Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho họ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố hà nội

.PDF
176
113
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------------------ HOÀNG THÚY NGA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------------------ HOÀNG THÚY NGA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý giáo dục MS: 62.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: 1. PGS.TS BÙI VĂN QUÂN 2. TS. DƯƠNG QUANG NGỌC Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Hoàng Thúy Nga DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý GV Giáo viên CMHS Cha mẹ học sinh LLXH Lực lượng xã hội LLGD Lực lượng giáo dục HS,SV Học sinh, sinh viên QLHĐ GD Quản lý hoạt động giáo dục QLGD Quản lý giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GD KNS Giáo dục kĩ năng sống HĐGD Hoạt động giáo dục CSVC Cơ sở vật chất TDTT Thể dục thể thao CLB Câu lạc bộ KHKT Khoa học kĩ thuật MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................... 3 3.1. Khách thể nghiên cứu ......................................................................................... 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4 5.1. Nghiên cứu lý luận............................................................................................... 4 5.2. Nghiên cứu thực tiễn ........................................................................................... 4 5.3. Nghiên cứu đề xuất biện pháp mới và thử nghiệm .......................................... 5 6. Phạm vi, nơi thực hiện nghiên cứu ....................................................... 5 6.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 5 Về nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 5 Về khách thể khảo sát ................................................................................................ 5 Về địa điểm, thời gian nghiên cứu thực tiễn và thử nghiệm................................ 5 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................. 6 7.1. Phương pháp luận .............................................................................................. 6 7.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6 8. Các luận điểm bảo vệ............................................................................... 7 9. Đóng góp của luận án .............................................................................. 8 9.1. Về lý luận............................................................................................................... 8 9.2. Về thực tiễn .......................................................................................................... 9 10. Cấu trúc của luận án ............................................................................. 9 Chương 1 ..................................................................................................................10 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ..................................................10 GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ............................10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................... 10 1.1.1. Các nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 10 1.1.2. Nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường và quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ..............................................................16 1.2. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học ...................................................................................................................... 20 1.2.1. Quan niệm về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ..................20 1.2.1.1. Kĩ năng sống ............................................................................................... 20 1.2.1.2. Hoạt động giáo dục..................................................................................... 22 1.2.1.3. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .......................................... 23 1.2.2. Những thành tố cơ bản của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học ...................................................................................................23 1.2.2.1. Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ........................ 23 1.2.2.2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học .............................. 24 1.2.2.3. Các con đường tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ............................................................................................................................ 27 1.3. Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học ........................................................................................................ 28 1.3.1. Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS ....................28 1.3.1.1. Quản lí ........................................................................................................ 28 1.3.1.2. Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .............................. 29 1.3.2. Một số cách tiếp cận thường gặp trong xác định nội dung quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học .................................30 1.3.2.2. Tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu trong xác định nội dung quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học ........................... 32 1.3.3. Nội dung cơ bản của quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học theo tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu .......................40 1.3.3.1. Đảm bảo tính pháp lý của hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học ............................................................................................................................ 40 1.3.3.2. Thiết lập bộ máy quản lí và bố trí nhân sự để thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống ............................................................................................................. 41 1.3.3.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học ................................................................. 44 1.3.3.4. Tạo môi trường thuận lợi để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ................................................................................................................................. 47 1.4. Các yếu tố tác động đến quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học ........................................................................................ 51 1.4.1. Các yếu tố khách quan ...................................................................................51 1.4.1.1. Các yếu tố khách quan bên ngoài ............................................................... 51 1.4.1.2. Các yếu tố khách quan bên trong ............................................................... 52 1.4.2. Các yếu tố chủ quan .......................................................................................52 1.4.2.1. Nhận thức của đội ngũ CB-GV, CMHS, các LLXH về việc giáo dục kĩ năng sống cho HS ............................................................................................................ 53 1.4.2.2. Cơ chế quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống ................................. 55 1.4.2.3. Hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng sống .......................................................................................................................... 55 Kết luận chương 1 ...................................................................................................55 CHƯƠNG 2..............................................................................................................57 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC............................................................................57 2.1. Kinh nghiệm thế giới về triển khai giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống .......................................................... 57 2.2. Khái quát về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học Việt Nam. ...................................................................................... 62 2.3. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học thành phố Hà Nội ...................................... 66 2.3.1. Tổ chức điều tra khảo sát ........................................................................66 2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học ..............................................................................................67 2.3.3. Nhận xét chung về công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học ở thành phố Hà Nội .................................................97 Kết luận chương 2 ...................................................................................................98 CHƯƠNG 3............................................................................................................100 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...........................................100 3.1. Định hướng phát triển giáo dục thành phố Hà Nội và vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. ............................................................... 100 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................... 102 3.2.1. Đảm bảo tính thống nhất giữa dạy học và giáo dục ............................102 3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp ...........................................103 3.2.3. Thực hiện sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục .............103 3.2.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp ..............................................104 3.3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ...................................................................................................... 104 3.3.1. Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trường ......104 3.3.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống và nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học. .....................................107 3.3.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .....................................................113 3.3.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ...............................................119 3.4. Thử nghiệm và khảo nghiệm mức độ nhận thức tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất .............................................................................125 3.4.1. Khảo nghiệm..................................................................................................125 3.4.2. Thử nghiệm....................................................................................................131 Kết luận chương 3 .................................................................................................142 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................147 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .........................152 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Cơ sở để quản lý , tổ chức thực hiện và lựa chọn nội dung, biện pháp giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học. ..........................................................................68 Bảng 2.2. Lựa chọn cán bộ quản lý hoạt động GD kĩ năng sống của nhà trường: ...70 Bảng 2.3. Đánh giá về quy trình thiết lập bộ máy, bố trí nhân sự quản lý và thực hiện hoạt động GD kĩ năng sống của nhà trường......................................................71 Bảng 2.4. Đánh giá về việc đảm bảo các điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống và điều kiện để thực hiện quản lí hoạt động GD kĩ năng sống ở trường tiểu học ......................................................................................................................73 Bảng 2.5: Đánh giá mức độ tác động của giáo dục nhà trường đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho HS thông qua các con đường giáo dục: ...................75 Bảng 2.6: Đánh giá mức độ tác động của GD gia đình đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho HS thông qua các con đường GD .........................................77 Bảng 2.7: Đánh giá mức độ tác động của giáo dục xã hội đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho HS thông qua các con đường ........................................79 Bảng 2.8. Lựa chọn lý do cần phải tổ chức sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. ...............................81 Bảng 2.9. Đánh giá việc tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục trong việc giáo dục kĩ năng sống cho HS của nhà trường ...........................................................................84 Bảng 2.10. Đánh giá kết quả thực hiện giáo dục các kĩ năng sống của HS nhà trường ...85 Bảng 2.11: Đánh giá mức độ tác động (TĐ) của các yếu tố khách quan đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho HS ..........................................................87 Bảng 2.12. Đánh giá vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong quá trình giáo dục của nhà trường: ..................................................................................90 Bảng 2.13: Đánh giá mức độ tác động của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng sống. ...............................................................................................92 Bảng 2.14: Đánh giá về công tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống của nhà trường ........................................................................................................................94 Bảng 3.15. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học ........................................................................................................116 Bảng 3.16: Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất (SL và % được tính gộp số CBQL và GV là 186+21= 207 người).................127 Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả thăm dò về mức độ rất cấp thiết, cấp thiết và mức độ rất khả thi, khả thi của các biện pháp ......................................................................129 Bảng 3.18: Kết quả thử nghiệm ..............................................................................136 Bảng 3.19. Đánh giá kết quả thực hiện kĩ năng làm việc nhóm của HS .................140 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quản lý HĐGD KNS theo mô hình CIPO ...............................................33 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lí hoạt động GD KNS ...............................................41 Biểu đồ 2.1. Đánh giá mức độ cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho HS .................89 Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ tác động của cơ chế quản lý các hoạt động giáo dục kĩ năng sống ...................................................................................................................91 Biểu đồ 2.3. Đánh giá chung việc tổ chức, quản lý của ban giám hiệu nhà trường đối với hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS............................................................96 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ trung bình cộng về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất ....128 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ trung bình cộng về tích khả thi của các biện pháp đề xuất .............128 Biểu đồ 3.6. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ rất cấp thiết và cấp thiết của các biện pháp .................................................................................................................129 Biểu đồ 3.7. Tổng hợp kết quả thăm dò về mức độ rất khả thi và khả thi của các biện pháp .................................................................................................................130 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội đồng thời vừa là thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đối với phát triển giáo dục nói riêng của các quốc gia. Trong xu thế hội nhập quốc tế về giáo dục, việc bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhiều phương án đã được triển khai nhằm giải quyết vấn đề nêu trên. Một trong những phương án đó là đưa vào chương trình giáo dục học đường những nội dung giáo dục mới. Giáo dục kỹ năng sống trong học đường là một minh chứng. Hội nhập quốc tế cũng làm cho môi trường sống, hoạt động và học tập của thế hệ trẻ hiện nay đang có những thay đổi đáng kể với những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Thực tiễn này dẫn tới vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ, trong đó có HS tiểu học được các nhà giáo dục và toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm. Vấn đề liên quan đến việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ được nhiều người quan tâm và chia sẻ là: thế hệ trẻ ngày nay thường phải đương đầu với những rủi ro đe dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập, do đó, nếu chỉ dừng ở việc cung cấp thông tin thôi không đủ giúp họ tránh được những rủi ro này. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ giúp các em vượt qua những tình huống đặc biệt trong cuộc sống. Trong xã hội hiện đại, kĩ năng sống là một thành phần quan trọng trong nhân cách con người. Muốn thành công và sống có chất lượng trong xã hội hiện đại, con người phải có kĩ năng sống. Kĩ năng sống vừa mang tính xã hội, vừa mang tính cá nhân. Giáo dục kĩ năng sống trở thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện. Vì lẽ đó, “nhu cầu vận dụng kĩ năng sống một cách trực tiếp hay gián tiếp được nhấn mạnh trong nhiều khuyến nghị mang tính quốc tế, bao gồm cả trong Diễn đàn giáo dục cho mọi người, trong việc thực hiện Công ước quyền trẻ em, trong Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển và giáo dục cho mọi người” [8]. Mặc dù các quốc gia đều thống nhất trong nhận thức về tầm quan trọng của kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ nhưng thực tiễn triển khai giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ vẫn gặp những trở ngại nhất định, đặc biệt là trong quản lý, điều hành giáo dục kĩ năng sống. Nguyên do: Trước hết vì chưa có định nghĩa rõ ràng, đầy đủ về kĩ năng sống, về các kĩ năng sống cơ bản cũng như các tiêu chuẩn, tiêu chí đồng bộ cho việc đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống nên thiếu định hướng cho việc hoạch định chương trình giáo dục kỹ năng sống ở các 2 nước [2; 3]. Thứ hai, hầu hết các tổ chức quốc tế thường đưa ra các định nghĩa và ấn định những mục tiêu không phù hợp hoặc khó có thể áp dụng một cách hiệu quả tại các nước [8]. Thứ ba, ngay cả những quốc gia đã có chương trình giáo dục kĩ năng sống nhưng cũng chưa khẳng định được phương thức hiệu quả để thực hiện chương trình này. 1.2. Do nhu cầu đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như đáp ứng nhu cầu của người học, Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông; đổi mới mục tiêu giáo dục từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho người học sang trang bị những năng lực cần thiết cho họ: “năng lực hợp tác, có khả năng giao tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của thị trường lao động, năng lực quản lý, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; tôn trọng và nghiêm túc tuân theo pháp luật; quan tâm và giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu; có tư duy phê phán, có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống” [15, tr 5]. Bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục đã được quán triệt trong đổi mới mục tiêu, nội dung, và phương pháp giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhận thức về kĩ năng sống, cũng như việc thể chế hóa giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam chưa thật cụ thể, đặc biệt về hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS ở các cấp, bậc học còn hạn chế [9]. 1.3. Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn. Đã xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục sớm..., thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém; không thể hiện được khả năng của bản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống... [27]. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Tiểu học là cấp học đầu tiên, là nền tảng của giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu học có tầm quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách của mỗi người. Giáo dục kĩ năng sống ngay từ cấp học này sẽ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức và nhân cách. Bắt đầu từ năm 3 học 2010 - 2011, Bộ GD&ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ở nhiều trường vẫn còn nhiều bất cập; công tác quản lí, tổ chức triển khai hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở rất nhiều trường còn mang tính hình thức, đối phó với cơ quan quản lí cấp trên; năng lực tổ chức, quản lý của CBQL chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra; cơ chế tổ chức, quản lý còn nhiều khiếm khuyết và chưa có các chính sách khuyến khích việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh… Những điều đã nêu dẫn tới kết quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống chưa cao. 1.4. Thủ đô Hà Nội là một thành phố lớn của Việt Nam, có tốc độ hội nhập nhanh; là thành phố có đặc điểm địa lý, xã hội rất đa dạng, phong phú như có đồng bằng (Thanh Trì, Đông Anh…), vùng núi (Ba Vì, Thạch Thất…), có thành thị (các quận nội thành); Hà Nội có nhiều dân tộc khác nhau như dân tộc Kinh, Mường, Tày, Nùng, Dao…cùng chung sống. Hà Nội là thành phố có Luật riêng (Luật Thủ đô) được thực hiện song hành với luật pháp Việt Nam... Những đặc điểm trên đã tạo ra môi trường sống, môi trường hoạt động, học tập của học sinh Hà Nội hiện nay rất đa dạng và kỹ năng sống của học sinh Hà Nội mang đặc điểm kỹ năng sống của nhiều vùng miền, nhiều dân tộc khác nhau trên đất nước. Do đó, những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học được đề xuất trong luận án có thể được trường tiểu học ở các địa phương khác trong nước lựa chọn, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn nhà trường, địa phương mình. Những phân tích trên là lý do để tác giả luận án lựa chọn: “Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học thành phố Hà Nội, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển kỹ năng sống cho học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu 4 Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học theo tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu (mục tiêu quản lý). 4. Giả thuyết khoa học Hà Nội, với các đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội như đã nêu nên nội dung quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học cần đảm bảo tính pháp lý; được chỉ đạo, tổ chức, điều khiển bởi chủ thể quản lí với chức năng, nhiệm vụ cụ thể và được thực hiện một cách chuyên nghiệp; được đảm bảo về các điều kiện thực hiện trong một môi trường thuận lợi. Do đó, nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp dựa trên mục tiêu của quản lý và quá trình quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học Hà Nội đáp ứng các điều kiện trên thì hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Hà Nội sẽ có chất lượng và hiệu quả cao hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý luận Xác định khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Cụ thể là: - Xác định rõ nội hàm của các khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án như: kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống, hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục kĩ năng sống, quản lý hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống. - Xác định rõ các thành tố cấu trúc của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học. - Xác định cụ thể quá trình quản lý, mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học; để xây dựng nội dung quản lí hoạt động giáo dục ở trường tiểu học; từ đó thiết lập mối quan hệ giữa nội dung này với các thành tố cấu trúc của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học. 5.2. Nghiên cứu thực tiễn - Nghiên cứu kinh nghiệm triển khai giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. - Nghiên cứu việc triển khai giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông ở Việt Nam. 5 - Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội thông qua nghiên cứu điển hình ở 7 trường tiểu học ở Hà Nội. Cụ thể là: Thiết kế qui trình, xây dựng công cụ và lựa chọn phương pháp để khảo sát thực trạng Xác định cụ thể những vấn đề cần phải giải quyết trong quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội hiện nay. 5.3. Nghiên cứu đề xuất biện pháp mới và thử nghiệm - Đề xuất 4 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội. - Thử nghiệm một biện pháp được đề xuất. 6. Phạm vi, nơi thực hiện nghiên cứu 6.1. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu - Đề tài luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học. - Chủ thể thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học là hiệu trưởng các trường tiểu học. Về khách thể khảo sát - Cán bộ quản lí giáo dục tiểu học (cán bộ Sở, Phòng giáo dục phụ trách mảng giáo dục tiểu học và cán bộ quản lí các trường tiểu học): 21 người - Giáo viên trường tiểu học: 186 người - Phụ huynh học sinh: 210 người - Chuyên gia: 21 người Về địa điểm, thời gian nghiên cứu thực tiễn và thử nghiệm - Nghiên cứu thực tiễn với trường hợp điển hình là 7 trường tiểu học ở Hà Nội (3 trường nội thành, 2 trường vùng ven, 2 trường ngoại thành); Khảo sát tại các trường được thực hiện từ tháng 9/2012 đến tháng 10/2012 6 - Thử nghiệm một biện pháp trong các biện pháp được đề xuất tại trường tiểu học Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội. 6.2. Nơi thực hiện nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Dưới đây là hai cách tiếp cận chủ đạo được sử dụng trong luận án: - Tiếp cận mục tiêu: Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận mục tiêu để phân tích làm rõ mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống, mục tiêu GD kĩ năng sống; phân tích thực trạng thực hiện các nội dung QL trên cơ sở đó xây dựng nội dung và biện pháp QL hoạt động GD kĩ năng sống phù hợp, khả thi của đề tài. - Tiếp cận quá trình Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận quá trình để phân tích các quá trình quản lý hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động GD kĩ năng sống, từ đó xác định được nội dung của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học, phân tích thực trạng thực hiện các nội dung quản lý, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GD kĩ năng sống phù hợp. Ngoài hai cách tiếp cận chủ đạo trên, luận án còn kết hợp sử dụng một số cách tiếp cận khác như: Tiếp cận chức năng; Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận thực tiễn; Tiếp cận lịch sử nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các đề tài, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ năm học về vấn đề QLGD, hoạt dộng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. - Tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài… nhằm xác định nội hàm của các khái niệm cơ bản, xây dựng những nguyên tắc, xác định đường lối và phương tiện nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học, xây dựng khung lý luận của đề tài nghiên cứu. Sử dụng Internet trong tra cứu, tìm tài liệu... 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra 7 + Điều tra bằng bảng hỏi: Dùng phiếu hỏi để điều tra thực trạng quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở 7 trường tiểu học thuộc khu vực nội thành, ngoại thành của TP Hà Nội + Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu cá nhân: phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu 21 người để thu thập thêm những thông tin về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội. Số người được phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu nói trên gồm: 5 người là các nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. 6 người là lãnh đạo sở, lãnh đạo phòng tiểu học, lãnh đạo phòng GD&ĐT, CBQL trường tiểu học ở Hà Nội . 10 người đại diện cho các đối tượng quan tâm tới hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học(ví dụ: CMHS, khuyến học…) - Phương pháp quan sát: Tiến hành dự 5 buổi học(chính khóa, ngoại khóa) có liên quan đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ở 7 trường TH Hà Nội ở cả hai khu vực nội thành và ngoại thành, nhằm trực tiếp tìm hiểu thông tin về đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của 1 số năm học ở 1 số trường, 1 số phòng GD&ĐT được khảo sát thực trạng; nghiên cứu kết quả thử nghiệm nhằm thu thập được thông tin xác thực về đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: + Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đối với CBQLGV ở 7 trường được nhận phiếu hỏi. + Thử nghiệm một trong số các biện pháp đã đề xuất. Địa điểm thử nghiệm tại trường tiểu học Thái Thịnh quận Đống Đa, Hà Nội (cả thử nghiệm và đối chứng) để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp được đề xuất. - Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm: Tổng kết việc tổ chức, quản lý, hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS ở một số nước phát triển và đang phát triển trên thế giới; rút ra kinh nghiệm quản lý, tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho HS tại các trường TH ở Việt Nam. 7.2.3. Nhóm phương pháp thống kê toán Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích về định lượng và định tính của kết quả nghiên cứu. Sử dụng bảng tính Excel để xử lý, tính toán số liệu thu được của đề tài và vẽ các biểu đồ. 8. Các luận điểm bảo vệ 8 1) Hoạt động giáo dục kĩ năng sống là một trong những hoạt động giáo dục ở trường tiểu học nên có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động giáo dục, đồng thời có những khác biệt với những hoạt động giáo dục khác đang được thực hiện ở trường tiểu học về mục tiêu, nội dung và phương thức, con đường thực hiện. 2) Tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu (mục tiêu quản lý) là một số cách tiếp cận để xác định nội dung quản lý trong quản lý từng đối tượng cụ thể. Căn cứ vào quá trình quản lý và mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học sẽ xây dựng được các nội dung của quản lý hoạt động này ở các trường tiểu học. 3) Một trong những nguyên nhân của thực trạng hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học của thành phố Hà Nội chưa thực hiện được mục tiêu như mong muốn là do công tác quản lí hoạt động giáo dục này trong các trường tiểu học còn nhiều bất cập. Những bất cập này thể hiện trong thực hiện các qui định pháp lý về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; trong tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện hoạt động GD kĩ năng sống; trong huy động, sử dụng nguồn lực và tổ chức môi trường hoạt động GD kĩ năng sống cho học sinh. 4) Để nâng cao chất lượng hoạt động GD kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội, cần sử dụng đồng bộ các biện pháp theo hướng: đảm bảo cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống tuân thủ đúng các qui định hiện hành về HĐGD nói chung, giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học nói riêng; hoạt động giáo dục kĩ năng sống được chỉ đạo, tổ chức, điều khiển bởi những chủ thể quản lí chính thức với chức năng, nhiệm vụ cụ thể và được thực hiện bởi những người chuyên nghiệp (nhân sự nòng cốt để thực hiện); hoạt động giáo dục kĩ năng sống phải được đảm bảo về các điều kiện thực hiện và tạo được môi trường thuận lợi cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống. 9. Đóng góp của luận án 9.1. Về lý luận Góp phần hệ thống hóa và phát triển lý luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học; về quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học. Cụ thể là: - Làm sáng tỏ các đặc điểm của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học (qua việc phân tích mục tiêu, nội dung và con đường thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học) 9 - Xác định cụ thể các quá trình quản lý, mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học, từ đó định dạng các nội dung cơ bản của quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học. 9.2. Về thực tiễn - Phát hiện được những vấn đề cần giải quyết trong quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học theo tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội. - Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong bồi dưỡng giáo viên tiểu học về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; bồi dưỡng cho CBQL trường tiểu học về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị. Luận án cấu trúc 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học Chương 2: Cơ sở thực tiễn của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tầm quan trọng của kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống được khẳng định và nhấn mạnh trong Kế hoạch hành động DaKar về giáo dục cho mọi người (Senegan 2000). Theo đó, mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp. Người ta coi kĩ năng sống là của người học là một tiêu chí về chất lượng giáo dục. Đánh giá chất lượng giáo dục có tinh đến những tiêu chí đánh giá kĩ năng sống của người học [70]. Trong bối cảnh này, các nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống được triển khai rất rộng rãi. Theo tổng thuật của UNESCO, có thể khái quát những nét chính trong các nghiên cứu này như sau [75]: a) Nghiên cứu xác định mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống Hội thảo Bali đã xác định mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục không chính quy của các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương là: nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hàng ngày, đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống nêu trên thể hiện tương đối nhất quán trong những công trình nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam. Điều này thể hiện rõ trong các Chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và các nhóm đối tượng đặc thù trong công đồng dân cư ở Việt Nam, chẳng hạn Chương trình “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” [15]; Chương trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em, Chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, THCS, Chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT (Dự án VIE 01/10 do UNFPA tài trợ). Các công trình nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống của các tác giả như: Đặng Quốc Bảo [2]; Phạm Minh Hạc [21]; Phạm Văn Nhân [41]; Trần Thời [51]; Nguyễn Thanh Bình [3;4;5;6,7,8,9] cũng nhất quán về mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống là: “nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan