Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lê lựu thời kỳ đổi mới...

Tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lê lựu thời kỳ đổi mới

.PDF
110
563
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀO THỊ CÚC KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KÌ ĐỔI MỚI Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÝ HOÀI THU HÀ NỘI 2010 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 8 3.1. Đối tượng nghiên cứu. 8 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 9 4. Phương pháp nghiên cứu. 9 5. Cấu trúc luận văn. 9 CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT LÊ LỰU TRONG BỐI CẢNH CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 10 1.1 Khái lược chung về tiểu thuyết 10 1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết 10 1.1.2 Đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết 11 1.2. Bức tranh toàn cảnh về tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 15 1.2.1 Từ sự đổi mới tư duy nghệ thuật… 16 1.2.2 …Đến quá trình đổi mới hình thức nghệ thuật 19 1.3. Hành trình sáng tác và những đóng góp của Lê Lựu 24 CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KÌ ĐỔI MỚI 321 2.1 Giới thuyết về không gian nghệ thuật32 31 2.2 Các dạng thức, mô hình không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu 33 2.2.1 Không gian bối cảnh xã hội 33 1 2.2.1.1 Không gian nông thôn nghèo khổ, lam lũ, tăm tối 33 2.2.1.2 Không gian phố phường chật hẹp, bức bối, ngột ngạt 42 2.2.2 Không gian tâm tưởng 51 2. 3 Cách thức biểu hiện không gian nghệ thuật. 598 2.3.1 Tổ chức không gian theo nguyên tắc tương phản 58 2.3.2 Sự luân chuyển không gian 61 CHƯƠNG 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KÌ ĐỔI MỚI. 665 3.1 Giới thuyết về thời gian nghệ thuật 665 3.2 Các dạng thức biểu hiện của thời gian nghệ thu t trong tiểu thuyết Lê Lựu 68 3.2.1 Thời gian lịch sử - sự kiện 68 3.2.2 Thời gian đêm 73 3.2.3 Thời gian tâm tưởng đa tuyến 78 3.3 Cách thức biểu hiện thời gian nghệ thuật 832 3.3.1 Tổ chức thời gian theo phương thức đảo ngược 82 3.3.2 Tổ chức thời gian theo phương thức tương phản 83 3.3.3 Kết hợp thủ pháp "đón trước" và "ngoái lại" 86 3.3.4 Tổ chức thời gian trong sự kết hợp với không gian nghệ thuật 90 PHẦN KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 1.1. Nếu sự kiện cách mạng tháng Tám năm 1945 được coi là “cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc Việt Nam thì mốc lịch sử 1986 có thể được coi là sự đổi thay kì diệu của hiện thực đời sống chính trị, xã hội và văn hóa. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã “cởi trói” những quan niệm nghệ thuật không còn phù hợp với thời đại, để tài năng nghệ sĩ được tự do tung cánh. Sự đổi mới ấy đã đem đến cho Văn nghệ một luồng sinh khí mới. Đã không ít cây bút mới xuất hiện với những cảm hứng và quan niệm nghệ thuật mới ra đời như: Lê Lựu với Thời xa vắng, Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng, Dương Hướng với Bến không chồng, Bảo Ninh với Thân phận của tình yêu …Các nhà văn đã lựa chọn thể loại tiểu thuyết làm phương tiện phản ánh hiện thực cuộc sống và bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình. Bởi thể loại này chiếm vị trí hết sức quan trọng trong các loại hình văn xuôi nghệ thuật, là hành trang chủ yếu của các cây bút văn xuôi, là dấu hiệu trưởng thành của một nền văn học. Tiểu thuyết được coi là “máy cái” của văn học. 1.2. Lê Lựu là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới (1986). Tính đến nay ông đã góp vào nền văn học nước nhà hàng chục tác phẩm có giá trị (gồm cả truyện ngắn và tiểu thuyết)… Ông là nhà văn quân đội đã “thử bút” trên nhiều thể loại: báo chí, phóng sự, bút kí, tiểu thuyết, truyện ngắn…Nhưng cá tính sáng tạo của Lê Lựu chủ yếu in đậm trong thể loại tiểu thuyết. Không khí đổi mới tư duy trong sáng tạo nghệ thuật đã hướng ngòi bút Lê Lựu đi sâu vào cảm hứng thế sự đời tư, thấm đẫm nhân tình thế thái và thân phận cá nhân thông qua tình yêu, hôn nhân, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với hoàn cảnh xã hội trong những thăng trầm của lịch sử, những biến chuyển của thời đại. 3 Sáng tác của Lê Lựu có nhiều đóng góp mới cho tiến trình văn học đổi mới. Nhà văn đã xác lập cho mình một chỗ đứng vững chắc trên văn đàn bằng các tác phẩm như: Mở rừng, Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà…trong đó có những tác phẩm đoạt giải của Hội nhà văn (Thời xa vắng – 1986). Năm 2001, Lê Lựu là một trong số hiếm hoi những nhà văn thế hệ chống Mĩ vinh dự được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với cụm tác phẩm: Người cầm súng, Mở rừng, Thời xa vắng. Lê Lựu cũng là người có khả năng “thâm canh” tác phẩm của mình. Nhà văn đã chuyển Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông thành kịch bản phim. Điều này minh chứng sức sáng tạo miệt mài, đồng thời khẳng định tài năng và bản lĩnh của người nghệ sĩ Lê Lựu. Trong lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại, khi nói đến thành tựu của văn học chống Mĩ và văn học thời kì đổi mới, giới nghiên cứu văn học không thể không nhắc đến Lê Lựu và đặt ông vào vị trí xứng đáng của thế hệ nhà văn trưởng thành trong chiến tranh chống Mĩ, là nhà văn “tiền trạm” của Văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Song không chỉ đi sâu khám phá về phương diện nội dung tư tưởng, Lê Lựu còn có những đổi mới trên bình diện thi pháp mà một trong số đó nghệ thuật kiến tạo không gian và thời gian nghệ thuật – góp phần biểu đạt nội dung tư tưởng tác phẩm, đồng thời thể hiện những quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Lựa chọn đề tài: “Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới”, chúng tôi mong muốn tiếp cận một bình diện nghệ thuật để từ đó góp phần làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật Lê Lựu đồng thời để khẳng định những đóng góp của nhà văn nhìn từ góc độ thi pháp. 2. Lịch sử vấn đề. Lê Lựu khởi nghiệp bằng một số truyện ngắn và phóng sự, trong đó gây được tiếng vang lớn là tác phẩm Người về từ đồng cói (đã được chuyển thể 4 thành phim). Người đọc bị cuốn hút bởi cách diễn đạt mộc mạc, dung dị, mang đậm hồn quê trong sáng tác của ông. Lê Lựu đồng thời cũng được giới nghiên cứu, phê bình tiếp nhận và hi vọng. Nhà phê bình Ngô Thảo trong một bài viết Về truyện ngắn Lê Lựu đã nhận định: “Lê Lựu là một người đang tìm tòi. Truyện nào của anh cũng tìm được những nét tính cách mới, những hướng khai thác vấn đề mới” [77, 227]. Bàn về truyện ngắn Người cầm súng, nhà nghiên cứu Bích Thu đã khẳng định: “Có thể nói Người cầm súng như là cái mốc đánh dấu một chặng đi mới của Lê Lựu trên con đường vào nghề, nó đã khơi mở được nguồn mạch sáng tác của anh” [79]. Mặc dù vậy, ở thể loại truyện ngắn, Lê Lựu cũng chưa có nhiều thành công. Từ năm 1975, nhà văn mới tìm được sự tương hợp với thể loại tiểu thuyết. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Lê Lựu là Mở rừng dường như chưa gây được sự chú ý của dư luận. Điều này được lí giải bởi nhiều nguyên nhân: có thể do không khí chiến thắng đã choán hết sự quan tâm của mọi người, hoặc cũng có thể bởi không phải tác phẩm văn học nào từ khi mới ra đời cũng đã được chào đón. Mãi đến 1986, cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng “trình làng” mới thực sự gây xôn xao trong dư luận và được đánh giá là “một cọc tiêu tiền trạm” của công cuộc đổi mới văn học. Tác phẩm này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của nhiều cây bút phê bình như Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Hòa, Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Bích Thu, Lê Thành Nghị… Có thể nói rằng Lê Lựu đã dám nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt, những góc khuất của hiện thực cuộc sống để “nhận thức lại thực tại”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Lưu cho rằng: “Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu phản ánh sinh động và chân thực quá trình chuyển biến trong nhìn nhận, đánh giá thực tại” [53, 588]. Ông cũng khẳng định tài năng của Lê Lựu: “Phải là người nông dân nghèo khổ mới viết 5 được những câu văn ứa lệ như vậy, đó là những trang văn hay của văn xuôi Việt Nam”[53, 591]. Nhà thơ Trần Đăng Khoa - người đồng hương và cũng là người vô cùng quý mến Lê Lựu đã có những nhận xét xác đáng về cuốn tiểu thuyết này: “Lê Lựu đã dựng lên một loạt bức tranh nông thôn đặc sắc. Có nhiều trang đạt chuẩn Nam Cao. Có thể nói tắt từ Nam Cao qua một chút Kim Lân đến Nguyễn Khắc Trường và Lê Lựu, chúng ta mới lại có nhà văn nông thôn thứ thiệt” [27, 677]. Nhắc đến Lê Lựu, người ta hay nói đến Thời xa vắng, tác phẩm đưa ông trở thành “sỹ quan” trong làng văn. Không phải đơn giản cuốn tiểu thuyết này lại nhận được quá nhiều lời khen chê, bởi lẽ tác phẩm đã khơi gợi sứ mệnh thiêng liêng mà mọi nền văn học chân chính xưa nay muốn đảm nhiệm. Theo nghĩa này, Vương Trí Nhàn đã khẳng định: “Thời xa vắng nên được xem là cuốn sách biết làm đúng nhiệm vụ của một tác phẩm văn học cần làm” [59, 620]. Nối tiếp nguồn cảm hứng của Thời xa vắng thời gian sau đó, Lê Lựu cho ra mắt bạn đọc hàng loạt tác phẩm: - Đại tá không biết đùa (1989). - Chuyện làng Cuội (1993). - Sóng ở đáy sông (1994). - Hai nhà (2003). … và thật sự đã gây được nhiều tiếng vang trong dư luận như Lê Lựu từng tâm sự: “Có những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng bởi tự thân nội dung đặc sắc của nó đi được vào mạch ngầm tâm tư tình cảm của nhân vật (Thời xa vắng), cũng 6 có những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng bởi … tai tiếng (Chuyện làng Cuội), lại có những cuốn tiểu thuyết khi lên phim mới nổi đình nổi đám và kéo theo đó là… tai bay vạ gió” [59, 708]. Song ở bất cứ tác phẩm nào, dù lớn hay nhỏ, Lê Lựu cũng có một vấn đề gì đó để gửi gắm. Và chân giá trị của những cuốn tiểu thuyết ấy là không thể phủ nhận. Nhận xét về tiểu thuyết Lê Lựu, tác giả Lê Hồng Lâm đã phát biểu: Sở dĩ tác phẩm của Lê Lựu gây được dư luận và có chỗ đứng riêng trên văn đàn như Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông, Hai nhà…là “bởi ông luôn viết hết mình như ông sống, yêu ghét rạch ròi và đặc biệt là đi đến tận cùng tính cách nhân vật (…). Ở mức độ nào đó, nhà văn đã tạo ra những nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình” [59, 703]. Bên cạnh những bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình về Lê Lựu, còn có một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến vấn đề tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới như: - Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới (1999), luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hương Lan, ĐHSPHN. - Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới (2002), luận văn thạc sĩ Trần Thị Kim Soa – ĐHSPHN. - Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới (2009), luận văn thạc sĩ Phùng Thị Hồng Thắm– ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội. Ngoài ra những năm gần đây tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG HN, một số khóa luận cũng đã đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết Lê Lựu với những vấn đề cụ thể như: Tình yêu trong Thời xa vắng; Hôn nhân gia đình qua hai cuốn tiểu thuyết Hai nhà và Thời xa vắng; Bước phát triển trong nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu… 7 Điểm chung của những khóa luận và luận văn này là đều đề cập đến phương diện hiện thực, quan niệm nghệ thuật về hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người, hoặc khai thác sức hấp dẫn về nghệ thuật của tiểu thuyết Lê Lựu, trong đó đặc biệt quan tâm đến tiểu thuyết Thời xa vắng. Tuy nhiên, chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào khảo sát kĩ lưỡng về vấn đề không gian và thời gian nghệ thuật trong thuyết Lê Lựu. Thảng hoặc trong các bài viết, các công trình nghiên cứu có đề cập đến yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật song chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát sơ lược. Lựa chọn đề tài: “Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới”, chúng tôi mong muốn tìm hiểu một khía cạnh thuộc phạm trù thi pháp nghệ thuật của nhà văn để có được cái nhìn toàn vẹn, sâu sắc hơn về phong cách nghệ thuật cũng như vị thế của một cây bút “tiền trạm” trong công cuộc đổi mới văn học. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Sự nghiệp sáng tác của Lê Lựu diễn ra trong gần nửa thế kỉ với số lượng tác phẩm khá phong phú: chín tập truyện, hai tập kí và tám cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn, chúng tôi không thể tiến hành khảo sát thời gian và không gian trong tất cả tác phẩm của Lê Lựu mà chủ yếu khảo sát thời gian và không gian trong các tác phẩm của ông thời kì đổi mới (từ 1986). Cụ thể là gồm bốn tiểu thuyết sau: - Thời xa vắng (1986) - Chuyện làng Cuội (1993). - Sóng ở đáy sông (1994). - Hai nhà (2003). 8 Tuy nhiên trong quá trình phân tích, chúng tôi sẽ đặt những sáng tác của ông trong toàn bộ hệ thống tiểu thuyết Lê Lựu để thấy được những đặc điểm chung nhất về nghệ thuật không gian và thời gian. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Về Lê Lựu và sự nghiệp sáng tác của ông đã có rất nhiều ý kiến bàn luận nhưng chưa đi sâu tìm hiểu nghệ thuật lựa chọn và kiến tạo không gian và thời gian nghệ thuật của ông. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung phân tích khám phá thế giới không gian và thời gian nghệ thuật, cũng như cách thức biểu hiện chúng để góp phần làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật Lê Lựu. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: a. Phương pháp phân tích - tổng hợp. b. Phương pháp so sánh - đối chiếu. c. Phương pháp thống kê – phân loại. d. Phương pháp hệ thống. e. Một số thao tác thuộc thi pháp học. 5. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, ở đề tài này, luận văn được triển khai với ba chương: Chương1: Tiểu thuyết Lê Lựu trong bối cảnh chung của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975. Chương 2: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới. Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới. Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo. PHẦN NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT LÊ LỰU TRONG BỐI CẢNH CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 1.1 Khái lược chung về tiểu thuyết 1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết Tiểu thuyết là một thể loại thuộc phương thức tự sự. Mặc dù ra đời muộn song tiểu thuyết lại được coi là “máy cái của văn học” bởi nó luôn giữ vị trí then chốt trong đời sống văn học của toàn nhân loại. Tuy nhiên, tiểu thuyết là một cấu trúc ngôn từ “động”, không hoàn kết, không đứng yên, một thể loại văn chương đang biến chuyển và còn chưa định hình. Vì vậy, việc đưa ra những định nghĩa có tính chất quy phạm cho thể loại này là không hề đơn giản. Mỗi người tùy cách nhìn nhận, đánh giá của bản thân cùng với những quan niệm riêng của môi trường xã hội mà đưa ra những khái niệm không hoàn toàn giống nhau về tiểu thuyết. Trong Bàn về tiểu thuyết, nhà văn Phạm Quỳnh cho rằng: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay là những sự lạ tích kì đủ làm cho người đọc hứng thú”, hay nói cách khác, đó là một “truyện bịa đặt thú vị” [dẫn theo 75,10]. Định nghĩa này một thời đã đặt nền tảng quan niệm cho cả người sáng tác lẫn giới phê bình văn học. Nói tới tiểu thuyết, người ta nghĩ ngay tới một tác phẩm văn xuôi kể lại một câu chuyện lí thú bằng cách hư cấu để phản ánh hiện thực, miêu tả các sự kiện, biến cố, phong tục tập quán, phân tích tâm lí, tình cảm… Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa: Tiểu thuyết là một “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn của không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, 10 những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”[17, 328]. Điểm chung gặp gỡ của các quan điểm là đều khẳng định tính chất đặc biệt của tiểu thuyết: phản ánh bức tranh hiện thực đời sống với quy mô lớn trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội, của số phận con người. Định nghĩa của các tác giả trong cuốn “Lý luận văn học”có lẽ mang tính chất tổng quát hơn cả về thể loại này: “Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm trong phương thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực đời sống một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện những bức tranh mang tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội”[11]. Nếu truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, khả năng bao quát hiện thực đời sống, thể hiện số phận cá nhân chỉ giới hạn trong một phạm vi nào đó, ít thể hiện nhân vật trong quá trình vận động mà chủ yếu thể hiện như một lát cắt, một khoảnh khắc, quan tâm đến cái chốc lát thì tiểu thuyết là một dòng chảy theo chiều dọc số phận con người. Tuy nhiên, tiểu thuyết luôn phát triển và biến đổi, nó có khả năng “tung hoành” vô bờ, có “sức chứa” và “sức chở” hiện thực rất lớn. Tiểu thuyết mô tả hiện thực đời sống ở cả bề rộng lẫn chiều sâu. Xác định nội hàm khái niệm tiểu thuyết, giúp ta nhận được những đặc điểm thi pháp cơ bản của thể loại. Trên cơ sở đó, khám phá về quan niệm nghệ thuật của người nghệ sĩ cũng như cách thức kiến tạo các yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Đồng thời hiểu được qui luật vận động và phát triển của thể loại văn học đặc biệt này. 1.1.2 Đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết 11 Trong mối tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết là thể loại có dung lượng phản ánh hiện thực, “sức chứa” hiện thực lớn: không chỉ có khả năng bao quát hiện thực rộng lớn theo xu thế “hướng ngoại”, tiểu thuyết còn “hướng nội” - tập trung khám phá những bí ẩn, phức tạp, đa chiều trong đời sống tâm hồn con người – đây thực sự là yếu tố cốt tủy tạo nên sức hấp dẫn bền vững của thể loại này. Tiểu thuyết nổi bật ở khả năng phản ánh một cách “toàn vẹn và sinh động” bức tranh mang tính tổng thể của hiện thực đời sống. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản, là ưu thế lớn tạo nên tầm vóc, quy mô hiện thực cho thể loại tiểu thuyết. Là một thể loại tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian. Tuy nhiên, khuynh hướng chủ yếu của tiểu thuyết là tiếp cận cuộc sống ở góc nhìn đời tư. Đây là điểm khác biệt với thể loại sử thi (quan tâm đến vấn đề dân tộc, cộng đồng, ít đề cập đến số phận cá nhân). Nói như nhà phê bình Pôxpêlôp: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự mà nhân vật chính của nó, một con người cá nhân riêng biệt trong một giai đoạn nào đó đã bộc lộ sự phát triển tính cách do mâu thuẫn giữa lợi ích với địa vị hay lợi ích với chuẩn mực đời sống xã hội”[62]. Các nhà tiểu thuyết cảm nhận, miêu tả hình ảnh con người trong những mối quan hệ xã hội, gia đình và bản thân một cách đa chiều với những trạng thái tâm lí, tình cảm phức tạp nhằm khắc họa một bức tranh hiện thực chân thật và sống động. Tiểu thuyết có xu hướng dần xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và đối tượng trần thuật. Trong tiểu thuyết, khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật được rút ngắn, thậm chí xóa bỏ. Chính đặc điểm này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ. Nhà văn có thể thâm nhập vào đời sống bên trong của con người để khám phá, miêu tả và lí giải. Đối tượng phản ánh vì vậy luôn bao quát hơn, đa diện hơn. Nhân vật cũng có thể ngồi ngang hàng 12 với tác giả, “đối thoại với tác giả”, ở đó chân lí thuộc về tất cả, không ai có quyền phán xét hay áp đặt. Từ đây xuất hiện loại ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết. Đây cũng chính là cái “tính đa thanh, phức điệu” mà M.Bakhtin từng gọi là “cái thần tình của thể loại”. Nếu thành phần chính của truyện ngắn và truyện vừa là cốt truyện và tính cách nhân vật thì tiểu thuyết còn quan tâm đến việc miêu tả về suy tư của nhân vật trước thế giới và đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận về tiểu sử nhân vật. Tiểu thuyết có khả năng đi sâu khai thác từng mảnh đời, từng góc khuất trong sâu thẳm tâm hồn con người. “Chúng ta tiếp thu các hình thức tiểu thuyết chính là để trở về xem xét con người Việt nam một cách sáng tỏ để đào xới về nó sâu hơn”(Nguyễn Minh Châu). Tiểu thuyết là một thể loại có cấu trúc hết sức linh hoạt. “Ưu thế của thể loại không chỉ bộc lộ ở khả năng mở rộng đường biên hiện thực mà còn ở khả năng thâu tóm, dồn ép nhân vật, sự kiện vào một khoảng không gian ngắn, thời gian hẹp,… để tạo nên những bức tranh hiện thực có qui mô vừa và nhỏ. Trên nền của những bức tranh đời sống đã được thu hẹp đó, nhà văn thuận lợi hơn khi đi sâu vào những cảnh ngộ riêng của nhân vật” [dẫn theo 11, 193] Các sáng tác của các nhà văn hiện thực như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Sống mòn (Nam Cao),… và của các nhà văn thời kì đổi mới như: Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai),…đã thể hiện rõ điều đó. Ngoài khả năng tạo dựng bức tranh hiện thực rộng lớn, tiểu thuyết còn có khả năng phản ánh những vấn đề về số phận cá nhân và con người. Có thể cho rằng: tài năng lớn nhất của nhà văn cũng như sức ám ảnh lớn nhất của 13 tiểu thuyết là thuộc về nhân vật. Nhân vật trong tiểu thuyết thường là những “con người nếm trải”. Đó là những con người luôn day dứt, suy nghĩ, đấu tranh nội tâm trước những thử thách của cuộc đời. Có thể tìm thấy những con người biết suy tư, trăn trở, tự ý thức về bản thân mình để vươn lên sống hoàn thiện hơn, thiên lương hơn trong những sáng tác của Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam… Ngoài ra, tiểu thuyết còn là một thể loại mang bản chất tổng hợp. Có sự pha trộn đa dạng trong tiểu thuyết những phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác như thơ, kịch, kí…và những thủ pháp nghệ thuật của các loại hình gần gũi như: điện ảnh, hội họa, âm nhạc, điêu khắc. “Tiểu thuyết là thể loại sinh sau, đẻ muộn, vì vậy, nó tiếp thu những cái tốt đẹp mà các thể loại đã có (anh hùng ca, thơ, kịch..), sáng tạo thêm những yếu tố mới (…) Như một “đứa con lai” nó khỏe, nó đẹp, nó đầy sức sống” [38, 18]. Trong nhiều trường đoạn khác nhau, người viết tiểu thuyết có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhiều phương thức: trữ tình, tự sự, kịch. Là một “thể loại đa thể loại” (Lưu Liên), tiểu thuyết có thể khai thác ưu thế của điện ảnh, điêu khắc, âm nhạc, hội họa trong việc lắp ghép các mảng không gian, đặc tả chi tiết, tạo hình nhân vật, phối âm, hòa sắc….Ở mỗi giai đoạn, thời kì, ở từng tác giả, tiểu thuyết lại “lột xác” để tìm kiếm cho mình những nét mới đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng văn chương: Gorki với tiểu thuyết thế sự - trữ tình; Tônxtôi với tiểu thuyết sử thi – tâm lí, Đốtxtôiépxki với tiểu thuyết – kịch, Mác-két với tiểu thuyết huyền thoại; Hê-ming-uê với tiểu thuyết sử thi – trữ tình,…Điều này đã minh chứng tiểu thuyết là “thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi” (Bakhtin) Ngày nay, cùng với sự xuất hiện và “lên ngôi” của thi pháp học (cụ thể là thi pháp thể loại và tự sự học) thì không gian và thời gian nghệ thuật là những yếu tố quan trọng được các nhà nghiên cứu quan tâm khi tìm hiểu về 14 tiểu thuyết bởi lẽ trong những cách tân nghệ thuật gần đây, phạm trù không – thời gian được thừa nhận là yếu tố mang đến cho tiểu thuyết tính hiện đại. Tìm hiểu khái niệm và đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết là cơ sở để tìm hiểu và khám phá về tiểu thuyết Việt nam sau đổi mới nói chung và tiểu thuyết Lê Lựu nói riêng. 1.2. Bức tranh toàn cảnh về tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 Ngày 30 - 4 - 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ hoàn toàn thắng lợi, giang sơn thu về một mối. Lịch sử dân tộc đã thực sự sang trang. Một giai đoạn văn học mới cũng đã hình thành. Đặc biệt, Nghị quyết đại hội đảng VI (1986) đã thổi một luồng gió mới vào lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có văn học. Công cuộc đổi mới với tinh thần dân chủ với khẩu hiệu: “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật và nói đúng sự thật” đã đáp ứng nhu cầu sáng tác và “cởi trói” cho người cầm bút. Mặt khác, cuộc sống thời hậu chiến với bao biến động, thay đổi, con người có một độ lùi thời gian đáng kể để kiểm nghiệm chân giá trị của một số tác phẩm văn học mà ở giai đoạn trước còn bị nhìn nhận, đánh giá khắt khe. Ngoài ra, cũng phải kể đến vai trò của sự giao lưu văn hóa với các nước khác trong khu vực và trên thế giới cũng tác động đến quá trình sáng tác của các nhà văn. Đó là nguyên nhân khách quan và chủ quan đưa đến sự chuyển đổi của văn xuôi tiểu thuyết nói chung và trong tư duy của những nhà văn thời hậu chiến nói riêng. Từ năm 1975 đến nay, văn học Việt Nam đã trải qua ba chặng đường nối tiếp, liên tục: Từ 1975 – 1985 là thời kỳ chuyển tiếp từ văn học sử thi thời kỳ chiến tranh sang văn học thời hậu chiến; từ năm 1985 đến đầu thập kỷ 90 là thời kỳ văn học có sự đổi mới mạnh mẽ, gắn liền với chặng đầu của công 15 cuộc đổi mới đất nước. Từ giữa những năm 90 tới nay, văn xuôi hướng sự quan tâm nhiều hơn vào những cách tân nghệ thuật. Quá trình đổi mới tiểu thuyết sau năm 1975 bắt đầu khá sớm nhưng thầm lặng với những tín hiệu có tính dự báo qua các sáng tác của Nguyễn Minh Châu: Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977); sáng tác của Nguyễn Khải: Cha và con (1979); Sáng tác của Nguyễn Trong Oánh: Đất trắng (1979)… 1.2.1 Từ sự đổi mới tư duy nghệ thuật… Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới tiếp nối dòng cảm hứng sử thi của văn học giai đoạn 1945 - 1975 song ở thời kì này, tiểu thuyết đã khắc phục cái nhìn lý tưởng hóa; từ cảm hứng tự hào, ngợi ca, khâm phục trở thành cảm hứng chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư. Về mặt cấu trúc, chuyển đổi từ cấu trúc lịch sử sự kiện thành cấu trúc lịch sử tâm hồn. Tiểu thuyết giai đoạn này thực sự đổi mới trên nhiều phương diện: tư duy, nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo, ngôn ngữ, kết cấu … “Chưa bao giờ dân tộc ta có nền văn học phát triển toàn diện vào sâu sắc như ngày nay. Các thể loại đều được các nhà văn sử dụng và trên bất cứ thể loại nào cũng có những đỉnh cao” [76, 13] và dĩ nhiên trong đó có tiểu thuyết. Sắc thái đặc biệt của xã hội Việt Nam chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường với tất cả sự phong phú của nó đã tìm thấy ở tiểu thuyết một sự tương hợp. Chất “đời tư”, “thế sự” của tiểu thuyết lấn át yếu tố sử thi vốn là đặc điểm của tiểu thuyết giai đoạn trước năm 1975. Đặc biệt từ sau năm 1986, văn học phát triển theo khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản. Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu được coi là một trong những tác phẩm khơi nguồn cho mạch cảm hứng này. Các tác giả Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường …đã tạo nên sự khởi sắc trong quá trình đổi mới văn học thời kỳ này. Với cảm quan nhạy bén, tinh 16 tế, các nhà văn đã khám phá và phản ánh những bi kịch cá nhân con người bằng cảm hứng phê phán. Các tiểu thuyết: Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Thời gian của người (Nguyễn Khải), Thời xa vắng (Lê Lựu), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Tường) , Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh), … đã chứng minh cho sự đổi thay của tư duy nghệ thuật tiểu thuyết sau năm 1975. Tư duy mới về nghệ thuật còn thể hiện trong cách nhìn, trong quan niệm về con người: Con người được nhìn trong sự toàn diện, đa chiều và thậm chí là… “đa sự”. Con người trong tiểu thuyết được mô tả là những biểu tượng đối nghịch mà thống nhất: thiên thần – ác quỷ, rồng phượng – rắn rết, cao quý – thấp hèn,… Song, các nhà tiểu thuyết luôn gửi gắm niềm tin đối với cuộc sống qua những hình tượng nghệ thuật. Con người luôn vươn lên chiếm lĩnh những giá trị muôn đời của cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ. Nhà văn không mô tả theo xu hướng lý tưởng hóa như giai đoạn trước đó mà khắc họa chân dung con người chân thật và sống động hơn, đó là kiểu “con người này” (chữ của Hêghen) mà ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hiện thực. Cùng với sự thay đổi về tư duy nghệ thuật thì cảm hứng sáng tạo cũng đổi thay. Nếu lấy mốc năm 1975 để phân định thì có sự chuyển hướng từ cảm hứng sử thi lãng mạn sang cảm hứng chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư; từ cảm hứng về dân tộc, cộng đồng sang cảm hứng về thân phận cá nhân con người. Nhà văn quan tâm mô tả nỗi niềm tâm sự, những bất hạnh, bi kịch, những hạnh phúc ngọt ngào trong cuộc sống cá nhân con người, trong một bối cảnh không gian thu hẹp. Chính hiện thực cuộc sống phong phú, bộn bề, phức tạp đã thực sự trở thành một mảnh đất màu mỡ để tài năng của các nhà văn được thỏa sức khai vỡ. Tư duy được “cởi trói”, các nhà văn được quyền tự do sáng tạo, không chỉ ca ngợi những chiến công chói lọi, những vòng nguyệt 17 quế lung linh, mà còn cảm nhận được mặt trái của tấm huân chương, góc tối của vinh quang, chiến thắng. Những bi kịch của số phận cá nhân con người được hiện lên đầy ám ảnh qua những trang văn của Chu Lai (Ăn mày dĩ vãng), Bảo Ninh (Thân phận của tình yêu), … Những cảm hứng về con người và thân phận của cá nhân là đầu mối quan tâm của các nhà tiểu thuyết. “Con người mới xã hội chủ nghĩa được các nhà văn quan tâm một cách toàn diện không chỉ trong đấu tranh dân tộc, trong lao động và công tác mà cả trong cuộc sống bình thường hàng ngày. Nhà văn không chỉ tập trung cho con người xã hội chủ nghĩa mà cả con người riêng tư, con người tự nhiên, không chỉ tư tưởng, quan điểm mà cả tình cảm, tâm lí, không chỉ đời sống hữu thức mà cả những thoáng qua bất chợt, mơ hồ trong đời sống vô thức [22]. Các nhà văn Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Khải với Thời gian của người, Lê Lựu với Thời xa vắng, Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng, Bảo Ninh với Thân phận của tình yêu… đã phản ánh vấn đề thân phận con người một cách sâu sắc. Đi sâu phản ánh thân phận con người, tiểu thuyết sau năm 1975 đã bộc lộ cảm hứng phê phán. Hiện thực cuộc sống ngổn ngang, phức tạp với sự trộn lẫn giữa bóng tối và ánh sáng, “màu đỏ và màu đen” (Chữ Nguyễn Khải) khiến cho con người cần phải có chính kiến để đánh giá, nhìn nhận, phân tích một cách khách quan để có cách giải quyết thỏa đáng. Trong sáng tác của Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, … cảm hứng phê phán được biểu hiện qua việc phản ánh những kẻ thực dụng, mưu đồ, tha hóa nhân cách đạo đức, về sự lộng hành của cái ác, sự tồn tại mặc nhiên của những mối thù truyền kiếp giữa các gia đình, các dòng họ nơi làng xã. Phê phán, phủ nhận cái xấu, các ác trên tinh thần nhân bản nhân văn, các tác giả như muốn gửi tới người đọc một thông điệp xanh: “Hãy thức tỉnh 18 nhân tính con người!”. Không hề né tránh hiện thực, trái lại, các nhà tiểu thuyết luôn luôn đối diện và săn đuổi hiện thực, sáng tạo những hình tượng nghệ thuật bằng cả tài năng, trách nhiệm và lương tâm của người cầm bút chân chính. Chiêm nghiệm, suy tư về quá khứ cũng là cảm hứng nổi bật trong các tiểu thuyết thời kỳ đổi mới. Tuy vậy, hồi cố không phải để nuối tiếc hay đào xới quá khứ mà để nhìn thẳng vào đó, vươn tới lẽ sống tốt đẹp hơn trong hiện tại và tương lai. Và dù viết về hiện tại hay quá khứ, các tác phẩm đều gửi gắm những câu hỏi nghiêm túc về con người, về cuộc vật lộn giữa con người và hoàn cảnh để tìm kiếm chính mình. Như vậy, mạch chính của tiểu thuyết từ cao trào đổi mới văn xuôi trở đi đã diễn đạt những trăn trở, bức xúc về con người trong niềm khao khát tác động vào xã hội, thay đổi hoàn cảnh sống để có được mặt bằng văn hóa cao hơn, điều kiện vật chất tốt hơn cho sự phát triển tính người lành mạnh. 1.2.2… đến quá trình đổi mới hình thức nghệ thuật “Trong văn chương không có sự độc tôn thể loại, hình thức và phong cách nghệ thuật. Sự phong phú của văn chương là nhờ vào “bảng màu” đa sắc của những tìm tòi cả về nội dung và hình thức”[85, 191]. Các nhà tiểu thuyết sau năm 1975 không chỉ khám phá về nội dung tư tưởng mà còn có những cách tân về hình thức nghệ thuật. Điều này thể hiện rõ trên các phương diện: dung lượng, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, cách kiến tạo không gian và thời gian nghệ thuật… Đặc biệt từ năm 1986 trở đi, tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã có nhiều sự đột phá trong hành trình cách tân nghệ thuật. Trước hết, về mặt dung lượng, tiểu thuyết là thời kỳ đổi mới xuất hiện kiểu tiểu thuyết tiểu ngắn, nói cách khác, tiểu thuyết ngắn đang có xu hướng “bành trướng”, áp đảo tiểu thuyết trường thiên trong văn học truyền thống. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan