Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khóa luận vùng đất tây nguyên giai đoạn 1858 – 1954....

Tài liệu Khóa luận vùng đất tây nguyên giai đoạn 1858 – 1954.

.PDF
78
176
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA LỊCH SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC VÙNG ĐẤT TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1858 -1954 SVTH : NGÔ THỊ QUỲNH CHI LỚP : 14SLS GVHD : TS. TRƯƠNG ANH THUẬN CHUYÊN NGÀNH : SƯ PHẠM LỊCH SỬ ĐÀ NẴNG, NĂM 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình tới Thầy giáo – TS. Trương Anh Thuận người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Trong suốt thời gian thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, em cũng đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo trong Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cùng với sự động viên của gia đình và bạn bè. Chính sự giúp đỡ quý báu đó em mới hoàn thành tốt được khóa luận này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 20 tháng 04 năm 2018 Tác giả Ngô Thị Quỳnh Chi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................1 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................4 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................4 5.1. Nguồn tư liệu ...........................................................................................................4 5.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................4 6. Đóng góp của đề tài. ..................................................................................................5 7. Bố cục của đề tài ........................................................................................................5 NỘI DUNG .....................................................................................................................7 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÂY NGUYÊN VÀ LỊCH SỬ CỦA VÙNG ĐẤT NÀY TRƯỚC NĂM 1858 .............................................................................................7 1.1. Khái quát về vùng đất Tây Nguyên ...................................................................7 1.1.1. Tên gọi ...............................................................................................................7 1.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................7 1.1.3. Dân cư, văn hóa ..............................................................................................10 1.1.4. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................11 1.2. Lược sử vùng đất Tây Nguyên trước năm 1858 .............................................16 1.2.1. Tây Nguyên từ đầu công nguyên đến thế kỉ XV .........................................16 1.2.2. Tây Nguyên từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX ....................................20 Chương 2: LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1858 – 1954 .....23 2.1. Những đoàn truyền giáo và thám hiểm đầu tiên của người phương Tây đặt chân lên Tây Nguyên. ..................................................................................................23 2.2. Thực dân Pháp với quá trình phân chia địa giới hành chính và đặtách cai trị ở Tây Nguyên ...............................................................................................................29 2.3. Quá trìnhra đời của các chi bộ Đảng cộng sản trên vùng đất Tây Nguyên ....32 2.4. Vùng đất Tây Nguyên với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám – 1945 ........40 2.5. Tây Nguyên từ sau Cách mạng tháng Tám – 1945 đến năm 1954 ...................47 2.6. Một số nhận định về lịch sử vùng đất Tây Nguyên giai đoạn 1858 – 1954 .....61 KẾT LUẬN ..................................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................66 PHỤ LỤC ẢNH .............................................................................................................1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến xuất hiện từ khá sớm, là một quốc gia có nền văn hóa, có bề dày về lịch sử, c phong tục tập quán truyền thống độc lập, khác hẳn so với các nước láng giềng trong khu vực cũng như các nước lân cận. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên – địa lí, lịch sử hình thành, các nhà nghiên cứu đã chia đất nước ta thành nhiều vùng văn hóa – lịch sử khác nhau. Trong các vùng văn hóa – lịch sử đó, vùng đất Tây Nguyên được đánh giá là một trong những khu vực có lịch sử thuần Việt và mang những nét đặc thù riêng biệt nhất. Vùng đất Tây Nguyênmột thời gian được gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh xếp theo vị trí địa lí từ bắc xuống nam từ Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông cho đến Lâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ ngày nay. Thời Việt Nam Cộng hòa, nơi đây được gọi là Cao nguyên Trung phần. Hiện nay đôi khi được gọi là Cao nguyên Trung bộ. Trước đó, thời kì Bảo Đại làm Quốc trưởng, vùng đất này còn được hưởng quy chế riêng là vùng Hoàng triều Cương thổ. Tây Nguyên là một cao nguyên nhưng địa hình khá bằng phẳng, thắng cảnh thiên nhiên không nhiều. Các điểm tham quan còn hoang sơ, thiếu tiện nghi nhưng bù lại vùng đất này còn nguyên sơ, còn niềm vui của sự khám phá nhất là những di chỉ, di tích lịch sử. Nếu người Việt, người Chàm, Khmer đã tiếp thu nền văn minh Trung Hoa, Ấn Độ thì ở Tây Nguyên rừng già dày đặc đã giữ các dân tộc thiểu số duy trì được nếp sống văn hóa bản địa cổ đại Đông Nam Á. Đến Tây Nguyên để thấy nhà sàn, nhà rông, cái gùi, cái khố, chày cối giã gạo bằng gỗ, tục ăn trầu, sùng bái cây đa, cây gạo, ... phảng phất hình ảnh người Việt cổ thời Hùng Vương. Lịch sử Việt Nam trải qua hàng ngàn năm với những dấu ấn riêng biệt gắn với từng vùng miền trên dải đất hình chữ S. Qua lịch sử phát triển vùng đất Tây Nguyên mang trong mình yếu tố độc đáo riêng biệt. Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, nơi đây là địa bàn cư trú và sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa hay Chân Lạp nhằm cướp bóc nô lệ. 1 Trong xu hướng phát triển nghiên cứu lịch sử theo hướng đan xen như hiện nay thì việc tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Tây Nguyên là một vấn đề cấp thiết. Xây dựng, bảo tồn và phát huy sự gắn kết, gắn bó xích lại gần nhau, kéo gần sợi dây khoảng cách giữa 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước ta hơn. Để góp phần xây dựng và gắn kết tình đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc với nhau, lưu giữ các giá trị lịch sử không để mai một cùng với mong muốn làm quen với nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiệm vụ của một sinh viên tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Vùng đất Tây Nguyên giai đoạn 1858 – 1954” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp. Với mục tiêu nhằm dựng lại bức tranh lịch sử một cách chân thật nhất về lịch sử vùng đất Tây Nguyên giai đoạn 1858 – 1954, một trong những giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước ta. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay có rất ít cuốn sách, bài viết, tác phẩm, đề tài khoa học và các công trình nghiên cứu của các học giả nghiên cứu đề cập đến Tây Nguyên nói chung cũng như các tỉnh khu vực Tây Nguyên nói riêng trong giai đoạn 1858 – 1954. Trước hết phải kể đến công trình “POTAO, Một lí thuyết về quyền lực ở những người JORAI Đông Dương” của tác giả người nước ngoài Jacques Dourner. Nó đã trở thành một công trình kinh điển, không chỉ để cắt nghĩa Potao, cũng không chỉ giúp ta hiểu một cách cơ bản người Gia Rai và xã hội Gia Rai, mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu Tây Nguyên nói chung, trong tất cả chiều sâu lịch sử văn hóa của nó. Thứ hai là công trình “Tây Nguyên ngày ấy – Hồi kí Tây Nguyên” của tác giả Lê Cao Đài đã đề cập đến cuộc sống và chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên ngày ấy, hòa mình trong cuộc chiến ác liệt, người bác sĩ chiến binh ngày càng có nhiều sáng tạo trong công tác, sinh hoạt và chiến đấu. Thứ ba là công trình “Thử tìm lại dấu vết người Việt trên đất Lâm Đồng” của tác giả Nguyễn Hữu Tranh đã tập trung khai thác tìm hiểu về dấu vết của người Việt trên vùng đất Lâm Đồng và đã trả lời được câu hỏi ấy rằng đã có người Việt sinh sống trên mảnh đất này trong thời kì trước đó cho đến khi được người Pháp tìm ra. Thứ tư là công trình “Ngày xưa Langbian ... Đà Lạt” của nhiếp ảnh gia – nhà văn Tam Thái lần đầu tiên đã công bố trên 200 bức ảnh sưu tầm về cao nguyên Langbian từ những thập niên đầu của thế kỉ XX một vẻ đẹp hoang sơ nhưng rất đỗi hào hùng. 2 Công trình “Miền đất huyền ảo” của tác giả Jacques Dourner đã làm bật lên chân dung từng dân tộc sống trên mảnh đất Tây Nguyên, tác giả đã khéo léo với những bài ký sự mắt thấy tai nghe hay ghi qua lời kể của những già làng ở Đông Nam Tây Nguyên sống hiếu khách và thuận hòa, thích giao lưu, người Srê cao nguyên Kon Tum hướng ngoại và dễ bị nền văn minh bên ngoài tác động, người Ê Đê ở vùng Đồng Nai và cao nguyên Đắk Lắk thì ham học hỏi , ... Nó như những đoạn phim tài liệu quý báu cho việc tìm hiểu về lịch sử và con người nơi đây. Nhân kỉ niệm 123 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 19/05/2013), nhân dịp khánh thành Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Gia Lai (09/12/2012) đồng thời thực hiện chỉ thị 03/CT-TW, ngày 14/05/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhóm tác giả Đỗ Hoàng Linh, Nguyễn Văn Dương và Lường Thị Lan đã sưu tầm, biên soạn cuốn sách “Bác Hồ với Tây Nguyên”. Cuốn sách là một tập hợp có chọn lọc các bài viết, bài nói của Bác về đồng báo các dân tộc Tây Nguyên và những hồi kí của những người con Tây Nguyên với nhiều kỉ niệm đáng nhớ về giây phút được ở bên Hồ Chủ tịch, qua đó thể hiện tình cảm của Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng như tình cảm chân thành, sâu sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây với Bác Hồ. Cùng với đó là tác phẩm “Đất và Người Tây Nguyên” do nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn phát hành năm 2007 là một công trình lớn, nhà văn nhà báo Đỗ Thị Phận đã tái hiện lịch lịch vùng đất Tây Nguyên trong một thời gian dài, lãnh thổ này chỉ có những nhóm người dân bản địa cư trú chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Cuốn sách là tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà khảo cổ học, ... viết về Tây Nguyên. Các bài viết tập trung nghiên cứu những vấn đề về lịch sử, văn hóa, xã hội của vùng lãnh thổ Tây Nguyên, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Bên cạch đó còn có một số bài viết khác có đề cập đến sự tác động của quá trình thực dân đến các tỉnh khu vực Tây Nguyên qua từng giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn 1858 – 1854 được đăng trên các trang mạng điện tử. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm bước đầu tìm hiểu và khôi phục bức tranh toàn cảnh về lịch sử vùng đất Tây Nguyên giai đoạn 1858 – 1954, qua đó, đưa ra một số nhận định, đánh giá về diễn biến lịch sử của Tây Nguyên trong giai đoạn 3 này. Đồng thời, cung cấp thêm một công trình khoa học nữa để góp phần nghiên cứu lịch sử Tây Nguyên từ nguồn gốc đến ngày nay một cách toàn diện hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lịch sử của vùng đất Tây Nguyên, bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: khu vực Tây Nguyên, sắp xếp từ Bắc xuống Nam theo thứ tự gồm : Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Về thời gian: từ năm 1858 đến năm 1954. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi chủ yếu dựa vào các nguồn tư liệu sau: Các tư liệu thành văn: sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp, bài giảng lịch sử địa phương, bài viết, sách báo, tạp chí, văn bản có liên quan đến lịch sử vùng đất Tây Nguyên (1858 – 1954) cũng như lịch sử của 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Tiến hành công tác điều tra điền dã thực tế, trực tiếp chứng kiến, tham gia vào các quy trình thực nghiệm bản sắc văn hóa và tìm hiểu lịch sử cũng như các cuộc khảo sát thực tế của các nhà khoa học. Trò chuyện trực tiếp với người dân địa phương, đặc biệt là những nhân chứng sống hoặc những người già làng, cán bộ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi chủ yếu sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chủ đạo của sử học là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, tác giả công trình còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp thống kê: Trong quá trình tìm kiếm và sưu tầm tài liệu từ những nguồn khác nhau nên cần được sắp xếp và hệ thống lại một cách khoa học sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhất. 4 Phương pháp quan sát khoa học: Là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống nhất đễ thu nhập thông tin về đối tượng nghiên cứu của đề tài. Phương pháp điền dã: Trực tiếp xuống địa bàn để thu nhập thông tin, tham gia, tân mắt chứng kiến sự tác động của lịch sử đối với vùng đất Tây Nguyên trong giai đoạn 1858 – 1954. Nhằm lấy số liệu, thông tin phục vụ cho việc trình bày, đồng thời kiểm nghiệm độ chính xác, để kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Phương pháp này rất quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác của đề tài. Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi cho những người dân trên địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyên, những người chứng kiến, nhân chứng lịch sử, cán bộ văn hóa và đặc biệt là những người cao tuổi để thu nhập thêm thông tin. Phương pháp chuyên gia: Tận dụng những ý kiến của lãnh đạo, chính quyền, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử - văn hóa để thu thập thêm thông tin là hết sức thiệt thực và bổ ích phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Từ đó xem xét, nhìn nhận, phân tích, đánh giá đối tượng. Vận dụng phương pháp này có thể rút ngắn được quá trình điều tra phức tạp, đồng thời bổ sung cho phương pháp điều tra cộng đồng. 6. Đóng góp của đề tài. Mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vùng đất Tây Nguyên, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống, khái quát về sự hình thành và phát triển lịch sử nơi đây. Nên với công trình này, tôi muốn tái hiện lại bức tranh lịch sử của 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng một cách chân thật, toàn diện và đầy đủ nhất. Công trình nghiên cứu này sẽ góp phần giúp độc giả biết đến, hình dung, nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan và chính xác vai trò lịch sử của vùng đất mang trong mình vị trí chiến lược quan trọng như Tây Nguyên. Đồng thời giúp giới trẻ nhận thấy được giá trị của sự đoàn kết các dân tộc thiểu số trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như gắn kết gần hơn tình đoàn kết giữa các dân tộc với nhau. Thông qua việc nghiên cứu đê tài vùng đất Tây Nguyên giai đoạn 1858 – 1954, tôi hi vọng sẽ góp thêm tư liệu cho những người đam mê nghiên cứu về giá trị lịch sử văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng người dân tộc thiểu số sinh sống trên vùng đất Tây Nguyên qua bao đời nay. 7. Bố cục của đề tài 5 Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được cấu trúc thành 2 chương: Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÂY NGUYÊN VÀ LỊCH SỬ CỦA VÙNG ĐẤT NÀY TRƯỚC NĂM 1858 Chương 2: LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1858 – 1954 6 NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÂY NGUYÊN VÀ LỊCH SỬ CỦA VÙNG ĐẤT NÀY TRƯỚC NĂM 1858 1.1. Khái quát về vùng đất Tây Nguyên 1.1.1. Tên gọi Chúng ta biết đến Tây Nguyên với tư cách là một vùng đất có bề dày về lịch sử, văn hóa, trải qua các thời kì lịch sử, với các thể chế chính trị xã hội khác nhau. Trong bài viết “Tây Nguyên xưa và nay”, tác giả Nguyễn Đình Tư cho rằng địa danh Tây Nguyên được biết đến từ năm 1960, khi Hiến pháp 1959 của Việt Nam Cộng hòa được công bố, trong đó,khi đề cập đến điều khoản về khu tự trị của các sắc tộc thiểu số, tên gọi Tây Nguyên được nhắc nhở đến. Trước đó, dưới thời trị vì của vương triều Nguyễn, vùng đất này thuộc về châuThượng Nguyên, bao gồm Thủy Xá, Hỏa Xá là vùng đất cư trú của người Ê đê, Gia Rai, Ba Na và là một phần Tây Nguyên hiện nay. Đến thời thuộc Pháp, vùng đất này chưa có tên gọi riêng mà chỉ là đơn vị hành chính trực thuộc Khâm sứ Trung Kì, nên có tên gọi là Cao nguyên Trung Kì. Ngoài ra, người Pháp còn gọi nơi này là Les Hauts Plateaux du Sub, tức là cao nguyên miền Nam. Tiếp theo chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp (09/03/1945) đã đổi tên đơn vị hành chính cấp Kì thành cấp Bộ. Từ đó, vùng đất này được gọi với tên gọi là Cao nguyên Trung Bộ.Khi chính thể Quốc gia Việt Nam được thành lập (1948), Quốc trưởng Bảo Đại đã đổi tên đơn vị hành chính cấp Bộ thành cấp Phần. Riêng khu vực cao nguyên được tách ra và được hưởng quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều cương thổ. Tại vùng này thì Quốc trưởng Bảo Đại vẫn giữ vai trò là hoàng đế. Đến năm 1955, chính phủ của Ngô Đình Diệm chấm dứt chế độ Bảo Đại và thành lập nên nền Đệ nhất Công hòa. Hoàng triều cương thổ được sáp nhập vào Trung phần và được gọi với tên gọi mới là Cao Nguyên Trung phần. Tên gọi này được chế độ Việt Nam Cộng hòa sử dụng mãi cho đến năm 1975, trước khi được đổi gọi là Tây Nguyên như ngày nay. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Nằm giữa bán đảo Đông Dương, Tây Nguyên là một vùng đất rộng lớn ở tây nam Trung Bộ. Đây là một trong những khu vực chiến lược có vai trò cực kì quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh – quốc phòng của cả nước. Không chỉ có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với nước ta, trong lịch sử, Tây Nguyên cũng từng thể hiện vai trò “địa 7 chính trị, địa quân sự” đối với hai quốc gia láng giềng nằm trên bán đảo Trung Ấn, khi được mệnh danh là “nóc nhà của bán đảo Đông Dương” [23, tr.16] Hiện nay, Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Phía Bắc Tây Nguyên nối với dãy Trường Sơn hùng vĩ giáp với tỉnh Quảng Nam.Phía Nam nối liền các tỉnh ven biển Trung Trung Bộ. Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và hai nước láng giềng là Lào và Campu chia. Tây Nguyên nằm ở độ cao trung bình 1000 m so với mực nước biển. Về diện tích, địa hình và thổ nhưỡng, Tây Nguyên có diện tích tự nhiên khoảng 56082 km2, chiếm 16,2% diện tích cả nước. Địa hình Tây Nguyên chủ yếu là rừng, núi, cao nguyên, xen kẽ những thung lũng. Núi ở Tây Nguyên không phải một dải liên tục liền nhau mà tạo thành những khối phân cắt. Phần Bắc Tây Nguyên làtỉnh Kon Tum, có nhiều núi cao và rừng rậm, phân bố tập trung ở khu vực Bắc và Đông Bắc, chiếm 2/5 diện tích toàn tỉnh. Ngọn núi cao nhất nằm trên địa phận tỉnh Kon Tum là núi Ngọc Linh (2 598m), ở phíatây nam tỉnh Kon Tum còn có dãy Ngọc Kring, Ngọc Rinh Rua, Chư Mon Ray và dãy Ngọc Nà Ay ở phía Đông Nam. Phía Bắc tỉnh Gia Lai có những dãy núi cao trên 1000 m, tuy nhiên, vùng trung tâm cao nguyên, từ phía Nam tỉnh Gia Lai đến phía Bắc tỉnh Đắk Lắk thì lại không có ngọn núi nào cao đáng kể. Phía Nam Tây Nguyên, từ phía Nam tỉnh Đắk Lắk đến Lâm Đồng có nhiều dãy núi lớn với độ cao trên dưới 2000 m.Chiếm một phần lớn diện tích của Tây Nguyên là các cao nguyên, có độ cao từ 400 m đến trên 1000 m, trải ra như những bậc thềm cao thấp kế nhau, bao gồm Cao nguyên Kon Plông (nằm giữa 2 dãy núi An Khế và Ngọc Linh), cao nguyên Kon Tum, cao nguyên Đắk Lắk, cao nguyên Lang Biang và cao nguyên Di Linh. Đan xen các vùng núi cao và cao nguyên là những thung lũng dọc lưu vực sông Đắk Bla, Pô Cô, Sa Thầy (Kon Tum), sông Ba, Ayun Pa có diện tích 4 000 km2. Hầu hết các sông và thung lũng thường nhỏ, hẹp, nhưng có phù sa bồi đắp hàng năm, là nguồn tưới tiêu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và phục vụ đời sống nhân dân.Tây Nguyên có tài nguyên đất phong phú, giàu chất dinh dưỡng. Đây là đặc điểm nổi bật so với các vùng lãnh thổ khác của cả nước. Đất đai vùng Tây Nguyên gồm 8 loại đất chính, nhưng nhiều nhất vẫn là đất đỏ bazan, trải rộng từ phía Tây Kon Tum đến các cao nguyên Plây Cu, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Đây là loại đất rất thích hợp với việc trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, bông, mía, cây ăn quả và phát triển gia súc [23, tr.27]. 8 Về khí hậu, Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây Nguyên ( Đắk Lắk và Đắk Nông) và Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Nhưng nhìn chung đều có chung một tính chất, đó là nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên nền nhiệt độ ở Tây Nguyên bị hạ thấp đáng kể. Về thủy văn, sông ngòi, địa hình rộng lớn cộng với lượng mưa tập trung vào tháng 6đã tạo cho Tây Nguyên những sắc thái riêng về thủy văn. Đây là nơi bắt nguồn của 28 con sông, thuộc 3 hệ thống sông: sông Đồng Nai, sông Mê Kông và sông Ba. Trong đó có 3 sông chính là Sê San, Sêrêpốc và sông Ba. Nhìn chung, sông suối ở Tây Nguyên thường dốc, bắt nguồn từ các vùng núi cao đổ về hai hướng Đông và Tây. Mùa mưa nước dâng cao, chảy xiết, tạo thành nhiều thác nước vừa có tiềm năng thủy điện lớn vừa là những cảnh đẹp khó tìm như Yaly, Đa Nhim, Đrây Hlinh, Liên Khương... Ngoài hệ thống sông suối, Tây Nguyên còn có nhiều hồ nước lớn với nguồn nước ngầm phong phúnhư hồ Tơ Nưng (Biển Hồ), Plây Nông ở Gia Lai, hồ Lắk ở Đắk Lắk, hồ Xuân Hương ở Đà Lạt [38, tr.39]. Về tài nguyên lâm thổ sản và khoáng sản, bao phủ phần lớn diện tích mặt đất Tây Nguyên là rừng, nhiều nơi diện tích rừng nhiệt đới nguyên sinh còn khá lớn. Rừng có nhiều loại cây gỗ như gỗ gụ màu vàng nâu đỏ, gỗ giáng hương, gỗ chò chỉ, bằng lăng, kà te, trắc, lim, kiền kiền, thông... Rừng cũng có rất nhiều loại cây dược liệu quý hiếm như sâm câu, sâm mít, sâm vừng, sâm bố chính, cát sâm, hồng sâm, thảo năng hùng, ... Ngoài ra, hàng trăm loại cây lấy bột và đủ các chủng loại rau rừng cũng là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào để rừng Tây Nguyên nuôi dưỡng những con người nơi đây [38, tr.45]. Dưới tán lá rừng, sông suối, hồ nước, có hàng trăm loài động vật và loài cá nước ngọt, trong đó có hàng chục loài quý hiếm có tên trong sách Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế như tê giác một sừng, nai đỏ, trâu rừng, voi, bò rừng, hổ, báo, gấu, sóc bay, công, gà tiên mặt đỏ, ... Với diện tích lớn, hệ động thực vật phong phú, rừng Tây Nguyên không những là tài nguyên quý giá của quốc gia, quốc tế mà còn là nơi bảo đảm nguồn gien đa dạng phục vụ đời sống con người hiện tại và lâu dài.Tiềm ẩn trong lòng đất Tây Nguyên có nhiều tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú như than nâu, than bùn, quặng sắt, vàng, đá hoa, đá vôi, quặng bô xít và kim loại màu khác [38, tr.48]. 9 1.1.3. Dân cư, văn hóa Vấn đề dân cư cũng là một điểm đáng lưu ý khi nghiên cứu, tìm hiểu về Tây Nguyên. Trên vùng đất này, cộng đồng các dân tộc thiểu số - chủ nhân của núi rừng đại ngàn, bao gồm Ba Na, Ê đê, Cơ Ho, Xơ Đăng, Mơ Nông... cùng chung sống hài hòa với nhau và có quan hệ mật thiết với người Việt. Theo số liệu thống kê, đầu những năm 60 của thế kỉ XX, dân số các tỉnh Tây Nguyên có khoảng 76 vạn người, trong đó người Kinh chiếm 36% dân số Tây Nguyên thời bấy giờ, 64 % còn lại thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số [38;tr 73].Đến năm 2002, dân số 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng là gần 4,5 triệu người. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 3,5 triệu người, tiếp đến là dân tộc Gia Rai (355.432 người), Ê Đê (233626 người), Ba Na (174134 người), Cơ Ho (133089 người), Tày (92293 người), Xơ Đăng (86910 người), Nùng (84864 người), Mal (33164 người) [35, tr.58]. Người Kinh sống tập trung ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế mới (sau năm 1975). Trong khi đó, các dân tộc bản địa của vùng Tây Nguyên như Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Hrê, Rơ Măm, Ba Na, M’nông, Ê Đê, Cơ Ho, Mạ, Chu Ru phân bố cư trú rộng khắp các Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, cùng định cư và chung sống với các dân tộc khác như Tày, Nùng, Mường... di cư từ phía Bắc vào. Đời sống đơn sơ, giản dị, thật thà, chất phác, thuần hậu, hiếu khách cùng với tâm hồn lạc quan của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên từ lâu đã tạo nên một nền văn hóa phong phú. Tục ngữ, ca dao, dân ca cũng như vốn văn học dân gian được thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu như trường ca “Đam San” “Xinh Nhã”, “Đấm Di”.... của các dân tộc Tây Nguyên đã phản ánh tâm hồn, tình cảm của cư dân nơi đây.Các phong tục tập quán của các dân tộc còn mang nhiều tàn dư nguyên thủy, trong đó có những tập quán tốt như việc tương trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, trong đời sống sinh hoạt. Tất cả những sinh hoạt hội hè, đình đám, ma chay, cưới xin, dựng nhà, dời nhà, ... đều mang tính cộng đồng sâu sắc với sự đóng góp công sức của tất cả mọi người [30, tr.62]. Đời sống tôn giáo tín ngưỡng của đồng bào Tây Nguyên cũng vô cùng phong phú. Các dân tộc tôn sùng và thờ cúng các thần linh mà họ gọi là Giàng (Yàng). Theo họ, Giàng có mọi quyền lực đối với đời sống con người. Có thể ban những phúc lành hay gieo những cơn thịnh nộ nếu như họ làm cho Giàng không vừa ý. 10 Đồng bào Tây Nguyên không những thích thơ ca mà còn thích âm nhạc, vũ đạo. Nhạc cụ có nhiều loại như kèn môi, đàn Tơ rưng, đàn ống tre, đàn bầu dây đồng, ... Trong các nhạc cụ đó, Chiêng là loại mà đồng bào ưa thích nhất, được sử dụng rộng rãi nhất. Tiếng cồng chiêng, đàn Tơrưng, đinh túk, ... trầm bổng réo rắt như tiếng suối xa, tiếng thủ thỉ của gió ngàn. Múa có nhiều điệu, phổ biến nhất là các điệu xoang và khít. Nghệ thuật múa xoang gắn liền với lễ hội đem lại niềm hứng khởi say sưa, hòa đồng sâu sắc. Phụ nữ múa xoang diễn tả công việc lao động hằng ngày. Nam giới múa điệu khít diễn tả công việc lao động thường nhật. Điệu múa rông chinh kết hợp cả hai điệu xoang và khít rất hấp dẫn, lôi cuốn được nhiều người tham gia [42, tr.34]. Nghệ thuật tạo hình trang trí dân gian của người Tây Nguyên cũng rất tinh tế, sáng tạo, có khiếu thẩm mĩ cao, được thể hiện trên vải, đồ đan, nhà mồ và đặc sắc nhất là nhà rông, vừa tạo môi trường không gian hoành tráng, nhân văn những cũng đầy huyền ảo, siêu thực và ấn tượng. Tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên không những động viên cộng đồng lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật, giặc giã, hướng con người tới cái chân – thiện – mĩ, mà còn là tài sản vô giá đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa nước nhà.Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên đã sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phong phú và quý giá, đồng thời hun đúc nên tinh thần đấu tranh bất khuất yêu chuộng hòa bình ... mang đậm sắc thái Tây Nguyên [42, tr.53]. 1.1.4. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội Đặc điểm nổi bật của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là sự phát triển không đều về nhiều mặt, cư trú ở những địa bàn trọng yếu, giàu tiềm năng nhưng đời sống kinh tế - xã hội và trình độ dân trí còn thấp và so với các khu vực khác trong cả nước.Tuy nhiên, trong những đặc trưng chung của khu vực, mỗi dân tộc, mỗi vùng lại có những sắc thái và đặc điểm riêng. Có thể tạm chia vùng Tây Nguyên thành 3 vùng văn hóa, gồmBắc (Kon Tum và khu vực bắc Gia Lai), trung (Nam Gia Lai và Bắc Đắk Lắk) và Nam Tây Nguyên (Nam Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) [42, tr.71]. Hoạt động sản xuất của đồng bào dân tộc Tây Nguyên chủ yếu phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên và trình độ phát triển xã hội còn ở mức thấp. Do trình độ phát triển không đều, nên những hoạt động sản xuất của các dân tộc cũng có những đặc điểm 11 khác nhau. Tuy vậy, có thể khái quát những đặc trưng đối với từng bộ phận kể trên, dựa vào tính thống nhất và đa dạng của mỗi khu vực cư trú khác nhau. Các dân tộc ít người ở những tỉnh phía Nam Tây nguyên đều đã vượt qua giai đoạn kinh tế chiếm đoạt đơn thuần (săn bắt hái lượm) và bước sâu vào giai đoạn kinh tế sản xuất, với một nền nông nghiệp tự cấp tự túc còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên.Nông nghiệp trồng trọt giữ vai trò chủ đạo, với những phương thức canh tác đa dạng. Chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là nuôi trâu. Săn bắt, hái lượm còn giữ một vai trò không kém phần quan trọng trong đời sống hàng ngày đối với các cư dân Tây Nguyên [37, tr.49]. Ở Tây Nguyên, do thiếu nguồn nước nên khó có khả năng làm thủy lợi như ở các tỉnh phía Bắc. Vì vậy, đồng bào các dân tộc thường làm lúa rẫy. Từ những mảnh đất trồng nguyên thủy đã phát triển thành rẫy bằng hay rẫy dốc (diếc, mỉ, hma, apuh, ...). Từ những rẫy đó, họ lại phát triển lên thành những thửa ruộng chờ mưa khá ổn định. Đồng bào thường sử dụng nhiều loại công cụ lao động thủ công, có kỉ thuật cuốc đất để ải qua đông, kỉ thuật làm cỏ kĩ lưỡng như làm vườn trên diện tích đất trồng khá ổn định, có kĩ năng đảm bảo năng suất nhất định và cho phép định cư trong các làng khá quy mô. Ngày nay, do yêu cầu tăng vụ, tăng diện tích, tiến hành khai phá ruộng đồng, tổ chức mạng lưới thủy lợi, nhờ vào biện pháp công nghiệp hay nửa công nghiệp, khuyến khích việc sử dụng phân bón để thâm canh, nên các cánh đồng ruộng nước đã xuất hiện ngày một nhiều trên các cao nguyên. Tuy nhiên, điều đó cũng không ảnh hưởng nhiềuđến việc đánh giá trình độ canh tác cổ truyền của các cư dân bản địa [37, tr.56]. Phần lớn cư dân Tây Nguyên còn làm rẫy bằng và rẫy dốc. Rẫy được sử dụng từ một, hai đến ba, bốn vụ, rồi bỏ hóa 10 – 15 năm cho rừng tái sinh, sau đó tiếp tục canh tác lại. Một gia đình buộc phải luân canh trên một diện tích đất đai rộng gấp 8 – 10 lần diện tích canh tác trong một vụ. Trên những vùng rẫy này, họ đốt, phát, trỉa và thu hoạch như bất cứ cư dân làm rẫy nào ở các vùng khác [30, tr.64]. Công cụ làm rẫy của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên rất đơn giản. Việc canh tác phải tập trung cao sức lao động trong một thời gian ngắn cho kịp thời vụ. Hằng năm, thời gian đó là vào những tháng cuối xuân, đầu hạ sau những tháng nông nhàn của tiết trời đông xuân. Rẫy được bảo vệ bằng hàng rào, có đặt các loại chông, bẫy để 12 chống sự phá hoại của thú rừng. Những công cụ dùng để đuổi chim, thú rất có nghệ thuật, gồm các loại bù nhìn, mõ, cờ, sáo gió, đàn gió, đàn nước bằng tre nứa, lá, gỗ, đá, tạo nên những âm thanh kì lạ để xua đuổi muôn thú đêm, ngày trên rẫy, tạo nên các dàn nhạc tự động thường thấy ở vùng Bắc Tây Nguyên. Phải chăng các nhạc cụ như Klông – pút, Tơ rưng, đàn đá nổi tiếng của Tây Nguyên, đã được phát triển từ yêu cầu bảo vệ nương rẫy. Việc làm cỏ đã được xem trọng. Trước đây, khi thu hoạch, đồng bào chỉ tuốt lúa bằng tay, không sử dụng các công cụ. Họ còn có quan niệm sợ “hồn” lúa đau, nhưng cái chính là do giống lúa dễ rụng hạt [27, tr.42]. Do làm xen canh gối vụ trên đất rẫy, các cư dân ở đây không chỉ trồng riêng lúa, mà còn trồng xen gối các loại cây lương thực khác như vừng, đậu, lạc, bầu bí ... Cộng thêm các rẫy bắp thì thu hoạch của họ có thể đảm bảo được cho người dân đủ nhu cầu về lương thực và các nhu yếu phẩm hằng ngày. Ruộng chờ mưa của người Tây Nguyên là hình thức phát triển của rẫy. Loại ruộng này thường thấy ở những vùng canh tác của người Gianh, Ê Đê, Bang, Mạ, Chơ Ro, ... vẫn được sản xuất theo lối làm rẫy, nhưng với một kĩ thuật cao hơn, nông cụ tiến bộ hơn, thời gian sử dụng đất dài hơn, có khi tới 15 – 20 năm và bỏ hóa ngắn ngày hơn. Công cụ làm đất ở đây chủ yếu là cuốc, với nhiều loại khác nhau, đem lại năng suất cao hơn. Sau vụ thu hoạch, đồng bào cuốc đất hai lớp, phơi ải qua đông. Khi có những trận mưa đầu xuân, họ cày cuốc lại. Đất canh tác được làm sạch cỏ, được san đều và làm tơi nhỏ bằng chiếc bàn san hoặc bừa. Việc chọc lỗ bỏ hạt như lối trỉa trên rẫy được thay thế bằng cách gieo thẳng (sạ giống), không làm mạ. Phương thức chọc lỗ, bỏ hạt của người Gianh, Ê Đê, Mạ không thua kém bất kì phương pháp canh tác nào khi chưa có điều kiện gieo hạt bằng cơ giới [15, tr.28]. Vùng quanh núi Ngọc Linh, nơi cư trú của ngườiXơ Đăng, Giẻ Triêng, Bih,Hrê,Chu Ru, ... từ lâu đồng bào đã biết khai phá ruộng nước bằng cách đắp đập, khai mương đưa nước vào ruộng, với kĩ thuật còn sơ khai. Sau mỗi vụ thu hoạch, đồng bào đốt các chân rạ hay các cây cỏ khô để ải đất qua xuân. Ruộng được người thay trâu quần cho nhuyễn, sau đó dùng cuốc to bản bằng gỗ cuốc các chỗ đầu ruộng, san mặt ruộng cho phẳng rồi cấy mạ hay sạ lúa. Khi thu hoạch, lúa được tuốt bằng tay hoặc bằng liềm. Những hạt lúa rụng mọc lên, người ta lại thu hoạch tiếp. Mặc dù kĩ thuật còn đơn giản, song vẫn cho năng suất cao vì đất đai màu mỡ [39, tr.44]. 13 Do đặc điễm của hình thái canh tác nương rẫy dẫn đến tổ chức xã hội của các dân tộc Tây Nguyên nhỏ hẹp, phân tán, không ổn định. Do du canh du cư và tính chất của hình thức sản xuất này đã phá hoại môi trường sống, và lẽ dĩ nhiên uy hiếp sự sinh tồn của các cư dân trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Từ năm 1975, Đảng và Nhà nước ta đã vận động đồng bào chuyển dần sang làm ruộng để định canh, định cư. Các cư dân vùng cao đang xuống vùng thấp để xây dựng các vùng nông thôn mới. Ở những nơi đã định cư làm ruộng, các hệ thống thủy lợi được củng cố, mở rộng những cánh đồng thâm canh hai vụ. Đồng bào đã sử dụng cày, bừa, liềm, hái, máy nông nghiệp, các loại giống mới, các loại phân bón. Một số nông trường trồng cây công nghiệp ngắn hay dài ngày như chè, cao su, cà phê, bông, ... đã thu hút được đông đảo cư dân. Đó là những thay đổi bước đầu nhưng hết sức quan trọng trong đời sống của các dân tộc ở Tây Nguyên ngày nay. Như các dân tộc ở vùng nhiệt đới gió mùa, không một dân tộc ít người nào ở Tây Nguyên lại không chăn nuôi. Chăn nuôi ở đây chưa tách khỏi trồng trọt. Trong thời kì kháng chiến giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước, đàn gia súc bị giảm sút nghiêm trọng. Ngày nay, những bầy trâu, bò đang phục hồi trở lại. Ở Tây Nguyên, trong lịch sử, ngựa được sử dụng rộng rãi trong chính chiến, săn bắt, vận chuyển hàng hóa, nhưng ngày nay hầu hết đã không còn nữa. Đàn voi cũng bị giảm sút và đe dọa sẽ bị tuyệt chủng. Các loại gia súc như dê, lợn, gà, ... khá đa dạng và phong phú. Phương thức chăn nuôi mang tính tự nhiên. Gia súc chỉ được chăn dắt khi đang vụ mùa sản xuất, còn đều thả rông. Riêng đối với voi được chăm sóc cẩn thận và chu đáo [42, tr.77]. Bên cạnh nông nghiệp, các hình thái kinh tế săn bắt, hái lượm vẫn còn phổ biến, nhưng chiếm vị trí thứ yếu. Săn bắt rất phổ biến ở Tây Nguyên vì không chỉ nhằm mục đích bảo vệ mùa màng, mà còn là sinh hoạt của một xã hội thượng võ. Người M’nông, Xtiêng nổi tiếng gần xa với khả năng săn voi. Người Gianh, Bang lại nổi tiếng với kĩ thuật săn bò tót. Người Xơ Đăng, Giẻ Triêng là bậc thầy về săn các thú ở núi đá voi. Tục đâm trâu cổ truyền tuy nhằm phục vụ lễ nghi nông nghiệp, cầu mong sức khỏe cho gia đình thịnh vượng, cho làng, cho buôn, nhưng trung tâm của buổi lễ là những nghi thức truyền thống mang sắc thái riêng của mỗi dân tộc [27, tr.33]. Nghề thủ công chưa tách khỏi nông nghiệp. Việc trao đổi hàng hóa dã phát triển nhưng chưa tạo ra một lớp thương nhân chuyên nghiệp. Nền knh tế vẫn mang tính chất 14 tự nhiên, tự cung tự cấp là chính. Việc phân công theo giới tính còn khá chặt chẽ. Ở Tây Nguyên, các ngành thủ công tuy kém phong phú, nhưng các ngành chủ yếu như mộc, rèn, đan lát, dệt, gốm, ... cũng có mặt ở hầu khắp các địa phương trên vùng đất này. Đơn vị sản xuất theo nghề thủ công là gia đình. Các làng nghề chuyên nghiệp còn hiếm thấy ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Trong các làng nghề chuyên nghiệp cũng không có người thợ chuyên môn, mà chỉ có những người khéo tay hơn số đông. Tính chất bí truyền thường kèm theo những niềm tin tôn giáo đã hạn chế các ngành nghề lan truyền từ làng này sang làng khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác. Ngoài hình thức trao đổi giữa các làng, ở Tây Nguyên, sau mùa thu hoạch, đồng bào thường tổ chức những thương đoàn đem sản phẩm địa phương xuống các tỉnh đồng bằng hay sang Lào, Campuchia theo những con đường nhất định bằng voi hoặc bằng gùi để bán. Ngược lại, hằng năm, các lái buôn người Việt, người Hoa hay các thương nhân người Lào, Thái Lan đôi khi cả Myanma nữa, đã đến từng làng, mang theo các mặt hàng mà đồng bào ưa thích để đổi lấy sản phẩm địa phương [27, tr.56]. Về thiết chế xã hội, cho đến cuối thiên niên kỉ thứ hai, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên còn ở một trình độ xã hội thấp, thuộc giai đoạn đầu của xã hội có giai cấp với nhiều tàn tích của xã hội nguyên thủy. Ngoài những gốc tích có tính truyền thuyết về Hỏa xá (vua Lửa) và Thủy xá (vua Nước) của người Gia Rai hoặc các “Tơ Rinh” (một sự liên minh giữa các làng do tù trưởng đứng đầu), thì tổ chức xã hội duy nhất là làng (Plây, Kon – cách gọi của người Ba Na, Plơi – cách gọi của người Xơ Đăng, Bôn – cách gọi của người Gia Lai, Plây Tum hay Plây – các hgoij của người Giẻ Triêng) đứng đầu là các chủ làng hay già làng [15, tr.62]. Làng là một tổ chức xã hội có kết cấu chặt chẽ như một khối cộng đồng thống nhất, một đơn vị tụ cư mang dấu ấn của “công xã nông thôn”, có hệ thống tự quản với phương thức vận hành xã hội theo luật tục. Mỗi làng đều có một nhà làng ở giữa làng. Nhà nào trong làng cũng có tục thờ Giàng. Giàng tượng trưng cho công lí tuyệt đối, là nguồn hi vọng, nguồn ai ủi của mọi người. Nhà làng của người Ba Na, Xơ Đăng và Gia Rai gọi là nhà rông. Nhà làng của người Cơ Tu gọi là Gởn. Đó là nơi thờ cúng, tiếp khách và vui chơi chung của dân làng [15, tr.62]. 15 Ở một số dân tộc Tây Nguyên, chế độ mẫu hệ còn giữ một vị trí chủ chốt trong xã hội. Con cái sinh ra đều đặt theo họ mẹ. Khi uống rượu, người được uống trước cũng là phụ nữ. Khi hỏi cưới, nhà gái phải đảm nhận mọi việc, sau đó người con trai về nhà vợ phải mang theo mọi thứ của cải của mình [15, tr.66]. Nhân dân trong cùng một làng sinh hoạt chung, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất hoặc khi cưới hỏi, hoạn nạn, ma chay... 1.2. Lược sử vùng đất Tây Nguyên trước năm 1858 1.2.1. Tây Nguyên từ đầu công nguyên đến thế kỉ XV Từ lâu nay, Tây Nguyên vẫn được xem là ngã ba đường của bán đảo Đông Dương nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Vì vậy, đây là một trong những nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa, nơi tiếp xúc của nhiều tộc người bản địa, di cư hoặc qua lại thông thương. Nơi đây cũng từng diễn ra nhiều cuộc xung đột, nhiều lần tranh chấp giữa các dân tộc bản địa với thế lực thống trị, xâm lược từ nhiều nơi khác đến. Kết quả là cuộc sống của các tộc người nơi đây từ hàng nghìn năm trước luôn luôn có sự xáo trộn vì chiến tranh loạn lạc, vì đời sống thấp kém, bấp bênh, lại chịu nạn hạn hán, thiên tai, bệnh dịch. Cuộc sống du canh du cư, nhiều cuộc chuyển cư, thiên di, nối tiếp nhau đã làm thay đổi khá nhiều đời sống xã hội của các tộc người Tây Nguyên [37, tr.32]. Dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau, chủ yếu là vết tích trong lòng đất – nguồn tài liệu khoa học đáng tin cậy nhất, những chứng tích trong đời sống dân cư, trong huyền thoại, địa danh, các nhà khoa học đưa ra ý kiến xác đáng về tổ tiên xa xưa của cư dân Tây Nguyên. Đó là những người thuộc đại chủng Ôxtralôit, một giống người lùn, da đen, tóc quăn, hiện nay đã không còn nữa. Họ chỉ lưu lại những vết tích nhân chủng trên những người hiện đại, do sự hòa huyết của hai chủng Ôxtralôid và Môngôlôid với hai ngành Anhđônêdiêng và Nam Á [23, tr.122] Người M’nông – cư dân lâu đời ở Đắk Lắk, nói tiếng Môn Khơ me, thuộc dòng Nam Á, gần gũi với ngôn ngữ Việt – Mường. Họ có mặt tại đây ít nhất là vào thời kì đồng đá, ở khắp nơi bên bờ tả ngạn hạ lưu sông Mê kông [23, tr.124] Theo ý kiến của các nhà sử học Kê-nơ (Kern, người Đức), Ca-ba-tông (Cabaton, người Pháp), Hô-lơ (D.G.E.Hall, giáo sư sử học Đại học Luân Đôn), vào thế kỉ II TCN, những người Hindu (Ấn Độ) từ khu vực phía tây thiên đi đến lập nghiệp tại 16 vùng hạ lưu sông Mê Kông. Đây là một dân tộc có nền văn minh lâu đời, họ không gặp khó khăn khi tập hợp một số bộ lạc sống rải rác trong vùng để thành lập Vương quốc Phù Nam, vương đô đóng ở Ốc Eo (An Giang), mà ông vua đầu tiên tên là Kaudinya. Những người M’nông sống xa vương đô hơn, không chịu khuất phục sự cai trị của người Hindu, đã tìm cách chuyển cư dần dần vào vùng nội địa Tây Trường Sơn. Tuy nhiên, từ thế kỉ I đến thế kỉ V, vương quốc Phù Nam trở thành một quốc gia hùng cường đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, mà biên cương của nó chạy dài từ bờ biển Đông sang vịnh Băng-gan (Ấn Độ). Do vậy khu vực nội địa Trường Sơn của người M’nông và các cư dân khác ở Đắk Lắk không tránh khỏi sự thống trị của vương quốc Phù Nam [45, tr.42]. Đến thế kỷ VI, Chetoseuna, quốc vương xứ Chân Lạp – một chư hầu của đế quốc Phù Nam (nằm ở khu vực Lục Chân Lạp sau này) – đã dấy binh, tiêu diệt đế quốc Phù Nam và sau đó lên ngôi vua, lấy hiệu là Bhavaraman. Chân Lạp trở thành một đế quốc hùng mạnh, thôn tính toàn bộ đất đai của đế quốc Phù Nam. Đến đây, người M’nông và các cư dân ở Đắk Lắk lại chịu sự thống trị của Chân Lạp [45, tr.51]. Đối với cư dân nói tiếng Malayô – Pôlinêxia (tức người Ê đê, Gia Rai, Chăm, Raglay,Churu), họ lại xuất phát từ ven biển Quảng Đông (Trung Quốc) di cư xuống vùng Đông Nam Á và Đông Dương, từ thiên niên kỉ thứ II TCN hoặc có thể là sớm hơn, bằng nhiều con đường khác nhau. Những người Malayô – Pôlinêxia sau khi dừng lại ven bờ biển Đông thì trở thành tổ tiên của người Chàm, một số khác tiếp tục thiên di lên vùng núi Trường Sơn, chinh phục và hòa huyết với cư dân bản địa tại cao nguyên Đắk Lắk và cao nguyên Plây ku [51, tr.30] Sau khi thiết lập vương quốc Phù Nam, người Hindu tiếp tục tiến về phía đông dọc theo các sườn núi tràn xuống vùng đất của người Chàm, áp đặt nền văn minh Ấn Độ lên vùng đất này. Đến cuối đời nhà Hán, một người Chàm gốc Ấn tên là Khu Liên (Kiu-Liên) ở Tượng Lâm nổi dậy tiêu diệt huyện lệnh nhà Hán, thiết lập vương quốc Lâm Ấp (có sách viết là vương quốc Lin-Ye) vào năm 192. Biên cương của Lâm Ấp lúc này kéo dài từ quận Nhật Nam vào giáp giới với Chân Lạp (tức từ Quảng Bình, Quảng Trị đến vịnh Cam Ranh). Không chịu được sự thống trị của người Hindu, một số người Malayô – Pôlinêxia từ bỏ nước Lâm Ấp thiên di lên vùng núi Trường Sơn chinh phục và hòa huyết với dân cư bản địa, hình thành nên người Ê đê, Gia Rai hiện đại khai phá cao nguyên Đắk Lắk – Plây ku [51, tr.62]. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan