Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của vksnd cấp huyện từ thực...

Tài liệu Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của vksnd cấp huyện từ thực tiễn huyện cư jut, tỉnh đăk nông

.PDF
115
519
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN HỮU TÂM KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN HUYỆN - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CƢ JUT, TỈNH ĐĂK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐĂK LĂK – 2017 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN HỮU TÂM KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN HUYỆN - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CƢ JUT, TỈNH ĐĂK NÔNG Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 60380102 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN QUỐC SỬU ĐĂK LĂK – 2017 2 LỜI CAM ĐOAN Bằng văn bản này, tác giả xin cam đoan rằng các nội dung đƣợc trình bày trong Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả. Tác giả xin cam đoan các số liệu trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và đƣợc tác giả chú thích rõ ràng. Tác giả Trần Hữu Tâm 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự TTHS Tố tụng Hình sự CQĐT Cơ quan điều tra VKSND Viện kiểm sát nhân dân TA Tòa án KSV Kiểm sát viên ĐTV Điều tra viên TP Thẩm phán. 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8 Chƣơng 1: NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ....................... 16 KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ..................................................................... 16 1.1.Một số vấn đề lý luận về kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự ……………………………………………………………………………..16 1.2 Điều chỉnh pháp luật về kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND..................................................................................................... 33 1.3 Yếu tố ảnh hƣởng tới kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ........................................................... 61 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN CƢ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG NHỮNG NĂM QUA ............................................ 68 2.1. Tình hình và đặc điểm của phạm tội trên địa bàn huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016 ...................................................... 68 2.2. Tình hình kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn từ năm 20122016 ................................................................................................................. 71 2.3. Nhận xét, đánh giá kết quả kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiếm sát nhân dân huyện Cƣ Jut, tỉnh Đăk Nông. ...................... 85 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN HUYỆN CƢ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG ..................... 93 3.1 Dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Cƣ Jut trong những năm tới ......................................................................................................................... 93 5 3.2. Giải pháp tăng cƣờng kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự ..................................................................................................................... 97 3.3. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 có liên quan đến công tác kiểm sát việc khởi tố, điều tra các vụ án hình sự. ......................................................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 106 KẾT LUẬN ................................................................................................... 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 110 6 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu theo trình độ học vấn của bị cáo trên địa bàn tỉnh Cƣ Jut năm 2012 đến năm 2016 ...................................................................... 70 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nƣớc ta vấn đề bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân đã đƣợc khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng và đƣợc thể chế trong Hiến pháp năm 2013 và đƣợc cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc. Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con ngƣời đặt ra yêu cầu mọi hành vi phạm tội đều phải đƣợc pháp hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật. Để phát hiện tội phạm, ngƣời thực hiện hành vi phạm tội, Cơ quan điều tra (CQĐT) áp dụng các biện pháp pháp luật và các biện pháp nghiệp vụ để tiếp nhận, kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố để làm rõ hành vi phạm tội và ngƣời phạm tội, trên cơ sở đó ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhƣ: Bắt, tạm giữ, tạm giam; tiến hành hỏi cung bị can, lấy lời khai ngƣời bị hại, ngƣời làm chứng, khám xét, thu giữ... Khi tiến hành các hoạt động điều tra nói trên đã trực tiếp đụng chạm đến quyền chính trị, quyền con ngƣời, quyền công dân, dẫn đến không chỉ bỏ lọt tội phạm, ngƣời phạm tội, làm oan ngƣời vô tội mà còn xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, an toàn, bí mật thƣ tín, điện thoại, điện tín, bƣu kiện bƣu phẩm của công dân. Chính vì vậy cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động điều tra của CQĐT không để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật. Hoạt động giám sát đó đƣợc giao cho Viện kiểm sát nhân dân (VKSND). Chức năng của VKSND đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 và đƣợc cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức VKSND năm 2014, theo đó, VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tƣ pháp của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 8 Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, hoạt động thực hiện chức năng thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tƣ pháp của VKSND đối với CQĐT nhằm bảo đảm: Mọi hành vi phạm tội đều phải đƣợc khởi tố, điều tra xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội; không để ngƣời nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền con ngƣời; quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình khởi tố điều tra của CQĐT phải đƣợc phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh. Kiểm sát hoạt động tƣ pháp của VKSND trong giai đoạn khởi tố điều tra của CQĐT là kiểm sát tối cao thừa hành quyền lực từ Quốc hội, là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nƣớc, nhân danh Nhà nƣớc. Chính vì vậy, CQĐT phải thực hiện yêu cầu, quyết định của VKSND, trƣờng hợp không đồng ý cũng phải thực hiện nhƣng CQĐT có quyền kiến nghị với VKSND cấp trên trực tiếp. Cƣ Jút là một huyện của tỉnh Đắk Nông, nằm trên trục đƣờng quốc lộ 14, phía Đông giáp thành phố Ban Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk, phía Nam giáp huyện Đắk Nông, phía Tây giáp tỉnh Mondulkiri, Vƣơng quốc Campuchia, phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk; diện tích 71,9km2, dân số có 88.264 ngƣời. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế sâu rộng, mặc dù các khu công nghiệp, khu chế xuất chƣa đƣợc đầu tƣ, xây dựng nhiều, song với lợi thế vùng đất đỏ ba zan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp do đó đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc tăng lên. Tuy nhiên dƣới tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Cƣ Jut, tỉnh Đắc Nông trong những năm vừa qua diễn ra hết sức phức tạp, trung bình mỗi năm các cơ 9 quan tiến hành tố tụng phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử từ 60 vụ - 80 vụ án hình sự, trong đó có lúc tăng, lúc giảm nhƣng nhìn chung luôn có chiều hƣớng gia tăng. Đặc biệt các loại tội phạm nhƣ: Cố ý gây thƣơng tích, cƣớp tài sản, trộm cắp tài sản luôn có chiều hƣớng gia tăng cả về số lƣợng tội phạm, ngƣời phạm tội, với tính chất ngày càng nguy hiểm, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra ngày càng lớn. Trƣớc tình hình đó, CQĐT, VKSND, TAND huyện Cƣ Jut, tỉnh Đăk Nông đã phối hợp với các cơ quan hữu quan và quần chúng nhân dân tập trung đấu tranh triệt phá nhiều loại tội phạm khác nhau đặc biệt là tội phạm do băng, nhóm gây ra; xác định một số vụ án điểm tập trung chỉ đạo điều tra, phá án nhanh, đƣa ra truy tố và xét xử kịp thời, tổ chức một số phiên tòa xét xử lƣu động các loại án điểm, án điển hình phức tạp, đã đƣợc cấp ủy Đảng, chính quyền hoan nghênh, nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác đấu tranh phong chống tội phạm của CQĐT, VKSND, TAND vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định nhƣ: Vẫn còn một số tội phạm chƣa đƣợc phát hiện (tội phạm ẩn) một số vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần dẫn đến kéo dài thời hạn điều tra, truy tố, xét xử; Một số vụ án vẫn bị kháng cáo, kháng nghị và bị Tòa án cấp trên cải sửa, hủy án... Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhƣng một trong những nguyên nhân cơ bản là VKSND huyện Cƣ Jút, tỉnh Đăk Nông chƣa thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn khởi tố, điều tra của CQĐT. Chính vì vậy, từ những phân tích nêu trên, việc lựa chọn vấn đề “Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND cấp huyện – Từ thực tiễn huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông” làm đề tài luận văn Thạc sĩ là đáp ứng yêu cầu cấp thiết khách quan cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn - Lê Cảm (2011), Về Viện kiểm sát Việt Nam, Tạp chí Kiểm sát số 2 10 tháng 11/2011. - Vũ Việt Hùng (Chủ nhiệm) (2011), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường trong giải quyết các vụ việc xâm phạm trật tự xã hội, Chuyên đề khoa học, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Nguyễn Hải Phong (2014), Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, Sách tham khảo, Nxb chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội - Vũ Việt Hùng (Chủ nhiệm) (2011), Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự. Chuyên đề khoa học, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Lê Hữu Thể (Chủ biên) (2005), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tƣ pháp. - Nguyễn Tiến Sơn (2012), Mối quan hệ Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát, Luận án Tiến sĩ. - Nguyễn Hải Phong (2014), Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, Sách tham khảo, Nxb chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. Những công trình trên đã trình bày những lý luận căn bản về chức năng của VKSND theo quy định của Hiến pháp, Bộ luật TTHS, chỉ ra những đặc điểm trong các khâu công tác của VKSND. Tuy nhiên, chƣa có công trình này đi sâu nghiên cứu đặc điểm công tác kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND cấp huyện. Do vậy, đề tài của luận văn đã đáp ứng các yêu cầu thực tiễn cũng nhƣ lý luận đang đặt ra hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm sát hoạt động khởi 11 tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND (cấp) huyện thông qua thực tiễn Cƣ Jút – Đắc Nông. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp và các quy định của Hiến pháp năm 2013. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ nhƣ sau: - Nghiên cứu, phân tích làm rõ các đặc điểm của công tác kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự dƣới góc độ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính; xây dựng một số khái niệm, nội dung, phƣơng pháp công tác kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự; - Khảo sát, thống kê, đánh giá tình hình thực tế của công tác kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông từ năm 2012 đến năm 2016; - Tổng hợp kết quả nghiên cứu, dự báo những yếu tố ảnh hƣởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát hoạt trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn hoạt động kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND cấp huyện từ thực tiễn huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Các hoạt động thực hiện quyềnkiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND cấp huyện. - Về đối tƣợng: Hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự củaVKSND huyện Cƣ Jút, tỉnh 12 Đắk Nông. - Về địa bàn và thời gian nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông và thời gian từ năm 2012 đến hết năm 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận là phép luận chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về hoạt động thực hiện công tác kiểm sát hoạt trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận văn nghiên cứu theo chuyên ngành luật hiến pháp và hành chính cùng với các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phƣơng pháp thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến những vấn đề lý luận về hoạt động thực hiện công tác kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND. - Phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng để thống kê và phân tích tài liệu, báo cáo tổng kết hoạt động thực hiện công tác kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND trong thực tiễn nhằm tổng hợp rút ra những ƣu điểm, hạn chế, vƣớng mắc -Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình đƣợc sử dụng để tiến hành nghiên cứu, phân tích hoạt động thực hiện công tác kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND ở một số vụ án cụ thể để tìm ra những ƣu điểm và khuyết điểm, thiếu sót mang tính phổ biến. Từ đó rút ra những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các vi phạm của VKSND khi thực hiện công tác kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự. - Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia đƣợc sử dụng để tọa đàm, trao đổi 13 với các chuyên gia nhằm tìm hiểu các kinh nghiệm trong hoạt động thực hiện công tác kiểm sát hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND. - Phƣơng pháp luận của khoa học tố tụng hình sự đƣợc sử dụng để xác định cơ sở pháp lý, việc thực hiện công tác kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND; làm rõ quan hệ phối hợp và chế ƣớc giữa CQĐT với VKSND. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn đã góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận luật Hiến pháp và luật Hành chính; làm rõ ý nghĩa, vai trò và nội dung hoạt động kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND cấp huyện trong điều kiện thi hành Hiến pháp 2013, các luật về tổ chức Viện kiểm sát, Tòa án và hoàn thiện các luật về tố tụng hình sự trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn làm sáng tỏ thực trạng thực hiện quyền của Viện kiểm sát đối với hoạt động khởi tố, điều tra VAHS ở huyện Cƣ Jut, tỉnh Đăk Nông những năm qua; qua đó, có tác dụng giáo dục ý thức pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên, điều tra viên trong việc tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự, nhằm bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân, không để lọt tội phạm, nhƣng cũng tránh oan sai, bức cung, nhục hình – điều đã làm nhức nhối dƣ luận những năm qua. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ngành kiểm sát, ngành công an, nhất là ở cấp huyện; làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu luật học, bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm sát viên, điều tra viên. 7. Kết cấu của luận văn. 14 Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc kết cấu thành 03 Chƣơng cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân Chƣơng 2: Thực trạng kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cƣ Jut, tỉnh Đăk Nông trong những năm qua Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân 15 Chƣơng 1 NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1.1. Một số vấn đề lý luận về kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự 1.1.1 Hoạt động khởi tố điều tra vụ án hình sự là hoạt động thực thi pháp luật Nhà nước. 1.1.1.1 Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của hoạt động khởi tố vụ án hình sự - Khái niệm: Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án.(Giáo trình Luật tố tụng hình sự, [tr15, 01]. Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hình thức văn bản tố tụng, xác định sự việc xảy ra trong thực tế có dấu hiệu của tội phạm. Quyết định này có ý nghĩa rất quan trọng, làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền và ngƣời tham gia tố tụng. Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án sẽ là cơ sở pháp lí đầu tiên để thực hiện việc điều tra. Các hoạt động điều tra và áp dụng các biện pháp ngăn chặn chỉ đƣợc tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án, trừ một số trƣờng hợp đặc biệt. 16 - Căn cứ khởi tố vụ án hình sự: Theo quy định tại Điều 100 Bộ luật TTHS năm 2003 thì: " Chỉ đƣợc khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây: - Tố giác của công dân; - Tin báo của cơ quan tổ chức; - Tin báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; - CQĐT, VKS, TA, Bộ đội biên phòng, Hải quan, kiểm lâm, lực lƣợng cảnh sát biển và các cơ quan của Công an nhân dân đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm. - Ngƣời phạm tội tự thú. - Nhiệm vụ của khởi tố vụ án hình sự: Khi tiếp nhận tin tức về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải xác định sự tồn tại của sự việc và đánh giá xem sự việc đó có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án. Qua đó, kịp thời phát hiện tội phạm, hạn chế tối đa tình trạng bỏ lọt tội phạm cũng nhƣ bảo đảm đƣợc nguyên tắc không truy cứu trách nhiệm hình sự oan đối với ngƣời vô tội.Nếu xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, nếu xác định không có dấu hiệu tội phạm, thì ra quyết định không khởi tố vụ án. - Ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự: Khởi tố vụ án hình sự nhằm bảo đảm cho việc phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, là cơ sở để thực hiện nguyên tắc tránh bỏ lọt tội phạm trong thực tiễn áp dung pháp luật tố tụng hình sự. Chỉ có thông qua những hoạt động kiểm tra, xác minh kịp thời các nguồn tin về tội phạm mới có điều kiện làm rõ một sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không. 17 + Khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng mở đầu các hoạt động điều tra. Đây là giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng, phải có quyết định khởi tố vụ án trƣớc, rồi mới đƣợc tiến hành các hoạt động điều tra, trừ một số trƣờng hợp đặc biệt. + Khởi tố vụ án cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tố tụng tiếp theo. Do vậy, hoạt động điều tra chỉ tập trung vào điều tra làm rõ các hành vi phạm tội và ngƣời thực hiện tội phạm mà không còn phải kiểm tra, xác minh để xác định dấu hiệu tội phạm nữa. Khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng và cơ bản để tăng cường pháp chế, bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân được pháp luật bảo hộ. 1.1.1.2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đƣợc xác định dựa trên các quy định tại Điều 100 Bộ luật TTHS năm 2003 về Thẩm quyền điều tra và Chƣơng 2 pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009) về tổ chức và thẩm quyền điều tra của CQĐT cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất thẩm quyền khởi tố của CQĐT. + Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chƣơng từ Chƣơng XII đến Chƣơng XXII của BLHS năm 1999 khi các tội đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố, điều tra của CQĐT VKSND tối cao và Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân. 18 + Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chƣơng từ XII đến chƣơng XXII khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT VKSND tối cao và Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân. Mặt khác, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh còn có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của Công an cấp huyện nhƣng xét thấy cần trực tiếp khởi tố, điều tra. + Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố, điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhƣng xét thấy cần trực tiếp khởi tố, điều tra. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng CQĐT các cấp của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân. + Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan an ninh điều tra. Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chƣơng XI, chƣơng XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 236, 263, 264, 274, 275 của BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh, Còn cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an chỉ khởi tố vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra công an cấp tỉnh nhƣng xét thấy cần trực tiếp khởi tố điều tra. 19 Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về Thủ trƣởng, Phó thủ trƣởng Cơ quan an ninh điều tra các cấp. - Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của CQĐT Bộ quốc phòng. + CQĐT hình sự trong Quân đội nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chƣơng từ Chƣơng XII đến Chƣơng XXIII của BLHS khí các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TA quân sự trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT VKS quân sự trung ƣơng. CQĐT hình sự khu vực có thẩm quyền điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TA quân sự khu vực, CQĐT hình sự quân khu và tƣơng đƣơng có thẩm quyền khởi tố các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TA quân sự quân khu và tƣơng đƣơng hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT hình sự khu vực nhƣng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Đối với CQĐT hình sự Bộ Quốc phòng sẽ khởi tố các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT hình sự quân khu và tƣơng đƣơng nhƣng xét thấy cần trực tiếp khởi tố, điều tra. + Cơ quan an ninh điều tra trong Quân đội nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chƣơng XI và Chƣơng XXIV của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TA quân sự. Cơ quan an ninh điều tra quân khu và tƣơng đƣơng có thẩm quyền khởi tố các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TA quân sự quân khu và tƣơng đƣơng; Cơ quan an ninh điều tra Bộ quốc phòng có thẩm quyền khởi tố đối với các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT quân khu và tƣơng đƣơng nhƣng xét thấy cần trực tiếp khởi tố, điều tra. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc về thủ trƣởng, phó thủ trƣởng CQĐT các cấp trong Quân đội nhận dân. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan