Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại làng phung – làng kép xã i...

Tài liệu Khóa luận thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại làng phung – làng kép xã ia mơ nông huyện chư pah tỉnh gia lai

.PDF
73
399
134

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Sau khi thu nhập tài liệu và tìm hiểu, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều phía cá nhân, đơn vị. Dù gặp một số khó khăn song đến nay, bài khóa luận của tôi đã hoàn thành. Đầu tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến Th.S Tăng Chánh Tín – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, theo sát tôi trong suốt quá trình để hoàn thành khóa luận. Tôi xin đƣợc gửi lời chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa Lịch Sử, phòng học liệu và các thầy cô bộ môn trong khoa đã tận tình chỉ bảo tôi tránh đƣợc những sai sót và có sự bổ sung cho bài khóa luận hoàn thành. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các ông bà, cô chú, anh chị của UBND xã Ia Mơ Nông, huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tìm kiếm, thu thập tài liệu cho bài khóa luận. Bài khóa luận của tôi đƣợc làm trong thời gian có hạn, nguồn tƣ liệu, số lƣợng chƣa thực sự đầy đủ và đáp ứng yêu cầu của những ngƣời tham khảo nên bài khóa luận của tôi còn nhiều thiếu sót và hạn chế.Rất mong nhận đƣợc sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô để bài khóa luận của tôi đƣợc hoàn chỉnh hơn và có thể rút kinh nghiệm cho bài khóa luận của các khóa học sau. Đà Nẵng, ngày 25 tháng 04 năm 2018 Sinh Viên Dƣơng Thị Thanh Phƣơng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................3 4. Đối tƣợng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu ........................................................5 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................5 5. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................5 6. Nguồn tƣ liệu và Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................6 6.1. Nguồn tƣ liệu ..........................................................................................................6 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................6 7. Bố cục đề tài ...............................................................................................................7 CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ XÃ IA MƠ NÔNG, HUYỆN CHƢ PAH, TỈNH GIA LAI. ...........................................................8 1.1.Cơ sở lý luận chung .................................................................................................8 1.1.1Khái niệm du lịch ...................................................................................................8 1.1.1.1.Tài nguyên du lịch .............................................................................................10 1.1.1.2. Loại hình du lịch ...............................................................................................11 1.1.2. Du lịch cộng đồng...............................................................................................14 1.1.2.1. Khái niệm Du lịch cộng đồng ...........................................................................14 1.1.2.2. Nguyên tắc của du lịch cộng đồng ...................................................................16 1.1.2.3 Đặc trưng của Du lịch cộng đồng .....................................................................16 1.1.2.4 Vai trò của việc phát triển du lịch cộng đồng ...................................................18 1.1.2.5 Mục tiêu của du lịch cộng đồng ........................................................................19 1.2. Tổng quan về xã Ia Mơ Nông, huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai ..........................20 1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ..........................................................................20 1.2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................20 1.2.1.2. Địa hình, địa mạo, khí hậu ...............................................................................20 1.2.1.3. Tài nguyên du lịch ............................................................................................21 1.2.2. Lược sử hình thành và phát triển ......................................................................22 1.2.3. Đặc điểm văn hóa, dân cư ..................................................................................23 1.2.4. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................................24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG LÀNG PHUNG – LÀNG KÉP, XÃ IA MƠ NÔNG, HUYỆN CHƢ PAH, TỈNH GIA LAI........................................................................................25 2.1. Khái quát về du lịch cộng đồng làng Phung – làng Kép ..................................25 2.1.1. Cơ sở hình thành du lịch cộng đồng tại làng Phung – làng Kép .....................25 2.1.1.1 Lịch sử hình thành dân tộc Jrai ......................................................................25 2.1.1.2 Đặc điểm văn hóa của người Jrai....................................................................26 2.1.1.3 Đặc điểm kinh tế của người Jrai .....................................................................30 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................31 2.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại làng Phung – làng Kép, xã Ia Mơ Nông, huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai ..........................................................................32 2.2.1. Số lượng, thành phần khách du lịch .................................................................32 2.2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch .........................................................................33 2.2.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch .................................34 2.2.4. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ du khách ............................................34 2.2.5. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch .......................................................................35 2.2.6. Hệ thống các chính sách hỗ trợ của địa phương ..............................................36 2.3. Tác động của việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng Phung – làng Kép, xã Ia Mơ Nông, huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai ...............................................................37 2.3.1. Tác động về kinh tế .............................................................................................37 2.3.2. Tác động về văn hóa – xã hội.............................................................................38 2.3.3. Tác động về môi trường .....................................................................................39 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG PHUNG - LÀNG KÉP, XÃ IA MƠ NÔNG, HUYỆN CHƢ PAH, TỈNH GIA LAI. .......................................................................42 3.1.Cơ sở đề ra các giải pháp ......................................................................................42 3.1.1. Quan điểm, xu hướng phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới và ở Việt Nam ...............................................................................................................................42 3.1.2. Ý kiến phản hồi của du khách .........................................................................466 3.1.3. Nguyện vọng, đề xuất của cộng đồng địa phương ............................................48 3.2. Một số giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng tại làng Phung – làng Kép. .......................................................................................................................................49 3.2.1. Giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng .............................49 3.2.2. Giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch .................................................................................................................................51 3.2.3. Giải pháp đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cơ bản cho người dân .............54 3.2.4. Giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng các loại dịch vụ du lịch ...............56 3.2.5. Giải pháp về quảng bá, tuyên truyền xúc tiến du lịch ......................................58 KẾT LUẬN ..................................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển và đƣợc xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, có tiềm năng phát triển lớn, đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Du lịch đã và đang phát triển với nhiều loại hình khác nhau nhằm tạo ra những sản phẩm mới, tốt, phù hợp với nhu cầu thiết yếu của xã hội và thời đại. Hiện nay, du lịch cộng đồng ngày càng đƣợc khách du lịch quan tâm hơn, bằng cách phát huy các giá trị truyền thống của địa phƣơng, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ và ứng phó với những tác động của môi trƣờng. Tại Việt Nam Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch đầy tiềm năng.Hiện nay, loại hình du lịch cộng đồng đang đƣợc phát triển rộng rãi ở Việt Nam.Trong số những địa phƣơng có tiềm năng lớn huyện Chƣ Pah cũng nhƣ tỉnh Gia Lai đã và đang có những bƣớc phát triển loại hình du lịch này góp phần làm cho du lịch tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ hơn. Là một tỉnh Bắc Tây Nguyên phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và phía Tây giáp Campuchia với 90 km đƣờng biên giới Gia Lai là đầu mối giao thông quan trọng nối Tây Nguyên với các tỉnh khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ. Gia Lai còn đƣợc biết đến là vùng đất cổ xƣa, di chỉ khảo cổ Biển Hồ là minh chứng cho quá trình hình thành, định cƣ lâu dài của ngƣời bản địa trên vùng đất cao nguyên hùng vĩ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Gia Lai vẫn giữ cho mình nền văn hóa truyền thống đặc trƣng, đa dạng thể hiện qua tôn giáo đa thần (Tô Tem), chế độ mẫu hệ của ngƣời bản địa… Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong đó có Gia Lai đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, cồng chiêng Tây Nguyên đã vƣợt ra khỏi biên giới quốc gia, từ đó thế giới biết đến một không gian văn hóa cồng chiêng gắn bó với ngƣời dân Tây Nguyên trọn một vòng đời từ Lễ thổi tai cho đứa bé mới chào đời đến Lễ trƣởng thành và kết thúc là Lễ Bỏ mả. Ngoài ra trong 1 các lễ hội mừng lúa mới, đâm trâu..cũng không thể thiếu tiếng cồng tiếng chiêng, những nhịp xoang, ché rƣợu cần, ánh lửa bập bùng giữa núi rừng đại ngàn. Gia Lai có ƣu thế về phát triển du lịch cộng đồng với sự đa dạng văn hóa của 34 dân tộc sinh sống, chiếm khoảng 48% tổng dân số toàn tỉnh, đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của 2 dân tộc Jrai và Bahnar. Khai thác những tiềm năng về Du lịch cộng đồng trong những năm gần đây Gia Lai đã và đang phát triển mạnh mẽ du lịch cộng đồng tại các làng đồng bào thiểu số nhằm bảo tồn phát huy cũng nhƣ phát triển du lịch bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay có một số địa chỉ du lịch bản địa thu hút khách đến với Gia Lai nhƣ Làng Đak Pdram(huyện Đak Đoa) Làng Ốp (TP.Pleiku); làng Stơr (huyện Kbang), làng Đê K’Tu (huyện Mang Yang),… Và làng Phung – Làng kép ( huyện Chƣ Pah) là một trong những làng đi đầu trong việc phát triển mô hình du lịch cộng động đến với văn hóa bản địa này đã làm thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây về kinh tế. xã hội, văn hóa, nâng cao đời sống tuy nhiên, thực tiễn phát triển Du lịch cộng đồng còn nảy sinh những bất cập, tạo nên những tác động của việc phát triển du lịch cộng đồng tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì lí do đó mà tôi chọn đề tài “ Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại làng Phung – làng Kép xã Ia Mơ Nông huyện Chư Pah tỉnh Gia Lai” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu đƣợc thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại làng Phung – làng Kép xã Ia Mơ Nông huyện Chƣ Pah tỉnh Gia Lai. - Nghiên cứu các ảnh hƣởng của hoạt động du lịch cộng đồng tại làng Phung – làng Kép, xã Ia Mơ Nông, huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai lên đời sống , sinh hoạt, kinh tế - xã hội, văn hóa của đồng bào Jarai. - Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch tại làng Phung – làng Kép, xã Ia Mơ Nông, huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai. 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới du licḥ c ộng đồ ng đã đƣơc ̣ hin ̀ h thành , lan rộng và t ạo ra sƣ̣ phong phú , đa dạng cho các l oại hình du lịch từ thâp ̣ kỷ 80 và 90 của thế kỷ trƣớc tại các nƣớc trong khu vƣc ̣ châu Phi , châu Ú c, châu Mỹ La Tinh, Du lịch cộng đồng đƣợc phát triể n thông qua các tổ chƣ́c phi chin ́ h ph ủ, Hội thiên nhiên Thế giớ i. Du lic ̣h d ựa vào cộng đồng bắt đầu phát triển mạnh ở các nƣớc châu Á , trong đó có các nƣớc trong khu vƣc ̣ ASEAN : Indonesia, Philipin, Thái Lan; các nƣớc khu vực khác : Ấn Đ ộ, Nepal, Đài Loan. Ở Việt Nam, khái niệm Du lịch cộng đồng đã xuất hiện từ năm 1997, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Du lịch cộng đồng trong đó cũng có những công trình nghiên cứu về du lịch dựa vào cộng đồng thực hiện chủ yếu với loại hình du lịch sinh thái từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX đ ến nay, với thể loại các bài báo, các báo cáo khoa học trong các hội thảo. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam phải kể đến nhƣ: Tuyển tập Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam” năm 1999. Vấn đề phát triển du lịch dựa vào cộng đồng lần đầu tiên đƣợc đƣa ra tại hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển Du lịch cộng đồng Việt Nam – 2003 tổ chức tại Hà Nội đã xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hoá , thiên nhiên bền vững , nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế ”. Sau đó đã đƣợc nhiều tỉnh thành nghiên cứu áp dụng thành công nhƣ: loại hình du lịch ở nhà dân (homestay) ở bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), Sapa (Lào Cai), Du lịch cộng đồng ở đảo Cát Bà (Hải Phòng). Ở miền Trung, đã có Thừa Thiên Huế với loại hình “homestay” ở làng cổ Phƣớc Tích; du lịch “Làng bản” tại thôn Dõi- huyện Nam Đông, hay tại Quảng Nam “Mô hình du lịch cộng đồng” tại thành phố Hội An. 3 Năm 2007, Chi Cục Kiểm lâm Hòa Bình, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn đã xây dựng và thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển Du lịch cộng đồng trong khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông và khu vực lân cận”. Trong 2 tài liệu có liên quan là “Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng” và “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”(2002NXB Giáo dục) do PGS.TS Phạm Trung Lƣơng (chủ biên) đã khẳng định cần thu hút 5 Cộng đồng địa phƣơng vào các hoạt động du lịch và chia sẻ những lợi ích từ hoạt động du lịch với Cộng đồng địa phƣơng trong một số nguyên tắc phát triển du lịch bền vững nói chung. TS. Võ Quế trong cuốn “Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng”(2006, NXB KHKT)đã hệ thống cơ sở lý luận cho Du lịch cộng đồng và nghiên cứu các mô hình phát triển du lịch cộng đồng một số quốc gia trên thế giới. Tác giả Bùi Thị Hải Yến - chủ biên trong cuốn “Du lịch cộng đồng - 2012” (2012, NXB Giáo dục) đã hệ thống cơ sở lý luận Du lịch cộng đồng, đƣa ra các mô hình kinh nghiệm về phát triển Du lịch cộng đồng tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, bên cạnh đó tác giả cũng đã hoàn thiện cơ sở lý thuyết cho việc lập kế hoạch phát triển Du lịch cộng đồng. Một số tác giả có các công trình nghiên cứu nhƣ “Nghiên cứu các mô hình Du lịch cộng đồng ở Việt Nam” của Th.S Bùi Thanh Hƣơng và Th.SNguyễn Đức Hoa Cƣơng năm 2007 về việc phát huy các thế mạnh về Du lịch cộng đồng cùng với phát triển rộng rãi hơn việc phát triển mô hình DLCĐ ở Việt Nam. Đối với Gia Lai, là một tỉnh miền núi biên giới có tỷ lệ ngƣời thiểu số khá cao, trên 43% dân số với nhiều phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa đang đƣợc bảo tồn, đặc biệt không gian văn hóa cồng chiêng đƣợc UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể của nhân loại; và thiên nhiên còn ƣu đãi cho Gia Lai nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và hoang dã. Những tiềm năng đó đã và đang thu hút đƣợc sự quan tâm của thế giới đến Gia Lai nhiều hơn. Điều đó đƣợc thể hiện qua các bài nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoàng 4 “Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai”, trong luận văn Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Tấn Thành “ Nghiên cứu phát triển sinh thái tỉnh Gia Lai đến năm 2020” hay tại hội thảo “Tiềm năng và phát triển du lịch tỉnh Gia Lai năm 2016” cũng đề cập đến việc phát huy các thế mạnh về Du lịch cộng đồng … Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, tôi đã mạnh dạn chọn loại hình du lịch cộng đồng tại làng Phung – làng Kép để làm đối tƣợng nghiên cứu với mong muốn mang lại một cái nhìn cụ thể, xác thực hơn về loại hình du lịch đầy tiềm năng này. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại làng Phung – làng Kép, xã Ia Mơ Nông, huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai và những ảnh hƣởng của việc phát triển du lịch cộng đồng lên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại làng Phung – làng Kép, xã Ia Mơ Nông, huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai. - Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại làng Phung – làng Kép, xã Ia Mơ Nông, huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai và ảnh hƣởng của tới đời sống của đồng bào Jarai từ năm 2010 đến năm 2017. 5. Đóng góp của đề tài “Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịchcộng đồng tại làng Phung – làng Kép, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai” là một đề tài có tính thực tiễn cao, phù hợp trong điều kiện phát triển hiện nay của tỉnh khi du lịch đang bắt đầu tạo sự quan tâm của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Đề tài này hỗ trợ những kiến thức về lĩnh vực du lịch cộng đồng, thực trạng tình hình du lịch của làng và giải pháp thiết thực cho công tác quy hoạch và kinh doanh du lịch. 5 6. Nguồn tƣ liệu và Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nguồn tư liệu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này nhóm chúng tôi sử dụng chủ yếu các nguồn tƣ sau: - Tài liệu thành văn + Sách chuyên ngành + Các bài viết trong sách báo + Khóa luận tốt nghiệp Tài liệu điền dã: Đây là nguồntài liệu đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên thành công của đề tài. Thông qua việc tìm hiểu thực tế chúng tôi đã có cái nhìn chính xác và chân thực hơn những lý thuyết có trên tài liệu. Bài viết trên các trang web điện tử + www.baomoi.com + www.tailieu.vn +http://sgtt.vn/oldweb/cacsobaotruoc/413_17/p25_dulichcuoituan.htm, +http://thuvienphapluat.vn/archive/Luat-du-lich-2005-44-2005-QH11- vb2659.aspx 6.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu liên quan đến đề tài.Từ đó chúng tôi khái quát hóa, mô hình hóa các tƣ liệu có đƣợc để trình bày các vấn đề một cách thuyết phục và tốt nhất. Phƣơng pháp thực địa : Đây là phƣơng pháp mang tính thực tiễn cao và chủ động trong việc nghiên cứu đề tài, phƣơng pháp này giúp chúng tôi kiểm tra, đối chứng sự chính xác của các nguồn thông tin. Đồng thời đánh giá đúng tiềm năng du lịch tại làng Phung – làng Kép, xã Ia Mơ Nông, huyện Chƣ Pah để có những định hƣớng phát triển du lịch mang tầm chiến lƣợc . 6 Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn: Quá trình nghiên cứu đề tài rất cần những ý kiến đóng góp của ngƣời dân địa phƣơng, khách du lịch, cơ quan quản lý ...Vì vậy chúng tôi chọn phƣơng pháp điều tra nhằm mục đích tổng hợp ý kiến của các bên có liên quan một cách khách quan nhất để đề tài hoàn thiện hơn với hai hình thức: Phỏng vấn trực tiếp hay thông qua phiếu điều tra. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận chung và tổng quan xã Ia Mơ Nông, huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai. Chương 2: Thực trạng hoạt động phát triển loại hình du lịch cộng đồng làng Phung – làng Kép, xã Ia Mơ Nông, huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng tại làng Phung – làng Kép, xã Ia Mơ Nông, huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ XÃ IA MƠ NÔNG, HUYỆN CHƢ PAH, TỈNH GIA LAI. 1.1. Cơ sở lý luận chung 1.1.1 Khái niệm du lịch Du lịch là một ngành công nghiệp không khói và ngày càng trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia. Du lịch đóng góp một phần không nhỏ trong sự nền kinh tế quốc dân và thúc đẩy sự phát triển và liên kết các ngành nghề lại tạo nên sự phát triển về kinh tế - xã hội với nhau. Du lịch là một ngành kinh tế co định hƣớng. Có rất nhiều khái niệm đƣợc đƣa ra về du lịch: Du lịch (Tourism) đƣợc xuất hiện sớm nhất trong từ điển Oxford xuất bản năm 1811 ở Anh“ Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”.Sự giải trí ở đây chính là động cơ chính của du lịch [2]. Hoạt động du lịch trên thế giới hình thành từ rất sớm, từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ phong kiến, rồi đến cận đại và hiện đại. Hoạt động kinh doanh du lịch cũng dần đƣợc phát triển và ngày càng đƣợc nâng cao lên cả về cơ sở vật chất kỹ thuật đến các điều kiện về ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí,…Ngày nay, hoạt động du lịch đã mang tính toàn cầu, du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân các nƣớc kinh tế phát triển.Du lịch cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá đúng mức sống của dân cƣ nƣớc đó.Và vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch. Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…” Theo Tổ chức Du lịch Thế giới ( Word Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiể, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thưu giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi 8 trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.” Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con ngƣời trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của ngƣời du lịch và bản thân ngƣời làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những ngƣời nghiên cứu và những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực này. Định nghĩa về du lịch tại hội nghị Liên Hợp Quốc diễn ra tại Roma – Italia (21/08-05/09/1963) các chuyên gia đƣa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp cấc mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.” Hay đối với các nhà du lịch Trung Quốc: Hoạt động du lịch là tổng hàng loạt quan hệ và hiện tƣợng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện. Ở những góc độ khác nhau thì định nghĩa về du lịch rất khác nhau: Góc độ thay đổi về không gian của du khách: “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.” Góc độ kinh tế “ Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, có hoặc không có các hoạt động chữa bệnh, thể thao nghiên cứ khoa học và các nhu cầu khác”. Ở Việt Nam, du lịch là lĩnh vực còn khá mới mẻ, và đang trên đà phát triển nở rộ nhƣng chỉ mới đƣợc nghiên cứu từ đầu thập niên 50 của thế kỉ XX, xong đã thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt, xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức du lịch ở Việt Nam ra đời. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức khác nhau ở những góc độ nhìn nhận khác nhau khái niệm du lịch cũng còn nhiều điểm chƣa thống nhất. Từ điển Bách khoa toàn thƣ Việt Nam (1966), du lịch đƣợc hiểu trên hai nghĩa: 9 Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dƣỡng sức, tham quan tích cực của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch đƣợc xem xét ở góc độ cầu, góc độ ngƣời đi du lịch. Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó gợp phần làm tăng thêm tình yêu đất nƣớc, đối với ngƣời nƣớc ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch đƣợc xem xét ở góc độ một ngành kinh tế. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) đã nêu khái niệm về du lịch ở Việt Nam, theo đó: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[34]. Qua đây, ta có thể thấy đƣợc “Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp.Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.” 1.1.1.1.Tài nguyên du lịch Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lƣợng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con ngƣời có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có những đặc điểm giống những loại tài nguyên nói chung, song có một đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của Ngành du lịch. Tài nguyên đƣợc phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con ngƣời và xã hội. “Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch”[21]. 10 Tại điều 10 của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999) “ Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành nên các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”. Tài nguyên du lịch đƣợc xem là tiền đề để phát triển du lịch, thực tế cho thấy tài nguyên du lịch càng phong phú càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch cao bấy nhiêu. Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố liên quan đến các điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con ngƣời tạo dựng nên. Các yếu tố này luôn luôn tồn tại và gắn liền với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội đặc thù của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia, tạo nên những điểm đặc sắc cho mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia đó.Khi các yếu tố này đƣợc phát hiện, đƣợc khai thác và sử dụug cho mục đích phát triển du lịch thì có áng sẽ trở thành tài nguyên du lịch. Đất nƣớc ta đƣợc mệnh danh là rừng vàng biển bạc, có thể nói đƣợc nguồn tài nguyên dồi dào của nƣớc ta, nhƣng khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả hay không còn phải phụ thuộc rất nhiều vào sự đầu tƣ, các dự án khai thác, quy hoạch, phát triển và con ngƣời. 1.1.1.2. Loại hình du lịch Loại hình du lịch đƣợc hiểu là tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn nhu cầu, động cơ du lịch tƣơng tự, hoặc đƣợc bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức nhƣ nhau hoặc đƣợc xếp chung theo một mức giá bán nào đó. Dựa vào các tiêu chí và cách thức khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình khác nhau. Hiện nay, đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dƣới đây. Phân loại chia theo môi trƣờng tự nhiên: + Du lịch thiên nhiên + Du lịch văn hóa 11 Phân loại theo mục đích chuyến đi: + Du lịch tham quan + Du lịch giải trú + Du lịch nghỉ dƣỡng + Du lịch khám phá + Du lịch thể thao + Du lịch lễ hội + Du lịch tôn giáo + Du lịch nghiên cứu, học tập + Du lịch hội nghị + Du lịch thể thao kết hợp + Du lịch chữa bệnh + Du lịch tham thân + Du lịch kinh doanh Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: + Du lịch quốc tế + Du lịch nội địa + Du lịch quốc gia Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: + Du lịch miền biển + Du lịch núi + Du lịch đô thị + Du lịch thôn quê Phân loại theo phƣơng tiện giao thông: + Du lịch xe đạp 12 + Du lịch ô tô + Du lịch bằng tàu hỏa + Du lịch bằng tàu thủy + Du lịch máy bay Phân loại theo loại hình lƣu trú: + Khách sạn + Camping + Bungaloue + Làng du lịch Phân loại theo lứa tuổi du lịch: + Du lịch thiếu niên + Du lịch thanh niên + Du lịch trung niên + Du lịch ngƣời cao tuổi Phân loại theo độ dài chuyến đi: + Du lịch ngắn ngày + Du lịch dài ngày Phân loại theo hình thức tập thể: + Du lịch tập thể + Du lịch cá thể + Du lịch gia đình Phân loại theo phƣơng thức hợp đồng: + Du lịch trọn gói + Du lịch từng phần 13 1.1.2. Du lịch cộng đồng 1.1.2.1. Khái niệm Du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng là một thuật ngữ phát sinh từ các thuật ngữ có trƣớc nhƣ “du lịch nông thôn”, “du lịch làng”, vốn là những mô hình phát triển kinh tế nông thôn. Do nhu cầu ngày càng tăng về sự tham gia hiệu quả của cộng đồng vào những mô hình phát triển kinh tế nông thôn. Do nhu cầu ngày càng tăng về sự tham gia hiệu quả của cộng đồng vào những mô hình phát triển du lịch nông thôn nói trên, thuật ngữ “ Du lịch cộng đồng” bắt đầu phát triển. Hiện giờ Du lịch cộng đồng đã trở thành một thuật ngữ căn bản trong từ vựng chuyên ngành của du lịch và quy hoạch phát triển. Cộng đồng (Community): Một cộng đồng có thể đƣợc định nghĩa là “một nhóm người có chung một đặc điểm, thường theo tiêu chí về địa lý”.Vì mục đích phát triển du lịch, “cộng đồng” đƣợc áp dụng chủ yếu để nới về cộng đồng ở nông thôn, thành thị riêng biệt hoặc cộng đồng có kết nối về di sản hoặc văn hóa. Dựa vào (Based): nhằm nhấn mạnh du lịch phát triển có nền tảng chắc chắn, dựa vào chính nguồn lực của cộng đồng. Cộng đồng có vai trò nhƣ sau: - Các thành viên trong cộng đồng đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định, xây dƣng, triển khai và quản lý các hoạt động du lịch. - Cộng đồng với tƣ cách là một khối tập thể đƣợc coi là một yếu tố quan trọng (nếu không nói là chủ chốt) có sức hấp dẫn và các hoạt động du lịch. Du lịch: Du lịch là hoạt động chính đƣợc các cộng đồng dựa vào để tạo ra những thay đổi về kinh tế xã hội và thậm chí về văn hóa hoặc môi trƣờng. Trong bối cảnh của Du lịch cộng đồng, du lịch cần đƣợc hiểu theo nghĩa đủ rộng là bao gồm sự giải trí, nghỉ ngơi trong ngày, học hỏi, giáo dục, từ thiện và tình nguyện. Du lịch sau cùng là một lọai hình kinh doanh.Bất kỳ một chƣơng trình du lịch nào cũng không thể thiếu tính khả thi về kinh tế. Cũng giống nhƣ Du lịch thì Du lịch cộng đồng cũng có những khái niệm khác nhau và có những quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về du lịch cộng đồng. Theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997) thì du lịch cộng đồng là "phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội.Du lịch 14 cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ"[8]. Ý tƣởng đằng sau vế "dựa vào cộng đồng" của chiến lƣợc môi trƣờng là tạo cơ hội trao quyền cho cộng đồng, tăng cƣờng sự tham gia của họ trong việc ra quyết định, nhƣng cũng chỉ đơn giản là những điều này sẽ khuyến khích sự tham gia từ bản thân cộng đồng. Du lịch cộng đồng thƣờng đƣợc khởi xƣớng là mục tiêu cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế địa phƣơng. Bên cạnh đó, có những lý do khác để cộng đồng theo đuổi Du lịch cộng đồng nhƣ bảo tồn văn hóa và môi trƣờng cũng nhƣ có những lợi ích phát triển khác mà Du lịch cộng đồng mang lại nhƣ nâng cao năng lực quản lí địa phƣơng, tạo lập nguồn vốn xã hội. Có thể nói phát triển Du lịch cộng đồng là một quá trình đúng hơn là một sản phẩm.Tuy nhiên, sự bền vững về mặt kinh tế sau cùng lại có chính là bảo tồn nguồn tài nguyên một cách bền vững. Những dự án du lịch không đảm bảo đƣợc tính bền vững kinh tế sẽ có nguy cơ thất bại bởi lẽ những dự án này không bảo tồn bền vững đƣợc nguồn tài nguyên của địa phƣơng. Nhƣ vậy, có thể nhận định “Du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội của địa phương có dự án” Du lịch cộng đồng đƣợc định nghĩa tại Khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.” Du lịch cộng đồng đƣợc định nghĩa đúng nhất phải là một quá trình, chứ không phải là một loại hình sản phẩm du lịch đặc biệt. Quá trình “Chiến lược Cộng đồng” đảm bảo sao cho các cộng đồng địa phƣơng có thể tích cực tham gia quy hoạch và quản lí du lịch để du lịch trở thành một phƣơng tiện và dựa vào đó có thể tiếp tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ du lịch tiêu biểu cho những đặc điểm nổi bật của cộng đồng đó. Những tình huống đƣợc nghiên cứu ở đây sẽ chỉ rõ Du lịch cộng đồng đƣợc áp dụng nhƣ thế nào trong các bối cảnh khác nhau: Tại địa phƣơng đã vốn hoạt động 15 về du lịch, hoặc Du lịch cộng đồng mở đầu cho hoạt động du lịch nhằm làm công cụ phát triển cộng đồng địa phƣơng. 1.1.2.2. Nguyên tắc của du lịch cộng đồng Theo Võ Quế (2006) Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng(Tập 1),NXB Khoa học: cho rằng các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng bao gồm: - Cộng đồng đƣợc quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tƣ và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng. - Phù hợp với khả năng của cộng đồng. - Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng - Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hoá. - Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng đồng cần phải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững: - Sử dụng tối ƣu nguồn môi trƣờng, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái đƣợc thừa hƣởng. - Khía cạnh xác thực nền văn hoá - xã hội của cộng đồng địa phƣơng, đảm bảo họ đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trí truyền thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu biết và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau. - Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế - xã hội đến tất cả những ngƣời có liên quan nhằm phân bổ công bằng. 1.1.2.3 Đặc trưng của Du lịch cộng đồng a. Các đối tác tham gia - Chính quyền địa phƣơng là đơn vị có trách nhiệm quản lí chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn địa phƣơng đƣa ra các phƣơng án chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng qua các năm hoặc có thể là chính quyền thuộc các cấp khác nhau đảm bảo cho mô hình Du lịch cộng đồng tại địa phƣơng hoạt động hiệu quả nhất, chẳng hạn nhƣ đề ra các chính sách, hỗ trợ hạ tầng, cấp giấy phép cho khách nƣớc ngoài… ; 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan