Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích việt nam...

Tài liệu Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích việt nam

.PDF
201
122
112

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Cao KIỂU TRUYỆN NGƯỜI LẤY VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, người viết đã nhận được sự hướng dẫn tận tình và sự động viên, giúp đỡ của TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp. Tôi xin kính gởi lời tri ân chân thành đến cô! Xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường ĐHSP, các Thầy cô giáo khoa Ngữ văn, các Thầy cô phòng Sau đại học, Thư viện trường đã luôn tạo điều kiện cho Tôi học tập, tra cứu, tham khảo tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Kính gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ để Tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này! Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 17 tháng 11 năm 2012 Người viết Nguyễn Thị Cao MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................. 3 MỤC LỤC ................................................................................... 4 A. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................... 6 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................6 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................12 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................18 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................18 6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................19 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ VÀ KIỂU TRUYỆN NGƯỜI LẤY VẬT ....................... 21 1.1 Khái quát về truyện cổ tích thần kỳ ................................................21 1.1.1 Khái niệm truyện cổ tích thần kỳ......................................................... 21 1.1.2. Đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ .................................................. 23 1.1.3. Giới thiệu về kho tàng truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam. 27 1.2. Khái quát về kiểu truyện người lấy vật .........................................28 1.2.1. Khái niệm về kiểu truyện người lấy vật ............................................. 28 1.2.2. Cơ sở hình thành kiểu truyện người lấy vật ....................................... 31 1.2.3. Giới thiệu chung về kiểu truyện người lấy vật ................................... 33 Chương 2: KHẢO SÁT NHỮNG MÔ-TÍP CHỦ YẾU TRONG KIỂU TRUYỆN NGƯỜI LẤY VẬT...................... 39 2.1. Khái niệm về mô-típ và giới thiệu chung về các mô-típ trong kiểu truyện người lấy vật ................................................................................39 2.1.1. Khái niệm về mô-típ ........................................................................... 39 2.1.2. Giới thiệu chung về các mô-típ trong kiểu truyện người lấy vật........ 40 2.2. Phân tích các mô-típ chủ yếu ..........................................................43 2.2.1. Mô-típ sự ra đời thần kỳ ..................................................................... 43 2.2.2. Mô-típ người đội lốt vật...................................................................... 50 2.2.3. Mô-típ thách đố................................................................................... 54 2.2.4. Mô-típ tài năng thần kỳ ...................................................................... 62 2.2.5. Mô-típ cởi lốt và kết hôn .................................................................... 68 2.2.6. Mô-típ người em út bị hại ................................................................... 85 2.2.7. Mô-típ vật phù trợ ............................................................................... 90 Chương 3: KẾT CẤU VÀ Ý NGHĨA CỦA KIỂU TRUYỆN NGƯỜI LẤY VẬT ................................................................... 95 3.1. Các kiểu kết hợp mô-típ để tạo thành cốt truyện cụ thể ..............95 3.1.1. Kiểu cốt truyện có hai mô-típ ............................................................. 96 3.1.2. Kiểu cốt truyện có ba mô-típ .............................................................. 97 3.1.3. Kiểu cốt truyện có bốn mô-típ ............................................................ 99 3.1.4. Kiểu cốt truyện có năm mô-típ ......................................................... 102 3.1.5. Kiểu cốt truyện có sáu mô-típ........................................................... 104 3.1.6. Kiểu cốt truyện có bảy mô-típ .......................................................... 106 3.2. Ý nghĩa của kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích ......110 3.2.1 Kiểu truyện người lấy vật phản ánh tín ngưỡng dân gian ................. 110 3.2.2. Kiểu truyện người lấy vật thể hiện triết lý nhân sinh của nhân dân . 115 C. KẾT LUẬN ........................................................................ 121 KIỂU TRUYỆN NGƯỜI LẤY VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Truyện cổ tích hơn bất kỳ một thể loại văn học dân gian nào khác ở chỗ nó đã xây dựng thành công một thế giới hiện thực trong mơ ước. Nó rọi chiếu ánh sáng kỳ ảo của niềm hạnh phúc vào cuộc đời đầy bất hạnh của con người, khiến họ yêu đời và sống mạnh mẽ hơn. Nhưng truyện cổ tích không làm cho con người bị ru ngủ, bị lãng quên trong thế giới thần tiên ấy mà khiến họ tích cực hành động để xây dựng và cải tạo hiện thực theo hướng tốt đẹp. Mọi người nhớ và yêu thích truyện cổ tích chính là ở khả năng cải tạo, biến đổi nhanh chóng, kỳ diệu, triệt để và hợp lòng dân. Trong xã hội hiện đại, khi cuộc sống của con người tương đối đầy đủ về phương diện vật chất thì nhu cầu về văn hóa tinh thần là điều tất yếu, con người có xu hướng tìm hiểu về văn hóa tâm linh, những phong tục tâp quán, tín ngưỡng nguyên thủy ngàn đời, cội nguồn của dân tộc. Tín ngưỡng dân gian luôn là vùng đất còn chứa nhiều điều bí ẩn, gợi sự tò mò, thích thú khám phá những nét cổ sơ ấy, nó như đưa con người trở về với xã hội nguyên thủy, trở về với tổ tiên, với những giá trị tinh thần vô giá của mỗi dân tộc. Nghiên cứu về kiểu truyện người lấy vật trong kho tàng truyện cổ tích các dân tộc cũng là một cách đưa ta về với cội nguồn dân tộc. Việc người dân tôn sùng, cúng bái một vật nào đấy làm thần phù trợ cho tộc người mình là nhu cầu không thể thiếu của đời sống, thể hiện nét đẹp văn hóa trong tín ngưỡng dân gian và là một việc làm cần thiết trong cuộc sống vốn còn nhiều khó khăn của cộng đồng lúc bấy giờ. Nghiên cứu kiểu truyện người lấy vật còn giúp chúng ta hiểu biết thêm về nét đẹp văn hóa, về con người Việt Nam trong xã hội đa dân tộc. Văn hóa là những giá trị tinh thần quý báu, phản ánh nét đẹp về phong cách, lối sống và niềm tin sâu sắc vào thế giới thần bí siêu nhiên nào đó. Sự tồn tại của yếu tố văn hóa, giúp cho con người trong xã hội hiện tại có nhận thức sâu sắc và hoàn thiện hơn về nhân phẩm và đạo đức, lối sống đầy nghĩa tình của tổ tiên xưa kia, đồng thời nét đẹp văn hóa của xã hội đa dân tộc sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn, sâu sắc hơn về tổ tiên, truyền thống văn hóa dân tộc để có cách sống phù hợp và tốt đẹp hơn, một phong cách, lối sống thấm dậm nghĩa tình của người Việt Nam. Nghiên cứu về kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn, thấy được cái hay, cái hấp dẫn của một kiểu truyện cụ thể và vai trò của nó trong cấu trúc của tác phẩm cổ tích. Một số truyện thuộc kiểu truyện người lấy vật còn được đưa vào chương trình giảng dạy ở nhà trường phổ thông, vì vậy việc tìm hiểu về kiểu truyện này giúp cho giáo viên có những hiểu biết cụ thể hơn, sâu sắc hơn nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy văn học dân gian được thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Từ những lý do nêu trên chúng tôi chọn Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình, với mong muốn có cái nhìn toàn diện hơn về kiểu truyện người lấy vật trong hệ thống kiểu truyện cổ tích Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Từ trước đến nay đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về truyện cổ tích, mỗi công trình tiếp cận thể loại này theo những hướng khác nhau. Tiếp cận truyện cổ tích theo kiểu truyện mà cụ thể là kiểu truyện người lấy vật là một hướng đi khá độc đáo, mới mẻ và cũng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Trong Từ điển văn học (tập 2), mục “Truyện cổ tích”, nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên đã nhấn mạnh, kiểu truyện người lấy vật không những xuất hiện trong truyện cổ tích Việt Nam mà còn xuất hiện phổ biến trong cổ tích các nước trên thế giới. “….kiểu truyện người lấy vật ở Việt Nam gồm các truyện như: Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Lấy chồng Dê, của người Việt, truyện Chàng Bâu của người Mường, Chàng Ca đác của người Thái, truyện Ếch lấy con vua của người Mèo… Kiểu truyện này phản ánh những nét tiêu biểu của hiện thực xã hội Việt Nam thời xưa, chứa đựng một cách tập trung những truyền thống sáng tác chủ yếu của loại truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện được một cách rõ ràng hơn cả tính quốc tế của loại truyện này” [52, tr.302]. Cũng trong công trình trên, ông cho rằng có thể gọi các truyện trên là một kiểu truyện “người đội lốt vật”. Cách gọi này của ông có sự liên hệ gần gũi với kiểu truyện người lấy vật vì trong mỗi truyện việc kết hôn đều diễn ra giữa người và vật. Vật ở đây lại chính là do con người đội lốt, cái lốt vật như là sự thử thách lớn trong cuộc đời nhân vật. Trong Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa của một số típ truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam của Vũ Anh Tuấn, tác giả cho rằng “truyện cổ tích mà quá trình hình thành và phát triển có một giai đoạn song trùng về thời gian, đồng hiện trong không gian thần thoại, đó là kiểu truyện người thần kì đội lốt. Từ dạng nguyên sơ nhất, kiểu truyện này đã có cấu trúc và ý nghĩa riêng. Sự xâm nhập vào cấu trúc của nó đôi ba mô-típ hoặc những chi tiết kiểu thần thoại là các yếu tố ngoại sinh làm phong phú bản kể, tạo nên sắc thái riêng của kiểu truyện” [63, tr.56]. Theo ông đây là một dạng truyện nguyên sơ của cổ tích và mang đậm yếu tố thần kỳ, xuyên suốt trong công trình nghiên cứu của mình, ông đã liệt kê những hình thức người thần kỳ đội lốt như: lốt chim, lốt hổ, lốt cóc… các nhân vật chính đều đội lốt vật xấu xí, dị dạng. Mọi tình tiết trong cấu trúc đều hướng vào sự khẳng định thuộc tính và phẩm chất của nhân vật chính: lốt càng xấu, người càng đẹp, càng siêu phàm. Họ là những người đại diện cho chính nghĩa, có những hành động cực kỳ cao cả, đẹp đẽ, chính đáng trong những tình huống khó khăn, bảo vệ quyền lợi cho những con người nghèo khổ, thấp cổ bé họng trong xã hội phân chia giai cấp, phân biệt đối xử giữa người giàu với người nghèo. Tác giả Nguyễn Thị Huế có bài viết Người mang lốt – mô típ đặc trưng của kiểu truyện cổ tích về nhân vật xấu xí mà tài ba, tác giả cho rằng nhân vật xấu xí trong truyện cổ tích thường là đối tượng của sự phê phán, ghẻ lạnh của xã hội. Nhân vật thường mang những cái lốt xấu xí, những cái lốt đó có thể là một con vật, hay một dị vật nào đó làm cho con người ghê sợ, xa lánh. Chỉ có người con gái út xinh đẹp, nết na trong truyện cổ tích luôn là người nhìn ra được những tài năng phi thường ẩn sau hình hài xấu xí của nhân vật, chấp nhận lấy nhân vật xấu xí ấy làm chồng. “Tính chất lý tưởng hóa của mô típ người mang lốt còn thể hiện ở sự biến hình đẹp đẽ của nhân vật xấu xí, sau hôn nhân và nhờ hôn nhân nhân vật mới được mô tả thành người xinh đẹp” [30, tr.60]. Trong bài viết này kiểu truyện về nhân vật xấu xí mà tài ba có những nét tương đồng với kiểu truyện người lấy vật, nhân vật xấu xí mà tài ba có thể là một nhân vật dị dạng hay nhân vật đội lốt vật. Nhân vật tuy xấu nhưng có tài năng phi thường, tấm lòng nhân hậu, được trở lại thành người đẹp đẽ ở cuối truyện. Trong công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Bích Hà có bài viết về Mô típ“sự ra đời thần kỳ” trong truyện Thạch Sanh, tác giả đã liệt kê một số dạng khác nhau của sự sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ tích, trong đó có dạng “đứa trẻ ra đời do người mẹ kết hợp với con vật nào đó: người mẹ lấy khỉ, lấy cóc, lấy đại bàng, lấy rắn… Sau đó thụ thai và có thể sinh ra trứng rồi nở ra con hoặc sinh con (Chàng rắn – Gia rai); người mẹ lấy chó sau đó thụ thai và sinh con (Sự tích núi Tang ku ban pha hu – Inđônêxia)” [25, tr.24]. Trong bài viết này sau khi đưa ra các hình thức khác nhau về sự ra đời thần kỳ của nhân vật trong truyện cổ tích, tác giả đã đưa ra nhận xét về sự ra đời thần kỳ của chàng trai trẻ Thạch Sanh là do người mẹ cảm ứng với lực lượng siêu nhiên, thái tử nhà trời đã đầu thai vào Thạch Sanh, đó cũng là một hình thức ra đời thần kỳ xuất hiện trong kiểu truyện người lấy vật khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Tác giả Lại Phi Hùng có bài viết về Những tương đồng và khác biệt trong một số kiểu truyện cổ dân gian ở Lào và Việt Nam, tác giả đã có sự so sánh vô cùng phong phú về ba kiểu truyện chàng trai khỏe, người bất hạnh và người đội lốt vật. Trong đó, kiểu truyện người đội lốt vật được tác giả so sánh chặt chẽ, khá công phu, đưa ra rất nhiều hình thức mang lốt của nhân vật trong truyện cổ tích của hai nước. Theo ông, đặc trưng chung của kiểu truyện người đội lốt vật đó là thẩm mỹ; một chàng trai hoặc một cô gái nào đó ẩn mình dưới cái vỏ loài vật, có khi nhỏ bé xấu xí, có khi lạ lùng kì dị, sau một thời gian thử thách, họ trút bỏ lốt cũ, trở thành những chàng trai, cô gái trẻ đẹp, tài năng, hiếu hạnh, đấu tranh giành lại được hạnh phúc vốn đã bị tước đoạt, tiêu diệt kẻ thù, khẳng định vị trí, năng lực của những người mồ côi, người đội lốt, người con út trong xã hội phụ quyền đã phân chia giai cấp. Qua đó, các nghệ nhân dân gian khẳng định khát vọng vươn tới cái thiện, cái đẹp, phủ định cái ác, cái xấu, thực hiện ước mơ công bằng, dân chủ đầy tinh thần lãng mạn của người xưa. Tác giả Nguyễn Thị Thu Vân với luận án tiến sĩ Khảo sát truyện cổ dân tộc Chăm, đã đưa ra nhóm cốt truyện người lấy ma qủy hoặc lấy thú vật, quái vật. Tác giả cho rằng “cuộc hôn nhân giữa người với thú vật hoặc quái vật chỉ là tạm thời, do hoàn cảnh bắt buộc. Thông thường là người phụ nữ bị thú vật cướp đi làm vợ, họ bị bắt buộc phải sống cuộc sống chồng vợ với thú vật, sinh con đẻ cái cho đến khi được người yêu, chồng hay một dũng sĩ cứu được, đem trở về xã hội loài người. Quan hệ giữa con người với thú vật, quái vật, hay qủy có lẽ cũng do xuất phát từ quan niệm con người có thể giao cảm với thiên nhiên, với tự nhiên, với chim muông, cầm thú, với thần linh, ma quỷ” [72, tr.75]. Tác giả Lê Hồng Phong có công trình nghiên cứu Tìm hiểu truyện cổ Tây Nguyên - Trường hợp Mạ và K’ho. Trong chương “Cổ tích Mạ K’ho”, tác giả đề cập đến ba dạng chính của cổ tích Mạ - K’ho là cổ tích về nhân vật mồ côi, cổ tích về nhân vật mang lốt; cổ tích về nhân vật malai. Trong đó, cổ tích về nhân vật người mang lốt được ông trình bày khá chi tiết “nhân vật mang lốt tuy xuất hiện nhiều dạng nhưng không thuần nhất, manh nha từ huyền thoại, đã có những ông bà thần mang lốt chim cho hạt lúa đầu tiên, ông thần mang lốt khổng lồ có tên là Yut chống trời cao….Vì vậy, đến cổ tích, nhân vật mang lốt không chỉ người, dù người mang lốt là nhân vật chính trong truyện về nhân vật mang lốt” [53, tr.93]. Có các hình thức lốt mà nhân vật mang như: lốt động vật, lốt dị dạng, lốt sự vật… Các hình thức lốt này nhìn chung có liên quan đến giới động thực vật quen thuộc của núi rừng Tây nguyên, với nền kinh tế săn bắt nguyên thủy, hoa quả mà con người hái lượm được trong rừng, trên rẫy. Hệ thống những mô-típ chủ yếu mà tác giả sử dụng, đã làm nổi rõ hơn những giá trị đích thực của cái lốt vật được nhân vật khoác lên người trong suốt giai đoạn đầu đời. Qua các hình thức lốt vật đó, dân gian muốn gởi gấm những khát khao về sự hoàn thiện cái đẹp bên ngoài lẫn vẻ đẹp tâm hồn. Họ mong mỏi một sự thay đổi tuyệt đối cho nhân vật bất hạnh, không may. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu về văn học dân gian cũng đã bước đầu khái quát về kiểu truyện người lấy vật như Võ Quang Nhơn với công trình Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, phần khảo sát các hình tượng nhân vật trung tâm của thần thoại và truyện cổ tích các dân tộc ít người Việt Nam. Phan Đăng Nhật với bước đầu tìm hiểu về người đội lốt vật xấu xí và nhân vật mồ côi trong công trình Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước cách mạng tháng Tám); tác giả Đặng Thái Thuyên với việc tìm hiểu Đề tài hôn nhân trong truyện cổ tích thần kỳ Mường, cũng đề cập đến vấn đề kết hôn giữa người và vật trong một số truyện cổ tích thần kỳ. Trên đây, chúng tôi vừa trình bày một cách ngắn gọn về việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kiểu truyện người lấy vật, các tác giả đã có những đóng góp rất quý báu trong quá trình nghiên cứu về văn học dân gian Việt Nam. Các tác giả đã đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề người lấy vật trong truyện cổ tích thần kỳ, tuy nhiên vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam để nghiên cứu, trên cơ sở muốn có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về đề tài này. Chúng tôi luôn trân trọng và tiếp thu những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, và cố gắng hoàn thiện hơn vấn đề này trong công trình nghiên cứu của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi chọn kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu của mình. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy có nhiều thể loại xuất hiện kiểu truyện người lấy vật nhưng vì thời gian không cho phép chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát ở thể loại truyện cổ tích và chủ yếu lấy từ truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc Việt Nam, lựa chọn những truyện có biểu hiện của kiểu truyện người lấy vật để tìm hiểu. Do tình hình tư liệu không được phong phú, nguyên nhân sâu xa có lẽ công tác sưu tầm truyện cổ tích chưa thật sự đầy đủ nên có nhiều dân tộc chúng tôi không tìm thấy truyện cần sử dụng cho đề tài này. Công trình nghiên cứu chỉ dựa trên 56 truyện của 19 dân tộc anh em như: Kinh, Thái, Mường, Mèo, Gia rai, Vân Kiều… để nghiên cứu. Có thể nói đây là những tộc người tương đối lớn ở Việt Nam, có đời sống văn hóa vật chất và tinh thần khá phong phú, nguồn truyện tương đối dồi dào, phong phú ở tất cả các thể loại. Chúng tôi hy vọng số lượng truyện được khảo sát trong luận văn này có thể phản ánh được những đặc điểm của kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích của Việt Nam nói chung và của các dân tộc thành phần (đã nêu trên) nói riêng. Trong quá trình tìm hiểu về kho tàng truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, chúng tôi nhận thấy trong kiểu truyện người lấy vật thì nhân vật là “vật” có nhiều hình thức mang lốt khác nhau như: lốt động vật, thực vật, hoa quả, đồ gia dụng… Do điều kiện không cho phép chúng tôi không thể tìm hiểu hết tất cả các hình thức lốt trên mà chỉ tìm hiểu ở hình thức lốt động vật, bởi vì qua tìm hiểu số lượng các truyện ở dạng lốt động vật xuất hiện nhiều hơn so với các hình thức lốt còn lại, vì thế chúng tôi giới hạn đối tượng nghiên cứu trong đề tài của mình là nhân vật có hình thức lốt động vật. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ bước đầu có sự so sánh, đối chiếu kiểu truyện người lấy vật trong cổ tích Việt Nam với cổ tích các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Nguồn dẫn liệu Chúng tôi tìm đọc hầu hết các tuyển tập truyện cổ của các dân tộc, bao gồm trước và sau năm 1975. Từ các tuyển tập đó, chúng tôi chọn ra được 56 truyện của 19 dân tộc để tìm hiểu. Sau đây là danh sách các nguồn dẫn liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. Chúng tôi sắp xếp danh mục các truyện khảo sát theo thứ tự các dân tộc. Danh mục truyện khảo sát STT Tên truyện cổ tích 1 Người lấy cóc (Kinh) 2 Lấy chồng dê (Kinh) 3 Ông trạng lấy rùa (Kinh) 4 Nàng tiên cua và anh chàng đánh cá (Kinh) 5 Nàng tiên ốc (Kinh) 6 Chàng nhái (Kinh) 7 Chàng tôm (Kinh) 8 Cóc tiên (Kinh) 9 Chàng hến (Kinh) 10 Hoàng tử rắn và nàng hoa sen (Kinh) 11 Nàng cá măng (Thái) 12 Chàng rùa (Thái) 13 Chàng chồn (Thái) 14 Chuyện con cầy bay (Thái) 15 Chàng dê (Mèo) 16 Nàng Hơ Lúi (Ba Na) 17 Cóc và Hơ Bia Phu (Ba Na) 18 Chàng rể cọp (Dao) 19 Con chuột lông đỏ (Tày) 20 Cụ vách - ốc sên (Mường) 21 Lấy vợ cóc (Mường) 22 Con cum (ếch) ( Mường) 23 Mó nước ấm (Mường) 24 Lấy chồng rùa (Mường) 25 Anh chàng cá chuối (Mường) 26 Trăn thần (Chàm) 27 Hoàng tử rắn (Cao Lan) 28 Lấy chồng rắn (H’Mông) 29 Chàng rùa (H’Mông) 30 Người đội lốt mèo (Tà Ôi) 31 Chuyện chàng cóc (Tà Ôi) 32 Con nai thần (Cơ ho) 33 Chàng ếch – con trai thần mặt trời (Cơ ho) 34 Cô gái lấy chồng trăn (Xê Đăng) 35 Chàng rùa (Xê Đăng) 36 Nàng tiên cá (Xê Đăng) 37 Nàng út lấy chồng tôm (Churu) 38 Chàng trăn (Churu) 39 Chàng khỉ và nàng Ma Phun (Churu) 40 Chàng ếch (Churu) 41 Lấy chồng trăn (Vân Kiều) 42 Chàng rể cóc (Vân Kiều) 43 Chàng rể heo (Vân Kiều) 44 Nàng bò tót (Vân Kiều) 45 Truyện chồn và nàng H’Lúi (Gia rai) 46 Chàng lợn (Gia rai) 47 Chàng rắn (Gia rai) 48 Hrit và cô gái trong lốt da bò (Gia rai) 49 H’Bia Rác lấy chồng chồn (Gia rai) 50 Cây tông lông (Gia rai) 51 H’Lúi lấy chồng chồn (Gia rai) 52 Chàng chim cu gáy (Raglai) 53 Phò mã cóc (Raglai) 54 Lấy chồng rắn (Raglai) 55 Chàng cóc (Kơ Dong) 56 Chồng cóc (Ê Đê) Danh mục các tuyển tập truyện cổ 1. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Touneh Nai Chanh, Phan Xuân Viện (sưu tầm và biên soạn) (2006), Truyện cổ Churu, Nxb Văn nghệ. 2. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, quyển 1, tập 3-4, Nxb Giáo dục. 3. Chu Xuân Diên – Lê Chí Quế (1996), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam - phần truyện cổ tích người Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 4. Y Điêng, Hoàng Thao (Sưu tầm – biên soạn) (1978), Truyện Cổ Ê Đê, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 5/ Thu Hương (2006), Truyện cổ Vân Kiều, Nxb Văn hóa thông tin. 6. Thu Hương (2006), Truyện cổ Cơ ho, Nxb Văn hóa thông tin. 7. Thu Hương (2006), Truyện cổ Dao, Nxb Văn hóa thông tin 8. Bùi Văn Nguyên (1965), Truyện cổ Ba Na – Tây Nguyên, tập 1, Nxb Hà Nội. 9. Bùi Văn Nguyên (1965), Truyện cổ Ba Na – Tây Nguyên, tập 2, Nxb Hà Nội. 10. Hoàng Anh Nhân (1987), Truyện cổ Mường, Nxb Hà Nội. 11. Doãn Thanh, Thương Nguyễn, Hoàng Thao (1963), Truyện cổ dân tộc Mèo, Nxb Văn học Hà Nội. 12. Nhiều tác giả, (Sưu tầm –biên soạn) (1978), Truyện cổ Dao, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội. 13. Nhiều tác giả, (Sưu tầm –biên soạn)(1980), Truyện cổ Thái, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội. 14. Nhiều tác giả, (Sưu tầm –biên soạn) (2001), Truyện cổ các dân tộc miền núi Bắc Miền Trung, Nxb Thuận Hóa - Nghệ An –Thanh Hóa. 15. Truyện cổ Việt Bắc, (1974) (tập 2), Nxb Việt Bắc. 16. Đặng Nghiêm Vạn (1985), Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn –Tây Nguyên, tập 1, Nxb Văn học Hà Nội. 17. Đặng Nghiêm Vạn (1985), Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn –Tây Nguyên, tập 2, Nxb Văn học Hà Nội. 18. Lê Trung Vũ (1984), Truyện cổ Hmông, Nxb Hà Nội. 19. Viện văn học (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, quyển 1, tập 2, Nxb Giáo dục. 20. Lữ Huy Nguyên, Đặng Văn Lung (sưu tầm và biên soạn) (1996), Hợp tuyển truyện cổ tích Việt Nam, tập 15- 16, Nxb Văn học. Trên đây là những đầu sách có truyện phục vụ đề tài khảo sát, những sách tham khảo không có truyện không được liệt kê trong danh mục. Danh mục các dân tộc và phân bố truyện khảo sát STT Dân tộc Số lượng truyện 1 Kinh 10 2 Thái 4 3 Mèo 1 4 Ba Na 2 5 Dao 1 6 Tày 1 7 Mường 6 8 Chàm 1 9 H’Mông 2 10 Tà Ôi 2 11 Cao Lan 1 12 Cơ ho 2 13 Xê Đăng 3 14 Churu 4 15 Vân Kiều 4 16 Gia rai 7 17 Raglai 3 18 Kơ Dong 1 19 Ê Đê 1 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi xác định việc tìm hiểu về kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ, hiểu hơn về một kiểu truyện cụ thể và cấu trúc của kiểu truyện ấy trong tác phẩm văn học dân gian. Đồng thời việc tìm hiểu kiểu truyện này tạo cơ sở để giúp chúng ta hiểu thêm về những nét văn hóa truyền thống vô cùng phong phú, đa dạng các dân tộc, cũng như thấy được mối quan hệ giữa văn học với đời sống tín ngưỡng dân gian. Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sẽ tiến hành làm rõ các vấn đề về truyện cổ tích thần kỳ, kiểu truyện người lấy vật, chọn lọc những tác phẩm thuộc kiểu truyện người lấy vật để khảo sát và tìm ra những kết luận chung, lập nên các mô hình khái quát. Qua đó, chúng tôi phân tích và nhấn mạnh vai trò của kiểu truyện người lấy vật trong cấu trúc tác phẩm truyện cổ tích, sự tương đồng giữa kiểu truyện này với các kiểu truyện khác. Khi tìm hiểu đề tài này, luận văn cũng cố gắng chỉ ra những mối liên hệ giữa kiểu truyện người lấy vật với các tín ngưỡng nguyên thủy, với văn hóa và con người trong xã hội xưa. Qua đó thấy được nét đặc sắc của tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ, thấy được mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn hóa dân tộc. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo sát, thống kê Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu, dựa trên cơ sở các nguồn tài liệu về truyện cổ tích chúng tôi tiến hành khảo sát, chọn lọc, thống kê các truyện cổ tích thần kỳ thuộc kiểu truyện người lấy vật và các tài liệu có liên quan phục vụ cho đề tài. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp Chúng tôi tiến hành đối chiếu các truyện cổ tích thuộc kiểu truyện người lấy vật nhưng tồn tại ở các dân tộc khác nhau của Việt Nam; đối chiếu kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam với cổ tích các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới; từ đó phân tích các đối tượng để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Tiếp theo là tiến hành tổng hợp, lí giải dựa trên cơ sở kết hợp kết quả so sánh và phân tích. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Chúng tôi sử dụng phương pháp này, với mục đích nhìn nhận đối tượng trong mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn hóa, dân tộc học, xã hội học nhằm xem xét đối tượng trên nhiều phương diện và hướng tiếp cận khác nhau. 6. Cấu trúc của luận văn Cấu trúc của luận văn gồm có các phần chính như: phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Phần nội dung luận văn có ba chương được khái quát như sau: Chương 1: Khái quát về truyện cổ tích thần kỳ và kiểu truyện người lấy vật. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày khái quát chung về truyện cổ tích thần kỳ. Bên cạnh đó, chúng tôi giới thiệu chung về kiểu truyện, kiểu truyện người lấy vật, xác định cơ sở hình thành kiểu truyện để tạo tiền đề đi vào nghiên cứu nội dung của kiểu truyện ở những chương tiếp theo. Chương 2: Khảo sát những mô-típ chủ yếu trong kiểu truyện người lấy vật. Ở chương này, chúng tôi đi vào phân tích những mô-típ chủ yếu tham gia vào cấu tạo cốt truyện của kiểu truyện người lấy vật, trình bày các sơ đồ của từng mô-típ cụ thể, cũng như lý giải những vấn đề liên quan đến kiểu truyện người lấy vật mà chúng tôi đang nghiên cứu. Chương 3: Kết cấu và ý nghĩa của của kiểu truyện người lấy vật. Ở chương cuối này, người viết sẽ trình bày các kiểu liên kết giữa các mô-típ lại với nhau tạo thành cốt truyện trong kiểu truyện người lấy vật, và ý nghĩa của kiểu truyện người lấy vật trong mối tương quan với tín ngưỡng nguyên thủy của các dân tộc, triết lý nhân sinh của nhân dân. Ngoài ra, luận văn còn có thêm phần Phụ lục, giới thiệu phụ lục của các truyện được khảo sát. Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ VÀ KIỂU TRUYỆN NGƯỜI LẤY VẬT 1.1 Khái quát về truyện cổ tích thần kỳ 1.1.1 Khái niệm truyện cổ tích thần kỳ Hiện nay, các nhà nghiên cứu văn học dân gian tán thành việc phân chia thể loại truyện cổ tích làm ba tiểu loại: truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt. Dĩ nhiên ranh giới thực tế giữa các tiểu loại trong truyện cổ tích không phải lúc nào cũng rõ ràng (cũng tương tự như ranh giới các thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích). Trong ba tiểu loại này, chúng tôi chỉ chọn tiểu loại truyện cổ thần kỳ để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận văn. Việt Nam với 54 dân tộc anh em cùng tồn tại trên một dãy đất hình chữ S, mỗi dân tộc đều có một kho tàng truyện cổ tích của riêng mình, với số lượng tác phẩm lớn, đa dạng, phong phú mang nhiều giá trị đặc trưng của từng dân tộc. Truyện cổ tích của các dân tộc còn phản ánh nhiều nét đẹp về văn hóa, phong tục, tập quán từng vùng, miền, tìm hiểu kho tàng cổ tích của mỗi dân tộc, bao giờ cũng tìm thấy cái riêng của từng dân tộc hòa trong cái chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam, rộng hơn nữa là cái chung của cộng đồng thế giới. Truyện cổ tích thần kỳ là một bộ phận phong phú nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, đa số những truyện cổ tích hay nhất ở mỗi dân tộc đều thuộc về tiểu loại này. Các nhà nghiên cứu xem truyện cổ tích thần kỳ là một tiểu loại của truyện cổ tích, vì nó có những đặc điểm riêng về nhiều mặt, phân biệt với những cổ tích dân gian khác như truyện cổ tích loài vật hay truyện cổ tích sinh hoạt thể hiện ở cách xây dựng nhân vật, cốt truyện. Trong đó tiêu chí cơ bản để phân biệt chúng với nhau là vai trò quan trọng của yếu tố thần kỳ, quá trình phát triển hệ thống tình tiết của cốt truyện. Trong kho tàng truyện cổ tích, số lượng các truyện cổ tích thần kỳ sưu tầm được thường nhiều hơn các tiểu loại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan