Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy nhằm nâng cao hiệu quả...

Tài liệu Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 2 cho đội tuyển bóng chuyền nam trường thpt hàn thuyên bắc ninh _

.PDF
55
133
97

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT PHÙNG THỊ HUYỀN LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH BẬT NHẢY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ĐẬP BÓNG Ở VỊ TRÍ SỐ 2 CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NAM TRƢỜNG THPT HÀN THUYÊN - BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: CNKHSP TDTT - GDQP Hƣớng dẫn khoa học TẠ TẤT VIỆN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là : Phùng Thị Huyền Sinh viên lớp K36 GDTC-GDQP, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, chưa được bảo vệ trước một Hội đồng khoa học nào. Toàn bộ những vấn đề đưa ra bàn luận, nghiên cứu đều mang tính thời sự cấp thiết và đúng với thực tế khách quan của trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Phùng Thị Huyền DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GDTC : Giáo dục thể chất. TDTT : Thể dục thể thao. THPT : Trung học phổ thông. VĐV : Vận động viên. HLV : Huấn luyện viên. TN : Thực nghiệm. ĐC : Đối chứng. TTN : Trước thực nghiệm. STN : Sau thực nghiệm. TT : Thứ tự. NXB : Nhà xuất bản. p : Phút. T : Tổ. L : Lượt. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Nội dung Bảng kết quả kiểm tra đập bóng ở vị trí số 2 TTN của đội tuyển Bóng chuyền nam trường THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh (n=20) Kết quả phỏng vấn lựa chọn sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy cho đội tuyển Bóng chuyền nam trường THPT (n = 18) Kết quả phỏng vấn lựa chọn sử dụng thời gian cho một buổi huấn luyện sức mạnh bật nhảy đối với đội tuyển Bóng chuyền nam trường THPT Hàn Thuyên (n= 18) Kết quả phỏng vấn lựa chọn sử dụng số buổi tập trong một tuần huấn luyện sức mạnh bật nhảy cho đội tuyển Bóng chuyền nam trường THPT Hàn Thuyên (n= 18) Kết quả phỏng vấn lựa chọn sử dụng test kiểm tra đánh giá sức mạnh bật nhảy của đội tuyển Bóng chuyền nam trong quá trình huấn luyện (n = 18) Kết quả kiểm tra năng lực sức mạnh bật nhảy 2 nhóm trước thực nghiệm (nA = nB =10) Tiến trình giảng dạy Kết quả kiểm tra năng lực sức mạnh bật nhảy của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 6 tuần thực nghiệm (nA = nB =10) Biểu đồ 3.1 Biểu diễn thành tích test 1 Trang 23 26 28 28 31 32 34 Bảng 3.8 35 36 Biểu đồ 3.2 Biểu diễn thành tích test 2 36 Biểu đồ 3.3 Biểu diễn thành tích test 3 37 MỤC LỤC Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu .............................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 4 1.2. Một số nét đặc trưng của môn Bóng chuyền ............................................. 6 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đập bóng. ...................................... 8 1.4. Huấn luyện sức mạnh bật nhảy trong Bóng chuyền. ................................ 8 1.5. Xu hướng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy và huấn luyện kỹ thuật đập bóng cho các VĐV hiện nay. .......................................... 10 1.6. Đặc điểm về tâm lý - sinh lý của lứa tuổi THPT (15-18). ...................... 11 Chƣơng 2: Nhiệm vụ, phƣơng pháp và tổ chức nghiên cứu. ................... 16 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................. 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 16 2.3. Tổ chức nghiên cứu. ................................................................................. 19 Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu .................................................................... 21 3.1. Tìm hiểu thực trạng sức mạnh bật nhảy của đội tuyển Bóng chuyền nam trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh. ......................................................... 21 3.2. Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh bật nhảy cho đội tuyển Bóng chuyền nam trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh ...... 24 Kết luận và kiến nghị. ................................................................................... 39 1. Kết luận. ..................................................................................................... 39 2. Kiến nghị. ................................................................................................... 40 Danh mục các tài liệu tham khảo ................................................................ 41 Phụ lục 1 ĐẶT VẤN ĐỀ TDTT là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Như vậy GDTC ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền giáo dục nước nhà. Mục tiêu GDTC là góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước thành những người tài đức vẹn toàn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bóng chuyền là môn thể thao ra đời ở Mỹ năm 1895 do môt giáo viên thể dục tên là William G.Morgan sáng lập. Lúc đầu môn thể thao này chưa có được sự ủng hộ của mọi người nhưng sau một thời gian phát triển nó đã được rất nhiều người trên toàn thế giới yêu thích và đón nhận, điều này đã tạo thuận lợi cho Bóng chuyền phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Bóng chuyền bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1922 của thế kỷ trước, trải qua những thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn không ngừng được duy trì, củng cố và phát triển. Về kỹ thuật, chiến thuật và tâm tý thi đấu của VĐV nước ta dần được hoàn thiện cao hơn. Nó là môn thể thao đồng đội đối kháng đòi hỏi người chơi phải hoạt động với cường độ lớn, có thể lực tốt, sự khéo léo, linh hoạt, có tinh thần tập thể cao. Chính điều này đã giúp cho người tham gia tập luyện có cơ thể khỏe mạnh phản xạ nhanh nhẹn tâm lý vững vàng, tính kỉ luật cao. Phong trào tập luyện TDTT nói chung và phong trào tập luyện môn Bóng chuyền nói riêng ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu tập luyện và thi đấu Bóng chuyền ngày càng cao, đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống 2 giảng dạy, huấn luyện từ thấp đến cao nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên, HLV giỏi cũng như VĐV đẳng cấp cao là vấn đề cần được coi trọng. Kỹ thuật Bóng chuyền chia làm 2 loại: Kỹ thuật tấn công và kỹ thuật phòng thủ. Kỹ thuật phòng thủ bao gồm: Chắn bóng, yểm hộ, đỡ phát bóng và đỡ đập bóng... Kỹ thuật tấn công bao gồm: Phát bóng, chuyền bóng, đập bóng, trong đó đập bóng là kỹ thuật tấn công chủ yếu trong thi đấu Bóng chuyền, nó là yếu tố chủ yếu quyết định đến thành tích thi đấu, là công cụ hữu hiệu nhất để ghi điểm, do vậy vai trò của nó vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong công tác huấn luyện các đội tuyển, trong các trường THPT còn có những hạn chế nhất định về kỹ thuật Bóng chuyền và các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sự khéo léo…. đặc biệt là sức mạnh trong khi bật nhảy để đập bóng ở các vị trí hàng trên dễ ghi điểm trong thi đấu. Khả năng bật nhảy kém sẽ không thể đập bóng tốt được, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới thành tích thi đấu của các trường THPT cũng như của đội tuyển Bóng chuyền nam trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh. Trong trường ĐHSP Hà Nội 2, môn Bóng chuyền cũng đã có một số tác giả nghiên cứu như: ''Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng cho đội tuyển Bóng chuyền nữ trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội'' của tác giả Khương Anh Tuấn k33 GDTC hay ''Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng theo phương lấy đà ở vị trí số 4 của đội tuyển Bóng chuyền nam trường THPT Thuận Thành số 1 - Bắc Ninh'' của tác giả Nguyễn Văn Đức K34 GDTC. Hiện nay trong các trường THPT có những đội tuyển Bóng chuyền, ở mỗi đội có hệ thống những bài tập khác nhau phù hợp với từng đội tượng để nâng cao hiệu quả kỹ thuật. 3 Xuất phát từ lý do muốn nâng cao thành tích đập bóng và góp phần nâng cao thể lực cho đội tuyển Bóng chuyền nam trường vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 2 cho đội tuyển Bóng chuyền nam trường trung học phổ thông Hàn Thuyên Bắc Ninh”. Trên cơ sở đánh giá thực trạng trình độ kỹ thuật đập bóng của đội tuyển Bóng chuyền nam trường THPT Hàn Thuyên, đề tài tiến hành lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 2 cho đội tuyển Bóng chuyền nam trường trung học phổ thông Hàn Thuyên - Bắc Ninh. 4 CHƢƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mở đầu cho thập kỷ mới. Nó đòi hỏi con người phải thông minh, sáng tạo và năng động để làm chủ đất nước. Vì thế mà sự nghiệp Giáo dục hiện nay được coi là ''quốc sách hàng đầu ''. Đào tạo nhân tài cho đất nước, điều này khẳng định rõ vị trí, vai trò của người giáo viên nói chung và giáo viên THPT nói riêng cùng các giáo viên của các bậc học khác. Mục tiêu giáo dục THPT đã được xác định trong điều 23 Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 là: '' ... Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,.... Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống''. GDTC là một mặt của giáo dục toàn diện, đảm bảo phát triển con người hài hòa về thể chất, giữ gìn nâng cao sức khỏe, thể lực, xây dựng nhân cách con người, đồng thời góp phần xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. GDTC cho học sinh phổ thông là nhiệm vụ hết sức quan trọng đòi hỏi học sinh phải có tinh thần trách nhiệm, có kỷ luật cao và lòng ham học hỏi dưới sự tác động của giáo viên, nên những đặc điểm sinh lý của học sinh dần 5 có sự thích ứng. Giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật cho học sinh THPT là một bộ phận của quá trình GDTC, gắn liền với công tác huấn luyện là việc nắm vững các quy luật trong tập luyện là những khởi điểm quan trọng. Chỉ thị 36 - CT/TW, về công tác TDTT trong thời kỳ mới đã khẳng định: ''... Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học. Làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên...'' Hiện nay việc tập luyện thể thao để giải trí, biểu diễn, thi đấu . . . là một nhu cầu thường ngày, nó ngày càng phổ biến và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân. TDTT góp phần đáng kể vào việc xây dựng đời sống lành mạnh, vui tươi và văn minh, lịch sự. TDTT không chỉ giúp con người về sức khỏe mà nó còn đem lại nhiều tác dụng khác cho con người như, giúp cho mọi người gần gũi nhau hơn, hòa đồng với nhau, xích lại gần nhau hơn thông qua tập luyện, thi đấu, biểu diễn. Thông qua các hoạt động của TDTT mà con người sẽ ngày càng hoàn thiện hơn về đối nhân xử thế giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể hay tập thể với tập thể và còn nhiều mối quan hệ khác nữa. Khi chúng ta tổ chức tốt được các hoạt động TDTT nó còn có thể giáo dục cho mỗi người tư tưởng đạo đức, ý chí và lòng yêu nước cùng các phẩm chất cần thiết cho mỗi con người Việt Nam. Chỉ thị 48 TTG/VG đã xác định: '' . . . Ngành TDTT phải coi học sinh là một đối tượng phục vụ quan trọng của mình cần phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để điều tra, nghiên cứu sức khỏe của học sinh, xây dựng những tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho thích hợp với các lứa tuổi để đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể trong và ngoài trường học. . .'' 6 Tại các trường THPT hiện nay các môn TDTT cũng đã được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là các môn thể thao giúp cho học sinh tăng trưởng tốt hơn như Bóng chuyền, chơi bộ môn thể thao này giúp học sinh hoàn thiện hơn về mọi mặt của mình. Thể chất tăng, tính đoàn kết cũng như tinh thần đồng đội, kiên trì và kỷ luật hơn. 1.2. Một số nét đặc trƣng của môn Bóng chuyền Bóng chuyền là môn thể thao tập thể, VĐV được sử dụng tất cả các bộ phận của cơ thể để đánh bóng đi trong khuôn khổ của luật Bóng chuyền cho phép. Trong điều kiện phát triển của Bóng chuyền hiện đại, đòi hỏi VĐV cần phải có chiều cao và thể lực chuyên môn tốt. Đặc trưng của thể lực chuyên môn đối với VĐV Bóng chuyền đó là: Sức mạnh tốc độ; Sức nhanh phản ứng động tác; Sức bền tốc độ và Sức bền bật nhảy. Ngoài ra các tố chất thể lực như: mềm dẻo, khéo léo, khả năng phối hợp vận động cũng rất cần thiết để nâng cao thành tích thi đấu của VĐV. Tính tập thể trong Bóng chuyền được thể hiện ở khả năng phối hợp và liên kết giữa các khâu chuyền một, chuyền hai và đập bóng. Các phối hợp này phải được luân chuyển theo trình tự mà luật thi đấu cho phép, do đó VĐV Bóng chuyền phải có thời gian tập luyện lâu dài trong đội bóng mới đạt được khả năng phối hợp hiệu quả trong thi đấu. Tuy nhiên do môn thể thao Bóng chuyền có trang thiết bị đơn giản, dễ tổ chức tập luyện với mọi đối tượng nên Bóng chuyền luôn được đông đảo quần chúng hâm mộ tham gia tập luyện và thi đấu. Bóng chuyền là môn thể thao mang tính đối kháng và không mang tính chu kỳ, do đó các hoạt động thi đấu thường diễn ra rất đa dạng, tình huống trận đấu không dự báo được chính xác, do vậy chỉ có tập luyện lâu dài và có trình độ cao mới có thể xử lý đạt hiệu quả cao ở các phương án tấn công cũng như phòng thủ. Chiến thuật Bóng chuyền hiện đại rất đa dạng và phong 7 phú, có nhiều trường phái khác nhau, song tất cả đều rất biến hóa, linh hoạt với nhiều sáng tạo mới, do đó trong công tác huấn luyện việc dẫn dắt một đội Bóng chuyền có thành tích thi đấu cao là việc làm rât công phu, đòi hỏi phải trải qua các khâu tuyển chọn tài năng và có đủ thời gian cần thiết để đạt kết quả như ý muốn. Trong Bóng chuyền thì người chơi luôn phải tập trung một cách cao độ, di chuyển nhanh nhẹn, khả năng tư duy tốt để xử lý các pha bóng. Nhiều khi để cứu một pha bóng có thể bị chấn thương nhưng người chơi vẫn luôn sẵn sàng mạo hiểm thể hiện sự dũng cảm, bình tĩnh và tự tin của các VĐV. Thời gian để VĐV xử lý các pha bóng là rất ngắn, vì vậy mà những hành động giữ bóng và ném bóng là không có, nên mọi hành động của các VĐV luôn luôn biến đổi. Một khi đã chơi bộ môn này thì người chơi phải nắm chắc toàn bộ các kỹ thuật động tác cùng với toàn bộ hệ thống kỹ năng vận động. Ngoài các yêu cầu trên muốn có một đội bóng giỏi thì HLV phải chú ý đến cả các yếu tố chiều cao - sức mạnh - sức bền. *Chiều cao Bất kì HLV nào khi tuyển chọn các VĐV đều chú ý đến điều này đầu tiên. VĐV càng cao càng tốt, xong cao ở đây còn có nghĩa nữa là chiều cao thu được khi giơ 2 tay lên và khi bật cao tại chỗ cùng với bật cao có đà. Đây là yếu tố tạo điều kiện cho VĐV có thể lựa chọn một cách đánh thật phù hợp với pha bóng đó. *Sức bền Là khả năng thực hiện được các hoạt động trong khoảng thời gian dài mà sự mệt mỏi xuất hiện rất chậm. Thời gian của các cuộc thi đấu Bóng chuyền là khá dài, yếu tố sức bền cũng là một yếu tố quan trọng trong việc huấn luyện thể thao nói chung và trong việc huấn luyện các VĐV Bóng chuyền nói riêng. Sức bền kém sẽ ảnh hưởng tới mọi hoạt động về kỹ thuật, 8 di chuyển, tần số động tác,tư duy, tâm lý, .... và ảnh hưởng tới cả sinh lý bên trong của VĐV một cách rõ rệt. *Sức mạnh Là sự khắc phục lực cản bên ngoài và bên trong trong quá trình vận động. Đây là yếu tố thể lực cơ bản, nó có quan hệ mật thiết với tố chất sức nhanh và sự phối hợp vận động của các VĐV. Đối với môn Bóng chuyền tố chất sức mạnh cũng không kém phần quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới các kỹ thuật, hiệu quả của các pha bóng, tâm trạng và tâm lý cùng thành tích của các VĐV. 1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng tới sức mạnh bật nhảy của VĐV Bóng chuyền Khả năng bật nhảy của mỗi người là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV và phụ thuộc vào tốc độ co của cơ cùng với sức mạnh tối đa của cơ sinh ra khi thực hiện bật nhảy. Cấu tạo sợi cơ trong bó cơ tạo nên sức mạnh bật nhảy của mỗi VĐV. Mức độ hưng phấn của hệ thần kinh trung ương cũng ảnh hưởng tới khả năng bật nhảy của VĐV, khi người mệt mỏi sẽ dẫn đến mọi cơ quan trong cơ thể cũng mệt mỏi theo và làm cho tốc độ của động tác cũng giảm theo. Sự chi phối nhịp nhàng giữa cơ co và cơ duỗi hay nói cách khác đó là sự phối hợp nhịp nhàng trong dùng sức khi thực hiện động tác kỹ thuật. Trong Bóng chuyền, sức mạnh bật nhảy có ứng dụng rất lớn và quan trọng qua các động tác nhảy đập bóng, nhảy chắn bóng, nhảy chuyền, nhảy phát bóng vì vậy việc huấn luyện sức bật cho các VĐV là rất quan trọng và cần thiết ở bất kỳ đội tuyển Bóng chuyền nào. 1.4. Huấn luyện sức mạnh bật nhảy trong Bóng chuyền Trong Bóng chuyền thì việc huấn luyện sức mạnh bật nhảy rất quan trọng, sức bật của VĐV là khả năng bật nhảy cao tối đa để thực hiện đập 9 bóng, chắn bóng và chuyền hai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức mạnh của cơ và tốc độ co của các sợi cơ ở các bộ phận cơ thể VĐV. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ nghiên cứu về sức mạnh bật nhảy để nâng cao hiệu quả đập bóng ở vị trí số 2. Sức mạnh bật nhảy được coi là yếu tố quan trọng để tập kỹ thuật, thực hiện chiến thuật thi đấu. Ngày nay xu thế kỹ thuật nhảy phát bóng từ sau vạch 3m đòi hỏi VĐV phải có sức mạnh cơ chân rất lớn. Nhảy chuyền đòi hỏi VĐV phải có sức mạnh bật nhảy và có độ dừng tốt thì mới thực hiện tốt được kỹ thuật một cách hiệu quả. Xu hướng hiện nay rất quan tâm đến chiều cao của VĐV, tăng cường việc phòng thủ trên lưới, tấn công sau vạch 3m thì việc giành phần thắng ở mỗi pha bóng cần phải có uy lực lớn khi tấn công. Muốn thực hiện tốt được kỹ thuật thì VĐV cần phải có sức mạnh bật nhảy tốt, từ đó cho thấy sức mạnh bật nhảy ảnh hưởng rất lớn tới thành bại của từng pha bóng, từng hiệp và từng trận đấu của Bóng chuyền. Việc huấn luyện sức mạnh là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt là sức mạnh bật nhảy nó có vai trò quan trọng quyết định đến kết quả của mỗi trận đấu, thành tích của mỗi VĐV và của cả đội bóng. Theo các nhà nghiên cứu lý luận đã xác định và phân sức mạnh thành 4 nhóm: Sức mạnh tương đối, sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh bền, sức mạnh tốc độ. Sức mạnh tương đối: Là tỷ số giữa sức mạnh tuyệt đối và trọng lượng cơ thể. Sức mạnh tuyệt đối: Là năng lực khắc phục lực cản lớn nhất với sự nỗ lực của cơ bắp làm cơ sở phát triển các tố chất khác. Sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của VĐV khi hoạt động sức mạnh trong một thời gian dài. Sức mạnh bền tạo ra thành tích các môn thể thao sức mạnh bền phải khắc phục lực cản trong thời gian dài như : môn đua thuyền, bơi, … 10 Sức mạnh tốc độ: Là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cao dùng để tạo ra thành tích trong các môn thể thao hoạt động có chu kỳ, như các môn chạy, bơi, đua thuyền. Phương pháp huấn luyện sức mạnh trong Bóng chuyền: Sức mạnh bật nhảy là sức mạnh sinh ra khi thực hiện động tác bật nhảy nhanh và bằng sự gắng sức lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn với biên độ nhất định. Trong Bóng chuyền khi thực hiện các kỹ thuật tấn công hay phòng thủ trên lưới đều đòi hỏi phải có sức mạnh bật nhảy tốt. Sức mạnh bật nhảy biểu hiện rõ nhất ở các động tác đánh bóng, nó thuộc vào tố chất thể lực chuyên môn đặc thù của môn Bóng chuyền. Các VĐV có sức mạnh bật nhảy tốt sẽ tự tin vào mình, thực hiện tốt các kỹ thuật khi thi đấu Bóng chuyền cũng sẽ giúp cho cả đội thi đấu tốt hơn. Khi sức bật đã tốt thì khả năng chiếm lĩnh khoảng không gian trên lưới cũng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các kỹ thuật tấn công và phòng thủ trên lưới để tăng khả năng ghi điểm cho đội nhà. Bản chất của sức mạnh bật nhảy là sự kết hợp của sức mạnh và sức nhanh. Muốn phát triển sức mạnh bật nhảy cần chú ý đến cấu trúc sợi cơ, các phức hợp AcTimyozin hoạt tính ATP (Adenosin TriPhosphat) chúng tăng lên trong quá trình tập luyện. Để phát triển sức mạnh bật nhảy ta cần sử dụng các bài tập khắc phục lực cản khác nhau, thực hiện luân phiên nhau với các bài tập thả lỏng cùng với lượng vận động và thời gian nghỉ hợp lý. Huấn luyện sức mạnh chuyên môn Bóng chuyền trước hết là huấn luyện sức mạnh tốc độ, trong đó sức mạnh bật nhảy là quan trọng nhất nó quyết định tới thành tích của mỗi VĐV cũng như thành tích của cả đội. 1.5. Xu hƣớng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy hiện nay Hiện nay việc huấn luyện sức mạnh bật nhảy cho các VĐV được các giáo viên và HLV thường sử dụng các phương pháp: 11 Phối hợp huấn luyện sức mạnh với sức nhanh, để đảm bảo sự biến đổi tốt nhất sức mạnh nhanh. Vì vậy, phương pháp huấn luyện sức mạnh nhanh là nâng cao sức mạnh tối đa các bộ phận cơ thể tham gia vào các động tác dùng sức mạnh nhanh. Theo yêu cầu chuyên môn trong thi đấu thì khả năng bật nhảy của các VĐV sẽ thay đổi rất đa dạng và phong phú theo thời gian của trận đấu. Vì vậy các bài tập cũng cần phải biến đổi đa dạng mà vẫn áp dụng các lượng vận động sức mạnh tối đa song song với việc tập luyện nâng cao tốc độ co cơ. Khi huấn luyện cho các VĐV sức mạnh nhanh cần chú ý đến các yếu tố về lượng vận động, quãng nghỉ, . . . và cần có sự sắp xếp chính xác các yếu tố một cách khoa học. Khi sắp xếp các bài tập huấn luyện sức mạnh nhanh các HLV phải chú ý đến trạng thái của các VĐV, cần tránh những lúc VĐV mệt mỏi. Cùng với việc chú ý đến lượng vận động một cách thích hợp thì việc phân quãng nghỉ cũng chiếm một phần rất quan trọng trong việc phát triển tố chất vận động mà ta đang huấn luyện. 1.6. Đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi THPT 1.6.1. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi THPT 1.6.1.1. Đặc điểm tâm lý chung Ở lứa tuổi THPT thì hệ thống các cơ quan trong cơ thể cũng như các chức năng tâm lý của các em vẫn đang tiếp tục phát triển. Biểu hiện như các em thường tỏ ra mình đã trưởng thành, mình đã là người lớn mình không còn là trẻ con nữa. Đã là người lớn thì hiểu biết rộng và thích hoạt động, có nhiều ước mơ và hoài bão trong cuộc sống, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế nên các em tiếp thu cái mới rất nhanh. Nhược điểm là các em lại rất nhanh chán và mau quên, đặc biệt dễ bị tác động từ môi trường bên ngoài. Vì vậy tạo nên sự đánh giá cao về bản thân, khi thành công sẽ rất vui vẻ tỏ ra tự kiêu tự mãn, 12 nhưng khi thất bại thì lại tỏ ra hụt hẫng hay thất vọng. 1.6.1.2. Đặc điểm tâm lý trong học tập Sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này chính là quá trình chuyển từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở từng giai đoạn lứa tuổi nhất định sẽ ứng với từng cấp độ, bởi vậy mà giáo viên phải đưa ra những định hướng đúng đắn, uốn nắn, nhắc nhở các em, động viên các em hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cùng với đó phải là sự biểu dương, tuyên dương cho những học sinh hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ được giao, đồng thời giáo viên cũng phải phê bình, nhắc nhở nhẹ nhàng đúng lúc, đúng nơi và kịp thời để các em biết mà nhận lỗi và sửa chữa. Muốn tăng hiệu quả học tập, tránh sự nhàm chán cho người học thì quá trình giảng dạy cần phải có nội dung, phương pháp và các định hướng đúng đắn hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất mà mình mong muốn. 1.6.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi THPT 1.6.2.1. Đặc điểm sinh lý chung Cơ thể của học sinh THPT đã phát triển khá hoàn thiện, các cơ quan vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn nhưng với tốc độ chậm dần. Giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng trong việc huấn luyện và giáo dục nhất là sự phát triển mạnh mẽ của các hệ cơ quan cũng như thể lực tăng dần đạt tới hoàn thiện. 1.6.2.2. Hệ thần kinh Hệ thần kinh phát triển một cách nhanh chóng, hình thành các phản xạ có điều kiện, thuận lợi cho việc nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác. Các tuyến nội tiết, tuyến sinh dục, tuyến yên, ... làm cho sự hưng phấn, ức chế không cân bằng ảnh hưởng tới hoạt động TDTT. Tuy nhiên có một số bài tập đơn điệu, không tạo được sự hấp dẫn học sinh làm cho học sinh chóng mệt mỏi nên các giáo viên cần thay đổi các hình thức tập luyện và học tập thật đa dạng để đạt được kết quả tốt nhất trong giảng dạy. 13 1.6.2.3. Hệ vận động - Hệ xương Lứa tuổi này các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em có thể tập luyện một số động tác treo, chống, mang vác nặng mà không làm tổn hại hoặc không tạo ra sự phát triển lệch lạc của cơ thể. Cột sống đã ổn định hình dáng nhưng vẫn chưa hoàn thiện, vẫn có thể bị cong vẹo nên việc tiếp thu, bồi dưỡng tư thế chính xác thông qua hệ thống bài tập như đi, chạy, nhảy, thể dục nhịp điệu … vẫn có tác dụng thiết thực. - Hệ cơ Ở lứa tuổi này các bắp cơ phát triển nhanh, các cơ duỗi phát triển nhanh hơn các cơ nhỏ. Đây là thời kỳ phát triển nhanh nhất nên cần tập trung vào các bài tập phát triển sức mạnh để góp phần thúc đẩy sự phát triển các cơ. Vì vậy giáo viên hay các HLV phải chú ý đến các bài tập để đảm bảo phát huy tối đa sự phát triển mà vẫn đảm bảo nguyên tắc thích hợp, vừa sức và sự phát triển cân đối của các cơ. 1.6.2.4. Hệ tuần hoàn Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn phát triển tương đối hoàn thiện. Hệ thống buồng tim, mạch phát triển tương đối hoàn chỉnh. Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ ràng, sau mỗi lần vận động mạch và huyết áp hồi phục nhanh chóng nên có thể nâng độ khó cùng với tăng lượng vận động của các bài tập nhưng vẫn cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khỏe của học sinh. 1.6.2.5. Hệ hô hấp Phát triển tương đối hoàn thiện, diện tích tiếp xúc của phổi gần bằng tuổi trưởng thành, dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng, tần số hô hấp gần như người lớn. Nhưng các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ, chủ yếu là co giãn cơ hoành, trong tập luyện cần thở sâu và tập trung chú ý. 14 1.6.3. Đặc điểm sinh lý trong giảng dạy và huấn luyện thể thao thanh thiếu niên Đặc điểm quan trọng của công việc huấn luyện thể thao cho thanh thiếu niên là quá trình huấn luyện diễn ra trên một cơ thể đang phát triển, điều đó làm cho công tác huấn luyện VĐV thêm phức tạp và đòi hỏi phải nắm vững các đặc điểm lứa tuổi cũng như áp dụng phù hợp với mục tiêu và nội dung huấn luyện. Trong huấn luyện thể thao đối với thanh thiếu niên không chỉ cần quán triệt các đặc điểm sinh lý lứa tuổi mà các đặc điểm tâm lý cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Vì vậy trong khoa học TDTT thường tồn tại khái niệm tâm sinh lý lứa tuổi. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi được xem xét một cách hữu cơ trong toàn bộ quá trình huấn luyện thể thao cho thanh thiếu niên. Trong huấn luyện thể thao thanh thiếu niên cần phải đặc biệt lưu ý sự phù hợp giữa lượng vận động tập luyện và thi đấu với mức độ phát triển tâm sinh lý. Lượng vận động cực đại không đảm bảo phát triển trình độ thể thao. Ngược lại, lượng vận động quá sức có thể làm cạn kiệt khả năng dự trữ của cơ thể dẫn đến những hiện tượng rối loạn bệnh lý. Đối với cơ thể thanh thiếu niên tập luyện nóng vội, rút ngắn giai đoạn sử dụng các bài tập chuyên môn hạn hẹp cũng có thể gây ra ảnh hưởng xấu. Vì vậy những bài tập phát triển toàn diện với lượng vận động tối ưu phải được ưu tiên sử dụng trong các chương trình huấn luyện thể thao thanh thiếu niên. Khả năng vận động của cơ thể thanh thiếu niên cũng tuân theo những đặc điểm lứa tuổi. Giai đoạn thích nghi với vận động của thanh niên vẫn còn ngắn, tuy nhiên VĐV thiếu niên cần phải được khởi động đủ và kỹ, đề phòng chấn thương và đảm bảo phát huy hết khả năng dự trữ. Quá trình mệt mỏi của các VĐV thanh thiếu niên cũng phụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi và được thể hiện ở 2 mặt: 15 Thứ nhất: Trong giai đoạn mệt mỏi kỹ năng vận động nói chung cũng như các chỉ số về tần số động tác, sức mạnh, sức nhanh giảm rõ rệt. Thứ hai: Mệt mỏi ở lứa tuổi này xuất hiện ngay cả khi trong cơ thể chỉ có những biến đổi nhỏ. Lứa tuổi ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau vận động. Sau các bài tập yếm khí thời gian ngắn, sự hồi phục các khả năng vận động, các chức năng sinh lý và dinh dưỡng xảy ra nhanh hơn. Sau các bài tập kéo dài có tính chất phát triển sức bền, sự phục hồi diễn ra chậm hơn, điều này thể hiện đặc biệt rõ sau các bài tập lặp lại tăng dần công suất hoặc rút ngắn hoặc rút dần thời gian nghỉ giữa quãng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan