Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Logistics trong các mô hình thương mại điện tử trên thế giới một số giải pháp ...

Tài liệu Logistics trong các mô hình thương mại điện tử trên thế giới một số giải pháp cho việt nam

.PDF
125
745
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN ĐĂNG HIỆP LOGISTICS TRONG CÁC MÔ HÌNH THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN ĐĂNG HIỆP LOGISTICS TRONG CÁC MÔ HÌNH THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VIỆT KHÔI HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với PGS. TS. Nguyễn Việt Khôi, trƣờng Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Thầy đã hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, các giảng viên đã tham gia giảng dạy khóa học mà tôi đƣợc tham gia học tập, những ngƣời đã định hƣớng và trang bị cho tôi những kiến thức hữu ích và chuyên sâu về chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị là quản lý của Tiki.vn, Cucre.vn đã tham gia trả lời phỏng vấn, cung cấp những kiến thức thiết thực và hỗ trợ về mặt tinh thần trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các anh chị, các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Logistics trong các mô hình Thương mại điện tử trên thế giới - Một số giải pháp cho Việt Nam” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi trong quá trình học tập tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu, các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi, tất cả các tài liệu tham khảo đƣợc sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn một cách tƣờng minh, theo đúng các quy định hiện hành. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................i DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................iv PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................iv CHƢƠNG 1 : TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................4 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..............................................................................4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..............................................................4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ................................................................5 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................6 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................................6 1.2.1. Logistics và các lý thuyết nền tảng ..............................................................6 1.2.2. Mối quan hệ giữa Logistics và Thƣơng mại điện tử ..................................17 1.2.3. Logistics trong Thƣơng mại điện tử ..........................................................24 CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................34 2.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................34 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................34 2.3. THU THẬP DỮ LIỆU ......................................................................................35 2.3.1. Dữ liệu sơ cấp ............................................................................................36 2.3.2.Dữ liệu thứ cấp ...........................................................................................37 2.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ........................................................................37 CHƢƠNG 3 : LOGISTICS TRONG MỘT SỐ MÔ HÌNH TMĐT TRÊN THẾ GIỚI ......................................................................................................................................39 3.1. WALMART ......................................................................................................39 3.1.1. Chuỗi cung ứng ..........................................................................................39 3.1.2. Hoạt động mua hàng ..................................................................................40 3.1.3. Xử lý đơn hàng ..........................................................................................42 3.1.4. Quản lý tồn kho .........................................................................................42 3.1.5. Hệ thống phân phối và vận tải ...................................................................46 3.2. AMAZON .........................................................................................................48 3.2.1. Chuỗi cung ứng ..........................................................................................48 3.2.2. Xử lý đơn hàng ..........................................................................................53 3.2.3. Hệ thống phân phối và vận tải ...................................................................54 3.2.4. Quản lý tồn kho .........................................................................................58 3.3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ..........................................................................60 3.3.1. Lợi thế cạnh tranh từ sự đầu tƣ vào hệ thống Logistics ............................60 3.3.2. Hiệu quả Logistics từ việc ứng dụng công nghệ .......................................63 3.3.3. Chiến lƣợc về Logistics trong TMĐT của Amazon ..................................64 3.3.4. Chiến lƣợc Logistics trong phát triển TMĐT của Walmart ......................64 3.3.5. Bài học kinh nghiệm từ Amazon và Walmart ...........................................67 CHƢƠNG 4 : LOGISTICS TRONG TMĐT TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ...........................................................................................................................71 4.1. TỔNG QUAN TMĐT VIỆT NAM ..................................................................71 4.1.1. Vị trí và quy mô .........................................................................................71 4.1.2. Các chỉ số về TMĐT..................................................................................73 4.2. LOGISTICS TRONG MỘT SỐ MÔ HÌNH TMĐT TẠI VIỆT NAM ............74 4.2.1. Logistics tại Cucre.vn ................................................................................74 4.2.2. Logistics tại Tiki.vn ...................................................................................81 4.3. PHÂN TÍCH CÁC HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ....................................86 4.3.1. Điều kiện phát triển Logistics trong TMĐT tại Việt Nam ........................86 4.3.2. Các hạn chế về Logistics trong TMĐT tại Việt Nam ................................ 87 4.3.3. Các nguyên nhân chính ..............................................................................91 4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP LOGISTICS TRONG TMĐT TẠI VIỆT NAM ..........91 4.4.1. Gợi ý mô hình Logistics áp dụng tại Việt Nam .........................................91 4.4.2. Lựa chọn chiến lƣợc tổ chức Logistics ......................................................92 4.4.3. Lựa chọn các mô hình thuê ngoài Logistics ..............................................97 KẾT LUẬN................................................................................................................103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT .................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH .................................................................105 PHỤ LỤC ..................................................................................................................111 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu 1 3PL Third Party Logistics Đối tác Logistics bên thứ ba 2 B2B Business to Business Mô hình B2B 3 B2C Business to Customer Mô hình B2C 4 C2C Customer to Customer Mô hình C2C 5 CH Câu hỏi nghiên cứu - 6 CNTT Công nghệ thông tin - 7 COD Cash On Delivery Thanh toán khi nhận hàng 9 CRP Continuous replenishment process Quy trình bổ sung liên tục 10 DC Distribution Center Trung tâm phân phối 11 ERP Enterprise Resource Planning Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 12 FC Fullfilment Center Trung tâm hoàn thiện đơn hàng 13 LAN Local Area Network Mạng nội bộ 14 LTL Less Than Truckload Đối tác vận chuyển có tải trọng nhỏ và vừa. 15 POS Point of Sales Điểm thanh toán. 16 SCM Supply Chain Management Quản trị chuỗi cung ứng 17 SWOT Strength, Weakness, Opportunity, and Threat Ma trận phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức 18 TMĐT Thƣơng mại điện tử - 19 VOF Voice-based Order Filling Điền đơn hàng bằng giọng nói Nguyên nghĩa Dịch nghĩa i DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 : Các cách tiếp cận khác nhau về Logistics (James F. Robeson, 2011) .........8 Hình 1.2 : Hoạt động Logistics bị phân mảnh (Ballou, R. H., 2007) ............................9 Hình 1.3 : Các giai đoạn tích hợp Logistics nội bộ (A.T. Kearney, 1981) ..................12 Hình 1.4 : Sự biển đổi của Logistics (Ballou, 2007) ...................................................14 Hình 1.5 : Chuỗi cung ứng đơn giản (John J. Coyle, 2013) ........................................15 Hình 1.6 : Các thành phần của chuỗi cung ứng sản xuất đồ chơi (Efraim. Turban, 2010) ....................................................................................................................16 Hình 1.7 : Vị trí của TMĐT B2C trong chuỗi cung ứng ............................................25 Hình 1.8 : Kênh phân phối TMĐT điển hình (A.T. Kearney,2015) ...........................27 Hình 2.1 : Sơ đồ quy trình thu thập dữ liệu .................................................................35 Hình 3.1 : Chuỗi cung ứng của Walmart .....................................................................40 Hình 3.2 : Phƣơng thức hàng hóa di chuyển liên tục trong các trạm Cross Docking .46 Hình 3.3 : Chuỗi cung ứng của Amazon .....................................................................52 Hình 3.4 : Mô hình vận chuyển của Amazon ..............................................................69 Hình 4.1 : Chu trình đơn hàng tại Tiki.vn ..................................................................83 Hình 4.2 : Mô hình cổng vận chuyển so với các giao dịch vận chuyển riêng lẻ (Shipchung.vn, 2014) .........................................................................................101 ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 : Doanh thu bán lẻ online và bán lẻ truyền thống tại Mỹ 2009 – 2018 (Cassidy Turley, 2013) ........................................................................................20 Biểu đồ 1.2 : Mối quan hệ giữa số lƣợng kho hàng và thời gian đáp ứng đơn hàng (Chopra and meindl, 2007) ..................................................................................22 Biểu đồ 1.3 : Phân bổ chi phí Logistics phân phối TMĐT(A.T. Kearney, 2015) .......28 Biểu đồ 1.4 : Các vấn đề về giao hàng liên quan tới việc từ chối mua hàng (Copenhagen Economics, e-shopper survey, 2013) ............................................29 Biểu đồ 1.5: Các vấn đề quan trọng khi mua lại tại (Copenhagen Economics, eshopper survey, 2013) ..........................................................................................30 Biểu đồ 1.6: Hiệu quả về quy mô trong giao hàng điểm cuối (A.T. Kearney, 2011) .32 Biểu đồ 3.1 : Mức tồn kho trƣớc và sau khi áp dụng CRP (Machael J.Shaw, 2002) ..44 Biểu đồ 3.2 : Vị trí các cửa hàng và trung tâm phân phối của Walmart (Jesse LeCavalier, 2015) ................................................................................................ 47 Biểu đồ 3.3 : Tỷ lệ doanh số bán hàng của các đối tác bên thứ ba trên tổng doanh thu của Amazon (Source: 10k report, 2004) ..............................................................51 Biểu đồ 3.4 : Tốc độ tăng trƣởng của Amazon so với các đối thủ trong ngành (The Wall Street Journal, 2013) ...................................................................................61 Biểu đồ 3.5 : Mức độ chi phí cho khâu hoàn thiện đơn hàng và công nghệ ở Amazon trong vòng 1 thập kỷ (Amazon.com) ..................................................................62 Biểu đồ 3.6 : Tốc độ tăng trƣởng của bán lẻ trực tuyến tại Mỹ ...................................65 Biểu đồ 4.1 : Mức độ hấp dẫn của thị trƣờng bán lẻ các quốc gia (Atkearney,2014) .71 Biểu đồ 4.2 : Mức độ phát triển của TMĐT trong nền kinh tế các quốc gia, năm 2010 (BCG, 2012).........................................................................................................72 Biểu đồ 4.3 : Hành vi ngƣời dùng trực tuyến tại Việt Nam (Cimigo, 2012) ...............74 Biểu đồ 4.4 : Thống kê theo doanh thu các Website mua hàng theo nhóm (dealcuatui.com, 2011) ........................................................................................75 Biểu đồ 4.6 : Ma trận phân loại các công ty TMĐT B2C ..........................................93 iii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1 : Lịch giao hàng 24h của Tiki.vn (hotro.tiki.vn) ..........................................85 Bảng 4.2 : Các nguyên nhân hủy đơn hàng trực tuyến (Trả lời cho câu hỏi “Đâu là lý do quan trọng nhất khi bạn hủy đơn hàng trực tuyến?” theo khảo sát của đề tài) .............................................................................................................................89 Bảng 4.3 : Ma trận lựa chọn chiến lƣợc tổ chức Logistics ..........................................95 iv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam, với 90,7 triệu dân vào năm 2015, trong đó có 39,8 triệu ngƣời dùng Internet đang hoạt động, chiếm tới 44% tổng dân số, tăng 12% so với năm 2012 (We Are Social, 2015). Thói quen trực tuyến đang tạo ra những thay đổi đáng kể trong các hành vi mua sắm của ngƣời dân. Cuối năm 2013, tổng số giao dịch Thƣơng mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đã đạt giá trị 2,2 tỷ USD và dự tính sẽ tăng gấp đôi vào năm 2015 (Cục TMĐT và CNTT, 2013). Việt Nam tiếp tục đƣợc đánh giá là thị trƣờng tiềm năng cao, so với các quốc gia khu vực Đông Nam Á. TMĐT cũng là một lĩnh vực trọng điểm, đƣợc nhà nƣớc định hƣớng và có chính sách đầu tƣ bài bản và rõ ràng. Tuy nhiên, tốc phát triển quá nhanh, trong khi hạ tầng và kinh nghiệm chƣa kịp đáp ứng, TMĐT tại Việt Nam bộc lộ rất nhiều vấn đề và điểm yếu nhƣ hệ thống pháp lý, đội ngũ nhân sự, các phƣơng thức hỗ trợ thanh toán… đặc biệt là hệ thống Logistic. Trong khi môi trƣờng giao tiếp trong TMĐT giữa Doanh nghiệp và khách hàng đƣợc thực hiện chủ yếu qua các hệ thống ảo, Logistics có vai trò cầu nối giữa nhu cầu ngƣời mua với sản phẩm của ngƣời bán. Với ý nghĩa đó, Logistics có ý nghĩa then chốt trong sự thành công của TMĐT. Tốc độ tăng trƣởng nhanh chóng của TMĐT đòi hỏi các hình thức Logistics phải có những biến đổi tích cực để đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Trong một vài năm gần đây, sự phát triển vƣợt bậc của các thiết bị di động thông minh, cùng với khả năng xác định chính xác vị trí ngƣời dùng càng làm thay đổi rất mãnh mẽ các cách thức mua sắm và giao hàng trên Internet trƣớc đó. Điều này chứng tỏ TMĐT Việt Nam nói chung, và Logistics nói riêng đang đứng trƣớc những xu hƣớng mới, và rất cần đƣợc nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới. Đây là lý do đề tài :«Logistics trong các mô hình Thƣơng mại điện tử trên thế giới - Một số giải pháp cho Việt Nam » đƣợc lựa chọn cho đề tài Luận văn Thạc sĩ này. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm bổ sung thêm các kiến thức về Logistics trong TMĐT và đề xuất các gợi ý về việc lựa chọn mô hình tổ chức Logistics trong TMĐT phù hợp với điều kiện kinh doanh ở Việt Nam, đặc biệt là những công ty TMĐT B2C có quy mô vừa và nhỏ. Thông qua việc nghiên cứu lịch sử và xu hƣớng phát triển của Logistics, đề tài muốn làm rõ mối quan hệ, sự đóng góp và tầm quan trọng của Logistics trong TMĐT, nhất là trong TMĐT bán lẻ trực tuyến. Đề tài cũng sẽ tập trung cập nhật thêm các kiến thức về tổ chức Logistics TMĐT và các kinh nghiệm thực tiễn thông qua việc tìm hiểu các hoạt động Logistics đƣợc vận hành trong một số mô hình TMĐT lớn, thành công trên thế giới. Các kiến thức này nhằm chỉ ra mối tƣơng quan và vị trí của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu, từ đó xác định xu hƣớng Logistics sẽ phát triên tại Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo và đề xuất các giải pháp để tổ chức Logistcs tƣơng ứng với thực tế ở Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu, đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: CH1 : Các đặc trƣng và những yêu cầu mới của Logistics trong TMĐT? CH2 : Vai trò và mức độ đóng góp của Logistics trong sự thành công của các mô hình TMĐT trên thế giới? CH3 : Phƣơng án tổ chức Logistics cho TMĐT trong điều kiện tại Việt Nam? Nhiệm vụ nghiên cứu Dựa trên mục đích nghiên cứu, đề tài xác định rõ các vấn đề cần đƣợc thực hiện trong nhiệm vụ nghiên cứu của mình nhƣ sau: - Nghiên cứu những vấn đề chung về Logistics trong TMĐT. - Phân tích về Logistics trong một số mô hình TMĐT lớn, phát triển trên thế giới. - Lý giải sự đóng góp của Logistics trong TMĐT. 2 - Phân tích thực trạng hoạt động Logistics trong một số mô hình TMĐT tại Việt Nam. - Chỉ ra một số rào cản về TMĐT liên quan đến Logistics và các nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển của Logistics trong TMĐT tại Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp tổ chức Logistics trong TMĐT bán lẻ tƣơng ứng với các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài bao gồm các hoạt động về Logistics nhƣ chuỗi cung ứng, mua hàng, xử lý đơn hàng, quản lý tồn kho… trong một số mô hình TMĐT B2C thành công trên thế giới, cụ thể là Amazon và Walmart. Đề tài cũng nghiên cứu về TMĐT và hoạt động Logistics trong TMĐT ở Việt Nam, đặc biệt là TMĐT B2C. Dƣới góc độ lý thuyết, đề tài nghiên cứu về các mối quan hệ của Logistics trong chuỗi cung ứng TMĐT. Phạm vi nghiên cứu Đề tài không đi sâu vào mức tác nghiệp mà nghiên cứu ở mức độ tổng quát để thấy đƣợc sự phối hợp và ảnh hƣởng qua lại giữa Logistics với chi phí kinh doanh và dịch vụ khách hàng, tác động của Logistics tới năng lực cạnh tranh của Công ty. Về mô hình TMĐT, đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi bán lẻ trực tuyến (TMĐT B2C). Về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu những mô hình mới, hiện đại trong những năm gần đây, (2002 – 2014). 4. Kết cấu luận văn Ngoài phần giới thiệu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Logistics trong một số mô hình TMĐT trên thế giới. Chƣơng 4: Logistics trong TMĐT tại Việt Nam và một số giải pháp. 3 CHƢƠNG 1 : TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Logistics trong kinh doanh là một ngành khoa học tƣơng đối mới. « Physical Distribution Management. Logistics problems of the firm » của E. W. Smykay, Donald J. Bowersox, Frank H. Mossman là cuốn sách đầu tiên về Logistics trong kinh doanh, xuất bản năm 1961, bắt đầu nhìn nhận Logistics nhƣ một ngành khoa học độc lập, tách khỏi khâu phân phối trong Marketing và khâu mua hàng trong quản trị sản xuất. Logistics ngay sau đó, thu hút đƣợc sự quan tâm chú ý rất nhanh của cả giới chuyên môn lẫn giới kinh doanh và có những bƣớc biến lớn cả về mặt nghiên cứu và ứng dụng. Vào những năm 1970, các vấn đề nghiên cứu về Logistics tập trung vào hoạt động phân phối nhằm cắt giảm chi phí kinh doanh. Các nghiên cứu tiêu biểu nhƣ « Business Logistics, 2nd ed., The Ronald Press » của Heskett, J.L., Glaskowsky, N.A. Jr and Ivie, đƣợc xuất bản năm 1973 đã chứng minh đƣợc Logistics chiếm một lƣợng lớn tài nguyên và chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và chỉ ra rằng tối ƣu về Logistics là điều đang bị bỏ ngỏ, giải quyết các vấn đề về Logistics có thể đem lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu gây đƣợc tiếng vang lớn, các doanh nghiệp sản xuất ngay sau đó đã tập trung tối ƣu khâu phân phối, vận tải, mở ra thời kỳ về phân phối vật chất trong Logistics. Vào những năm 1980, các nghiên cứu về Logistics tiếp tục có những bƣớc tiến lớn khi chứng minh đƣợc hiệu quả của Logistics có thể tăng lên khi nhìn nhận Logistics dƣới góc độ tổng thể về sự đánh đổi chi phí giữa các khâu nhỏ lẻ. Nghiên cứu của Jack W. Farrell vào năm 1985 có tên « New Clout for Logistics » đã chứng minh quan điểm về Logistics tích hợp mang lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho công ty, cải thiện lợi nhuận, tăng cƣờng mối quan hệ với cả nhà cung cấp lẫn khách hàng. Các nghiên cứu Logistics thời kỳ hƣớng tới việc tích hợp các hoạt động Logistics trong công ty trong một góc nhìn hoàn chỉnh. 4 Các nghiên cứu trong giai đoạn sau 1990 phát triển một lý thuyết mới về Logistics, trong đó xem xét hoạt động Logistics dƣới mối quan hệ của hàng loạt các công ty, đơn vị liên quan, chạy dọc theo chuỗi biến đổi của sản phẩm, và đƣợc gọi là chuỗi cung ứng. Lý thuyết về chuỗi cung ứng nhằm giải quyết các vấn đề về sản xuất đa quốc gia, có sự hội nhập, trong một chuỗi cung ứng có thể có sự tham gia của rất nhiều thành viên, ở những vùng địa lý khác nhau và có mức độ đóng góp, phối hợp khác nhau. Tác phẩm « Integrated Logistics Management: The Trend Continues » của Ronald E. Seger và William J. Best phát hành năm 1986 và một tác phẩm tiên phong cho xu hƣớng mới mẻ này. Trong lĩnh vực TMĐT, thời kỳ ban đầu, Logistics đƣợc áp dụng theo các lý thuyết về Logistics truyền thống nhƣng ngay sau đó, các lý thuyết này tỏ ra không phù hợp bởi các đặc trƣng của TMĐT đòi hỏi những khác biệt rất lớn về kênh phân phối, xử lý đơn hàng, quản lý tồn kho… Tính đến thời điểm hiện nay (Sau năm 2010), các nghiên cứu về Logistics cho TMĐT vẫn còn là đề tài mới mẻ và đang bắt đầu thu hút đƣợc quan tâm ngày một lớn. Tác phẩm « E-Commerce Logistics & Fulfillment: Delivering the Goods » của Deborah L. Bayles năm 2000 là một trong các tác phẩm đƣợc trích dẫn rất nhiều về lĩnh vực này. Các học giả Trung Quốc có tƣơng đối nhiều nghiên cứu chi tiết về Logistics TMĐT từ khá sớm nhƣ Logistics, Ecommerce Engineering Textbook Series từ năm 1991 của Pu Xiao, Jin Si Shi Gang, Deng Bian Zhu hay gần đây nhất là Logistics and e-commerce logistics management xuất bản năm 2013 của Zhang Jin Shan là một tác phẩm khá chuyên sâu về Logistics TMĐT. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Nghiên cứu về Logistics tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào mảng Logistics truyền thống. Về mặt lý thuyết, tác phẩm « Logistics những vấn đề cơ bản » của Đoàn Thị Hồng Vân là một trong các tác phầm đầy đủ và hoàn chỉnh nhất, về các khía cạnh của Logistics. Các đề tài nghiên cứu về Logistics khá đa dạng, bao gồm các nghiên cứu về công ty chuyên cung cấp dịch vụ Logistics, Logistics trong các đơn vị sản xuất kinh doanh hay Logistics trong nền kinh tế nhƣ « Nghiên cứu kinh nghiệm 5 quốc tế về dịch vụ hậu cần (logistics) và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam » do Viện Nghiên cứu Thƣơng mại, Bộ Thƣơng mại thực hiện cung cấp cách nhìn tổng quát về sự ảnh hƣởng của Logistics. Mặc dù vậy, Logistics TMĐT gần nhƣ rất khó để liệt kê ra đƣợc tác phẩm nổi bật, chuyên sâu, mặc dù Logistics đang là một khâu vƣớng mắc rất lớn, và đòi hỏi xử lý bức thiết cho sự phát triển của TMĐT. Các nghiên cứu về Logistics trong TMĐT nằm rải rác ở các báo cáo, khảo sát về thị trƣờng trực tuyến nhƣ các Báo cáo thƣơng mại điện tử của VECITA , khảo sát của Cimigo… Có một số đề tài luận văn nghiên cứu về Logistics trong TMĐT nhƣng các lý thuyết phần lớn sử dụng từ Logistics truyền thống và không phù hợp với thực tế. 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy kiến thức về Logistics cho TMĐT đang rất thiếu hụt, đặc biệt là các vấn đề đặc thù, có tính khác biệt so với Logistics truyền thống, rất cần thiết đƣợc bổ sung, lấp đầy và cập nhật kiến thức mới. Một số đề tài luận văn ở Việt Nam mặc dù có đề cập đến Logistics trong một số công ty về TMĐT, nhƣng chƣa làm rõ đƣợc các vấn đề cốt lõi, mang tính bản chất. Mặt khác, do thiếu kiến thức tổng quan nên nên dẫn đến cách nhìn nhận chƣa đầy đủ và có phần bó hẹp trong phạm vi xử lý tình huống. Logistics trong TMĐT là một đề tài mới, cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng, vì vậy rất cần tìm hiểu kinh nghiệm từ các mô hình thành công để rút ra bài học áp dụng thực tiễn ở Việt Nam. Nhận định đƣợc thực trạng này, cùng với các khoảng trống về nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung bổ sung các vấn đề có tính chuyên biệt về Logistics trong TMĐT dựa trên cách tiếp cận có tính bao quát cao, đồng thời đi sâu về phân tích sự đóng góp, cách tổ chức của Logistics trong các mô hình TMĐT thành công để ra ra các đề xuất phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.2.1. Logistics và các lý thuyết nền tảng 1.2.1.1. Nguồn gốc và sự ra đời của Logistics trong kinh doanh 6 Về mặt nguồn gốc, các hoạt động Logistics đã xuất hiện từ rất sớm, khoảng 2700 năm trƣớc Công Nguyên đã có những ghi nhận quan trọng về các giải pháp Logistics trong việc xây dựng các kim tự tháp Ai Cập cổ đại. (Göpfert, 2006) Logistics đã đồng hành trong suốt lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời và để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong các hoạt động xây dựng, giao thƣơng và đặc biệt trong các hoạt động quân sự. Logistics đƣợc ứng dụng trong những hoạt động kinh tế từ những ngày đầu của nền văn hóa loài ngƣời. Thời kỳ cổ đại với sự chuyên môn hóa tự nhiên, một vùng đặc thù có thể sản xuất ra một mặt hàng với số lƣợng nhiều và chất lƣợng hơn những vùng khác nhờ những lợi thế tự nhiên sẵn có. Sự chênh lệch về sản xuất và tiêu thụ là điểm khởi đầu cho thƣơng mại, và cũng là điểm khởi đầu cho các hoạt động Logistics trong kinh tế. Logistics trong kinh doanh lần đầu tiên đƣợc đề cập và định nghĩa một cách chính thức vào khoảng gian đoạn đầu năm 1960. Rất nhanh sau đó, Logistics thu hút đƣợc sự quan tâm lớn từ các nhà quản trị nhằm mục tiêu giảm chi phí hoặc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, khi đó, thuật ngữ này đƣợc biết đến dƣới cái tên “Phân phối vật chất” và còn đƣợc gọi là Logistics kinh doanh (Business Logistics) để phân biệt với Logistics trong quân sự và Logistics trong các lĩnh vực khác. Thực ra thuật ngữ này đã có từ những năm 1920. Năm 1948, Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association) định nghĩa nó là “Việc di chuyển và xử lý hàng hóa, từ điểm sản xuất, đến điểm tiêu thụ, hoặc sử dụng”, tuy nhiên trong ngữ cảnh này, Logistics không đƣợc xem nhƣ một bộ môn độc lập mà một hoạt động trong Marketing. Các định nghĩa về Logistics trong công ty theo lý thuyết về dòng sản phẩm thƣờng dựa trên ba cách tiếp cận chính: Cách thứ nhất tập trung vào hoạt động quản lý nguyên liệu đầu vào (Materials Management), cách thứ hai tập trung vào hoạt động phân phối đầu ra (Physical Distribution), cách thứ ba bao gồm toàn bộ quá trình dòng nguyên liệu từ điểm đầu đến điểm kết thúc (Business Logistics), đƣợc minh họa nhƣ Hình 1.1. 7 PHÂN PHỐI VẬT CHẤT QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU Công ty - Nguyên vật liệu - Lắp ráp - Bộ phân sản xuất Kho hàng hóa đang sản xuất Kho hàng hoàn thiện Ngƣời dùng cuối Kho tiêu thụ Khách hàng LOGISTICS TÍCH HỢP TRONG CÔNG TY Hình 1.1 : Các cách tiếp cận khác nhau về Logistics (James F. Robeson, 2011) Trên quan điểm dịch vụ khách hàng (Mallik, 2010) đã định nghĩa về Logistics kinh doanh với nguyên tắc 7 đúng “Có đƣợc đúng sản phẩm với đúng chất lƣợng tại đúng thời điểm và đúng vị trí với đúng giá trong đúng điều kiện tới đúng khách hàng”. Trong khi đó, quan điểm của quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) định nghĩa về Logistics là “quá trình tối ƣu hóa về vị trí, lƣu trữ và chu chuyển các tài nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ đến tay ngƣời tiêu dung cuối cùng thông qua hang loạt các hoạt động kinh tế”. (Đoàn Thị Hồng Vân, 2010). Khái niệm về Logistics theo SCM cung cấp góc nhìn tổng quát và đầy đủ hơn về Logisitcs theo quan điểm hiện đại. 1.2.1.2. Logistics biến đổi qua các giai đoạn Các hoạt động Logistics trong kinh doanh bắt đầu đƣợc ghi nhận nhiều hơn vào giữa thế kỷ XX, sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, đây là giai đoạn các nƣớc bắt đầu chuyển sang hoạt động phát triển kinh tế. Trƣớc những sức ép rất lớn phát sinh từ yêu cầu thực tiễn kinh doanh cùng với việc ứng dụng rất nhiều những thành 8 tựu mang tính đột phá trong khoa học công nghệ và quản lý đƣợc phát minh vào cuối thế kỷ XX, Logistics liên tục có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Trong nửa thập kỷ, các khái niệm, phạm vi và tầm ảnh hƣởng của Logistics liên tục đƣợc mở rộng, lớn hơn rất nhiều so với thời điểm ban đầu. Sự phát triển của Logistics theo các mốc lịch sử tại Mỹ đƣợc phân chia thành các giai đoạn chính sau : Trước năm 1960: Logistics - Các chức năng rời rạc Trƣớc năm 1950, Logistics đƣợc ứng dụng nhiều nhất trong các hoạt động quân sự, để giải quyết các vấn đề về hậu cần, phục vụ cho các cuộc thế chiến. Trong hoạt động kinh doanh, Logistics bị phân mảnh thành nhiều chức năng rời rạc và nằm ở nhiều bộ phận khác nhau trong một công ty. Ban giám đốc Marketing Tài chính Sản xuất  Các hoạt động Logistics nằm rải rác ở các bộ phận Kênh phân phối Chi phí vốn Chi phí cung ứng Dịch vụ khách hàng ROI Nguyên vật liệu, kho bãi Theo dõi hàng tồn kho Chi phí tồn kho Hoạt động vận tải Lợi nhuận Hoạt động mua sắm  Các mục tiêu Logistics bị mâu thuẫn giữa các bộ phận Tăng dự trữ tồn kho Giảm tồn kho Rút ngắn thời gian sản xuất Xử lý đơn hàng nhanh Sản xuất dài hạn Giảm chi phí xử lý đơn hàng Giảm chi phí vận chuyển Giao hàng nhanh Yêu cầu kho hàng riêng Hạn chế kho hàng Yêu cầu kho hàng nhà máy Hình 1.2 : Hoạt động Logistics bị phân mảnh (Ballou, R. H., 2007) 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan