Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án tiến sĩ ngữ văn từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở thanh hóa (từ bình diện n...

Tài liệu Luận án tiến sĩ ngữ văn từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở thanh hóa (từ bình diện ngôn ngữ văn hóa).

.PDF
172
98
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN DŨNG TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP NGHỀ BIỂN Ở THANH HÓA (TỪ BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN VINH - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN DŨNG TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP NGHỀ BIỂN Ở THANH HÓA (TỪ BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA) Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ Mã số: 62.22.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. LÊ QUANG THIÊM PGS. TS. HOÀNG TRỌNG CANH VINH - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất kỳ tác giả nào. Kết quả nghiên cứu và số liệu hoàn toàn trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Nguyễn Văn Dũng ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, những đóng góp quý báu cùng sự khích lệ, động viên tinh thần to lớn của tập thể thầy giáo hướng dẫn: GS. TS Lê Quang Thiêm và PGS.TS. Hoàng Trọng Canh. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn hiện đề tài luận án, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất của các thầy cô trong Bộ môn Ngôn ngữ, Khoa Sư phạm Ngữ v n, Phòng Sau đại học và lãnh đạo Trư ng Đại học Vinh. Bên cạnh đó, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trư ng Đại học V n hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá cùng các đồng nghiệp, bạn bè, các thành viên trong gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, đặc biệt là các sinh viên ngành V n hoá đã cũng cấp tư liệu quý báu. Chúng tôi tự đáy lòng xin chân thành cảm ơn ! Thanh Hóa, tháng 6 năm 2016 Tác giả luận án Nguyễn Văn Dũng iii BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT QUY ƢỚC GIẢI THÍCH VIẾT TẮT Thành tố độc lập 1 A 2 Yếu tố có ngh a dùng trong ngôn ngữ toàn dân 3 Thành tố không độc lập B 4 Yếu tố có ngh a dùng trong phương ngữ Kí hiệu những nội dung trích dẫn trong Tài liệu tham khảo được dùng dấu [, tr. ], cụ thể: số thứ tự của tài liệu ở phần Tài liệu tham khảo; số trang của nội dung trích dẫn. Ví dụ: [6,tr.12]. Trong trư ng hợp nếu nội dung trích dẫn có nhiều trang liên tục thì số trang được tiếp nối bằng dấu gạch ngang (-). Ví dụ: [24, tr.244 -245]. iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................. viii MỞ Đ U ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 6. ngh a lý luận và thực ti n của luận án .............................................................. 6 7. Bố cục của luận án ................................................................................................ 6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 7 1.1. T ng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 7 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp ............................... 8 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề biển ................................. 10 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa .......... 11 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ................................................................................ 12 1.2.1. Những vấn đề chung về từ ngữ nghề nghiệp ........................................... 12 1.2.2. Mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với các lớp từ ngữ khác ..................... 18 1.3. V n hóa và mối quan hệ ngôn ngữ - v n hóa.................................................. 26 1.3.1. Khái niệm v n hóa ................................................................................... 26 1.3.2. Mối quan hệ ngôn ngữ - v n hóa ............................................................. 28 1.4. Định danh và đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của định danh ........................... 30 1.4.1. Khái niệm định danh ................................................................................ 30 1.4.2. Cơ chế định danh ..................................................................................... 31 1.4.3. Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của định danh ......................................... 31 v 1.5. Cấu tạo và phương thức cấu tạo từ, ngữ ......................................................... 34 1.5.1. Quan niệm về từ và các kiểu cấu tạo từ ................................................... 34 1.5.2. Quan niệm về ngữ và các kiểu cấu tạo ngữ ............................................. 38 1.6. Khái quát chung về địa bàn t nh Thanh Hóa, nghề biển và kết quả thu thập, phân loại từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa ..................................................... 39 1.6.1. Khái quát chung về địa bàn t nh Thanh Hóa ........................................... 39 1.6.2. Khái quát chung về nghề biển Thanh Hóa .............................................. 40 1.6.3. Kết quả thu thập và phân loại .................................................................. 41 1.7. Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 43 Chƣơng 2. ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ CÔNG CỤ, PHƢƠNG TIỆN NGHỀ BIỂN Ở THANH HÓA ................... 44 2.1. Cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp ch công cụ, phương tiện nghề biển ở Thanh Hóa .............................................................................................................. 44 2.1.1. Các loại từ ngữ nghề biển ch công cụ, phương tiện xét về cấu tạo ....... 44 2.1.2. Mô hình cấu tạo từ ch công cụ, phương tiện nghề biển ở Thanh Hóa....... 51 2.2. Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của lớp từ ngữ ch công cụ, phương tiện - xét về nguồn gốc .................................................................................................. 59 2.2.1. Từ ngữ ch công cụ, phương tiện có nguồn gốc thuần Việt .................... 60 2.2.2. Từ ngữ ch công cụ, phương tiện có nguồn gốc vay mượn .................... 60 2.3. Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của lớp từ ngữ ch công cụ, phương tiện xét từ phương diện định danh ................................................................................ 62 2.3.1. Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của lớp từ ngữ ch công cụ, phương tiện nghề biển ở Thanh Hóa - xét về tính có lý do .................................. 62 2.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của lớp từ ngữ ch công cụ, phương tiện nghề biển ở Thanh Hóa - xét về cách thức biểu thị của tên gọi ....... 64 2.4. Một số nét đặc trưng v n hóa xứ Thanh qua định danh lớp từ ngữ ch công cụ, phương tiện nghề biển ............................................................................. 71 2.4.1. Lớp từ ngữ ch công cụ, phương tiện nghề biển phản ánh tư duy tri nhận của cư dân biển Thanh Hóa............................................................. 72 vi 2.4.2. Cấu tạo lớp từ ngữ ch công cụ, phương tiện nghề biển thể hiện đặc điểm lựa chọn định danh của cư dân biển Thanh Hóa ............................ 74 2.4.3. Lớp từ ngữ ch công cụ, phương tiện phản ánh ngư trư ng khai thác truyền thống của cư dân biển Thanh Hóa ........................................ 76 2.5. Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 78 Chƣơng 3. ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGHỀ BIỂN Ở THANH HÓA .................... 79 3.1. Cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp ch quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa ..... 79 3.1.1. Các loại từ ngữ nghề biển ch quy trình hoạt động, xét về cấu tạo ......... 79 3.1.2. Mô hình cấu tạo từ ch quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa ..... 85 3.2. Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của lớp từ ngữ ch quy trình hoạt động xét về nguồn gốc .................................................................................................... 93 3.2.1. Từ ngữ ch quy trình hoạt động có nguồn gốc thuần Việt ...................... 93 3.2.2. Từ ngữ ch quy trình hoạt động có nguồn gốc vay mượn ....................... 93 3.3. Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của lớp từ ngữ ch quy trình hoạt động xét từ phương diện định danh ................................................................................ 95 3.3.1. Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của lớp từ ngữ ch quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa - xét về tính có lý do ................................ 95 3.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của lớp từ ngữ ch quy trình hoạt động - xét về cách thức biểu thị của tên gọi ............................................ 98 3.4. Một số nét đặc trưng v n hóa xứ Thanh biểu hiện qua lớp từ ch quy trình hoạt động nghề biển..................................................................................... 103 3.4.1. Đặc trưng v n hóa xứ Thanh biểu hiện qua cấu tạo tên gọi lớp từ ch quy trình hoạt động nghề biển ......................................................... 103 3.4.2. Đặc trưng v n hóa xứ Thanh biểu hiện qua phương thức định danh của lớp từ ch quy trình hoạt động nghề biển ........................................ 105 3.4.3. Đặc trưng v n hóa xứ Thanh biểu hiện qua thơ ca dân gian phản ánh hoạt động nghề biển ....................................................................... 107 3.5. Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 110 vii Chƣơng 4. ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ SẢN PHẨM NGHỀ BIỂN Ở THANH HÓA .............................................. 111 4.1. Cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp ch sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa ............. 111 4.1.1. Các loại từ ngữ nghề biển ch sản phẩm xét về cấu tạo ........................ 111 4.1.2. Mô hình cấu tạo từ ch sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa.................... 116 4.2. Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của lớp từ ngữ ch sản phẩm - xét về nguồn gốc ............................................................................................................. 125 4.2.1. Từ ngữ ch sản phẩm có nguồn gốc thuần Việt ..................................... 125 4.2.2. Từ ngữ ch sản phẩm nghề biển có nguồn gốc vay mượn .................... 126 4.3. Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của lớp từ ngữ ch sản phẩm, xét từ phương diện định danh ......................................................................................... 128 4.3.1. Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của lớp từ ngữ ch sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa- xét về tính có lý do ................................................. 128 4.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của lớp từ ngữ ch sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa - xét về cách thức biểu thị của tên gọi ..................... 129 4.4. Một số nét v n hóa biển xứ Thanh qua lớp từ ngữ ch sản phẩm nghề biển .... 138 4.4.1. Cách thức lựa chọn đặc trưng để định danh lớp từ ngữ nghề cá và có liên quan đến nghề cá ................................................................... 138 4.4.2. Tên gọi cá và liên quan đến nghề cá biểu trưng cho tâm hồn và tính cách của cư dân biển xứ Thanh ...................................................... 141 4.5. Tiểu kết chương 4 .......................................................................................... 145 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ................................................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 152 PHỤ LỤC viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng: Bảng 1.1. Bảng t ng hợp vốn từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa ............................... 41 Bảng 1.2. Bảng t ng hợp vốn từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa (xét nội dung phản ánh) ................................................................................................. 42 Bảng 2.1a. Số lượng t lệ nhóm từ ngữ ch công cụ, phương tiện xét theo t ng thể các nghề .................................................................................... 45 Bảng 2.1b. Số lượng t lệ nhóm từ ngữ ch công cụ, phương tiện, xét theo từng nghề................................................................................................ 45 Bảng 2.2a. Từ ghép ch công cụ, phương tiện, xét theo t ng thể các nghề ............. 48 Bảng 2.2b. Từ ghép ch công cụ, phương tiện, xét theo từng nghề ......................... 48 Bảng 2.3. T ng hợp nguồn gốc định danh từ ngữ ch công cụ, phương tiện ......... 61 Bảng 2.4. T ng hợp cơ sở lựa chọn định danh của từ ngữ ch công cụ, phương tiện nghề biển ở Thanh Hóa ...................................................... 70 Bảng 2.5. Số lượng xét về mô hình cấu tạo các bậc định danh của từ ghép chính phụ ch công cụ, phương tiện ở Thanh Hóa ................................. 75 Bảng 3.1a. Số lượng t lệ nhóm từ ngữ ch quy trình hoạt động, xét theo t ng thể các nghề .................................................................................... 79 Bảng 3.1.b. Số lượng t lệ nhóm từ ngữ ch quy trình hoạt động, xét theo từng nghề................................................................................................. 80 Bảng 3.2a. Từ ghép ch quy trình hoạt động, xét theo t ng thể các nghề ................ 82 Bảng 3.2b. Từ ghép ch quy trình hoạt động, xét theo từng nghề ............................ 83 Bảng 3.3. Cơ sở lựa chọn định danh từ ngữ ch quy trình hoạt động nghề biển...... 101 Bảng 4.1.a. Số lượng và t lệ cấu tạo các nhóm từ ngữ ch sản, xét trên t ng thể các nghề .................................................................................. 112 Bảng 4.1.b. Số lượng và t lệ cấu tạo các nhóm từ ngữ ch sản phẩm, xét trên từng nghề ....................................................................................... 112 Bảng 4.2a. Từ ghép ch sản phẩm, xét theo t ng thể các nghề .............................. 115 ix Bảng 4.2.b. Từ ghép ch sản phẩm, xét theo từng nghề ......................................... 115 Bảng 4.3. T ng hợp nguồn gốc từ ngữ ch sản phẩm, xét theo từng nghề........... 127 Bảng 4.4. T ng hợp cơ sở lựa chọn định danh từ ngữ ch sản phẩm nghề biển .... 135 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1.a. Nguồn gốc từ ngữ ch quy trình hoạt động, xét t ng thể các nghề ...... 94 Biểu đồ 3.1.b. Nguồn gốc từ ngữ ch quy trình hoạt động, xét từng nghề .............. 94 1 MỞ Đ U 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sự phát triển của ngôn ngữ di n ra liên tục và không đồng đều giữa các vùng miền, tầng lớp dân cư, các ngành nghề trong xã hội tạo nên sự phong phú và đa dạng vốn từ của một dân tộc. Những biểu hiện khác biệt đó đã được phản ánh vào ngôn ngữ. Điều này dẫn đến một hệ quả là, bên cạnh ngôn ngữ toàn dân dùng chung cho toàn xã hội sẽ xuất hiện những biến thể ngôn ngữ, trong đó có hệ thống vốn từ ngữ của những ngư i làm nghề gắn với một nghề sản xuất - từ ngữ nghề nghiệp. Do đó, nghiên cứu từ nghề nghiệp là một sự cần thiết bởi nó góp phần làm rõ bức tranh đa dạng của ngôn ngữ dân tộc. 1.2. Từ ngữ nghề nghiệp là một bộ phận của từ vựng ngôn ngữ dân tộc xét trên phương diện tính chất xã hội - nghề nghiệp. Từ nghề nghiệp là công cụ, phương tiện hành nghề và giao tiếp đồng th i là phương tiện phản ánh v n hóa của cư dân làm nghề. Hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống đang dần bị mai một hoặc thay đ i bởi xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lớp từ của các nghề truyền thống cũng có nguy cơ biến mất. Cho nên, thu thập vốn từ nghề nghiệp truyền thống và nghiên cứu chúng về mặt ngôn ngữ - v n hóa không ch cần thiết mà còn cấp bách. Mặt khác, cho tới nay, các công trình nghiên cứu về từ nghề nghiệp chưa có nhiều; từ ngữ của nhiều nghề và một số vấn đề cụ thể về lý luận như xác định, phân loại từ nghề nghiệp, mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với các lớp từ khác (từ địa phương, từ toàn dân, thuật ngữ, tiếng lóng...) cũng cần được tiếp tục đẩy mạnh. Đặc biệt, việc nghiên cứu từ nghề nghiệp trên bình diện ngôn ngữ - v n hóa là có nhiều ý ngh a nhưng công trình đi theo hướng nghiên cứu này cũng còn ít. Đây là khía cạnh về lý luận và thực ti n cần được quan tâm nghiên cứu. 1.3. Thanh Hóa là một t nh đất rộng, ngư i đông, là vùng đất địa linh nhân kiệt, có lịch sử lâu đ i. Vùng biển Thanh Hoá có chiều dài 1 2 km, chiếm khoảng 1 31 chiều dài b biển chung cả nước (102km/3260km). Đây là vùng b biển bãi ngang với 5 cửa sông lớn (Lạch Sung, Lạch Trư ng, Lạch Hới, Lạch Ghép, Lạch 2 Bạng). Quá trình khai thác biển của ngư i Việt c ở Thanh Hóa cũng tương đối sớm, cách nay khoảng 6000- 7 n m và có nhiều đặc điểm, dấu ấn v n hóa biển đặc sắc. Tìm hiểu sắc thái v n hóa biển, nhận thức về nghề biển cho tới nay mới chủ yếu đề cập trong các công trình nghiên cứu ở phương diện v n hóa dân gian, dân tộc học, nhân học v n hóa hay khảo c học. Việc nghiên cứu v n hóa biển xứ Thanh từ phương diện ngôn ngữ ít được quan tâm nghiên cứu. Do vậy, nghiên cứu từ ngữ nghề biển không ch cho thấy giá trị về mặt ngôn ngữ (cấu tạo, ngữ ngh a, định danh) mà còn tìm hiểu v n hóa biển của địa phương, góp phần bảo tồn v n hóa dân tộc. Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ và là một trong hai cái nôi của ngư i Mư ng - Việt c (cùng với Mư ng Hòa Bình). Sự tồn tại của một phần vốn từ Việt Mư ng trong tiếng Việt chủ yếu lưu lại ở một số vùng ở phương ngữ Bắc Trung Bộ, trong đó có vùng đất Thanh Hóa. Nghiên cứu từ ngữ nghể biển có thể phần nào gợi mở quá trình tiếp xúc, giao thoa v n hóa thông qua ngôn ngữ. Từ ngữ nghề biển ở Thanh Hoá, cho đến nay, chưa được thu thập cũng như chưa có công trình khoa học nào đề cập đến một cách đầy đủ, hệ thống đặc biệt từ bình diện ngôn ngữ - v n hóa. Với những lý do và ý ngh a như trên, chúng tôi chọn nghiên cứu: “Từ ngữ ngh nghiệp ngh biển ở Thanh Hoá (Từ b nh diện ngôn ngữ - văn h a)” làm đề tài luận án tiến s . 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án hướng tới các mục đích sau: - Luận án nghiên cứu từ ngữ nghề biển ở Thanh Hoá mà cụ thể là lớp từ ch công cụ, phương tiện, quy trình hoạt động và sản phẩm nhằm làm rõ đặc trưng ngôn ngữ - v n hoá thể hiện trên các phương diện cấu tạo, nguồn gốc, ngữ ngh a, định danh. Trên cơ sở đó, luận án ch ra những sắc thái tư duy v n hóa, nhận thức về nghề biển, góp phần bảo tồn ngôn ngữ - v n hoá dân tộc. - Luận án thống kê, thu thập vốn từ ngữ nghề nghiệp, là tư liệu giúp ích cho những ai quan tâm nghiên cứu Thanh Hóa nói chung, từ nghề nghiệp, bình diện ngôn ngữ - v n hóa của từ nghề nghiệp nói riêng. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án có các nhiệm vụ chính sau: - Điều tra, điền dã, thu thập vốn từ ngữ nghề biển ở địa bàn Thanh Hóa của 3 nghề: nghề cá, nghề làm mắm và nghề sản xuất muối. - Trình bày t ng quan tình hình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp, từ ngữ nghề nghiệp nghề biển, từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa và cơ sở lý luận làm nền tảng triển khai nội dung luận án. - Miêu tả, phân tích đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa thể hiện qua cấu tạo, nguồn gốc, định danh, ngữ ngh a của lớp từ ngữ nghề nghiệp ch công cụ, phương tiện nghề biển ở Thanh Hóa. - Miêu tả, phân tích đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa thể hiện qua cấu tạo, nguồn gốc, định danh, ngữ ngh a của lớp từ ngữ nghề nghiệp ch quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa. - Miêu tả, phân tích đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa thể hiện qua cấu tạo, nguồn gốc, định danh, ngữ ngh a của lớp từ ngữ nghề nghiệp ch sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án lựa chọn 1587 1942 đơn vị từ ngữ nghề biển được thu thập xét về nội dung phản ánh của 3 nghề: nghề cá (dùng theo ngh a rộng, ch hoạt động khai thác và đánh bắt hải sản nói chung), nghề làm mắm và nghề sản xuất muối. Cụ thể: - Lớp từ ngữ ch công cụ, phương tiện (543 đơn vị). - Lớp từ ngữ ch quy trình hoạt động (239 đơn vị) - Lớp từ ngữ ch sản phẩm (8 5 đơn vị). 3.2. Phạm vi và tư liệu nghiên cứu - Luận án nghiên cứu từ ngữ nghề biển và những vấn đề có liên quan về v n hóa được phản ánh qua từ ngữ trên địa bàn vùng biển Thanh Hóa. - Tư liệu khảo sát là từ ngữ nghề biển thu thập được từ điền dã thực địa tại các làng làm nghề biển truyền thống; thu thập từ các tài liệu khác, nhất là các sáng tác dân gian viết về nghề biển ở Thanh Hóa. 4 - Để thu thập tư liệu, chúng tôi lựa chọn các làng, xã làm nghề lâu đ i có số lượng và t lệ dân cư làm nghề cao; ngoài ra chúng tôi cũng chú ý điều tra theo hai loại làng nghề là vùng bãi ngang và vùng cửa sông. 4. Các phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp điều tra điền dã Chúng tôi tiến hành điều tra, điền dã thực địa tại các địa phương làng, xã có nghề biển (gồm nghề cá, làm mắm và sản xuất muối) của 6 huyện và thị xã là: T nh Gia, Quảng Xương, Thị xã Sầm Sơn, Hoằng Hoá, Hậu Lộc và Nga Sơn. Trong quá trình điều tra, điền dã, chúng tôi sử dụng kết hợp các thủ pháp phỏng vấn, đặt câu hỏi cho các ngư dân, ngư i làm nghề cao tu i có nhiều n m trong nghề. Ngoài ra, tư liệu còn được khai thác từ nguồn v n học dân gian, sách báo viết về địa phương… Từ ngữ thu thập được chúng tôi sắp xếp theo hệ thống, chú giải ngh a chi tiết; trước khi nghiên cứu còn được kiểm tra, thẩm định lại bởi các chủ nhân làm nghề biển. Tư liệu còn được b sung, có tính chất minh họa bằng một số hình ảnh do chúng tôi chụp đối với các hoạt động, sản phẩm ph biến của nghề biển hiện nay. Đối với một số công cụ, phương tiện, hoạt động nghề biển truyền thống mang đặc trưng của Thanh Hoá trước kia, nay không còn được dùng thì chúng tôi kí hoạ thông qua l i kể của ngư dân. Điền dã được chúng tôi chú trọng, xem là phương pháp quan trọng nhất để có nguồn tư liệu phục vụ cho luận án. 4.2. Phương pháp thống kê Trên cơ sở phương pháp điều tra, điền dã, chúng tôi thống kê, thu thập và xử lý số liệu hệ thống vốn từ ngữ nghề biển của ba nghề: nghề cá, nghề làm mắm và sản xuất muối. Đây là hệ thống vốn từ ngữ mà ngư dân Thanh Hoá dùng để giao tiếp, hành nghề. Các kết quả thống kê được t ng hợp dưới các bảng biểu, biểu đồ để làm cứ liệu cho việc phân tích, đánh giá các nội dung của luận án. 4.3. Phương pháp ph n tích - t ng hợp Phương pháp phân tích - t ng hợp được chúng tôi dùng để miêu tả, phân tích từ ngữ nghề biển ở Thanh Hoá trên ba phương diện chính: cấu tạo, ngữ ngh a, định 5 danh. Trên cơ sở phân tích, miêu tả, t ng hợp đó, chúng tôi khái quát, rút ra những nhận xét, đánh giá cho mỗi nội dung; ch ra đặc trưng khái quát về v n hoá biển xứ Thanh thể hiện qua từ ngữ nghề nghiệp. 4.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Từ ngữ nghề nghiệp là sản phẩm nhận thức của ngư i làm nghề, gắn liền với đặc điểm môi trư ng địa lý tự nhiên, v n hoá xã hội của từng vùng. Do vậy, nghiên cứu từ nghề nghiệp không ch tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ mà còn từ nhiều phương diện khác như v n hoá học, lịch sử, xã hội,…Cho nên, để làm rõ đặc trưng từ ngữ nghề biển ở Thanh Hoá, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành mà trọng tâm là cách tiếp cận ngôn ngữ - v n hoá học. 4.5. Thủ pháp mô hình hóa Trên cơ sở những những phân tích, luận giải các vấn đề liên quan đến luận án, chúng tôi khái quát từ ngữ nghề biển ở Thanh Hoá thành những mô hình như: mô hình cấu tạo từ (dựa trên tính chất, quan hệ giữa yếu tố tạo từ, có tính chất phương ngữ - toàn dân, độc lập – không độc lập, các thành tố trực tiếp); mô hình định danh (dựa trên dấu hiệu đặc trưng của đối tượng được lựa chọn định danh). 4.6. Thủ pháp so sánh Để làm n i rõ những vấn đề, nội dung nghiên cứu của luận án, chúng tôi có sự so sánh từ ngữ nghề biển Thanh Hóa với các vốn từ có liên quan như, với từ toàn dân, từ địa phương, tiếng lóng và đặc biệt là với thuật ngữ và từ nghề nghiệp nghề gốm nhằm làm rõ tính chất, đặc trưng vừa chung, vừa riêng của từ ngữ nghề biển ở Thanh Hoá. 5. Đ ng g p của luận án - Luận án đã thu thập, thống kê được một số lượng vốn từ ngữ nghề biển khá lớn ở vùng biển Thanh Hóa. Đây là vốn tư liệu ngôn ngữ quan trọng mà ch có thể có được chủ yếu thông qua điều tra điền dã từ thực địa. - Nghiên cứu từ nghề biển từ bình diện ngôn ngữ - v n hóa, luận án đã không những làm rõ giá trị về mặt ngôn ngữ mà còn góp phần ch ra những đặc trưng về tư duy, nhận thức, sắc thái v n hóa địa phương xứ Thanh qua từ nghề nghiệp. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của u n án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án đã miêu tả cặn kẽ, chi tiết và trình bày những đặc trưng ngôn ngữ v n hoá của ba lớp từ ngữ được khảo sát: lớp từ ch công cụ, phương tiện; lớp từ ch hoạt động và lớp từ ch sản phẩm. Đồng th i, luận án cung cấp danh mục từ ngữ dưới dạng phụ lục bao gồm danh mục từ ngữ của ba lớp từ ngữ trên và danh mục từ ngữ ch : hiện tượng tự nhiên; t chức, cá nhân; ngư trư ng đánh bắt; th i vụ; nguyên vật liệu; đơn vị đo lư ng. Đây là những tư liệu hữu ích cho những công trình nghiên cứu tiếp theo trong l nh vực nghiên cứu từ nghề nghiệp nói chung, từ nghề biển nói riêng. - Luận án nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp theo hướng mới, đó là từ bình diện ngôn ngữ - v n hóa chứ không phải thuần túy từ bình diện ngôn ngữ theo hướng cấu trúc như trước nay vẫn được nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần thúc đẩy tích cực phát triển chuyên ngành Từ vựng học tiếng Việt. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Trên cơ sở tư liệu được thống kê, miêu tả, phân tích, luận án góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị v n hoá truyền thống về nghề biển xứ Thanh thông qua vốn từ nghề nghiệp. - Luận án cung cấp hệ thống vốn từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa, trong đó có những từ ngữ biểu thị nghề hiện nay không tồn tại, góp phần làm phong phú kho từ vựng tiếng Việt. 7. ố cục củ u n án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, phần Nội dung của luận án gồm các chương: Chương 1. T ng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài. Chương 2: Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của từ ngữ ch công cụ, phương tiện nghề biển ở Thanh Hóa. Chương 2: Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của từ ngữ ch quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa. Chương 4: Đặc trưng ngôn ngữ - v n hóa của từ ngữ ch sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI Xã hội luôn tồn tại những khác biệt bởi sự xuất hiện các tầng lớp, giai cấp, ngành nghề khác nhau và chúng đều được phản ánh vào ngôn ngữ. Những khác biệt đó càng thể hiện rõ và phức tạp thêm khi có sự chuyên biệt hóa, chuyên môn hóa trong sản xuất và phân công lao động. Đây là cơ sở xã hội để tạo ra một lớp từ ngữ gắn bó chặt chẽ với một ngành nghề sản xuất nhất định. Mặt khác, trong sự phát triển của xã hội, con ngư i ngày càng nhận thức sâu hơn, biết nhiều hơn, tìm ra cái mới và đòi hỏi phải được gọi tên, đặt tên. Do đó, những ngư i làm nghề trong quá trình lao động luôn phải b sung những lớp từ ngữ nghề nghiệp, từ ngữ chuyên môn để phục vụ cho việc giao tiếp trong nghề. Nói cách khác, sự chuyên môn hóa các ngành được phản ánh trong ngôn ngữ không phải là sự khác biệt về ngữ pháp và các tiếng giai cấp mà là sự tạo ra những từ ngữ chuyên môn, những từ ngữ này chủ yếu ch có những ngư i làm nghề nghiệp đó mới hiểu được [130, tr.2]. Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao tiếp chung, ph quát cho toàn cộng đồng xã hội, không bị lệ thuộc bởi ranh giới địa lý và địa vị xã hội. Nó được hình thành, gắn chặt với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội và là một sản phẩm của lịch sử [39, tr.212]. Quá trình thống nhất dân tộc cũng là quá trình thống nhất ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong một dân tộc vẫn tồn tại những vùng địa lý, cư trú, tầng lớp xã hội khác nhau. Ngôn ngữ dân tộc bên cạnh những lớp từ dùng chung cho toàn xã hội thì vẫn có những khác biệt ở từng vùng miền, từng ngành nghề, trong đó, có một lớp từ ngữ của những ngư i làm nghề - từ ngữ nghề nghiệp. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày t ng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề có tính chất lý thuyết liên quan đến từ ngữ nghề nghiệp nói chung, từ ngữ nghề biển Thanh Hóa nói riêng làm định hướng nghiên cứu cho luận án. 1.1. T ng qu n t nh h nh nghiên cứu Từ ngữ nghề nghiệp là sản phẩm giao tiếp của những ngư i làm trong nghề. Nó vừa mang giá trị về mặt ngôn ngữ học, vừa mang giá trị về mặt lịch sử, v n hóa. 8 Nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp, đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp Các nhà nghiên cứu nước ngoài, tiêu biểu là các nhà nghiên cứu Xô viết: L.A. Kapanađze và A.V. Superanskaja trong khi bàn đến thuật ngữ, hệ thống thuật ngữ, các tác giả đã đề cập đến từ ngữ nghề nghiệp, đặc biệt là việc gọi tên các đối tượng [Dẫn theo 130]. Tuy nhiên, các tác giả chưa bàn sâu đến lớp từ của những ngư i làm nghề ở các phương diện định danh, ngữ ngh a mà ch đề cập đến tên gọi các đối tượng một cách khái quát. V.D. Bonđaletop - nhà ngôn ngữ học Xô viết đã phân loại các biến thể l i nói, trong có tiếng nghề nghiệp. Theo tác giả, tiếng nghề nghiệp thật sự (đúng hơn là những hệ thống từ vựng), ví dụ như tiếng của ngư i đánh cá, những ngư i đi s n, thợ đồ gốm, công nhân làm gỗ, ngư i làm len, thợ đóng dày, và cả những ngư i làm các ngành nghề khác [Dẫn theo 130, tr.2]. Tuy nhiên, nghiên cứu của ông mới ch dừng lại ở những quan niệm khái quát, nêu ra những hiện tượng ngôn ngữ đơn l của những ngư i làm nghề, mà chưa nghiên cứu cụ thể từ ngữ nghề nghiệp trên các phương diện cấu tạo, hay định danh, ngữ ngh a. IU.V.Rozdextvenxki khi đề cập đến vấn đề giáo dục ngôn ngữ nghề nghiệp tuy không bàn sâu đến từ ngữ nghề nghiệp nhưng tác giả cũng đã ch ra lớp từ được cá nhân học theo loại hình công việc . Theo ông, từ điển bách khoa là một trong những cơ sở của giáo dục ngôn ngữ nghề nghiệp, trong việc lựa chọn và giải thích vốn từ vựng nghề nghiệp [66, tr.369]. Việt Nam, từ nghề nghiệp đã được các nhà Việt ngữ học đề cập đến trong các giáo trình ngôn ngữ học từ những n m 6 , 7 của thế k XX. Nguy n V n Tu trong Từ vựng học tiếng Việt hiện đại [115] là một trong những nhà ngôn ngữ học đầu tiên của Việt Nam trong khi trình bày hệ thống vốn từ tiếng Việt hiện đại đã đề cập đến lớp từ thuộc về nhóm ngư i làm nghề - từ nghề nghiệp. Tuy nhiên, ông cũng mới ch dừng lại ở việc nêu khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể vào từng nghề. Đỗ Hữu Châu trong giáo trình Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt [24] cũng đã có những 9 những nghiên cứu nhất định về từ nghề nghiệp nhưng tác giả cũng ch mới đưa ra khái niệm làm nền tảng cho nghiên cứu. Về sau này, các tác giả như Hoàng Thị Châu trong Phương ngữ học tiếng Việt [27], Nguy n Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt [43], nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt [29] cũng đã đề cập đến từ nghề nghiệp và phân biệt từ nghề nghiệp với các lớp từ khác (thuật ngữ, tiếng lóng, từ địa phương). Đặc điểm chung của các công trình trên là các nhà nghiên cứu xem từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị công cụ, sản phẩm lao động, quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này, nếu không là ngư i trong nghề sẽ khó hiểu, thậm chí có những từ ngữ nghề nghiệp mà ngư i ngoài nghề không thể hiểu. Do tính chất của giáo trình, các tác giả mới ch dừng lại ở mức độ khái quát, chưa đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ mối quan hệ giữa từ ngữ nghề nghiệp với từ địa phương, thuật ngữ, tiếng lóng. Các nhà nghiên cứu cũng chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu từ ngữ nghề nghiệp ở phương diện cấu tạo, đặc điểm về định danh, ngữ ngh a từ bình diện ngôn ngữ - v n hóa. Trong những n m gần đây, nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp từng nghề cụ thể trong từng địa phương đã được nhiều tác giả quan tâm. Đó là các bài viết: Nguy n V n An [1], Hoàng Trọng Canh [19], Lê Viết Chung [28], Phạm Hùng Việt [132]. Ngoài ra, còn có một số các luận v n của các tác giả: Ngôn Thị Bích [12], Trần Thị Ngọc Hoa [54], Phan Thị Tố Huyền [60], Phạm Bá Tân [92], Bùi Thị Lệ Thu [107],... Các bài viết và các luận v n được công bố trên đã bước đầu nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp trên các phương diện cấu tạo, định danh; khảo sát một số lượng đáng kể từ ngữ của từng nghề; phân tích mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với từ địa phương, từ toàn dân, thuật ngữ. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu đó ch ở phạm vi hẹp, chủ yếu là làng nghề truyền thống của một địa phương hoặc do tính chất của công trình, các tác giả chưa có điều kiện đi sâu phân tích về vấn đề định danh, ngữ ngh a; chưa nghiên cứu từ ngữ nghiệp từ phương diện ngôn ngữ - v n hóa một cách quy mô có hệ thống.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan