Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ...

Tài liệu Luận án quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

.PDF
208
231
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƯƠNG VĂN THẮNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 HÀ NỘI, 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƯƠNG VĂN THẮNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Thị Vân Hạnh 2. PGS.TS. Trần Quốc Thắng HÀ NỘI, 2020 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, dữ liệu trong Luận án được trích dẫn đầy đủ và trung thực của các học giả đi trước mà tôi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan này. Tác giả Lương Văn Thắng i Lời cảm ơn Gửi lời tri ân bố và mẹ: vì họ mà tôi đã theo đuổi học Tiến sĩ. Gửi lời yêu thương vợ và các con: vì họ mà tôi quyết xong Luận án. Ghi ân PGS.TS Lê Thị Vân Hạnh: vì những lời khích lệ ấm áp. Ghi ân PGS Trần Quốc Thắng: vì được làm học trò trong học thuật và ngoài đời. Nhớ ơn Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ KH&CN, nơi tôi đã có 20 năm công tác, cũng là nơi tôi được trải nghiệm sâu sắc nghề và nghiệp. Nhớ ơn sự nhiệt tâm của những người bạn thân thiết đã giúp đỡ tài liệu và hỗ trợ tôi trong quá trình điều tra khảo sát. Trân trọng cảm ơn thầy, cô trong Ban giám đốc, Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Khoa học hành chính, cô chủ nhiệm Lê Anh Xuân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quãng thời gian học tập và hoàn thành Luận án. Tác giả Lương Văn Thắng ii MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................. i Lời cảm ơn ..................................................................................................... ii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ................................................................ vi Danh mục các bảng ...................................................................................... vii Danh mục các hình vẽ ................................................................................. viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 6 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 7 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học ........................................... 11 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của Luận án................................................ 13 7. Kết cấu của Luận án .............................................................................. 14 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................... 15 1.1. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN ............................................ 15 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 15 1.1.2. Các công trình trong nước............................................................ 19 1.2. Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN ............ 25 1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 25 1.2.2. Các công trình trong nước............................................................ 27 CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÍ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ .............. 36 2.1. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN ............................................ 36 2.1.1. Khái niệm ..................................................................................... 36 2.1.2. Đặc điểm ...................................................................................... 39 2.1.3. Nội dung chủ yếu .......................................................................... 42 iii 2.2. Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN ............ 45 2.2.1. Khái niệm ..................................................................................... 45 2.2.2. Vai trò .......................................................................................... 52 2.2.3. Đặc điểm ...................................................................................... 54 2.2.4. Nội dung chính ............................................................................. 59 2.2.5. Nguyên tắc cơ bản ........................................................................ 64 2.3. Kinh nghiệm quốc tế và gợi suy cho Việt Nam .................................. 73 2.3.1. Hoa Kỳ ......................................................................................... 73 2.3.2. Nhật Bản ...................................................................................... 77 2.3.3. Trung Quốc .................................................................................. 82 2.3.4. Một số gợi suy cho Việt Nam ........................................................ 86 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KH&CN CỦA VIỆT NAM ...................... 90 3.1. Thực trạng .......................................................................................... 91 3.1.1. Về phân bổ quyền lực và tổ chức bộ máy ...................................... 91 3.1.2. Về hệ thống văn bản quản lý....................................................... 100 3.1.3. Về hệ thống tài chính công ......................................................... 107 3.2. Nhận xét và đánh giá ........................................................................ 113 3.2.1. Về phân bổ quyền lực và tổ chức bộ máy .................................... 113 3.2.2. Về hệ thống văn bản quản lý....................................................... 118 3.2.3. Về hệ thống tài chính công ......................................................... 121 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KH&CN VIỆT NAM ............................. 128 4.1. Một số xu thế thế giới tác động đến hợp tác quốc tế về KH&CN ..... 128 4.2. Mục tiêu hợp tác quốc tế về KH&CN của Việt Nam đến năm 2030 ... 133 iv 4.3. Giải pháp đổi mới QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN của Việt Nam đến năm 2030 ................................................................... 138 4.3.1. Về phân công quyền lực và tổ chức bộ máy ................................ 138 4.3.2. Về hệ thống văn bản quản lý....................................................... 143 4.3.3. Về hệ thống tài chính công ......................................................... 150 KẾT LUẬN................................................................................................ 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 165 PHỤ LỤC .................................................................................................. 183 v Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt EC: Ủy ban châu âu (European Commision) EU: Liên minh châu âu (European Union) FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FTA: Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement) HTQT: Hợp tác quốc tế KH&CN: Khoa học và công nghệ NCPT: Nghiên cứu và phát triển (Research and Development) NGO: Tổ chức phi chính phủ (Non-governmental Organization) NSNN: Ngân sách nhà nước ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistant) OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development) QLNN: Quản lý nhà nước TBT: Hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại (Technical Barrier to Trade) UN: Liên hợp quốc (United Nations) VUSTA: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) vi Danh mục các bảng TT Nội dung 1 Ký hiệu Hình thức QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh Bảng 3.1 Trang 94 vực KH&CN 2 Phân bổ quyền ra quyết định đối với nội dung Bảng 3.2 95 hợp tác quốc tế về KH&CN. 3 Tác động của “tập quyền” đến kết quả/hiệu Bảng 3.3 114 quả HTQT về KH&CN. 4 Hiệu quả phối hợp giữa cơ quan QLNN với Bảng 3.4 115 đối tượng quản lý. 5 Tác động của “phân quyền” đến kết quả/hiệu Bảng 3.5 117 quả HTQT về KH&CN. 6 Thực trạng văn bản vĩ mô. Bảng 3.6 119 7 Thực trạng văn bản vi mô. Bảng 3.7 119 8 Tác động của văn bản quản lý với hiệu quả Bảng 3.8 120 hợp tác quốc tế về KH&CN. 9 Thực trạng cơ chế sử dụng NSNN cho hợp tác Bảng 3.9 122 quốc tế về KH&CN. 10 Tác động của tài chính công đối với hiệu quả Bảng 3.10 123 hợp tác quốc tế về KH&CN. 11 ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực vii Bảng 3.11 124 Danh mục các hình vẽ TT Nội dung Ký hiệu Trang 1 Các thành tố liên quan đến quản lý Hình 2.1 46 2 Đối tượng và khách thể của QLNN về hợp tác Hình 2.2 51 quốc tế trong lĩnh vực KH&CN 3 Khung phân tích QLNN về hợp tác quốc tế Hình 2.3 55 trong lĩnh vực KH&CN 4 Yếu tố tác động đến hiệu quả QLNN Hình 2.4 63 5 Mô hình liên kết các yếu tố cơ bản của QLNN Hình 2.5 72 về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN (Tháp ICD35333) 6 Hệ thống KH&CN Hoa Kỳ Hình 2.6 73 7 Hệ thống KH&CN Nhật Bản Hình 2.7 78 8 Hệ thống KH&CN Trung Quốc Hình 2.8 82 9 Tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện hợp tác Hình 3.1 96 quốc tế về KH&CN 10 Tương tác giữa hệ thống văn bản vĩ mô, vi mô Hình 3.2 102 và hành lang cho hoạt động HTQT về KH&CN 11 Hệ thống tài chính công về hợp tác quốc tế Hình 3.3 108 trong lĩnh vực KH&CN 12 Định hướng hợp tác quốc tế về KH&CN Việt Hình 4.1 137 Nam đến năm 2030 13 Phân bổ quyền ra quyết định trong quản lý hợp Hình 4.2 140 tác quốc tế về KH&CN 14 Tác động của văn bản quản lý vĩ mô đối với Hình 4.3 hợp tác quốc tế về KH&CN viii 148 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt thực tiễn Một quốc gia hợp tác với các nước khác cơ bản xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của chính đất nước mình. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã khẳng định Việt Nam hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc; nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại là phục vụ các mục tiêu quốc gia về phát triển, an ninh và nâng cao vị thế đất nước. Nói một cách khác, “đối ngoại là cánh tay nối dài của đối nội”, là một kênh để hợp lực với nội lực thực hiện thành công chủ trương, chính sách quốc gia. Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) cũng có vai trò như vậy. Trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của đất nước, KH&CN giữ vai trò then chốt trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN ngày càng được chú trọng với mục đích góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu trong nước theo chuẩn quốc tế, rút ngắn khoảng cách công nghệ với thế giới, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng cường tiềm lực KH&CN cho Việt Nam. Thêm vào đó, hợp tác quốc tế về KH&CN còn là một thành tố trong các hoạt động ngoại giao của đất nước khi các hiệp định hợp tác toàn diện, hiệp định đối tác chiến lược của Việt Nam với một số nước đã lấy KH&CN làm trụ cột. Việt Nam cũng tích cực trong các hiệp định quốc tế về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; hợp tác bảo tồn đa dạng sinh học;... Trước những năm 1990, trong giai đoạn kinh tế còn gặp khó khăn, hợp tác quốc tế về KH&CN đã giúp Việt Nam tranh thủ được sự hỗ trợ của các 1 nước về trang thiết bị, đào tạo cán bộ kỹ thuật, chuyên gia, xây dựng cơ sở vật chất cho nghiên cứu, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển KH&CN về sau. Giai đoạn Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, Việt Nam hụt hẫng vì mất đi nguồn viện trợ lớn. Hợp tác quốc tế về KH&CN đã góp phần khắc phục được tình trạng trên thông qua việc đa đạng hóa, đang phương hóa quan hệ, mở rộng lĩnh vực hợp tác từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, từ hội thảo, đào tạo đến trình diễn công nghệ. Thông qua đó, Việt Nam đã tăng cường thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức KH&CN, nâng cao trình độ cán bộ, thúc đẩy KH&CN trong nước, từng bước hội nhập quốc tế [3]. Từ năm 2000 đến nay, hợp tác quốc tế về KH&CN đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Việt Nam đã có quan hệ về hợp tác KH&CN với gần 70 nước, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ. Hơn 80 hiệp định hợp tác KH&CN cấp Chính phủ và cấp Bộ đã được ký kết. Việt Nam đang là thành viên của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN. Tuy nhiên, kết quả của hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN thu được vẫn còn phân tán về nội dung, nguồn lực chất xám, nguồn lực tài chính và vì vậy chưa giải quyết những vấn đề lớn về KH&CN đang đặt ra trong nước. Hợp tác quốc tế chưa thực sự trở thành một bộ phận của hoạt động KH&CN, một kênh không thể thiếu để huy động nguồn lực từ bên ngoài hỗ trợ thực hiện thành công các mục tiêu của ngành KH&CN quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, hợp tác quốc tế về KH&CN của Việt Nam đứng trước những trách nhiệm lớn hơn. Đó là cần phải tranh thủ hiệu quả được nguồn lực quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế; chủ động ‘khơi dòng’ các nguồn tri thức và công nghệ tiên tiến chảy vào đất nước, góp phần nâng cao năng lực hấp thụ tri thức công nghệ nhập khẩu, đưa KH&CN trong nước tiếp cận với KH&CN quốc tế. Đồng thời, hợp tác quốc tế cần góp phần ngăn chặn được công nghệ lạc hậu từ nước ngoài, bảo đảm an ninh công 2 nghệ quốc gia, và trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng KH&CN thế giới. Đây là những khó khăn thách thức rất lớn của hoạt động này trong thời gian tới, đòi hỏi Nhà nước cần phải đổi mới hoạt động quản lý để gia tăng hiệu quả của hoạt động này. QLNN đối với hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN đã được đặt ra và thể chế hóa đầu tiên trong Luật KH&CN Việt Nam năm 2000. Luật đã dành riêng một chương để quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN (Chương V), đánh dấu mốc quan trọng của QLNN đối với hoạt động này. Luật KH&CN sửa đổi năm 2013 cũng dành Chương VIII tiếp tục quy định về nội dung này nhưng được nâng cấp về quy mô quản lý. Các Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao đều có các quy định tạo hành lang để quản lý hợp tác quốc tế về KH&CN. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng phê duyệt một số Đề án, Chương trình tạo thêm công cụ quản lý như Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 40/QĐ-TTg ngày 07/01/2016), Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN đến năm 2020 (Quyết định 735/QĐ- TTg ngày 18/5/2011); hoặc một số chương trình quốc gia như Chương trình hợp tác song phương và đa phương (Quyết định 538/QĐ-TTg ngày 16/4/2014), Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài (Quyết định 1069/QĐ-TTg ngày 4/7/2014). QLNN đối với hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN đã đưa hoạt động này đạt được nhiều thành tựu đối với sự phát triển KH&CN, góp phần vào phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh công nghệ quốc gia. Tuy nhiên, QLNN đối với hoạt động này cũng đang đối diện với một số thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và hiệu suất của hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN, cụ thể là (i) có sự đan xen giữa QLNN đối với các ngành đối ngoại - KH&CN - kinh tế - an ninh dẫn đến các khoảng trống trong quản lý (chính sách chưa tác động đến), có trường hợp chồng chéo, mâu 3 thuẫn, chưa thúc đẩy để hình thành được một hành lang thông suốt cho hoạt động hợp tác quốc tế; (ii) bộ máy tham gia vào công tác QLNN có nhiều đầu mối, nhiều tổ chức hành chính trung gian, trải rộng từ trung ương đến địa phương tạo ra những cản trở nhất định; (iii) hệ thống văn bản pháp lý trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN đồ sộ, khó phân tách, chồng chéo, thiếu một chiến lược xuyên suốt và lâu dài cho hoạt động này; (iv) chưa có một cơ chế tài chính công đủ mạnh, phù hợp với đặc thù để phát huy tối đa hiệu quả của hợp tác quốc tế về KH&CN. Thực tiễn đó cho thấy nghiên cứu để đổi mới công tác QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN cho Việt Nam trong giai đoạn tới càng trở nên cần thiết hơn. 1.2. Về mặt lí luận Nghiên cứu về quản lý công thu hút được nhiều thế hệ các học giả trong và ngoài nước và đã tạo nên những học thuyết, tư tưởng quản lý có ảnh hưởng lớn đến các nhà nước trong việc tổ chức hoạt động QLNN. Tiêu biểu như Frederick Taylor với triết lý tập trung vào từng loại người cụ thể trong quá trình sản xuất (1911, “Principles of Scientific Management), Henri Fayol với triết lý tập trung vào tổ chức một cách tổng thể và luôn đặt ra các nguyên tắc quản lý cơ bản phải tuân thủ (1916, “Industrial and General Administration”), Max Weber với triết lý xem tổ chức như một bộ máy thư lại - Bureaucracy, gồm một hệ thống quyền hạn được phân bổ hợp lý (1947, “The Theory of Social and Economic Organization”),... Một số học thuyết hay mô hình quản lý đã được nêu ra có tác động mạnh mẽ đến cách thức quản lý trong các tổ chức nhà nước; điển hình như Học thuyết quản lý mới (Peter Martin) lấy lợi nhuận làm trung tâm; mô hình Quản lý công mới (New Public Management) với triết lý những gì khu vực tư nhân làm tốt cần được nghiên cứu để áp dụng vào khu vực công; mô hình Governance (tạm dịch là quản lý điều hành) nhấn mạnh đến các yếu tố “Tham gia”, “Minh bạch”, “Định hướng kết quả”, “Bình 4 đẳng”, “Hiệu quả”, “Trách nhiệm giải trình”,... để xây dựng nên một hệ thống quản lý điều hành tốt (Good governance); hay mô hình chính phủ điện tử (eGovernment) theo đó QLNN sử dụng công nghệ làm công cụ, chủ yếu là công nghệ thông tin sẽ được áp dụng tối đa nhằm tăng cường hiệu quả giao dịch giữa người dân với các tổ chức nhà nước và ngược lại. Kho tàng lí luận đó đã tạo cơ sở khoa học cho nhiều quốc gia trên thế giới trong những giai đoạn khác nhau nghiên cứu, áp dụng và thiết kế nên các nội dung quản lý nhà nước. Tuy vậy, lí luận liên quan đến QLNN dành cho hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN vẫn còn rất mới - có thể do đây là một góc hẹp trong nghiên cứu về quản lý công. Ngoài ra, nghiên cứu về QLNN trong các ngành, lĩnh vực thường đi theo lối cũ là đề cập đầy đủ các nội dung của QLNN như (i) xây dựng văn bản pháp luật, xây dựng và tổ chức triển khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách; (ii) tổ chức nhân sự và bộ máy; (iii) huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển ngành; (iv) thực hiện kiểm tra, giám sát; (v) thi đua, khen thưởng; (vi) tài chính công. Với tác giả, lối đi này đã không phù hợp để áp dụng cho nghiên cứu về QLNN đối với hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, vì nội dung này có đặc thù riêng, và là một nội dung nhỏ đan xen trong tổng thể QLNN của các ngành, lĩnh vực rộng hơn như KH&CN, kinh tế - xã hội, an ninh hoặc đối ngoại. Do vậy, tác giả nhận thấy rằng nghiên cứu về đề tài này sẽ góp phần bổ sung thêm về mặt lí luận đối với QLNN. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu (i) Tìm ra được những nguyên tắc cơ bản để tổ chức và vận hành QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. (ii) Chỉ ra được những giải pháp đổi mới công tác QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2030. 5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (i) Nghiên cứu cơ sở lí luận về - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN (khái niệm, đặc điểm, nội dung) - QLNN đối với hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN (khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc cơ bản để tổ chức và vận hành QLNN phù hợp với hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN,..). (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam liên quan đến QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. (iii) Nghiên cứu thực trạng QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2017; và phân tích đánh giá những điểm mạnh và điểm hạn chế tác động đến kết quả QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN ở Việt Nam. (iv) Nghiên cứu các mục tiêu, định hướng nội dung hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN của Việt Nam; và một số xu thế lớn trên thế giới tác động đến hợp tác quốc tế về KH&CN quốc gia trong giai đoạn 2018 - 2030. (v) Áp dụng cơ sở lí luận về những nguyên tắc tổ chức và vận hành QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN để đề xuất giải pháp đổi mới công tác QLNN đối với nội dung này ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu (i) Về nội dung: Trong khuôn khổ của Luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu theo 03 nhóm vấn đề của QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN là: (i) phân bổ quyền lực và tổ chức bộ máy quản lý; (ii) xây dựng hệ thống văn bản quản lý; và (iii) cơ chế tài chính công. 6 Để triển khai, tác giả chia Luận án thành 04 phần bao gồm: (i) tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; (ii) cơ sở lý luận; (iii) thực trạng ở Việt Nam; (iv) giải pháp đổi mới QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN Việt Nam. Trong đó, ngoài phần “Tổng quan nghiên cứu”, 03 phần còn lại đều phân tích sâu vào 03 nhóm vấn đề nói trên. (ii) Về thời gian: Luận án tập trung vào giai đoạn từ 2000 (từ sự ra đời của Luật KH&CN đầu tiên, bắt đầu chiến lược KH&CN 10 năm lần thứ nhất 2001 - 2010) cho đến năm 2030 (thời điểm kết thúc của tầm nhìn chiến lược KH&CN đến 2030). (iii) Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN ở Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận tư duy, nhận thức và nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, hợp tác quốc tế; quan hệ giữa đối nội và đối ngoại; quản lý nhà nước, mô hình nhà nước, tổ chức bộ máy nhằm tìm hiểu và luận giải các vấn đề liên quan đến hợp tác quốc tế về KH&CN, các lý thuyết về hành chính/quản lý công theo tư duy biện chứng có tính khách quan, toàn diện, đảm bảo sự gắn kết với các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam về KT-XH và KH&CN trong từng giai đoạn. Tác giả cũng áp dụng hệ quan điểm khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến quản lý nhà nước, tổ chức bộ máy, cải cách hành chính, tầm nhìn và định hướng phát triển KT-XH và KH&CN của Việt Nam để định hướng nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: 7 (i) Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tổng hợp tư liệu trong và ngoài nước chiếm một phần rất lớn trong Luận án. Thông qua đó, tác giả đặt mục tiêu là sẽ hệ thống được (i) cơ sở lí luận liên quan đến hợp tác quốc tế về KH&CN và QLNN đối với nội dung này; (ii) thực trạng của Việt Nam về QLNN đối với hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN giai đoạn 2000 - 2017, và các thông tin về mục tiêu, định hướng hợp tác quốc tế về KH&CN của Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2030. Để triển khai, tác giả đã tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, công bố trên các tạp chí uy tín trong nước và nước ngoài viết về khái niệm, đặc điểm, nội dung chính của hợp tác/hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế về KH&CN, các tài liệu về các lý thuyết, mô hình QLNN. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu các Văn kiện đại hội, Nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết/đề án của Chính phủ, báo cáo tổng hợp của các Bộ, ngành địa phương liên quan đến QLNN, cải cách hành chính, tài chính công, mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH, đối ngoại, an ninh, KH&CN của Việt Nam; các sách tham khảo, luận án tiến sĩ liên quan đến đề tài Luận án. (ii) Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là phương pháp rất hữu ích để tác giả làm rõ hơn được thực trạng QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN ở Việt Nam (tập trung giai đoạn 2000 - 2017), đồng thời có được nhận định chính xác hơn về các định hướng đổi mới QLNN đối với nội dung này giai đoạn 2018 - 2030. Trong khuôn khổ Luận án, tác giả tiến hành điều tra xã hội học với những người có kinh nghiệm, bao gồm những cán bộ trực tiếp làm quản lý hợp tác quốc tế ở các trường đại học/viện nghiên cứu, doanh nghiệp công nghệ, và một số cán bộ, công chức làm việc ở Bộ, ngành trực tiếp QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực liên quan đến KH&CN. Số phiếu phát ra dự kiến là 700, số phiếu nhận về dự kiến hơn 550 (tỷ lệ phản hồi 78%), trong đó đặc biệt đối với 100 chuyên gia kinh nghiệm về hợp tác quốc 8 tế, tác giả sẽ tập trung ưu tiên để có tỷ lệ cao hơn nhằm củng cố thêm nhận định về các hướng giải pháp đổi mới QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN đến năm 2030. Từ các số liệu thu về, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp thống kê định lượng và tạo nên các sơ đồ/bảng biểu để phân tích đánh giá. Tác giả điều tra trên 03 trụ cột chính gồm: (i) tổ chức bộ máy và quyền ra quyết định; (ii) hệ thống văn bản quản lý; (iii) cơ chế tài chính công, trong đó đi sâu vào 03 khía cạnh: thực trạng, đánh giá và giải pháp. Bên cạnh đó, tác giả cũng kế thừa kết quả điều tra xã hội học của những học giả đi trước phục vụ cho việc phân tích và chứng minh các luận điểm của mình trong Luận án. (iii) Phương pháp chuyên gia: Do nội dung chính của Luận án có thể xem là mới, vì vậy nghiên cứu phân tích tài liệu và điều tra khảo sát xã hội học vẫn chưa cung cấp hoàn toàn đầy đủ cơ sở để khẳng định các nguyên tắc chính trong tổ chức và vận hành QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, đặc biệt là các giải pháp chính để đổi mới QLNN đối với nội dung này. Để bổ sung thêm luận cứ, tạo cơ sở khoa học chắc chắn, tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu với 06 chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn về QLNN trong lĩnh vực ngoại giao (01 người), kinh tế (01 người), KH&CN (02 người), an ninh - quốc phòng (01 người), và 01 chuyên gia quốc tế làm việc tại Ngân hàng thế giới (WB). Sau khi có ý kiến các chuyên gia, tác giả đã tập hợp, nghiên cứu theo hướng hợp lý và khoa học nhất. Từ đó chủ động đề xuất các giải pháp đổi mới QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN cho Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. (iv) Phương pháp lịch sử: Mặc dù nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản để tổ chức và vận hành công tác QLNN đối với hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN là một nội dung mới, nhưng nghiên cứu về QLNN nói chung đã được nhiều học giả thực hiện từ rất lâu cũng như nhiều quốc gia áp dụng ở những giai đoạn lịch sử khác nhau. Ngoài ra, quan điểm, đường lối, chính 9 sách của Việt Nam liên quan đến QLNN, đến phát triển đối ngoại, KH&CN và về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN ở những thời kỳ cũng cần phải được tìm hiểu theo trình tự thời gian, gắn kết với bối cảnh cụ thể. Do vậy, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử để đảm bảo được tính hệ thống, tránh phiến diện. Thêm vào đó, mục đích nghiên cứu chính của Luận án là tìm ra các nguyên tắc cơ bản để từ đó chỉ ra được một số giải pháp đổi mới QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2030. Do vậy, Luận án sẽ triệt để sử dụng phương pháp này để đảm bảo theo tiến trình lịch sử của nội dung vấn đề cần nghiên cứu, phù hợp với thực tiễn của đất nước. (v) Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: Trên cơ sở tổng hợp được thông tin từ nhiều tài liệu, công bố của các nghiên cứu đi trước, dữ liệu điều tra xã hội học, kết quả phỏng vấn chuyên sâu với một số chuyên gia, tác giả cần chỉ ra được các khái niệm, đặc điểm chính, nội dung cơ bản của hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN, đặc biệt là QLNN đối với nội dung này để có thể đúc rút thành các nguyên tắc tổ chức và vận hành QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Vì vậy, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá để xem xét tất cả các vấn đề liên quan ở khía cạnh khoa học quản lý. Tác giả cũng đã triệt để áp dụng phương pháp so sánh để tìm ra những điểm chung và những điểm riêng đặc thù của QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. so với QLNN về KH&CN, an ninh - quốc phòng, và ngoại giao nhà nước. Việc sử dụng các phương pháp nói trên đã giúp tác giả tổng hợp thành các kết luận, đề xuất phù hợp với lí luận và thực tiễn về QLNN đối với hợp tác quốc tế về KH&CN của Việt Nam. (vi) Phương pháp dự báo: Do mục tiêu chính của Luận án là đề xuất được giải pháp đổi mới QLNN về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN của Việt Nam trong hơn 10 năm tới, nên phương pháp này được tác giả sử dụng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan