Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án quản lý nhà nước đối với thị trường vàng tại việt nam...

Tài liệu Luận án quản lý nhà nước đối với thị trường vàng tại việt nam

.PDF
192
206
113

Mô tả:

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  TRÇN §OµN KH¸NH QU¶N Lý Nhµ n­íc ®èi víi thÞ TR¦êNG VµNG T¹I VIÖT NAM Hµ Néi ­ 2020 Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  TRÇN §OµN KH¸NH QU¶N Lý Nhµ n­íc ®èi víi thÞ TR¦êNG VµNG T¹I VIÖT NAM Chuyªn ngµnh: tµi chÝnh - ng©n hµng M· sè: 9340201 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: 1. Gs.ts. ph¹m quang trung 2. PGS.TS. ng« trÝ long Hµ Néi ­ 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Xác nhận của người hướng dẫn khoa học GS.TS. Phạm Quang Trung Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2020 Nghiên cứu sinh Trần Đoàn Khánh ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Quang Trung và PGS.TS. Ngô Trí Long đã định hướng và hướng dẫn về nội dung nghiên cứu. Hai thầy đã luôn quan tâm động viên, chia sẻ với nghiên cứu sinh để giúp nghiên cứu sinh có thêm động lực, quyết tâm vượt qua những khó khăn để hoàn thành nghiên cứu của mình. Nghiên cứu sinh cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giảng viên Viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, các thầy cô nhà khoa học trong Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở; các thầy cô nhà khoa học phản biện độc lập. Những đóng góp, ý kiến phê bình nghiêm khắc của thầy cô đã là nền tảng quan trọng cho nghiên cứu sinh khắc phục những hạn chế của nghiên cứu, mở ra những hướng giải pháp hoàn thiện rộng hơn, sáng hơn. Nghiên cứu sinh cũng xin được bầy tỏ lòng biết ơn đến thầy cô Viện Đào tạo sau đại học, Đại học Kinh tế Quốc dân đã luôn quan tâm nhiệt tình, tạo điều kiện tối đa cho nghiên cứu sinh hoàn thành luận án theo đúng quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Và cuối cùng, nghiên cứu sinh xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân đặc biệt là mẹ nghiên cứu sinh đã luôn sát cánh động viên, chia sẻ, hỗ trợ điều kiện về vật chất tinh thần để nghiên cứu sinh hoàn thành nghiên cứu. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, hỗ trợ động viên nghiên cứu sinh trong công tác và nghiên cứu. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. viii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ............................5 1.1. Tổng quan về thị trường vàng ...........................................................................5 1.1.1. Lý luận về vàng ..............................................................................................5 1.1.2. Lý luận về thị trường vàng .............................................................................6 1.1.3. Các nhân tố tác động đến giá vàng ...............................................................11 1.1.4. Tác động của thị trường vàng trong nền kinh tế thị trường .........................13 1.2. Lý luận về QLNN đối với thị trường vàng .....................................................14 1.2.1. Khái niệm chính sách QLNN với thị trường vàng .......................................14 1.2.2. Mối quan hệ giữa CSTT và chính sách QLNN với thị trường vàng..................24 1.2.3. Mối quan hệ giữa CSTG và chính sách QLNN với thị trường vàng .................27 1.2.4. Mối quan hệ giữa CSLS và chính sách QLNN với thị trường vàng ..................31 1.2.5. Tiêu chí đánh giá chính sách QLNN thị trường vàng ..................................34 1.2.6. Nhân tố ảnh hưởng đến QLNN thị trường vàng...........................................37 1.3. Kinh nghiệm quốc tế QLNN đối với thị trường vàng và bài học kinh cho Việt Nam ...................................................................................................................38 1.3.1. Chính sách QLNN đối với thị trường vàng tại Trung Quốc ........................38 1.3.2. Chính sách QLNN đối với thị trường vàng tại Ấn Độ .................................43 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................................45 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ...........................................................47 1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài về thị trường vàng............................................47 1.4.2. Các công trình nghiên cứu trong nước .........................................................53 1.4.3. Khoảng trống nghiên cứu ..............................................................................55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................57 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM .............................................................................................58 2.1. Thực tiễn thị trường vàng Việt Nam ...............................................................58 iv 2.1.1. Khái quát chung ............................................................................................58 2.1.2. Giai đoạn từ trước năm 2006 – Thị trường vàng bắt đầu có sự kiểm soát ...58 2.1.3. Giai đoạn từ 2006 đến 2009 – Bùng nổ thị trường vàng ..............................60 2.1.4. Giai đoạn từ 2010 – nay: NHNN kiểm soát thị trường vàng bằng các công cụ hành chính, gắn QLNN với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô .............................63 2.2. Phân tích thực trạng thị trường vàng .............................................................66 2.2.1. Tình hình biến động giữa giá vàng nội địa và thế giới .................................66 2.2.2. Tính liên thông của thị trường vàng và thị trường ngoại tệ .........................66 2.2.3. Chênh lệch giá vàng nội địa và giá vàng quốc tế .........................................67 2.3. Đánh giá các biện pháp QLNN thị trường vàng của NHNN ........................74 2.3.1. Mục tiêu QLNN thị trường vàng của NHNN ...............................................74 2.3.2. Những mặt tích cực ......................................................................................76 2.3.3. Những hạn chế cần khắc phục ......................................................................83 2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế..................................................................90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................94 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHINH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG VỚI CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ ................................................................................................................................95 3.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................95 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................95 3.1.2. Mẫu nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp phân tích .................98 3.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................103 3.3. Kết quả chạy mô hình và thảo luận ...............................................................105 3.3.1. Kết quả kiểm định tính dừng và độ trễ mô hình .........................................105 3.3.2. Kết quả kiểm định tự tương quan phần dư và tính ổn định của mô hình ...107 3.3.3. Kết quả của hàm phản ứng đẩy (Impulse-Response) .................................108 3.3.4. Kết quả chạy phân rã phương sai của giá vàng trong nước .......................113 3.3.5. Thảo luận kết quả và gợi ý chính sách .......................................................114 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................116 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM ...............................................117 4.1. Mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển thị trường vàng tại Việt Nam ..117 4.1.1. Mục tiêu phát triển thị trường vàng Việt Nam ...........................................117 4.1.2. Quan điểm hoàn thiện QLNN đối với thị trường vàng tại Việt Nam.........119 4.1.3. Định hướng phát triển thị trường vàng tại Việt Nam thời kỳ 2021-2025 ..120 v 4.2. Một số giải pháp chính sách nhằm hoàn thiện QLNN thị trường vàng tại Việt Nam .................................................................................................................122 4.2.1. Hoàn thiện nhiệm vụ, mục tiêu QLNN thị trường vàng tại Việt Nam .......122 4.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với thị trường vàng ......................123 4.2.3. Hoàn thiện chính sách và công cụ QLNN thị trường vàng ........................125 4.2.4. Nhóm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và hiệu quả CSTT .........................132 4.2.5. Các nhóm giải pháp dài hạn phát triển thị trường vàng .............................136 4.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan QLNN ......................................................143 4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ......................................................................143 4.3.2. Kiến nghị đối với NHNN ...........................................................................144 4.3.3. Kiến nghị đối các tổ chức khác ..................................................................145 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..........................................................................................146 KẾT LUẬN ................................................................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................150 PHỤ LỤC ..................................................................................................................163 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Thuật ngữ Thuật ngữ Tiếng Việt Thuật ngữ Tiếng Anh BOP Cán cân thanh toán Balance of Payments CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index CSLS Chính sách lãi suất Interest Rate Policy CSTG Chính sách tỷ giá Exchange Rate Policy CSTT Chính sách tiền tệ Monetary policy FED Cục dự trữ liên bang Mỹ The Federal Reserve Board GARCH Mô hình ARCH tổng quát Generalised Autoregressive Conditional Heteroskedasticity Mô hình VAR Mô hình vector tự hồi quy Vector Auto-regressive Model Nghị định 24 Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2012 quy định về hoạt động kinh doanh vàng NHNN Ngân hàng Nhà nước State Bank NHTM Ngân hàng Thương mại Commercial Bank NHTW Ngân hàng Trung Ương Central Bank OMO Nghiệp vụ thị trường mở Open market operations OTC Thị trường phi tập trung Over the Couter Market PBoC Ngân hàng nhân dân Trung Hoa The People's Bank of China PPI Chỉ số giá sản xuất Producer Price Index QLNN Quản lý nhà nước State management REER Tỷ giá thực tế Real Effective Exchange Rate SBV Ngân hàng Nhà nước Việt Nam State Bank of Viet Nam SGE Sàn giao dịch vàng Thượng Hải Shanghai Gold Exchange TCTD Tổ chức tín dụng USD Đồng Đô la Mỹ WGC Hội đồng vàng thế giới XNK Xuất nhập khẩu World gold council vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê trạng thái vàng của một số NHTM tại thời điểm 31/12/2012 ......71 Bảng 2.2: Danh sách các thương hiệu vàng miếng bị xóa bỏ sau NĐ 24 .....................82 Bảng 3.1: Cấu trúc mô hình VAR phân tích .................................................................99 Bảng 3.2: Tổng hợp biến, thang đo và nguồn số liệu cho các biến trong mô hình nghiên cứu ...................................................................................................................100 Bảng 3.3: Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VAR giai đoạn 1 ...............105 Bảng 3.4: Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VAR giai đoạn 2 ...............106 Bảng 3.5: Kiểm định Portmanteau cho mô hình VAR giai đoạn 2 .............................107 Bảng 3.6: Kiểm định LM Test cho mô hình VAR giai đoạn 1 ...................................107 Bảng 3.7: Kiểm định LM Test cho mô hình VAR giai đoạn 2 ...................................107 Bảng 3.8: Kiểm định ổn định mô hình VAR giai đoạn 1 ............................................108 Bảng 3.9: Kiểm định ổn định mô hình VAR giai đoạn 2 ............................................108 Bảng 3.10: Phân rã phương sai VNGOLD giai đoạn 1 ...............................................113 Bảng 3.11: Phân rã phương sai VNGOLD giai đoạn 2 ...............................................114 viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Nội dung QLNN đối với thị trường vàng ......................................................21 Hình 1.2: Năm trụ cột của QLNN đối với thị trường vàng ...........................................23 Hình 1.3: Mô hình Mundell Fleming: tác động của cú sốc đến nền kinh tế .................27 Hình 1.4: “Mô hình kim cương” hay “lựa chọn trung dung” ........................................28 Hình 1.5: Lược đồ Swan (Australian model) ................................................................29 Hình 1.6: Chuỗi tác động CSTT thông qua kênh lãi suất..............................................32 Hình 1.7: Tác động của CSTT trong chế độ tỷ giá cố định ...........................................33 Hình 1.8: Mô tả hoạt động của SGE..............................................................................39 Hình 1.9: Mô tả cách thức hoạt động của SGE và SGEI ..............................................40 Hình 1.10: Các đơn vị quản lý và lĩnh vực quản lý thị trường vàng ở Ấn Độ ..............43 Hình 2.1: Mối quan hệ hữu cơ giữa CSTT và chính sách QLNN thị trường vàng .......58 Hình 2.2: Chỉ số lạm phát và tốc độ tăng trưởng 2001-2005 ........................................59 Hình 2.3: Chỉ số lạm phát và tốc độ tăng trưởng 2006-2012 ........................................60 Hình 2.4: Biến động giá vàng nội địa và thế giới, 2006-nay.........................................66 Hình 2.5: Chỉ số giá vàng và USD từ 2006 đến 2016 ...................................................67 Hình 2.6: Tác động giữa chênh lệch giá vàng và tâm lý nhà đầu tư .............................68 Hình 2.7: Mối quan hệ các chỉ số kinh tế khi có sự liên thông thị trường ....................69 Hình 2.8: Chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế quy đổi từ 2006-2009 ....70 Hình 2.9: Tình hình xuất khẩu ròng đá quý, kim loại quý ............................................70 Hình 2.10: Chênh lệch biến động giá vàng nội địa và quốc tế ......................................73 Hình 2.11: Biến động giá vàng nội địa, quốc tế và chỉ số USD trước NĐ 24 ..............73 Hình 2.12: Biến động giá vàng nội địa, quốc tế và chỉ số USD sau NĐ 24..................74 Hình 2.13: Giá vàng trong nước tại thời điểm ban hành TT 11/2011/TT-NHNN ........77 Hình 2.14: Tình hình biến động giá vàng trong nước quanh thời điểm 25/11/2012 .....78 Hình 2.15: Giá vàng trong nước trước và sau ban hành NĐ 24 ....................................79 Hình 2.16: Cơ chế giá vàng trước Nghị định 24 ...........................................................87 Hình 2.17: Cơ chế giá vàng sau NĐ 24 .........................................................................87 Hình 2.18: Tình hình nhập khẩu vàng ...........................................................................90 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án ...............................................................104 Hình 3.2: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD và INTERGOLD đến VCBXRATE trong giai đoạn 1.............................................................................108 Hình 3.3: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD và INTERGOLD đến VCBXRATE trong giai đoạn 2.............................................................................109 ix Hình 3.4: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VCBXRATE tới VNGOLD trong giai đoạn 2 ..........................................................................................................110 Hình 3.5: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD tới VNCPI .....110 Hình 3.6: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNCPI tới VNGOLD......110 Hình 3.7: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD tới INTEREST ..111 Hình 3.8: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của INTEREST tới VNGOLD...111 Hình 3.9: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD tới FRES ........111 Hình 3.10: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của FRES tới VNGOLD ......112 Hình 3.11: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD bởi cú sốc VNGOLD ....................................................................................................................112 Hình 3.12: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD bởi cú sốc INTERGOLD ..............................................................................................................113 Hình 4.1: Các thành viên đề xuất của Hội đồng vàng Việt Nam (GBV) ....................124 Hình 4.2: Quy trình quản lý chất lượng vàng miếng đề xuất ở Việt Nam ..................126 Hình 4.2: Hoạt động can thiệp của NHTW trong việc bảo vệ ổn định tỷ giá (GBV) .131 Hình 4.3: Tác động của Dòng vốn ngoại tới công tác điều hành CSTT của NHNN ..133 Hình 4.4: Đề án huy động vàng đề xuất tại Việt Nam ................................................138 Hình 4.5: Sơ đồ nghiệp vụ hoán đổi kỳ hạn ................................................................139 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bên cạnh việc vàng là một kim loại quý, vì giá trị nội tại độc đáo và sự ổn định, nên còn là loại hàng hóa tiền tệ đặc biệt, đóng một vai trò quan trọng trong thị trường tài chính và hàng hóa thể hiện qua 3 chức năng: phương tiện trao đổi, tiêu chuẩn đo lường giá trị và phương tiện lưu giữ của cải. Thị trường vàng là một phần quan trọng không thể tách rời của thị trường tài chính; các sản phẩm từ vàng thường được sử dụng như một vùng đệm an toàn để phòng ngừa rủi ro tài chính. Trong lịch sử vàng luôn là tâm điểm nhận được sự quan tâm của chính phủ, các tổ chức tài chính bao gồm các NHTW, NHTM, quỹ đầu tư, người dân … Vị thế của vàng trong nền kinh tế được khẳng định qua những chức năng đăc biệt của vàng đó là: tài sản quan trọng trong danh mục dự trữ của các NHTW, theo ước tính thì các NHTW và các TCTD nắm giữ xấp xỉ 1/4 tổng khối lượng vàng trên mặt đất. Ngoài ra vàng còn là phương tiện thanh toán cho nhiều giao dịch giá trị lớn, thậm chí vàng còn được coi như một phương thức tiết kiệm chống lại tình trạng giảm giá trị nội tệ. Đây là tài sản giúp đa dạng hóa danh mục một cách hữu hiệu do vàng có mối tương quan nghịch với những tài sản rủi ro cao như các cổ phiếu, giấy tờ có giá. Đồng thời thị trường vàng tạo ra một cơ chế phân phối chức năng hiệu quả hơn bất kỳ công cụ chính sách nào. Vàng là một kênh đầu tư thứ tư các nhà đầu tư bên cạnh các kênh truyền thống khác như ngoại tệ, bất động sản, chứng khoán… đồng thời vàng thường biết đến như một phương tiện chống lại lạm phát và suy giảm và là “tấm nệm an toàn” cho đầu tư. Ở Việt Nam hiện nay, việc quản lý vận hành, điều tiết thị trường vàng đang là một bài toán phức tạp cho NHNN và Chính phủ. Đặc biệt từ năm 2009 trở lại đây, dưới tác động của môi trường kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị thế giới thường xuyên bất ổn nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của thị trường vàng. Trong bối cảnh đó, NHNN đã chủ trương đưa ra nhiều chính sách nhằm quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng. Chính sách đã mang lại những hiệu quả và đóng góp nhất định: Góp phần bổ sung đáng kể trữ ngoại tệ, giúp ổn định tỷ giá, tạo điều kiện cho NHNN tăng cường quản lý thị trường ngoại hối, tăng tính ổn định cho thị trường vàng, thì vẫn còn hạn chế của chính sách quản lý thị trường vàng mà NHNN đã thực hiện: các quy định chưa bao trùm hết như quy định về tổ chức, cơ chế hoạt động, vấn đề nhập lậu vàng, huy động được vàng trong dân … Vậy làm thế nào để quản lý được thị trường vàng tại Việt Nam? Đây là một bài toán hóc búa, bởi nó bao hàm các vấn 2 đề “kinh tế - xã hội” rất rộng, gắn chặt với các chính sách quan trọng. Hiện tại mặc dù có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung vào vàng, thị trường vàng, nhưng lại không nhiều nghiên cứu về chính sách QLNN với thị trường vàng. Việc nghiên cứu chính sách QLNN đối với thị trường vàng Việt Nam với tư cách vàng là một tài sản tài chính là vô cùng cần thiết. Đây là một khoảng trống nghiên cứu mà tác giả muốn bổ sung với 3 trọng tâm: (i) trình bầy tổng hợp những lý luận về QLNN đối thị trường vàng tại Việt Nam một cách có hệ thống; (ii) đánh giá thực trạng chính sách QLNN với thị trường vàng Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016; (iii) đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN với thị trường vàng Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Quản lý nhà nước đối thị trường vàng tại Việt Nam” được lụa chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận án. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng công tác QLNN đối với thị trường vàng ở Việt Nam và tác động của công tác này với CSTT trong giai đoạn 2006 – 2016, qua đó đề các giải pháp, kiến nghị nhằm xuất nâng cao hiệu quả QLNN đối với thị trường vàng tại Việt Nam. - Câu hỏi nghiên cứu (1) Mối quan hệ giữa thực thi CSTT và công tác QLNN đối với thị trường vàng là gì? (2) Thực trạng thực thi chính sách QLNN đối với thị trường vàng tại Việt Nam? (3) Các giải pháp nào cần được thực hiện để hoàn thiện công tác QLNN thị trường vàng ở Việt Nam hiện nay? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: QLNN đối với thị trường vàng Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: nghiên cứu thị trường vàng với tư cách vàng là một tài sản tài chính Về không gian: nghiên cứu tại NHNN Việt Nam, thời gian từ 2006-2016 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là: định tính và định lượng (1) Nghiên cứu định tính sử dụng trong tổng quan nghiên cứu, nghiên cứu nội 3 hàm QLNN đối với thị trường vàng, nghiên cứu bài học kinh nghiệm các nước áp dụng vào Việt Nam, nghiên cứu về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm tiếp theo và yêu cầu hoàn thiện chính sách QLNN đối với thị trường vàng. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ: Ngân hàng nhà nước, Tổng cục thống kê, IMF… (2) Nghiên cứu định lượng dùng trong thu thập, thống kê mô tả số liệu, kiểm định mô hình, ước lượng biến số tác động QLNN đối với thị trường vàng Việt Nam theo phương pháp VAR (Vector Auto-regressive) trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp từ NHNN, Tổng cục thống kê, IMF… Mô hình VAR được sử dụng trong luận án này sẽ được đề cập đầy đủ trong Chương 3. 5. Đóng góp và kết quả mong đợi của luận án - Những đóng góp về lý luận Luận án sẽ tổng hợp và trình bầy lại một cách có hệ thống các lý luận về vàng, thị trường vàng và chính sách QLNN đối với thị trường vàng, mức độ hoàn thiện của chính sách. Đồng thời nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực thi CSTT với công tác QLNN với hoạt động kinh doanh vàng. Từ đó rút ra kết luận và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với thị trường vàng Việt Nam. Xây dựng mô hình phù hợp để có thể đánh giá được hiệu quả chính sách QLNN đối với thị trường vàng Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016. Những đóng góp về thực tiễn Luận án áp dụng mô hình VAR cho 2 giai đoạn từ 01/2006 đến 04/2012 và 05/2012 đến 12/2016 (thời gian nghị định 24/2012/NĐ-CP ra đời, đánh dấu những thay đổi cơ bản về cấu trúc thị trường vàng) để đánh giá hiệu quả chính sách QLNN đối với thị trường vàng Việt Nam trước những cú sốc từ bên ngoài. Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trên: Công tác QLNN đối với thị trường vàng sẽ phản ứng như thế nào trước sự thay đổi của tỷ giá, lãi suất, lạm phát, dự trữ ngoại hối. - Ảnh hưởng của thay đổi điều hành CSTT: tỷ giá, lãi suất, lạm phát và dự trữ ngoại hối đến giá vàng. - Phản ứng của các biến số kinh tế vĩ mô trước sự biến động của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. 4 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho giá vàng ảnh hưởng bởi các biến số vĩ mô là tỷ giá, lãi suất, lạm phát và dự trữ ngoại hối của NHNN. Đồng thời kết quả nghiên cứu là căn cứ giúp cho các cơ quan quản lý trong quá trình ra quyết định, lựu chọn các công cụ chính sách phù hợp nhằm ứng phó với cú sốc bên ngoài nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển thị trường vàng ổn định, bền vũng; ổn định nền kinh tế vĩ mô. Trong đó để chính sách QLNN đối với thị trường vàng VN có hiệu quả thì cần đảm bảo môi trường vĩ mô ổn định, giá trị đồng nội tệ được đảm bảo. Qua đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị đối với chính sách QLNN đối với thị trường vàng VN trong thời gian 2016-2025 và định hướng đến 2030. 6. Kết cấu luận án Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về Quản lý nhà nước đối với thị trường vàng trong nền kinh tế thị trường Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước đối với thị trường vàng tại Việt Nam Chương 3: Mô hình đánh giá tác động chính sách Quản lý nhà nước đối với thị trường vàng với các biến kinh tế vĩ mô Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách Quản lý nhà nước đối với thị trường vàng tại Việt Nam 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Tổng quan về thị trường vàng 1.1.1. Lý luận về vàng 1.1.1.1. Vai trò tiền tệ của vàng Trong 5.000 năm lịch sử loài người thì vàng luôn thể hiện đầy đủ tính chất là phương tiện lưu thông tiền tệ trên 3 chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, thước đo giá trị hoàn hảo. Govett & Govett (1982) cho rằng các NHTW có thể tự chủ động phát hành tiền nhưng điều này không thể với vàng do số lượng vàng trên hành tinh là hạn chế, do đó giá trị của vàng luôn được đảm bảo khi các đồng tiền của quốc gia mất giá. Thứ hai, phương tiện thanh toán. Vàng thể hiện chức năng này với tất cả giao dịch lớn hay nhỏ, đặc biệt là những giao dịch lớn khi mà đồng tiền pháp định có giá trị thấp và không được người dân tin dùng (Chang, Chang, & Huang, 2013; Sjaastad, 2008). Thứ ba, phương tiện cất giữ giá trị. Theo Harmston Stephen (1998), bất chấp sự biến động liên tục của giá vàng nhưng vàng vẫn duy trì giá trị về sức mua thực trong thời gian dài ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản. Về mặt lịch sử, vàng đã chứng tỏ là kho lưu trữ tài sản có hiệu quả, đồng thời cũng là một thiên đường cất giữ an toàn trong thời gian bất ổn kinh tế và xã hội. 1.1.1.2. Phân loại vàng như tài sản tài chính của IMF Theo Hệ thống tài khoản kế toán của IMF (EC, IMF, OECD 2008) thì các phân loại tài sản tài chính như sau: “Tài sản tài chính là tài sản kinh tế đồng thời cũng là công cụ tài chính. Hầu hết các tài sản tài chính là các khoản nợ tài chính phát sinh từ các mối quan hệ hợp đồng được ghi nhận khi một đơn vị tổ chức cung cấp vốn cho người khác.” (EC, IMF, OECD 2008). Xét trên khía cạnh là tài sản tài chính thì vàng bao gồm: vàng tiền tệ (monetary gold) và SDR. Trong đó: “Vàng tiền tệ là vàng mà các cơ quan tiền tệ (hoặc những người khác chịu sự kiểm soát hiệu lực của các cơ quan tiền tệ) có tiêu đề và được giữ như là một tài sản dự trữ. Vàng tiền tệ được nắm bởi các cơ quan tiền tệ bao gồm trong tài sản dự trữ.” Các giao dịch bằng vàng tiền tệ bao gồm việc mua bán vàng giữa các cơ quan tiền tệ. Mua (bán) vàng tiền tệ được ghi nhận trong tài khoản tài chính của cơ quan tiền tệ trong nước khi tăng (giảm) tài sản, và các khoản tương ứng được ghi nhận là giảm (tăng) tài sản của các nước khác thế giới. 6 “SDRs (Quyền rút vốn đặc biệt) là tài sản dự trữ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tạo ra và được phân bổ cho các thành viên để bổ sung các tài sản dự trữ hiện có. Tỷ lệ phân bổ cho các thành viên theo tỷ lệ phần vốn đóng góp của mình.” Khái niệm của IMF đưa ra được sử dụng và kế thừa trong luật NHNN của nhiều quốc gia. Tại Luật NHNN Việt Nam 2010 đã nêu rõ: Dự trữ Ngoại hối bao gồm: Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước. Tại nghị định số 24/2012/NĐ-CP: “NHNN được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước”. Do đó theo quy định của NHNN thì vàng miếng được coi là một tài sản tài chính. Đồng thời Nghị định 24 quy định về tiêu chuẩn để phân biệt vàng miếng: “Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.” Theo quy định của Quyết định số 1623/QĐ-NHNN thì: “NHNN tổ chức sản xuất vàng miếng hàm lượng 99,99%, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của Công ty SJC (sau đây gọi là vàng miếng SJC).” 1.1.1.3. Quy chuẩn đo lường và cách tính giá vàng quy đổi - Quy chuẩn đo lường: ở Việt Nam, tiêu chuẩn đơn vị đo lường được chấp nhận chung của vàng là Cây (Lượng) hoặc Chỉ. Trong đó: 1 cây vàng = 37,5 gram; 1 chỉ vàng = 1/10 cây vàng = 3,75 gram. Quy chuẩn thế giới đơn vị của vàng là troy ounce (ký hiệu oz), trong đó 1 troy ounce (ozt) tương đương 31,1034768 g. - Tuổi vàng: Tuổi (hay hàm lượng) vàng được xác định theo thang độ K (Karat). Một Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Riêng ở Việt Nam thì tuổi vàng được xác định theo hàm lượng vàng 10. Vàng 99,99% tương đương với 24K. Hàm lượng của vàng 18K xấp xỉ 75% vàng 24K. - Công thức quy đổi giá vàng quốc tế thành giá vàng trong nước biểu thị như sau: VNGOLD = (INTERGOLD + phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1 + thuế suất thuế nhập khẩu) / 0.82945 x tỉ giá USD/VND Các xác định đơn giản theo các đơn vị kinh doanh vàng: VNGOLD = Z + m Trong đó: Z là phí tổn (giá vốn), m là lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh vàng. 1.1.2. Lý luận về thị trường vàng 1.1.2.1. Khái niệm thị trường vàng Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015) tổng hợp và đưa ra khái niệm “Thị trường vàng là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh các sản phẩm của vàng. Cơ chế vận 7 thành thị trường giống với thị trường hàng hoá và có nét tương đồng với TTCK. Mức giá được quyết định bởi điều kiện thị trường. Do tính chất đặc biệt của hàng hoá này nên thị trường vàng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của NHTW các nước”. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của tác giả đã giới hạn vàng được coi như một tài sản tài chính. Do đó, tác giả đề xuất khái niệm: “Thị trường vàng là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh các sản phẩm của vàng – với tư cách là tài sản tài chính, là một bộ phận của thị trường tiền tệ. Mức giá được quyết định bởi điều thị trường, việc quản lý thị trường vàng là một chức năng quan trọng của NHTW”. 1.1.2.2. Phân loại thị trường vàng a. Theo loại hình sản phẩm của thị trường - Thị trường vàng giao ngay: Đây là thị trường cơ bản nhất và được dùng để làm tiêu chuẩn xác định giá trị cho các hoạt động kinh doanh vàng quốc tế khác, tại đó các thành viên trực tiếp trao đổi với nhau. Đây là thị trường có tính thanh khoản cao và diễn ra liên tục trong 24 giờ trong ngày, không giới hạn về phạm vi địa lý. Việc định giá gồm 10 thành viên của Hiệp hội thị trường vàng London (LBMA - London Bullion Market Association). Các trung tâm chính gồm London, New York và Zurich. - Thị trường vàng vật chất: Đây là những thị trường lâu đời và phổ biến nhất giao dịch những lượng vật chất hiện hữu như vàng miếng, vàng thỏi, trang sức. Những thị trường vàng vật chất tiêu biểu của thế giới là: London là thị trường vàng vật chất lớn nhất, đồng thời cũng là thị trường lâu đời nhất. Các thành viên của của LBMA đống vai trò quan trọng trong giao dịch trên thị trường; Sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE) là sàn giao dịch vàng vật chất lớn có tính định hướng, tầm ảnh hưởng của khu vực châu Á; Thị trường vàng bạc Hồng Kông là thị trường có tính định hướng quan trọng tại khu vực Châu Á; Thị trường vàng Ấn Độ, được đặc trưng bởi sàn giao dịch MCx, với đặc tính “ưu thích vàng” của người Ấn Độ thì sàn giao dịch vàng vật chất luôn sôi động và có giá trị lớn. - Thị trường vàng kỳ hạn: chủ yếu diễn ra giao dịch các sản phẩm vàng phái sinh: Hợp đồng tương lai là việc kinh doanh vàng ở các kỳ hạn (khối lượng và giá cả) được quyết định tại thời điểm hiện tại, nhưng có hiệu lực trong tương lai. Ngày thanh toán là thời điểm trao đổi thực tế đã diễn ra - tức là khi người mua trả tiền và bên bán giao sản phẩm vàng. Các kỳ hạn hợp đồng thường từ 3 tháng trở lên. Các giao dịch thực hiện theo phương thức bán hoặc mua các hợp đồng đã mua hoặc bán trước thời hạn thanh toán. Bằng cách này, các tổ chức có thể giao dịch với số lượng lớn hơn nhiều, và chấp nhận rủi ro lớn hơn cho lợi nhuận lớn hơn. Đặc điểm chung là thị 8 trường hiện đại và được tổng hợp từ các tiến bộ về công nghệ, cách thức tổ chức. Các sàn giao dịch vàng tương lai nổi bật của thế giới: Sàn giao dịch hàng hóa New York; Sàn giao dịch Chicago (CBOT); Sàn giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM); 2 sàn giao dịch (MCX) và (NCDEX) tại Ấn Độ; Dubai Gold and Commodity Exchange (DGCX); Sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE). b. Theo cơ cấu tổ chức của thị trường - Thị trường phi tập trung (Over the Counter – OTC) với các đại diện là: London LBMA, Zunch, New York, Hong Kong (SGE), Singapore, Trung Đông. Đặc điểm là những người tham gia tiến hành giao dịch với nhau theo cơ chế giá thỏa thuận, các giao dịch đều không được tiêu chuẩn hóa về giá trị, khối lượng và thời hạn thanh toán hợp đồng. Trong thị trường OTC thì vai trò chủ đạo của thị trường là các nhà sáng lập. Các giao dịch OTC các yếu tố giá cả không nhất thiết phải công bố cho công chúng, không phải chịu giám sát chặt chẽ do đó hạn chế rất lớn về tính minh bạch và kiểm soát rủi ro. Việc thanh toán các hợp đồng dưới hình thức thanh toán trực tiếp hay gián tiếp thông qua hệ thống thanh toán bù trừ điện tử. Sàn OTC giao dịch hầu hết các sản phẩm vàng, các sản phẩm đa dạng phụ thuộc vào nhu cầu của các đối tượng tham gia, trong đó các sản phẩm phái sinh đều có nhu cầu bảo hiểm cao. Tính thanh khoản của thị trường OTC là rất lớn do các sản phẩm được thiết kế phù hợp và linh hoạt với từng đối tượng tại từng thời điểm. Thị trường vàng phi tập trung OTC có chung đặc điểm có trình độ phát triển cao về sản phẩm, tổ chức và hệ thống pháp lý. Các đối tượng tham gia có đủ tiềm lực tài chính để chủ động hơn về các giao dịch vàng nhằm đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng luôn cao. - Thị trường tập trung – Trung tâm giao dịch với các đại diện là COMEX (Hoa Kỳ): có quy mô lớn nhất và chi phối cao nhất, CBOT (Hoa Kỳ), TOCOM (Nhật Bản), MCX (Ấn Độ), DGCx (Dubai), SGE (Trung Quốc), Việc mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá, khớp lệnh. Toàn bộ các giao dịch được tiến hành theo cách thức trung gian qua Sở giao dịch, được giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý. Giao dịch giữa các chủ thể là các giao dịch có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đã được niêm yết tại sở giao dịch. Tất cả những sản phẩm đều được chuẩn hóa, đồng bộ hóa và quản lý tập trung thông qua Sở giao dịch, nhờ đó hạn chế được rủi ro vận hành và rủi ro đạo đức của loại hình tổ chức này. 1.1.2.3. Các thành viên tham gia thị trường vàng - Ngân hàng trung ương: Vàng trong danh mục dự trữ các NHTW với vai trò tạo niềm tin vào đồng tiền. Niềm tin này sẽ bị suy yếu nếu giá vàng giảm đáng kể hoặc 9 tăng đáng kể do đó các NHTW luôn có động cơ để quản lý giá vàng. Các NHTW điều tiết hoạt động của thị trường vàng nhằm mục đích quản lý giá vàng qua đó thể hiện sức mạnh trong việc quyết định các quyết sách liên quan tới CSTT. Đảm bảo một cách tốt nhất cho giá trị nội tệ và tránh cú sốc kinh tế trong nước và quốc tế, cũng như đảm bảo quyền lợi cho những chủ thể tham gia; quản lý, kiểm soát thị trường vàng theo định hướng là một trong những chính sách quan trọng của NHTW. Mặt khác, vàng còn được coi là công cụ đầu tư và tích trữ có khả năng cao chống lại lạm phát và bất ổn xã hội, cũng như phương tiện dự trữ ngoại hối quan trọng. - Ngân hàng thương mại: Các NHTM là những người tham gia chính dẫn dắt điều hướng thị trường. NHTM cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính vàng đa dạng, phong phú trên 3 nhóm chính là cho vay huy động vàng, quyền chọn vàng, vàng kỳ hạn. Trong thị trường bán lẻ họ bán sản phẩm vàng vật chất thông qua một số lượng lớn các cửa hàng, chẳng hạn như các quầy trong các chi nhánh. Họ cũng phục vụ như là một nhà môi giới hoặc thương nhân trong thị trường giao dịch. Bởi vì chức năng cơ bản là một trung gian trong hệ thống tài chính, các NHTM cũng đóng một vai trò là công cụ tài chính trung gian của vàng. - Các tổ chức kinh doanh vàng: Đây là những đơn vị có số lượng lớn nhất, đặc điểm chung là điều kiện kinh doanh được quy định chặt chẽ. Hầu hết là các tổ chức có điều kiện kinh tế vững vàng và có hệ thống phân phối rộng khắp, không chỉ trong 1 quốc gia mà còn trong phạm vi quốc tế. - Các Quỹ đầu tư vàng (Gold Exchange Traded Funds- Gold ETF): Các ETF vàng cung cấp các sản phẩm đa dạng cho các nhà đầu tư căn cứ theo sự thay đổi giá vàng. Điều này cho phép các nhà đầu tư hưởng lợi từ sự biến động của giá vàng mà không cần sở hữu tài sản vật chất. Các quỹ đầu tư vàng lớn bao gồm: Quỹ Cổ phiếu Vàng SPDR (GLD; iShares Gold Trust (IAU); ETFS Physical Swiss Gold (SGOL); PowerShares DB Gold ETF (DGL); VanEck Merk Gold Trust (OUNZ);… - Các cá nhân đầu tư vàng: Người dân vừa đóng vai trò là người mua vàng nhằm các mục đích tích trữ, đầu tư, hoặc tiêu dùng hàng trang sức, vừa đóng vai trò là người bán vàng. Trong các giai đoạn giá vàng tăng cao, người dân thường có xu hướng bán vàng ra để hiện thực hóa khoản lãi từ hoạt động đầu tư của mình. 1.1.2.4. Các sản phẩm của thị trường vàng - Nhóm sản phẩm vàng vật chất: Vàng vật chất là một sản phẩm phổ biến và truyền thống. Khi các đồng tiền mạnh giảm giá trị, ngày càng có nhiều người mua vàng để bảo tồn giá trị.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan