Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật...

Tài liệu Luận án an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật

.PDF
176
709
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LƯƠNG THỊ KIM DUNG AN NINH HÀNG HẢI ĐỐI VỚI TÀU BIỂN, CẢNG BIỂN TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LƯƠNG THỊ KIM DUNG AN NINH HÀNG HẢI ĐỐI VỚI TÀU BIỂN, CẢNG BIỂN TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 9 38 01 08 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH NGỌC VƯỢNG Hà Nội – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức của bản thân, kết hợp nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng. Các kết quả, số liệu trong luận án là trung thực. Các trích dẫn trong luận án đếu được ghi rõ nguồn gốc. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Hải Phòng, ngày 12 tháng 5 năm 2019 Tác giả Luận án NCS. Lương Thị Kim Dung LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng đã trực tiếp hướng dẫn tận tình về phương pháp nghiên cứu và cách làm việc khoa học để tôi có thể hoàn thành được Luận án của mình. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cán bộ, giảng viên Trường Đại học Luật Hà nội, Khoa Sau đại học Trường Đại học Luật Hà nội và Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, công chức, viên chức thuộc Cục hàng hải Việt Nam, Cục Đăng Kiểm Việt Nam, Cảng vụ hàng hải, các doanh nghiệp cảng biển, các chủ tàu, thuyền trưởng và các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, ủng hộ nhiệt tình đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của mình. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐÂU...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........ 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án ............. 7 1.1.1. Khái niệm an ninh hàng hải và pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển.............................................................................. 7 1.1.2. Các hiểm họa đe dọa an ninh tàu biển và cảng biển .............................. 9 1.1.3. Pháp luật quốc tế về các biện pháp tăng cường an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển........................................................................................ 12 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tài luận án.............. 13 1.2.1. Một số vấn đề lý luận về an ninh tàu biển, cảng biển .......................... 13 1.2.2. Hiểm họa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển Việt Nam....... 13 1.2.3. Pháp luật Việt Nam về các biện pháp tăng cường an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển.................................................................................. 15 1.3. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đế luận án cần tiếp tục nghiên cứu ............................. 17 1.3.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án . 17 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.................................... 18 1.3.3. Giả thuyết nghiên cứu của luận án ...................................................... 19 1.3.4. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................. 19 1.3.5. Hướng tiếp cận của luận án ................................................................ 20 CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH HÀNG HẢI ĐỐI VỚI TÀU BIỂN, CẢNG BIỂN .......................................................... 21 2.1. Khái niệm và vai trò của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong quan hệ quốc tế ................................................................................... 21 2.1.1. Định nghĩa .......................................................................................... 21 2.1.2. Đặc điểm của an ninh hàng hải đối với tàu biển cảng biển.................. 32 2.1.3. Vai trò của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong quan hệ quốc tế.......................................................................................................... 36 2.2. Nhận diện các hiểm họa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển ... 38 2.2.1Tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển . 38 2.2.2. Cướp biển/ cướp có vũ trang với tàu thuyền ....................................... 41 2.2.3. Khủng bố hàng hải ............................................................................. 44 2.2.4. Vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển ................................... 46 2.2.5. Người trốn theo tàu ............................................................................ 48 2.3. Anh ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong mối quan hệ với an toàn hàng hải và an ninh quốc gia................................................................. 49 2.3.1. Mối quan hệ giữa an ninh hàng hải đối với tàu biển cảng biển và an toàn hàng hải ................................................................................................ 50 2.3.2. Mối quan hệ giữa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển và an ninh quốc gia ................................................................................................ 53 CHƯƠNG 3. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH HÀNG HẢI ........ 57 3.1. Sự hình thành và phát triển của chế định an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong luật quốc tế hiện đại.................................................... 57 3.1.1. Giai đoạn từ năm 1600 trở về trước .................................................... 57 3.1.2. Giai đoạn từ năm 1600 đến năm 1850 ................................................ 58 3.1.3. Giai đoạn từ 1850 đến năm 1945 ........................................................ 58 3.1.4. Giai đoạn từ 1945 đến năm 1991 ........................................................ 59 3.1.5. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay .......................................................... 60 3.2. Pháp luật quốc tế về ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa đe dọa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển ..................................................... 61 3.2.1. Tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ............. 61 3.2.2. Cướp biển/cướp có vũ trang đối với tàu thuyền .................................. 66 3.2.3. Khủng bố hàng hải ............................................................................. 73 3.2.4. Vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển ................................... 77 3.2.5. Người trốn theo tàu ............................................................................ 83 3.3. Pháp luật quốc tế về các biện pháp tăng cường an ninh của tàu biển, cảng biển .............................................................................................................. 85 3.3.1. Thực trạng pháp luật quốc tế về các biện pháp tăng cường an ninh của tàu biển, cảng biển........................................................................................ 86 3.3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật quốc tế về biện pháp tăng cường an ninh tàu biển, cảng biển........................................................................................ 88 3.4. Các thiết chế quốc tế bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển .............................................................................................................. 93 3.4.1. Các thiết chế quốc tế toàn cầu ............................................................ 93 3.4.2. Các thiết chế khu vực và các tổ chức quốc tế khác ............................. 96 CHƯƠNG 4. THỰC TIỄN VIỆT NAM VỀ AN NINH HÀNG HẢI....... 98 ĐỐI VỚI TÀU BIỂN, CẢNG BIỂN .......................................................... 98 4.1. Pháp luật VN về ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa đe dọa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển ............................................................. 98 4.1.1. Tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ............. 98 4.1.2. Cướp biển/cướp có vũ trang đối với tàu thuyền ................................ 101 4.1.3. Khủng bố hàng hải ........................................................................... 105 4.1.4. Vận chuyển trái phép chất ma túy bằng đường biển......................... 107 4.1.5. Người trốn theo tàu…………………………………………………109 4.2. Pháp luật VN về các biện pháp tăng cường bảo đảm an ninh của tàu biển, cảng biển .................................................................................................... 111 4.2.1. Thực trạng pháp luật VN về biện pháp tăng cường an ninh tàu biển, cảng biển .................................................................................................... 111 4.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam về biện pháp tăng cường an ninh tàu biển, cảng biển...................................................................................... 114 4.3. Quan điểm định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển .......... 117 4.3.1. Quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển ...................... 117 4.3.2. Đề xuất các giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam ..................................................................... 121 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………….150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC…….152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………...153 PHỤ LỤC………………………………………………………………….167 BLHH BLHS DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ luật Hàng Hải Việt Nam Bộ luật Hình Sự Việt Nam CMF COC Lực lượng biển hỗn hợp Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông CSCAP Hội đồng Hợp tác An ninh khu vực Châu Á Thái Bình Dương DOC FAL Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông Công ước tạo thuận lợi cho giao thông hàng hải quốc tế FOC ILO Đội tàu treo cờ thuận tiện Tổ chức lao động quốc tế IMO Tổ chức Hàng hải quốc tế ISC ISM Trung tâm hợp tác chia sẻ thông tin Bộ luật quản lý an toàn quốc tế ISPS MOU Công ước quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển Bản ghi nhớ về kiểm soát của chính quyền cảng MSC MSSI MTSA NATO Uỷ ban An toàn Hàng hải của Tổ chức Hàng Hải quốc tế Sáng kiến An ninh Eo biển Malacca Đạo luật an ninh giao thông hàng hải Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương PFSO Cán bộ phụ trách an ninh bến cảng PFSP PMSC Kế hoạch an ninh bến cảng Các công ty an ninh hàng hải tư nhân PSC RUF Kiểm tra của chính quyền nhà nước cảng biển Quy tắc sử dụng vũ lực SAFE Framework Khung tiêu chuẩn An ninh và Tạo thuận lợi cho Thương mại Toàn cầu SCO SOLAS Cán bộ phụ trách an ninh công ty Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển SSO Sĩ quan an ninh tàu SSP SUA Kế hoạch an ninh tàu biển Công ước về ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống UNCLOS lại an toàn hàng hải 1988 Công ước Luật biển 1982 WCO Tổ chức Hải quan quốc tế BẢNG DANH MỤC PHỤ LỤC STT TÊN PHỤ LỤC PHỤ LỤC SÓ 1 Tình hình cướp biển/cướp có vũ trang đối với tàu thuyền PHỤ LỤC SÓ 2 Loại vũ khí và loại bạo lực cướp biển sử dụng đối với thuyền viên từ năm 2014 -2018 PHỤ LỤC SÓ 3 Thống kê tình hình an ninh của tàu biển Việt Nam và an ninh tại các cảng biển Việt Nam PHỤ LỤC SÓ 4 Đề xuất mô hình tổ chức quản lý an ninh hàng hải Việt Nam PHỤ LỤC SÓ 5 Sơ đồ mô hình xử lý thông tin an ninh hàng hải PHỤ LỤC SÓ 6 Thực trạng đội tàu biển Việt Nam PHỤ LỤC SÓ 7 Sản lượng vận tải biển của đội tàu biển Việt Nam PHỤ LỤC SÓ 8 Hệ thống cảng biển Việt Nam PHỤ LỤC SÓ 9 Bảng chỉ tiêu hàng hóa thông quan cảng biển Việt Nam qua các năm PHỤ LỤC SÓ 10 Thực trạng quản lý an ninh tại các khu vực cảng biển PHỤ LỤC SÓ 11 Kế hoạch an ninh cảng biển PHỤ LỤC SÓ 12 Danh mục kiểm tra an ninh cảng biển PHỤ LỤC SÓ 13 Giấy đề nghị phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển và đánh giá an ninh tàu biển PHỤ LỤC SÓ 14 Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển PHỤ LỤC SÓ 15 Bản cam kết an ninh 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hơn 70% bề mặt trái đất được bao bọc bởi biển và đại dương nên từ rất sớm, con người đã biết thám hiểm, chinh phục và mở ra các tuyến đường vận tải quốc tế phục vụ cho nhu cầu giao thông, thương mại. Ngành hàng hải càng phát triển, càng đối diện với nhiều hiểm họa an ninh, đặc biệt là cướp biển, khủng bố, vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển, người trốn theo tàu và các tội phạm khác trên biển. Bên cạnh đó, xuất hiện ngày càng nhiều những tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền giữa các quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, từ đó đe dọa an ninh tuyến đường vận tải biển, đe dọa quyền tự do hàng hải. Trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm quản lý, bảo đảm an ninh hàng hải, Liên Hợp quốc, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), các tổ chức quốc tế khu vực đã soạn thảo, ban hành nhiều văn bản pháp lý về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, tạo cơ sở cho các quốc gia thành viên nội luật hóa và thực thi trong hệ thống pháp luật quốc gia. Là một quốc gia ven biển có đường bờ biển trải dài theo chiều dài đất nước, Việt Nam từ thủa sơ khai đã sớm hình thành các thương thuyền với nhiều hải cảng sầm uất. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành hàng hải đã đóng góp vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước, từng bước khẳng định vị thế của một ngành kinh tế mũi nhọn giúp Việt Nam “hướng ra biển, làm giàu từ biển”. Nhận thức rõ vai trò của tăng cường bảo đảm an ninh tàu biển, cảng biển đối với sự phát triển của ngành hàng hải, Việt Nam đã sớm phê chuẩn và gia nhập rất nhiều các công ước quốc tế về an ninh hàng hải đồng thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để nội luật hóa và thi hành các công ước quốc tế về an ninh hàng hải mà Việt Nam đã phê chuẩn, tham gia. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành thực sự đang thiếu vắng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. Một số văn bản quy phạm pháp luật còn chưa rõ ràng, chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn trong thực tiễn thi hành. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng và cấp thiết đối với Việt Nam bởi hơn lúc nào hết an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam hiện đang bị đe dọa bởi nhiều hiểm họa và cần có một hệ thống các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải. Dưới góc độ an ninh phi truyền thống, cướp biển khu vực Đông Nam Á đang là “điểm nóng” đe dọa trực tiếp tới an ninh tàu biển Việt Nam bởi Đông Nam Á là 2 tuyến vận tải truyền thống với 80% số tàu làm nhiệm con thoi trung chuyển hàng hóa từ Việt Nam tới các cảng lớn trong khu vực. Vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển cũng đang trực tiếp đe dọa tới an ninh tàu biển và cảng biển Việt Nam với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Khủng bố hàng hải luôn là hiểm họa tiềm tàng bởi sự gia tăng của các tổ chức khủng bố quốc tế và khu vực. Trộm cắp vặt, phá hoại, người trốn theo tàu, tiếp cận các khu vực cấm tại cảng diễn ra thường xuyên, đe dọa trực tiếp tới an ninh cảng biển Việt Nam. Ở khía cạnh an ninh truyền thống, những tranh chấp chủ quyền tại biển Đông đang nổi lên tạo nguy cơ biến thành xung đột "nóng", đe dọa trực tiếp đến môi trường an ninh, hòa bình và ổn định trong khu vực. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hơn 80% diện tích biển Đông, tiến hành hoạt động tuần tra, khảo sát, ngăn trở các nước khác khai thác tài nguyên. Cùng với đó là việc hiện đại hóa hải quân, cải tạo các bãi đá cạn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do Trung Quốc chiếm giữ trái phép để xây dựng đường băng, căn cứ quân sự phục vụ ý đồ kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, từ đó, đe dọa trực tiếp tới an ninh tàu biển, cảng biển và quyền tự do hàng hải. Như vậy, an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam hiện đang bị đe dọa bởi nhiều hiểm họa, trong khi hệ thống pháp luật quốc gia về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển còn chưa đầy đủ, tồn tại nhiều bất cập trong quá trình thực thi. Trước những đòi hỏi cấp thiết về việc nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc tế và thực tiễn Việt Nam về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển Việt Nam, nghiên cứu sinh đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “An ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật quốc tế và thực tiễn của Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật quốc tế và Việt Nam về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, chỉ ra những tồn tại, bất cập, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải của Việt Nam. Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: (1) làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật quốc tế hiện đại; (2) phân tích thực trạng pháp luật quốc tế và thực tiễn thi hành tại một số quốc gia; (3) phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam 3 về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong mối liên hệ với quá trình nội luật hóa các Công ước quốc tế về an ninh hàng hải mà Việt Nam là thành viên, chỉ ra được những bất cập, tồn tại trong thực tiễn thi hành để từ đó đề xuất giải pháp bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật quốc tế hiện đại. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, Luận án có phạm vi nghiên cứu như sau: - Phạm vi không gian: An ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển tại khu vực biển Đông sẽ được tập trung nghiên cứu, đặc biệt là lý luận và thực tiễn về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển tại Việt Nam. - Phạm vi thời gian: nghiên cứu vấn đề an ninh hàng hải trong luật quốc tế hiện đại và hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành về an ninh hàng hải. - Giới hạn phạm vi các hiểm họa an ninh: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật trong đấu tranh với các hiểm họa tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền giữa các quốc gia, cướp biển/cướp có vũ trang, khủng bố, vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển, người trốn theo tàu. Nhiều hiểm họa đe dọa an ninh hàng hải khác như biến đổi khí hậu, hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, ô nhiễm môi trường biển, hoạt động của các cơ quan Nhà nước chấp pháp nước ngoài (đâm chìm, tịch thu, phá hủy tàu cá, ngăn cản quyền tự do hàng hải.)… mặc dù cũng là hiểm họa đe dọa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển nhưng sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Giới hạn tàu biển: Các biện pháp an ninh nghiên cứu chỉ áp dụng với tàu biển có mục đích thương mại, chạy chuyến quốc tế với tổng dung tích từ 500 trở lên. Những loại tàu nhỏ có tổng dung tích dưới 500, tàu sông, tàu cá, tàu gỗ thô sơ, tàu du lịch, du thuyền, tàu quân sự, tàu ngầm, tàu của Nhà nước không có mục đích thương mại sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề tài nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về an ninh hàng hải của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Ma-lay-xia…nhằm đề xuất những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, Luận án được tiếp cận theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đối với từng nội dung cụ thể, Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: 4 phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh luật học, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra giải pháp cụ thể và khả thi. - Phương pháp phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương, đặc biệt là chương 3 và chương 4 nhằm làm rõ nội dung của các quy định trong pháp luật quốc tế và Việt Nam về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. - Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 4 nhằm thống kê thực trạng và sự tác động của các hiểm họa tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền chủ quyền, cướp biển/cướp có vũ trang, khủng bố hàng hải, vận chuyển trái phép chất ma túy bằng đường biển, người trốn theo tàu đối với an ninh tàu biển, cảng biển. Phương pháp này cũng được sử dụng tại chương 4 trong quá trình thu thập số liệu về thực trạng năng lực thông quan, vận tải của hệ thống tàu biển, cảng biển Việt Nam. - Phương pháp tổng hợp là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình thu thập tài liệu, phân tích các quan điểm, đề xuất và kiến nghị với các cơ quan chức năng về các biện pháp tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển Việt Nam. - Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chế định an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. - Phương pháp hệ thống được sử dụng để xâu chuỗi và tìm ra sự nhất quán giữa các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan trong an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, qua đó, Luận án đánh giá, kiến nghị một cách hệ thống và toàn diện các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. - Phương pháp so sánh là phương pháp quan trọng nhằm phân tích và đối chiếu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. Ngoài ra, phương pháp này cũng được sử dụng hiệu quả trong việc so sánh các quy định về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển tại một số quốc gia khác với Việt Nam nhằm đưa ra những kinh nghiệm cần thiết cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của Luận án Trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, Luận án có những đóng góp mới về phương diện khoa học sau đây: 5 - Thứ nhất, Luận án góp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, có những luận giải rõ ràng về đặc điểm của an ninh hàng hải, nhận diện các hiểm họa an ninh hàng hải, đánh giá tác động của các hiểm họa an ninh hàng hải cũng như chỉ ra được sự khác biệt giữa an ninh hàng hải với an toàn hàng hải, vị trí của an ninh hàng hải trong an ninh quốc gia để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách, pháp luật xây dựng cơ chế hữu hiệu cho bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. - Thứ hai, Luận án đã phân tích được quá trình hình thành và phát triển của chế định an ninh hàng hải trong luật quốc tế, đưa ra được đánh giá về các quy định của pháp luật quốc tế trong phòng ngừa và đấu tranh chống các hiểm họa an ninh và các biện pháp tăng cường an ninh tàu biển, cảng biển. Đặc biệt, Luận án đã đi sâu phân tích những vấn đề được coi là thách thức của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển hiện nay như tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia trên biển Đông, cướp biển, khủng bố hàng hải, vận chuyển trái phép ma túy, người trốn theo tàu… - Thứ ba, Luận án đã tiến hành hệ thống hóa pháp luật và thực thi pháp luật của một số quốc gia về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. - Thứ tư, Luận án đã đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam, từ đó làm rõ thêm những thành tựu và hạn chế trong hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam. - Thứ năm, Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn của một số quốc gia và những hạn chế về pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về an ninh hàng hải đối với tàu biên, cảng biển của Việt Nam, Luận án đã đề xuất những giải pháp mang tính tổng thể, khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và năng lực thực thi pháp luật về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam trong thời gian tới. Đề xuất xây dựng Chiến lược an ninh hàng hải quốc gia được coi là giải pháp điểm nhấn của Luận án. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Công trình nghiên cứu sẽ có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan lập pháp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh hàng hải đối với 6 tàu biển, cảng biển. Công trình cũng có giá trị tham khảo đối với các công ty vận tải biển, các cảng biển trong hoạt động xây dựng và thực thi kế hoạch an ninh tàu biển và an ninh cảng biển. Công trình cũng sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các học giả nghiên cứu và các sinh viên chuyên ngành Luật Hàng hải thuộc Khoa Hàng hải, trường Đại học Hàng Hải Việt Nam – là đơn vị nơi nghiên cứu sinh đang giảng dạy. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình của tác giả đã công bố trước đó và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận án được chia thành các chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. Chương 3: Pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển Chương 4: Thực tiễn Việt Nam về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án Trên thế giới, hiện có rất nhiều công trình nghiên cứu về an ninh hàng hải, tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: 1.1.1. Khái niệm an ninh hàng hải và pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển Tất cả các công trình nghiên cứu đều cố gắng đưa ra khái niệm an ninh hàng hải bởi đây là một thuật ngữ chuyên ngành mở, chưa có định nghĩa thống nhất và việc đưa ra một định nghĩa về an ninh hàng hải có ý nghĩa quan trọng cho các học giả trong việc mở rộng hay thu hẹp phạm vi nội dung nghiên cứu của mình. Cách tiếp cận phổ biến về an ninh hàng hải được các nhiều học giả như tác giả Nathalie Klein, James Kraska and Raul Pedrozo, Roach J. Ashley, Vreÿ Francois thể hiện trong bài nghiên cứu của mình là tiếp cận an ninh hàng hải theo hướng phủ định -“negative” nghĩa là xác định các hiểm họa phổ biến đe dọa tới an ninh hàng hải và nếu loại trừ được các hiểm họa này, đồng nghĩa với việc an ninh hàng hải được bảo đảm [167,28], [143, 49], [182, 41-66], [205, 121-132]. Một cách tiếp cận khác theo hướng “khẳng định” – “positive” theo đó an ninh hàng hải được hiểu là sự duy trì đảm bảo “trật tự ổn định trên biển” - “good” or “stable order at sea” theo quan điểm của tác giả Geoffrey Till, hay “trật tự ổn định của các đại dương chịu sự cai trị của các quy tắc luật trên biển” theo James Kraska and Raul Pedrozo hay là" một quá trình duy trì ổn định trên, dưới và từ biển” theo tác giả Ed Tummers [111, 36], [143, 45], [106,13]. Kết hợp cả hai cách tiếp cận nói trên, tác giả Christian Bueger trong bài viết “What is Maritime Security” đã đưa ra khái niệm an ninh hàng hải trong mối liên hệ với bốn khái niệm là an ninh quốc gia, môi trường biển, phát triển kinh tế và an ninh con người [94,13-14]. Trong cuốn sách “Maritime Security and the Law of the Sea”, tác giả Natalie Klein đã tiếp cận khái niệm an ninh hàng hải dưới hai khái niệm cơ bản: an ninh hàng hải trong hệ thống quốc tế và lợi ích an ninh của không gian đại dương, sử dụng đại dương cho hoạt động thương mại [167, 94]. Trong cuốn “Concepts of Maritime Security A strategic perspective on alternative visions for good order and security at sea”, tác giả Chris Rahman đã đi sâu phân tích nội hàm an ninh hàng hải được hợp thành từ năm nội dung là “an ninh 8 môi trường biển, quản lý đại dương, bảo vệ đường biên giới trên biển, hoạt động của lực lượng vũ trang trên biển và an ninh cho hệ thống giao thông vận tải biển” [ 96, 14-17]. Như vậy, các công trình nghiên cứu của các học giả chưa đưa ra một khái niệm thống nhất về an ninh hàng hải nhưng có điểm chung là tiếp cận từ các hiểm họa an ninh. Trong cuốn sách “Maritime security: an introduction”, tác giả Micheel MC Nicolas đã nghiên cứu một cách đầy đủ các hiểm họa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển như tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, cướp biển, khủng bố hàng hải, người trốn theo tàu, vận chuyển trái phép ma túy và các hành vi bất hợp pháp trên biển khác [164]. Các hiểm họa này cũng được liệt kê trong tất cả các công trình nghiên cứu, điển hình có thể kể đến như cuốn sách“Maritime Security: International Law and Policy Perspectives from Australia and New Zealand của Donal R. Rothwell, cuốn sách “Maritime security and the Law of the Sea” của Natalie Klein, hay cuốn sách “A practitioner’s Guide to Effective Ship and Port Security” của Michael Edgerton [105], [167], [165]. Tác giả Craig H. Allen trong cuốn sách “Legal challenges in Maritime Security: The International Supply Chain Security Regime and the Role of Competent International Organizations”, đã đưa ra nhận định “an ninh tàu biển và cảng biển đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế bởi hệ thống vận tải biển kết nối thương mại toàn cầu tới hơn 200 quốc gia trên thế giới. Chuỗi cung ứng vận tải biển này thường xuyên bị đe dọa bởi các hiểm họa” và do đó, đồng quan điểm với tác giả Donna Nincic và Christian Bueger, tác giả Craig H.Allen đã nghiên cứu phương pháp quản lý rủi ro trên cơ sở xây dựng một “ma trận” quản lý, từ đó xây dựng chiến lược và phương thức ưu tiên nhằm đối phó loại bỏ hiểm họa hoặc giảm thiểu những tác hại mà hiểm họa có thể gây ra [99, 34-67]. Một nội dung quan trọng mà nhiều học giả đề cập đến trong các nghiên cứu của mình chính là hệ thống pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. Cuốn sách chuyên khảo nghiên cứu luật quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển đồ sộ nhất phải kể đến trước tiên chính là cuốn sách “International Maritime Security Law” của các tác giả James Kraska và Raul Pedrozo xuất bản năm 2013 với nội dung làm rõ các quy định của pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải [143, 94-678]. Cùng cách tiếp cận trên, nhiều học giả đã nghiên cứu khuôn khổ pháp lý về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển dựa trên nền tảng Công ước Luật biển 1982, Công ước an toàn sinh mạng người trên biển, Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng. Ngoài ra, những văn bản pháp lý quốc tế 9 điều chỉnh riêng từng hiểm họa an ninh đối với tàu biển và cảng biển cũng được các học giả tập trung nghiên cứu. 1.1.2. Các hiểm họa đe dọa an ninh tàu biển và cảng biển 1.1.2.1. Tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển Đây là một hiểm họa an ninh truyền thống, được các học giả đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Phù hợp với phạm vi nghiên cứu của Luận án, tác giả chỉ đề cập tới nội dung của các công trình nghiên cứu liên quan đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia trên Biển Đông. Cuốn sách “The South China Sea towards a region of peace, security and cooperation” là tập hợp các bài tham luận của các học giả về an ninh biển Đông trong khuôn khổ hội nghị khoa học quốc tế với chủ đề “The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development” [190]. Bên cạnh những bài viết đánh giá tầm quan trọng của biển Đông trong môi trường chiến lược đang thay đổi, các học giả Mark J.Valencia, Leszek Buszyinky, Fu-Kuo Liu, Geoffrey Till tập trung phân tích những diễn biến gần đây của biển Đông, các tranh chấp liên quan đến việc phân định ranh giới biển và chủ quyền đối với các đảo, lợi ích chiến lược và mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ dẫn tới những hệ lụy đối với hòa bình, an ninh trong khu vực. Các học giả cho rằng, giải quyết tranh chấp biển Đông đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo Luật Biển thật sự quy định như thế nào về việc phân định ranh giới trên biển, do đó, vấn đề tranh chấp tại Biển Đông cần nhìn dưới góc độ luật pháp quốc tế [157, 123-156], [155, 24-69], [110, 78-96], [112]. Giáo sư Zou Keyuan đưa ra quan điểm về “đảo nhân tạo” và tác động của đảo nhân tạo đối với tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Trường Sa trong bối cảnh khái niệm “đảo nhân tạo” còn đang gây nhiều tranh cãi và chưa có bất kỳ định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi mặc dù Công ước Luật Biển 1982 có các điều khoản đề cập tới khái niệm này [208, 167]. Giáo sư Peter Dutton trong bài tham luận của mình, nghiên cứu về ba tranh chấp cơ bản ở Biển Đông và đưa ra kết luận, cần phải có Bộ quy tắc ứng xử để đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Ngoài ra trong cuốn sách còn có rất nhiều tham luận của các học giả liên quan tới vấn đề giải quyết tranh chấp, quản lý xung đột, hợp tác trên mọi lĩnh vực vì an ninh và phát triển ở Biển Đông [175, 148-162]. “Maritime security in South China Sea: Regional implication and International Cooperation” là một cuốn sách của Shicu Wu và Keyuand Zou tập trung nghiên cứu về vấn đề an ninh hàng hải trên biển Đông đặc biệt là vấn đề an 10 ninh truyền thống liên quan tới tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia [187]. Cuốn sách “Maritime Security in Southeast Asia” của Kwa Chong Gan và John K.Skogan tập trung nghiên cứu vấn đề an ninh hàng hải tại khu vực Đông Nam Á, đề cập tới trách nhiệm của các quốc gia cũng như sự hợp tác của các quốc gia trong khu vực nhằm xây dựng một cơ chế hữu hiệu bảo đảm an ninh hàng hải, duy trì trật tự trên biển. Nhìn chung, Công ước Luật biển 1982 là cơ sở nền tảng cho các học giả phân tích và đề xuất hướng giải quyết cho các tranh chấp cũng như yêu sách về chủ quyền và chủ quyền của các quốc gia ven biển [154]. 1.1.2.2. Cướp biển và cướp có vũ trang đối với tàu thuyền Là hiểm họa truyền thống luôn hiện hữu đe dọa an ninh tàu biển, cảng biển, vì vậy cũng thật dễ hiểu khi có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiểm họa này. Trong cuốn sách “Maritime security: an introduction” của Michel McNicolas hay cuốn“The Maritime Dimension of International Security Terrorism, Piracy, and Challenges for the United States” của Peter Chalk đã miêu tả cụ thể hành vi cướp biển, địa điểm, phương thức thủ đoạn mà cướp biển sử dụng cũng như xu hướng sự phát triển của cướp biển trong kỷ nguyên hiện đại [164, 57-94], [176]. Có ba khu vực được đánh giá là tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao được các học giả tập trung nghiên cứu đó là: khu vực sừng Châu Phi, khu vực Tây Phi và khu vực Đông Nam Á. Đối với khu vực Châu Phi, có rất nhiều các công trình nghiên cứu có thể kể đến như cuốn sách “The International Response to Somalia Piracy: Chanllege and opportunities” của Bibi V.G and Frans-Putten, “Somalia Piracy and Terrorism in the Horn of Africa” của Christopher L.Daniels, “Maritime security and crime” và “Regional Cooperation in Combating Piracy and Armed Robbery against Ships: Learning Lessons from ReCAAP” của Maximo Mejia [89], [97, 15-67], [162, 4256], [161]. Thông qua việc phân tích sự tác động của hiểm họa cướp biển tới kinh tế, chính trị, trong đó So-ma-lia là một khu vực điển hình, các học giả đã phân tích và lý giải xu hướng dịch chuyển của cướp biển, sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn và đẩy lùi nạn cướp biển đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cho đấu tranh chống cướp biển. Đối với Đông Nam Á, một khu vực có nguy cơ rủi ro cướp biển cao hiện được các học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Trong luận án tiến sĩ “Comtemporary Maritime piracy in Southeast Asia”, tác giả Xu Ke đã nghiên cứu 11 lịch sử cướp biển khu vực Đông Nam Á, xu hướng phát triển của cướp biển, trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và quốc gia trong hợp tác chống lại cướp biển, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của cơ chế pháp lý quốc tế và vai trò của hợp tác khu vực trong đó có ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên phạm vi của luận án chỉ giới hạn nghiên cứu cướp biển trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2005 [206]. Bài viết “Trấn áp nạn cướp biển mới ở biển Đông: Hướng thiết lập một quan hệ hợp tác mới” của Zou Keyuan đã phân tích tình hình đấu tranh chống cướp biển So-ma-lia để rút ra những bài học kinh nghiệm cho khu vực Đông Nam Á trong khi luận văn “Piracy in the Horn of Africa: a Comparative study with Southeast Asia” của Stephen L Riggs lại phân tích hoạt động đấu tranh chống cướp biển khu vực Đông Nam Á, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho khu vực Sừng Châu Phi [84, 1-22], [189]. 1.1.2.3. Khủng bố hàng hải Các công trình nghiên cứu của các học giả đều cố xây dựng định nghĩa về khủng bố hàng hải bởi trong các văn bản pháp lý quốc tế đã không đưa ra định nghĩa mà chỉ xác định những hành vi nào được coi là khủng bố hàng hải. Tác giả Quentin Sophia trong bài viết “Shipping Activities: Targets of Maritime Terrorism” không chỉ đưa ra định nghĩa về khủng bố hàng hải mà còn lý giải vì sao tàu lại là mục tiêu tấn công của khủng bố [178, 19-30]. Cuốn sách “Maritime Terrorism Risk and Liability” của nhóm tác giả Michael D. Greenberg, Peter Chalk, Henry H. Willis, Ivan Khilko, David S. Ortiz là một công trình nghiên cứu chi tiết về khủng bố hàng hải, rủi ro, trách nhiệm và tác động mà hiểm họa gây ra cho đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt đối với tàu khách, phà chở khách và tàu container. Martin N. Murphy, tác giả của hai cuốn sách “Contemporary Piracy and Maritime Terrorism: The Threat to International Security” và “Small Boats, Weak States, Dirty Money: Piracy & Maritime Terrorism in the Modern World” tập trung nghiên cứu xu hướng kết hợp của khủng bố hàng hải và cướp biển [158], [159]. Cuốn sách “Maritime Terrorism and International Law” của tác giả Natalino Ronzitti đề cập các biện pháp đấu tranh chống lại hành động khủng bố hàng hải nhưng chỉ dừng lại ở mức độ mô tả nội dung cơ bản của các văn bản pháp lý quốc tế về khủng bố hàng hải. [168]. 1.1.2.4. Vận chuyển ma túy trái phép bằng đường biển Đặt vấn đề vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển với an ninh con
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan