Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhâ...

Tài liệu Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

.PDF
78
506
116

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÙY LINH KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÙY LINH KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TUẤN KHANH HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu thực sự của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Tuấn Khanh. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thùy Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN...................................................... 7 1.1. Khái niệm chung về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ............ 7 1.2. Thẩm quyền, nội dung, phương thức kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện ................. 12 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện ....... 20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ...... 24 2.1. Khái quát hoạt động ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ............................ 24 2.2. Thực tiễn kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ................. 26 2.3. Đánh giá chung hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ..................................................................................................... 38 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI .......................................................................... 47 3.1. Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện ....... 47 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ..................................................................................................... 49 KẾT LUẬN .................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân QPPL : Quy phạm pháp luật UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số liệu văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các cấp ban hành từ năm 2012 đến năm 2018 .................................................................... 25 Bảng 2.2. Số liệu kiểm tra văn bản do HĐND, UBND các huyện, thành phố gửi đến từ năm 2012 đến năm 2018 ................................................................ 30 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là xu thế khách quan, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, đây là nhân tố quyết định cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Một trong những tiêu chí quan trọng để xây dựng nhà nước pháp quyền là phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện, chính vì vậy tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020” [12]. Năm 2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng giúp cho các cấp chính quyền địa phương ban hành những văn bản QPPL để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước. 1 Kể từ khi triển khai thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, tại tỉnh Quảng Ngãi, HĐND và UBND các cấp đã ban hành một số lượng văn bản QPPL tương đối lớn. Có rất nhiều hoạt động đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất được triển khai trong quá trình ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND như: thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành pháp luật được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì văn bản QPPL của HĐND và UBND các cấp vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu quản lý, những thay đổi hàng ngày của đời sống xã hội và bộc lộ một số vấn đề bất cập vì trong thời gian này, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 ra đời, với nhiều thay đổi lớn trong công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL thì số lượng văn bản được ban hành có sai sót là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, nguyên nhân của tình trạng trên còn xuất phát từ việc các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm và đề cao tầm quan trọng của công tác kiểm tra văn bản; lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra văn bản chậm được kiện toàn, còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; việc gửi văn bản QPPL sau khi ban hành đến cơ quan tư pháp cấp trên để kiểm tra chưa thường xuyên, đầy đủ. Kinh phí, trang thiết bị làm việc chưa đáp ứng với hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản; cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản, nguồn văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý phục vụ cho hoạt động kiểm tra văn bản chưa được xây dựng, trang bị đầy đủ. Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: "Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài luận văn thạc sĩ cho mình. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, ở nước ta, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, hội thảo, các bài viết về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL mà trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã có điều kiện tiếp cận, chẳng hạn như: - Tiến sỹ Bùi Thị Đào, Những vấn đề mang tính nguyên tắc trong Luật Ban hành văn bản QPPL, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 8(193), năm 2011. - Phạm Quang Hiển, Luận văn thạc sĩ luật học: Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam, 2014 - Nguyễn Thị Mai Hương, Luận văn: Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2010. - Uông Chu Lưu (Chủ biên), Bình luận Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2005. - Đoàn Thị Tố Uyên, Luận án tiến sĩ luật học: Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012. Và còn một số đề tài, công trình khác nghiên cứu về vấn đề này. Qua nghiên cứu, tham khảo các sách, đề tài, bài viết nêu trên cho thấy hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã được các tác giả đề cập nghiên cứu, phản ánh trên nhiều góc độ và thời gian khác nhau. Vẫn còn nhiều vấn đề về thực trạng công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của HĐND và UBND trong thời gian gần đây chưa được đề cập nghiên cứu, đánh giá và kiến nghị một cách đầy đủ, thấu đáo, đặc biệt là hoạt động kiểm tra đối với văn bản của HĐND và UBND cấp huyện. Chính vì vậy, việc chọn đề tài về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp huyện để nghiên cứu là cần thiết. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tế, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ cơ sở lý luận về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của HĐND và UBND; - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đánh giá đúng đắn những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như hạn chế, bất cập trong kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của HĐND và UBND; - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp huyện nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL trong phạm vi không gian địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 4 với 14 huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Phạm vi về thời gian: Từ tháng 7 năm 2016 đến 2018. Đây là thời điểm Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 có hiệu lực thi hành. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, về Chính phủ phục vụ nhân dân; quán triệt các quan điểm, chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, quan sát. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Từ việc nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu, luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về kiểm tra văn bản QPPL với tư cách là một hoạt động khoa học pháp lý và khoa học hành chính; đưa ra một số nhận xét đánh giá về hoạt động này đối với xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh; Tăng cường chất lượng, hiệu quả của hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện. Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa đối với đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra văn bản QPPL hiểu đầy đủ, sâu sắc về bản chất nghiệp vụ của hoạt động kiểm tra, cách lựa chọn và hậu quả pháp lý của từng biện pháp xử lý để tham mưu đúng theo quy định của pháp luật. 5 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Chương 2: Thực trạng kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Khái niệm chung về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật 1.1.1. Khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Theo Từ điển luật học Nhà xuất bản tư pháp thì văn bản QPPL là: “Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà Nhà nước muốn xác lập” [34, tr.839]. Ở Việt Nam, trong pháp luật thực định, theo Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008 (thay thế Luật Ban hành văn bản QPPL năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2002), một lần nữa khái niệm văn bản QPPL được quy định cụ thể hơn: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội” [22]. Định nghĩa mới này bổ sung thẩm quyền “phối hợp ban hành” để khẳng định sự tồn tại của các văn bản QPPL được ban hành liên 7 tịch; dấu hiệu: “hình thức”, “thẩm quyền”, “có hiệu lực bắt buộc chung” để nhận biết, phân biệt tính đặc trưng của văn bản QPPL. Định nghĩa trên là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xác định những vấn đề phải được ban hành dưới hình thức văn bản QPPL, phân biệt văn bản QPPL với văn bản hành chính nhằm góp phần hạn chế đáng kể số lượng văn bản hành chính có chứa QPPL. Tuy nhiên, do cách định nghĩa của này còn mang tính học thuật, lại chưa cụ thể, nên đã gây nhiều khó khăn, lúng túng trong việc xác định văn bản nào là văn bản QPPL. Để góp phần khắc phục hạn chế nêu trên, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 bổ sung định nghĩa về “quy phạm pháp luật” và coi định nghĩa về “quy phạm pháp luật” là cơ sở để từ đó định nghĩa về “văn bản quy phạm pháp luật”. Cụ thể như sau: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn các đạo luật điều chỉnh hoạt động ban hành văn bản QPPL đã được ra đời và định nghĩa về văn bản QPPL 8 cũng được thảo luận, nghiên cứu và hoàn thiện hơn, trở thành cơ sở pháp lý cho hoạt động ban hành văn bản pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền ở nước ta. Hệ thống văn bản QPPL là khái niệm liên quan tới pháp luật thực định, phản ánh thực trạng các nguồn của pháp luật, là sự thể hiện ra bên ngoài của pháp luật dưới hình thức văn bản và mối liên hệ giữa các văn bản trong một chỉnh thể toàn vẹn [18]. Hệ thống văn bản QPPL nước ta lấy Hiến pháp, các đạo luật, bộ luật làm cơ sở pháp lý có hiệu lực cao. Các văn bản QPPL tạo thành một hệ thống theo thứ bậc hiệu lực. Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta gồm có: Hiến pháp. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, 9 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện). Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. 1.1.2. Khái niệm, vai trò của kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật Kiểm tra văn bản QPPL là hoạt động xem xét, đánh giá và kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tính hợp pháp và hợp lý của văn bản QPPL nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những văn bản bất hợp pháp, bất hợp lý, đồng thời, xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản sai trái đó. Xử lý văn bản QPPL là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước, được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục và nguyên tắc do pháp luật quy định nhằm đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp 10 pháp, bất hợp lý, đồng thời xem xét trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể ban hành, tham mưu soạn thảo văn bản QPPL đó. Kiểm tra, xử lý văn bản QPPL nhằm hoàn thiện và đồng bộ hệ thống pháp luật, loại bỏ những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, từ đó nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật. Vai trò quan trọng của kiểm tra, xử lý văn bản QPPL được cụ thể như sau: Thứ nhất, kiểm tra, xử lý văn bản QPPL góp phần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật Nội dung của kiểm tra văn bản QPPL đó là phải xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản QPPL. Điều này rất quan trọng bởi nếu cơ quan kiểm tra kết luận văn bản QPPL bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất thì văn bản QPPL đó sẽ được triển khai và phát huy hiệu lực trên thực tế, ngược lại nếu cơ quan kiểm tra kết luận văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp hiến, bất hợp pháp và không thống nhất sẽ ảnh hưởng thậm chí làm chấm dứt hiệu lực pháp lý của văn bản QPPL đó. Thứ hai kiểm tra, xử lý văn bản QPPL có vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần tạo dựng môi trường pháp lý minh bạch, ổn định, lành mạnh Xuất phát từ mục đích của kiểm tra văn bản QPPL là nhằm bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật. Việc kiểm tra được thực hiện bởi chủ thể là cơ quan công quyền có thẩm quyền riêng được pháp luật quy định. Các văn bản QPPL có sự mâu thuẩn, chồng chéo sẽ bị loại bỏ để đảm bảo môi trường pháp lý lành mạnh, công khai, minh bạch. 11 Thứ ba, kiểm tra, xử lý văn bản QPPL góp phần nâng cao chất lượng quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL Mục đích của kiểm tra văn bản QPPL là kịp thời phát hiện những văn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp, trái với quy định của pháp luật để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Thông qua đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác soạn thảo, ban hành và quản lý văn bản. 1.2. Thẩm quyền, nội dung, phương thức kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện 1.2.1. Thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra văn bản do HĐND, UBND cấp huyện ban hành. Giám đốc Sở Tư pháp giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái pháp luật thì HĐND, UBND có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản. Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp đình chỉ việc thi hành và hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND cấp dưới. Chủ tịch UBND cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp huyện và đề nghị HĐND cấp tỉnh hủy bỏ hoặc bãi bỏ. 1.2.2. Nội dung kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện Xác định văn bản QPPL được ban hành đúng thẩm quyền Văn bản QPPL được ban hành đúng thẩm quyền là văn bản tuân thủ 12 đúng quy định của pháp luật đối với thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung. Đúng thẩm quyền về hình thức là việc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản theo đúng hình thức (tên loại văn bản) được quy định cho cơ quan, người có thẩm quyền đó theo quy định của pháp luật. Đúng thẩm quyền về nội dung là việc cơ quan, người có thẩm quyền chỉ ban hành các văn bản có nội dung phù hợp với thẩm quyền của mình đã được pháp luật cho phép hoặc đã được phân công, phân cấp. Thẩm quyền này được xác định trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định về phân công, phân cấp, văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước cụ thể của từng cơ quan, từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực. Xác định nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành Đó là Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh phải phù hợp với văn bản của các cơ quan nhà nước Trung ương; Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp tỉnh phải phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước trung ương và Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh; Nghị quyết của HĐND cấp huyện phải phù hợp với văn bản của các cơ quan nhà nước trung ương và văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh; Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp huyện phải phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước trung ương, văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh và còn phù hợp với Nghị quyết của HĐND cấp huyện Nghị quyết của HĐND cấp xã phải phù hợp với văn bản của các cơ quan nhà nước trung ương và văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện; Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp xã phải phù hợp với văn bản của 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan