các bộ phận tham gia vào hoạt động du lịch. Đảm bảo phân bổ lợi ích kinh tế một cách đồng đều bao gồm cả các dịch vụ xã hội. Góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm. Để thực hiện được điều này, trách nhiệm được đặc lên vai của tất cả các bộ phận tham gia vào hoạt động du lịch: Chính phủ, nhà quản lý, các doanh nghiệp, nhân viên , cộng đồng và du khách. 1.1.3. Vai trò của hoạt động du lịch Thứ nhất, về mặt kinh tế : Hoạt động du lịch tham gia tích cực vào qúa trình tạo nên thu nhập quốc dân( sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật…) làm tăng tổng sản phẩm quốc nội. giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch quốc tế được hiệu quả hơn. Hoạt động du lịch tham gia tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. SV: Dương Ngọc Khánh Dung 15 Lớp: 14CVNH
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan