Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Khóa luận tốt nghiệp kế toán công nợ phải thu và phải trả tại công ty tnhh thươn...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kế toán công nợ phải thu và phải trả tại công ty tnhh thương mại và du lịch gia minh

.PDF
65
1
51

Mô tả:

lOMoARcPSD|15978022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU VÀ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH GIA MINH Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Hữu Quy Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Út Vy Mã số sinh viên: 60137632 Khánh Hòa – Tháng 5/2022 1 lOMoARcPSD|15978022 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận: “Kế toán công nợ phải thu và phải trả tại công ty TNHH Thương mại và Du lịch Gia Minh” là công trình nghiên cứu của riêng em. Toàn bộ tài liệu đã được sự cho phép của công ty Gia Minh. Ngoài ra, các tài liệu hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu đã được trích dẫn nguồn gốc theo quy định. Em xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài trước Nhà trường. Khánh Hòa, ngày 20 tháng 5 năm 2022 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Út Vy 2 lOMoARcPSD|15978022 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn toàn thể giảng viên trường Đại học Nha Trang đã quan tâm, dạy dỗ chỉ bảo tận tình cho em. Trải qua suốt 4 năm học tập tại trường em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm từ các bạn và thầy cô trong trường em rất biết ơn về điều đó. Để có thể hoàn thiện được bài khóa luận này thì em xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng kế toán cũng như các phòng ban khác đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Tuy thời gian thực tập không dài, nhưng trong 3 tháng thực tập em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế, hệ thống lại các kiến thức đã học tập tại trường. Được làm trong môi trường làm việc thực tiễn, học hỏi được nhiều điều bổ ích. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi sự thiếu xót. Em mong thầy cô sẽ chỉ bảo đóng góp ý kiến tạo điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức cho em để phục vụ cho công tác thực tế sau này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô và các anh chị tại công ty TNHH Thương mại và Du lịch Gia Minh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! 3 lOMoARcPSD|15978022 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bất cứ ngành nghề nào cũng đều bao gồm nhiều mối quan hệ kinh tế liên quan đến thanh toán như: thanh toán cho nhà nước, thanh toán cho cán bộ nhân viên, thanh toán cho nhà cung cấp, cho người mua,... Nhưng chiếm mật độ thường xuyên nhất là quan hệ thanh toán với người mua hàng và nhà cung cấp. Các nghiệp vụ liên quan đến quan hệ này thường xuyên diễn ra cũng như hình thức thanh toán và phương thức thanh toán cũng ảnh hưởng nhiều đến việc ghi chép của kế toán lại thường xuyên biến đổi. Với những thay đổi liên tục trong quan hệ thanh toán với người bán và người mua ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy trách nhiệm của kế toán cũng cao hơn, kế toán không chỉ chịu trách nhiệm ghi chép mà còn phải chịu trách nhiệm thu hồi nhanh các khoản nợ và phải hạn chế những rủi ro trong thanh toán. Trong quá trình thực tập tại công ty em thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa đó nên em đã quyết định chọn đề tài “ Kế toán công nợ phải thu và phải trả tại công ty TNHH Thương Mại và Du lịch Gia Minh”. 2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu - Tìm hiểu về công tác kế toán công nợ phải thu, phải trả tại công ty TNHH Thương Mại và Du lịch Gia Minh. - Đưa ra những nhận xét về thực tế công tác kế toán công nợ phải thu, phải trả tại công ty, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán phải thu và phải trả tại công ty nhầm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “ Kế toán công nợ phải thu và phải trả tạo công ty TNHH Thương Mại và Du lịch Gia Minh”, các chứng từ liên quan đến phải thu và phải trả của tháng 5 năm 2022 và các thông tin khác liên quan đến công ty TNHH Thương mại và Du lịch Gia Minh. 3. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về kế toán các khoản phải thu khách hàng, khoản tạm ứng, phải trả cho nhà cung cấp, phải trả cho người lao động, thuế và các khoản phải nộp nhà nước. - Các nghiệp vụ, sổ sách, chứng từ phát sinh được lấy từ tháng 5 năm 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập thông tin từ giáo trình, chuẩn mực, thông tư kế toán nhằm hệ thống lại cơ sở lý luận về kế toán 8 lOMoARcPSD|15978022 công nợ cũng như đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. - Phương pháp thống kê mô tả: Từ các số liệu thô ban đầu, kết hợp với kiến thức tài chính để lập các bảng biểu nhằm làm rõ mọi biến động. - Phương pháp phỏng vấn: Tiếp cận thực tế tại công ty, trực tiếp liên hệ với nhân viên kế toán của công ty để nắm thông tin được rõ hơn. 5. Nội dung và kết cấu Đề tài bao gồm 3 nội dung chính như sau:  Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ các khoản phải thu và phải trả.  Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ các khoản phải thu và phải trả tại công ty TNHH Thương mại và Du lịch Gia Minh.  Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ phải thu và phải trả tại công ty TNHH Thương mại và Du lịch Gia Minh. 6. Những đóng góp của đề tài Phân tích chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục trong công tác kế toán tại công ty Gia Minh nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ nói chung. Đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ các khoản phải thu và phải trả tại công ty TNHH Thương mại và Du lịch Gia Minh. 9 lOMoARcPSD|15978022 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ 1. Những vấn đề chung về kế toán công nợ 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm Kế toán công nợ là một phần hành kế toán quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của một doanh nghiệp, liên quan đến các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. 1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán  Kế toán công nợ của nghiệp vụ phải thu - Phải tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác rõ ràng các nghiệp vụ phải thu theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán. - Mở sổ chi tiết theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu, thường xuyên đôn đốc kiểm tra thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. - Cuối tháng kế toán cần kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thu và lập biên bản đối chiếu công nợ.  Kế toán công nợ của nghiệp vụ phải trả - Kế toán phải tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác rõ ràng các nghiệp vụ phải trả theo từng đối tượng. - Mở sổ chi tiết theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải trả và từng lần thanh toán. 1.2. Kế toán phải thu khách hàng 1.2.1. Khái niệm Phản ánh khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm hàng hóa, bất động sản, TSCĐ. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khôis lượng công tác XDCB đã hoàn thành. 1.2.2. Chứng từ - Hóa đơn bán hàng; - Phiếu chi (chi hộ khách hàng); - Phiếu thu (thu tiền hoặc nhận tièn ứng trước); - Biên bản bù trừ công nợ... 1.2.3. Tài khoản sử dụng 10 lOMoARcPSD|15978022 Kế toán sử dụng tài khoản 131 – Phải thu khách hàng để theo dõi khoản nợ phải thu của khách hàng TK 131 – Phải thu khách hàng - Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính; - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). -Số tiền khách hàng đã trả nợ - Doanh thu số đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT ) - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng - Số tiền giảm giá cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại - Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua. - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam) Số tiền còn phải thu của khách hàng Sơ đồ 1.2.1: Kết cấu của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “ Tài sản” và bên “ Nguồn vốn”. 1.2.4. Sơ đồ và phương pháp hạch toán:  Sơ đồ hạch toán: 11 lOMoARcPSD|15978022 TK 131 TK 511 TK 111,112 Doanh thu bán sản phẩm, Khách hàng thanh toán tiền hàng hóa hoặc ứng trước TK 152,153,156,611 TK 33311 Khách hàng thanh toán nợ bằng hàng tồn kho Thuế GTGT (nếu có) TK 515 TK 1331 TK 331 Bù trừ nợ với người bán (cùng một đối tượng khách hàng) TK 2293 Doanh thu từ hoạt đồng tài chính Nợ khó đòi xử lý xóa sổ TK 642 TK 711 Phần chưa lập dự phòng TK 635 Thu nhập do thanh lý nhượng bán TSCĐ Chiết khấu thanh toán chưa thu tiền TK 511 Chiết khấu thương mại, giảm TK 33311 giá hàng bán, hàng bán bị trả lại Thuế GTGT (nếu TK 33311 12 lOMoARcPSD|15978022 có Thuế GTGT (nếu có) Sơ 1.2.2: pháp Sơ đồhạch hạchtoán: toán các khoản phải thu khách hàng  đồ Phương (1) Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ chưa thu được ngay bằng tiền (kể các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bênn giao ủy thác), kế toán ghi nhận doanh thu, ghi: a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng ngay khi ghi nhận doanh thu ( kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi: Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế) Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. (2) Kế toán hàng bán bị khách hàng trả lại: Nợ TK 5213 – Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế) Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, chi tiết cho từng loại thuế) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (3) Kế toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán: a) Trường hợp số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đã ghi ngay trên hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã trừ chiết khấu, giảm giá (ghi nhận theo doanh thu thuần) và không phản ánh riêng số chiết khấu, giảm giá; b) Trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thể hiện số tiền chiét khấu thương mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện để được hưởng 13 lOMoARcPSD|15978022 hoặc chưa trừ chiết khấu (doanh thu gộp). Sau thời điểm ghi nhận riêng khoản chiết khấu giảm giá để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu gộp, ghi: Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211,5212) (giá chưa có thuế) Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế của hàng giảm giá , chiết khấu thương mại) Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng số tiền giảm giá). (4) Số chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn quy định, trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng, ghi: Nợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán) Có TK 131 – Phải thu của khách hàng. (5) Nhận được tiền do khách hàng trả (kể cả tiền lãi của số nợ - nếu có), nhận tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, ghi: Nợ TK 111,112,... Có TK 131 – Phải thu của khách hàng Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi). (6) Phương pháp kế toán các khoản phải thu của nhà thầu đối với khách hàng liên quan đến hợp đồng xây dựng: a) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch: - Khi kết qur thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành (không phải hóa đơn) do nhà thầu tự xác định, ghi: Nợ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi: Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng Có TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311). 14 lOMoARcPSD|15978022 b) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, căn cứ vào hóa đơn, ghi: Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp ( 33311). c) Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi: Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311). d) Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay các bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (như sự chậm trễ, sai sót của khách hàng và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng), ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 511 – Thuế GTGT phải nộp (33311). e) Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi: Nợ các TK 111,112,... Có TK 131 – Phải thu của khách hàng. (7) Trường hợp khách hàng không thanh toán bằng tiền mà thanh toán bằng hàng (theo phương thức hàng đổi hàng), căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hóa nhận trao đổi (tính theo giá trị hợp lý ghi trong Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng của khách hàng) trừ vào số nợ phải thu của khách hàng, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ Nợ TK 156 – Hàng hóa Nợ TK 611 – Mua hàng (hàng tồn kho kế toán theo phương pháp KKĐK) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 131 – Phải thu của khách hàng 15 lOMoARcPSD|15978022 (8) Trường hợp phát sinh khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được phải xử lý xóa sổ, căn cứ vào biên bản xử lý xóa nợ, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng) Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số chưa lập dự phòng) Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (9) Kế toán khoản phải thu về phí ủy thác tại bên nhận ủy thác xuất nhập khẩu: Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng Có TK 511 – Doanh thu bán hàng cà cung cấp dịch vụ (5113) Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (10) Khi lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. - Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi: Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131). - Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi: Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. 1.3.Kế toán thuế giá trị giá tăng được khấu trừ 1.3.1. Khái niệm Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào bằng (=) Tổng số thuế GTGT ghi trên Hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phí nước ngoài theo quy định của Bộ tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 1.3.2. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT - Tờ khai thuế GTGT 16 lOMoARcPSD|15978022 - Bảng kê Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào Báo cáo thuế GTGT Bảng quyết toán thuế GTGT 1.3.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp. TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ ; - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ; - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá; - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả Sơ đồ 1.3.1: Kết cấu của tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ ” Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. - Tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư. 17 lOMoARcPSD|15978022 1.3.4. Sơ đồ và phương pháp hạch toán:  Sơ đồ hạch toán: TK 111, 112, 331 TK 133 Mua vật tư, TSCĐ TK 111,112,331 Trả lại hàng cho người bán TK 152, 156, 211, 213,... TK 152, 153 TK 111, 112, 331 Mua vật tư hàng hóa dùng ngay TK 621, 627, 641, 642, 241,... TK 111, 112, 331 Mua hàng hóa bán ngay 18 lOMoARcPSD|15978022 TK 632 Sơ đồ 1.3.2: Sơ đồ hạch toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.  Phương pháp hạch toán: (1) Khi mua hàng tồn kho, TSCĐ, BĐSĐT, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 217, 611 (giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331,1332) Có các TK 111,112,331,...(tổng giá thanh toán). (2) Khi mua vật tư, hàng hóa, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 242,....(giá chưa có thuế GTGT0 Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có các TK 111,112,331,... (tổng giá thanh toán) (3) Khi mua hàng hóa giao bán ngay cho khách hàng (không qua nhập kho), nếu thuế GTGT được khấu trừ,ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có các TK 111, 112, 331,... (tổng giá thanh toán). (4) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ: - Kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211 Có TK 331 – Phải trả cho người bán Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào củ hàng nhập khẩu không được khấu trừ) Có TK 3332 – Thuế tiêu thu đặc biệt 19 lOMoARcPSD|15978022 Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu) Có TK 33381 – Thuế Bảo vệ môi trường Có các TK 111,112,... - Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331,1332) Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312) (5) Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém, mất phẩm chất: Căn cứ vào chứng từ, xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 111,112,331 (tổng giá thanh toán) Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá) Có các TK 152, 153, 156, 211,... (giá mua chưa có thuế GTGT) (6) Trường hợp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. a) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, ghi: Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 ( giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào) Có các TK 111, 112, 331,... b) Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (7) Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường, nếu thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được khấu trừ: - Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý,ghi: Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331,1332). - Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tôt chức, cá nhân, ghi: 20 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 Nợ các TK 111,334,... (số thu bồi thường) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu được tính vào chi phí) Có TK 138 – Phải thu khác (1381) Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu xác định được nguyên nhân và có quyết định xử lý ngay). (8) Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ. (9) Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, ghi: Nợ các TK 111, 112,... Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331). 1.4. Kế toán phải thu khác 1.4.1. Khái niệm Phải thu khác là các khoản phải thu không mang tính chất thương mại , gồm những nội dung chủ yếu sau: - Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý; - Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn,... đã được xử lý bắt bồi thường; - Các khoản cho bên khác mượn bằng tài sản phi tiền tệ (nếu cho mượn bằng tiền thì phải kế toán cho vay trên TK 1283); - Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi; - Các khoản chi hộ phải thu hồi, như các khoản bên nhận ủy thác xuất nhập khẩu chi hộ, cho bên giao ủy thác xuất khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bóc vác, các khoản thuế,... - Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, như: Chi phí cổ phần hóa, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa,... - Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính; - Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên. 1.4.2. Chứng từ sử dụng - Giấy báo nợ 21 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 - Phiếu thu - Bảng lương,... 1.4.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 138 – Phải thu khác. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài khoản phải thu (TK 131, 136) và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này. TK 138 – Phải thu khác - Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết - Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay; - Số tiền phải thu về tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động đầu tư tài chính; - Các khoản chi hộ bên thức ba phải thu hồi, các khoản nợ phải thu khác; - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). - Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý; - Kết chuyển các khoản chi phải thu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; - Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác. - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam) Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được. Sơ đồ 1.4.1: Kết cấu của tài khoản 138 “ Phải thu khác ” Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu (trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể). Tài khoản 138 – Phải thu khác, có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý. 22 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 Về nguyên tắc trong mọi trường hợp phát hiện thiếu tài sản, phải truy tìm nguyên nhân và người phạm lỗi để có biện pháp xử lý cụ thể. Chỉ hạch toán vào tài khoản 1381 trường hợp chưa xác định được nguyên nhân về thiếu, mất mát, hư hỏng tài sản của doanh nghiệp phải chờ xử lý. Trường hợp tài sản thiếu đã xác định được nguyên nhân và đã có biên bản xử lý ngay trong kỳ ghi vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 1381. - Tài khoản 1385 – Phải thu về cổ phần hóa: Phản ánh số phải thu về cổ phần hóa mà doanh nghiệp đã chi ra, như: Chi phí cổ phần hóa, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao dộng trong doanh nghiệp cổ phần hóa,... - Tài khoản 1388 – Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của doanh nghiệp ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 133, 136 và TK 1381, 1385, như: Phải thu các khoản cổ tức, lợi nhuận, tiền lãi; Phải thu các khoản phải bồi thường do làm mất tiền, tài sản;... 1.4.4. Sơ đồ và phương pháp hạch toán:  Sơ đồ hạch toán: TK 138 (1381) – Tài sản thiếu chờ xử lý TK 151, 152,153, 154, 155, 156, 157 TK 111, 1388, 334 Giá trị HTK mất mát hao hụt Thu bồi thường cá nhân, tổ chức theo quyết định xử lý về tiền và tài sản mất mát, hao hụt TK 111, 112 TK 632 Tiền mất mát khi kiểm kê chờ xử lý Giá trị HTK mất mát, hao hụt sau khi trừ (-) phần thu bồi thường theo QĐ xử lý được tính vào GVHB TK 811 TK 211 TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý Giá trị còn lại của TSCĐ được tính vào tổn thất của DN TK 214 Hao mòn 23 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 TSCĐ Sơ đồ 1.4.2 (a): Sơ đồ hạch toán tài sản thiếu chờ xử lý TK 138 (1388) – Phải thu khác TK 111, 112 TK 241, 642 Khi thu được các khoản phải thu, nhận được tiền bồi thường của các tổ Các khoản chi không được duyệt phải thu hồi chức, cá nhân TK 211 TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê (nếu có QĐ xử lý ngay ) TK 2293 Số chênh lệch bù đắp bằng DP phải trả khó đòi TK 214 TK 111, 334 HMLK Bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan TK 515 Phải thu LN, cổ tức được chia từ HĐ đầu tư góp vốn TK 642 Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi Được tính vào chi phí SXKD TK 111, 112 Các khoản bên nhận ủy thác XNK thanh toán hộ bên giao TK 3388 ủy thác Thanh toán bù trừ các 24 Downloaded by Quang Quang ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan