Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc bộ công thư...

Tài liệu Luận án quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc bộ công thương trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

.PDF
207
195
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN ĐỒNG ANH XUÂN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƢƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN ĐỒNG ANH XUÂN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƢƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS., TS. Trần Thị Hà 2. TS. Đỗ Thị Thanh Vân HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận án “Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính” là kết quả nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính chính xác của các tài liệu trích dẫn. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Đồng Anh Xuân MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. i DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... iv MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ............................................................................... 14 1.1. Trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục đại học ................................. 14 1.1.1. Khái niệm trường đại học công lập ................................................................... 14 1.1.2. Đặc điểm của trường đại học công lập.............................................................. 17 1.1.3. Vai trò của trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục đại học ............ 19 1.2. Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập ............................................... 20 1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính tại các trường đại học công lập .......................... 20 1.2.2. Mục tiêu quản lý tài chính tại các trường đại học công lập ............................. 24 1.2.3. Nội dung quản lý tài chính tại các trường đại học công lập ............................ 26 1.2.4. Công cụ quản lý tài chính tại các trường đại học công lập .............................. 36 1.3. Cơ chế tự chủ tài chính và tác động của nó đến quản lý tài chính tại các trường đại học công lập ............................................................................................................ 39 1.3.1. Cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập .................................. 39 1.3.2. Tác động của cơ chế tự chủ tài chính đến quản lý tài chính tại các trường đại học công lập .................................................................................................................. 44 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ....................................................... 46 1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan ................................................................................. 46 1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan ..................................................................................... 47 1.5. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ................................................................. 49 1.5.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ .................................................................................. 49 1.5.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................................................... 50 1.5.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc .............................................................................. 52 1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.................................................................. 53 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƢƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH .................................................... 57 2.1. Khái quát về các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương và quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.......................................................................... 57 2.1.1. Các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương ............................... 57 2.1.2. Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương ........................................................................................ 68 2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính .......................... 72 2.2.1. Thực trạng quản lý nguồn thu, mức thu............................................................ 72 2.2.2. Thực trạng quản lý sử dụng nguồn tài chính .................................................... 85 2.2.3. Thực trạng quản lý tài sản .................................................................................. 99 2.3. Đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính và quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương..........................................................103 2.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................103 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế .....................................................................................107 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế, tồn tại ..........................................................................112 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƢƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ............................... 124 3.1. Bối cảnh, mục tiêu, quan điểm phát triển giáo dục đại học và hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện tự chủ tài chính....................................................................................................124 3.1.1. Bối cảnh phát triển giáo dục đại học Việt Nam..............................................124 3.1.2. Mục tiêu, quan điểm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ..........................128 3.1.3. Mục tiêu, quan điểm hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện tự chủ tài chính ...........................130 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện tự chủ tài chính.........................................133 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn thu, mức thu...............................133 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng nguồn tài chính .......................140 3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý kết quả tài chính trong năm và các quỹ cơ quan................................................................................................................143 3.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản.....................................................144 3.2.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ quản lý tài chính...................................145 3.2.6. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính ....................................149 3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước....................................................................156 3.3.1. Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập .............156 3.3.2. Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước đối với các trường đại học công lập..159 3.3.3. Hoàn thiện chính sách học phí, chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên ...........160 3.3.4. Hoàn thiện chính sách xã hội hóa nguồn tài chính đầu tư phát triển giáo dục đại học .................................................................................................................161 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 163 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................. 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 166 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 175 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCT Bộ Công Thương 2 CGCN Chuyển giao công nghệ 3 CLTC Chênh lệch thu chi 4 ĐH Đại học 5 ĐHCL Đại học công lập 6 GDĐH Giáo dục đại học 7 HĐT Hội đồng trường 8 KBNN Kho bạc Nhà nước 9 KHCN Khoa học công nghệ 10 KSNB Kiểm soát nội bộ 11 KTX Không thường xuyên 12 KT-XH Kinh tế xã hội 13 NCKH Nghiên cứu khoa học 14 NSNN Ngân sách nhà nước 15 QLTC Quản lý tài chính 16 SV Sinh viên 17 TCĐH Tự chủ đại học 18 TCTC Tự chủ tài chính 19 TNTT Thu nhập tăng thêm 20 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh 21 TSCĐ Tài sản cố định 22 TX Thường xuyên 23 XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC HÌNH Số Tên hình hiệu 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương Trang 59 2.2 Số lượng giảng viên của các trường (2014-2019) 61 2.3 Cơ cấu giảng viên theo học hàm, học vị của các trường (2014-2019) 62 2.4 Cơ cấu giảng viên theo học hàm, học vị năm học 2018-2019 63 2.5 Quy mô đào tạo hệ chính quy của các trường năm học 2018-2019 64 2.6 Cơ cấu tuyển sinh theo trình độ đào tạo của các trường (2014-2019) 65 2.7 Mức thu học phí của một số trường (2015-2019) 73 2.8 Quy mô nguồn thu của các trường (2014-2018) 75 2.9 Cơ cấu nguồn thu của các trường (2014-2018) 78 2.10 Cơ cấu ngân sách nhà nước cấp cho các trường (2014-2018) 79 2.11 Quy mô nguồn thu sự nghiệp của các trường (2014-2018) 81 2.12 Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp của các trường (2014-2018) 83 2.13 Tình hình sử dụng nguồn tài chính của các trường (2014-2018) 85 2.14 Cơ cấu chi thường xuyên và không thường xuyên (2014-2018) 87 2.15 Tỷ trọng chi thanh toán cá nhân của các trường (2014-2018) 89 2.16 Tỷ trọng chi mua sắm, sửa chữa tài sản của các trường (2014-2018) 90 2.17 Tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn của các trường (2014-2018) 91 2.18 Tỷ trọng chi khác của các trường (2014-2018) 91 2.19 Cơ cấu chi thường xuyên của trường ĐHCN Hà Nội 92 2.20 Cơ cấu chi thường xuyên của trường ĐHCN TP. HCM 93 2.21 Cơ cấu chi thường xuyên của trường ĐHCN Thực phẩm TP. HCM 94 2.22 Cơ cấu chi thường xuyên của trường ĐHCN Quảng Ninh 94 2.23 Cơ cấu chi thường xuyên của trường ĐHCN Sao Đỏ 95 2.24 Kết quả chênh lệch thu chi tài chính của các trường (2014-2018) 96 2.25 Tình hình sử dụng kết quả hoạt động tài chính (2014-2018) 97 2.26 Trích lập các quỹ cơ quan tại các trường (2014-2018) 99 2.27 Tỷ trọng thu sự nghiệp trong tổng nguồn thu của các trường 104 2.28 So sánh thu sự nghiệp và chi thường xuyên của các trường 105 2.29 Kết quả tài chính của các trường (2014-2018) 106 2.30 Tỷ trọng NSNN cấp trong tổng nguồn thu của các trường 108 2.31 Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp của các trường năm 2018 109 2.32 Cơ cấu chi thường xuyên của các trường (2014-2018) 110 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Danh sách các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương 57 2.2 Thống kê số lượng ngành đào tạo theo trình độ của các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương 63 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong suốt tiến trình lịch sử, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò then chốt của giáo dục đào tạo nói chung, GDĐH nói riêng đến sự phát triển KT-XH của đất nước. Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (tháng 12 năm 1996), khẳng định: “Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Đặc biệt, Nghị quyết số 29NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (tháng 11 năm 2013) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH”. Thực tiễn chứng minh tài chính là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH, vì nguồn tài chính là cơ sở để các trường đại học đầu tư phát triển các nguồn lực khác như con người, cơ sở vật chất - Những yếu tố quyết định đến chất lượng GDĐH. Tuy nhiên, trong điều kiện NSNN cấp cho các trường ĐHCL chi thường xuyên và đầu tư còn hạn hẹp, nguồn thu sự nghiệp đứng trước thách thức từ cạnh tranh trong GDĐH ngày càng lớn, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các trường ĐHCL ở Việt Nam. Đối với các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương, tiền thân là các trường công nhân, trung cấp, nghề lâu đời ở Việt Nam được nâng cấp từ cao đẳng lên đại học trong giai đoạn 2004-2011. Vì vậy, nền tảng đào tạo đại học, sau đại học, NCKH và kinh nghiệm quản trị đại học nói chung, quản lý tài chính nói riêng của nhiều trường còn những hạn chế nhất định trong quá trình 2 phát triển. Hơn nữa, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19/11/2018, Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học, càng đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương nhằm tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính, đặc biệt nguồn tài chính ngoài NSNN. Từ các vấn đề nêu trên, đòi hỏi cần nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống để tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển KT-XH ở Việt Nam và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ cấp thiết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính” có ý nghĩa cả về lý luận, thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Nghiên cứu về quản lý tài chính và cơ chế tự chủ tài chính trong GDĐH là chủ đề có tính thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu. Việc nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan đến luận án giúp cho nghiên cứu sinh xác định được khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. a) Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Quá trình nghiên cứu cho thấy, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý tài chính trong GDĐH và tự chủ đại học. 3 - Nghiên cứu về quản lý tài chính trong GDĐH: Tác giả Malcolm Prowolm & Eric Morgan (2005), “Quản lý và kiểm soát tài chính đối với GDĐH” [15]. Cuốn sách của hai tác giả được coi là cẩm nang của những người quản lý tài chính trong các trường đại học ở Mỹ. Nghiên cứu của Marianne, C và Lesley, A (2000), “Quản lý tài chính và các nguồn lực trong ngành giáo dục” [17]. Đối tượng nghiên cứu được mở rộng không chỉ quản lý tài chính mà còn quản lý các nguồn lực khác trong giáo dục. Tsang, M.C (1997), “Phân tích chi phí nhằm tạo lập và đánh giá chính sách giáo dục tốt hơn” [19]. Nghiên cứu cách tiếp cận theo cách phân tích chi phí lợi nhuận để đưa ra chính sách hoặc đánh giá chính sách trong lĩnh vực giáo dục. Bên cạnh, nghiên cứu quản lý tài chính gắn liền với cơ sở GDĐH cụ thể, như nghiên cứu của tác giả Sulochana (1991), “Quản lý tài chính đối với GDĐH ở Ấn Độ Nghiên cứu trường hợp Đại học Osmania” [18]. Tác giả nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính trong GDĐH ở Ấn Độ, trường hợp cụ thể là trường Đại học Osmania. - Nghiên cứu về tự chủ đại học: Thực tiễn cho thấy có nhiều nghiên cứu với cách nhìn khác nhau về TCĐH tùy thuộc vào trình độ phát triển và nhận thức của mỗi quốc gia về vai trò của GDĐH. Theo Berdahl, R., Graham, J., & Piper, D. R. (1971), “TCĐH là quyền lực của Nhà trường được tự điều khiển việc vận hành của mình mà không bị kiểm soát từ bên ngoài” [4]. Don Anderson và Richard Johnson (1998), “TCĐH là sự tự do của một cơ sở GDĐH trong việc điều hành các công việc của nó mà không có sự chỉ đạo hoặc tác động từ bất cứ cấp chính quyền nào” [6]. Hiệp hội Quốc tế các trường Đại học (IAU) trong tuyên bố về tự do học thuật, TCĐH và trách nhiệm xã hội (1998), cho rằng “TCĐH được hiểu là mức độ độc lập cần thiết đối với sự can thiệp bên ngoài mà trường đại học cần có trong tổ chức và quản trị nội bộ, trong phân bổ nội bộ các nguồn tài chính và huy động thu nhập từ các nguồn 4 ngoài ngân sách, trong tuyển dụng giảng viên, trong quy định các điều kiện học tập và cuối cùng trong việc tự do giảng dạy và nghiên cứu”. Báo cáo tổng quan xu thế quản trị đại học trên thế giới của World Bank (2008) đã khái quát bốn mô hình quản trị đại học với các mức độ tự chủ khác nhau, từ mô hình Nhà nước kiểm soát hoàn toàn (state control) như ở Malaysia, đến các mô hình bán tự chủ (semi-autonomous) như ở Pháp và New Zealand, mô hình bán độc lập (semi-independent) ở Singapore và mô hình độc lập (independent) ở Mỹ, Anh, Úc. Đối với mô hình Nhà nước kiểm soát thì các cơ sở GDĐH vẫn được hưởng mức độ tự chủ nhất định vì những lý do tài chính và thực tiễn, Nhà nước không thể kiểm soát được tất cả các hoạt động của cơ sở GDĐH. Ngược lại, mô hình độc lập vẫn có những mặc định về quyền quản lý của Nhà nước thông qua các công cụ gián tiếp. Nhìn chung, các nghiên cứu ở nước ngoài là những tài liệu tham khảo có giá trị đối với đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu mô hình quản lý ở những trường đại học của các nước có nền kinh tế phát triển. b) Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển KT-XH của đất nước đã có khá nhiều công trình nghiên về quản lý tài chính và cơ chế tự chủ tài chính trong GDĐH, tiểu biểu là các luận án tiến sĩ, các đề tài NCKH cấp Bộ/Tỉnh. - Nghiên cứu về quản lý tài chính trong GDĐH: Tác giả Đặng Văn Du (2004), “Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo Đại học ở Việt Nam” [29]. Luận án đã xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính cho GDĐH ở Việt Nam, đồng thời phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho GDĐH Việt Nam. Luận án của tác giả Lê Phước Minh (2005), "Hoàn thiện chính sách tài chính cho GDĐH Việt Nam" [33]. 5 Trên cơ sở hệ thống lý luận về chính sách tài chính cho GDĐH, tác giả đi sâu phân tích thực trạng chính sách tài chính cho GDĐH Việt Nam, đồng thời chỉ ra cơ hội, thách thức, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính cho GDĐH Việt Nam. Luận án của tác giả Bùi Tiến Hanh (2007), “Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục Việt Nam” [10]. Tác giả đã luận giải cơ chế tài chính để thực hiện xã hội hoá giáo dục Việt Nam, bao gồm: Cơ chế quản lý chi NSNN, cơ chế quản lý thu và sử dụng học phí... trong giáo dục Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Thái (2008), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường Đại học ở Việt Nam” [43]. Luận án đã tập trung phân tích, luận giải cơ chế, chính sách quản lý tài chính đối với các trường đại học ở Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thu Hương (2014), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam” [39]. Luận án đưa ra quan điểm về cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường ĐHCL, trong đó làm rõ vai trò của Nhà nước trong sử dụng công cụ, phương tiện quản lý để vận hành cơ chế quản lý tài chính. Nghiên cứu khá “gần” với đề tài luận án của nghiên cứu sinh phải kể đến luận án của tác giả Vũ Thị Thanh Thủy (2012), “Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam” [72]. Nghiên cứu tiếp cận theo mục tiêu quản lý tài chính, tức là đối với các trường đại học công lập là tăng thu, tiết kiệm chi, tăng tích lũy và đưa ra quan điểm quản lý tài chính các trường ĐHCL theo hướng tự chủ tài chính. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2015), “Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng GDĐH Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương” [44]. Đây là một trong số ít nghiên cứu gắn liền với các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, luận án đã xác định được quản lý tài chính trong GDĐH không tác động trực tiếp đến chất lượng GDĐH mà tác động đến chất lượng GDĐH 6 thông qua các yếu tố đảm bảo chất lượng như chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và đưa ra hai phương thức đánh giá chất lượng GDĐH. Luận án của tác giả Trương Thị Hiền (2017), “Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn TP. HCM trong điều kiện tự chủ” [68]. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý tài chính tại 04 trường ĐHCL trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn TP. HCM thuộc 2 nhóm tự chủ khác nhau là tự chủ chi thường xuyên và tự chủ một phần chi thường xuyên để đánh giá kết quả đạt được và chỉ rõ những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn TP. HCM. Ngoài ra, còn có các đề tài cấp Bộ của tác giả Vũ Duy Hào (2005), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập khối kinh tế ở Việt nam” [71]. Đề tài nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính trong phạm vi các trường đại học công lập khối kinh tế ở Việt Nam. Đề tài cấp Bộ của tác giả Phạm Văn Ngọc (2007), “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025” [48]. Trên cơ sở khái quát mô hình và cơ chế quản lý tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính, đề tài phân tích một số mô hình được xây dựng với các kịch bản khác nhau về cơ chế quản lý, chế độ thu và mức thu từ các nguồn thu, đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với Đại học Quốc gia Hà Nội. - Nghiên cứu về tự chủ tài chính trong GDĐH: Nghiên cứu của tác giả Mai Ngọc Cường (2008), “Tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập Việt Nam hiện nay” [36]. Tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng các điều kiện tự chủ tài chính của các trường đại học công lập, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các điều kiện tự chủ tài chính trong các trường 7 công lập. Luận án của tác giả Trần Đức Cân (2012), “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam” [55]. Luận án bổ sung làm rõ khái niệm, bản chất và nhân tố tác động tới tự chủ tài chính, cơ chế tự chủ tài chính trường đại học công lập. Ngoài ra, luận án đã nghiên cứu đưa 06 tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế tự chủ tài chính, bao gồm: tính hiệu lực, hiệu quả, tính linh hoạt, công bằng, ràng buộc tổ chức, sự chấp nhận của cộng đồng. Luận án của tác giả Lương Văn Hải (2011), “Vai trò của Nhà nước trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lập Việt Nam” [35]. Trên cơ sở các mô hình, tác giả cho rằng, để mở rộng quyền tự chủ cho các trường đại học, Nhà nước cần tập trung thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, bao gồm các chức năng định hướng, hỗ trợ, kiểm tra và kiểm soát. Nhìn chung, những nghiên nêu cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, quan điểm về quản lý tài chính và cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên chưa đi sâu nghiên cứu và đưa ra các giải pháp bên trong đối với các trường thực hiện tự chủ tài chính, đặc biệt nghiên cứu điển hình tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương. c) Khoảng trống nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu, NCS nhận thấy rằng ở trong nước và nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu khá toàn diện về quản lý tài chính và các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính trong GDĐH. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về quản lý tài chính trong các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương. Điều này dẫn đến chưa có đủ căn cứ khoa học để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong điều kiện thực hiện tự chủ đại học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và chất lượng GDĐH, cụ thể như sau: 8 - Các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ tập trung nghiên cứu tại các trường ĐHCL Việt Nam nói chung trong bối cảnh cơ chế tự chủ tài chính chưa toàn diện, các trường ĐHCL còn phụ thuộc nhiều vào NSNN cấp; chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về quản lý tài chính đối với đặc thù của các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương, đặc biệt bối cảnh cạnh tranh trong GDĐH ngày càng lớn như hiện nay. Hơn nữa, tự chủ đại học đã trở xu thế phát triển tất yếu trên thế giới, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Luật số 34/2018/QH14 ngày 09/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH nhằm tạo cơ chế khuyến khích mở rộng quyền tự chủ toàn diện cho các cơ sở GDĐH công lập. - Các nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính nói riêng, tự chủ đại học nói chung ở Việt Nam trong thời gian qua, chủ yếu tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp vĩ mô mà chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu để đề xuất các giải pháp mang tính vi mô gắn với điều kiện cụ thể của các trường ĐHCL. - Trong bối cảnh hiện nay, cơ chế chính sách, quy định luật pháp của Nhà nước đã có nhiều thay đổi cùng với hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, một số kết quả, nghiên cứu nêu trên không còn phù hợp. Vì vậy, cần phải nghiên cứu để đưa ra giải pháp phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện tự chủ đại học. Tóm lại, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu quản lý tài chính trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính với những đặc thù của các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương một cách hệ thống cả về lý luận và thực tiễn. Đó chính là khoảng trống nghiên cứu, điều này khẳng định tính độc lập và không trùng lặp của đề tài nghiên cứu. 9 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tự chủ tài chính, quản lý tài chính trong các trường ĐHCL, Luận án khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong thời gian tới. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án xác định 4 (bốn) nhiệm vụ cụ thể như sau: - Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về tự chủ tài chính, quản lý tài chính, quan hệ giữa quản lý tài chính và tự chủ tài chính trong trường ĐHCL. - Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính tại các trường đại học trong điều kiện tự chủ tài chính ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ, từ đó rút ra những bài học phù hợp có thể vận dụng vào thực tiễn tại Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện tự chủ tài chính, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Phân tích bối cảnh về phát triển GDĐH Việt Nam hiện nay kết hợp với quan điểm, định hướng phát triển GDĐH Việt Nam, quản lý tài chính gắn với tự chủ tài chính trong thời gian tới, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương phù hợp với điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính. Mục đích nghiên cứu nêu trên nhằm trả lời câu hỏi: “Giải pháp nào để hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030”. 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tƣợng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các vấn đề về quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ tài chính. b) Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về quản lý tài chính, quản lý tài chính trường đại học công lập phải thực hiện quản lý nhiều nội dung, song trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu quản lý thu, các khoản chi, quản lý kết quả tài chính tại các trường ĐHCL trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý tài chính tại 05 (năm) trường đại học điển hình cho 09 (chín) trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương, bao gồm: Trường ĐHCN Hà Nội, Trường ĐHCN TP. HCM, Trường ĐHCN Thực phẩm TP. HCM, Trường Đại học Sao Đỏ, Trường ĐHCN Quảng Ninh; từ đó khái quát chung về thực trạng quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương. - Thời gian nghiên cứu: Thu thập số liệu, phân tích thực trạng quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương chủ yếu trong giai đoạn 2014-2018, đề xuất giải pháp đến năm 2025 tầm nhìn 2030. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu a) Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu các nội dung của Luận án. - Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp thống kê, so sánh… Các kết luận của luận án thu được dựa trên suy luận logic và các số liệu tổng hợp thu thập được. Tùy theo nội dung nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan