Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của việt nam....

Tài liệu Luận án ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của việt nam.

.PDF
308
229
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ***** TRẦN VƯƠNG THỊNH ƯỚC LƯỢNG MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU CỦA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 1 NĂM 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ***** TRẦN VƯƠNG THỊNH ƯỚC LƯỢNG MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU CỦA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO TP.HỐ CHÍ MINH – THÁNG 1 NĂM 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Trần Vương Thịnh, nghiên cứu sinh Khóa 20, niên khóa 2015-2018, Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh. Tôi cam đoan rằng luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả với sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2020 Người cam đoan Trần Vương Thịnh ii LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi là PGS.TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo. Cô đã tận tình hướng dẫn và đóng góp các ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận án một cách tốt nhất. Cô cũng là người đã động viên và khuyến khích tôi vượt qua những lúc chán nản và khó khăn trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô của Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM đã giảng dạy và trang bị các kiến thức cần thiết cho việc nghiên cứu trong suốt quá trình theo học nghiên cứu sinh tại trường. Tôi cũng gởi lời biết ơn đến các thầy cô đã chân thành góp ý trong quá trình bảo vệ luận án của tôi, giúp tôi hoàn thiện luận án chỉn chu nhất có thể. Cuối cùng, tôi xin được gởi lời cám ơn đến các đồng nghiệp của tôi, những người đã nhiệt tình giúp đỡ và tư vấn để tôi có thể hoàn thành luận án như mong muốn. Tôi xin được cảm ơn sự chia sẻ và động viên của gia đình tôi, là nguồn động lực để tôi thực hiện và hoàn thành luận án. TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2020 Tác giả luận án Trần Vương Thịnh iii TÓM TẮT LUẬN ÁN Vì dự trữ ngoại hối (DTNH) giúp điều hành tỷ giá theo hướng chính phủ mong muốn và làm giảm tổn thương nền kinh tế khi có cú sốc xảy ra nên các quốc gia đều cố gắng gia tăng DTNH càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, càng dự trữ nhiều ngoại hối thì càng tốn kém chi phí cơ hội do lợi nhuận thu được từ đầu tư các tài sản ngoại hối luôn thấp hơn đầu tư các tài sản thông thường. Vì thế, các nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra nhiều phương pháp đo lường mức dự trữ ngoại hối tối ưu (DTNHTU) của quốc gia, trong đó nổi bật lên ba phương pháp chính yếu gồm phương pháp đo lường theo kinh nghiệm, phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH và phương pháp dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH. Luận án đã đưa ra mục tiêu nghiên cứu là lựa chọn phương pháp ước lượng mức DTNHTU phù hợp cho Việt Nam trong ba phương pháp này, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước từ kết quả thực nghiệm của phương pháp được lựa chọn. Bằng cách sử dụng dữ liệu theo năm và quý thuộc giai đoạn 2005 – 2017 cùng với phương pháp nghiên cứu định tính như mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh và các phương pháp định lượng như phương pháp ARCH, ADF, OLS, Lọc HP, ARDL, luận án đã thực nghiệm ba phương pháp nói trên cho Việt Nam. Kết quả cho thấy rằng vào cuối giai đoạn nghiên cứu – cuối năm 2017, DTNHTU xấp xỉ (cao hoặc thấp hơn không nhiều) so với mức DTNH thực tế nên Việt Nam vẫn cần tiếp tục gia tăng DTNH trong thời gian tới nhưng không cần thiết đẩy nhanh tốc độ tăng DTNH. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra rằng phương pháp dựa vào chi phí – lợi ích của DTNH là phù hợp để áp dụng cho Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Từ đó, luận án đã có những gợi ý chính sách phù hợp cho Việt Nam như hoàn thiện cách tính các biến số trong mô hình ước lượng mức DTNHTU; ước lượng trước mức DTNHTU cho năm kế hoạch; kiểm soát mức DTNHTU và gia tăng DTNH bằng cách (i) giảm xác suất vỡ nợ quốc gia thông qua tiết chế nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư gián tiếp, kiểm soát nợ nước ngoài ngắn hạn, tăng thu và giảm chi ngân sách, (ii) giảm chi phí tổn thất do vỡ nợ quốc gia bằng cách thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định với các yếu tố nội tại vững chắc, (iii) giảm có kiểm soát lãi suất cho vay VND, (iv) gia tăng DTNH bằng cách tăng nguồn thu xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút nguồn kiều hối. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN ÁN................................................................................................ iii MỤC LỤC ..................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................x DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH .................................................................................xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... xiii DANH MỤC PHỤ LỤC.............................................................................................xv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................1 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU ...........................................................1 1.1.1. Bối cảnh thực tiễn ...........................................................................................1 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu .....................................................................................4 1.1.3. Khe hở nghiên cứu ..........................................................................................7 1.1.4. Sự cần thiết nghiên cứu dự trữ ngoại hối tối ưu ở Việt Nam ............................8 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................9 1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................9 1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................9 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................................10 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................11 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................11 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................11 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................11 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................11 1.5.1.1. Phương pháp định tính ................................................................................12 1.5.1.2. Phương pháp định lượng .............................................................................12 1.5.1.3. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................14 1.5.2. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................15 1.6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ..............................................................15 1.6.1. Đóng góp về mặt học thuật............................................................................15 1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn.............................................................................16 v 1.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN ............................................................................16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...........................................................................................18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ƯỚC LƯỢNG MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU ..............................................................................................................19 2.1. DỰ TRỮ NGOẠI HỐI..................................................................................19 2.1.1. Khái niệm ngoại hối......................................................................................19 2.1.2. Khái niệm dự trữ ngoại hối ...........................................................................20 2.1.3. Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối................................................................21 2.1.4. Nguyên nhân cần thực hiện dự trữ ngoại hối .................................................24 2.1.5. Vai trò của dự trữ ngoại hối ..........................................................................26 2.1.5.1. Tác động vào tỷ giá nhằm ổn định cán cân thương mại ...............................27 2.1.5.2. Tài trợ nhằm ổn định cán cân tài chính .......................................................27 2.1.5.3. Các vai trò khác của dự trữ ngoại hối .........................................................29 2.2. MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU.............................................................30 2.2.1. Sự cần thiết phải xác định mức dự trữ ngoại hối tối ưu...................................30 2.2.2. Khái niệm mức dự trữ ngoại hối tối ưu...........................................................32 2.3. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU BẰNG ĐO LƯỜNG THEO KINH NGHIỆM .........................................................35 2.3.1. Các phương pháp truyền thống......................................................................35 2.3.1.1. Dựa vào doanh số nhập khẩu ......................................................................35 2.3.1.2. Dựa vào nợ nước ngoài ngắn hạn ...............................................................36 2.3.1.3. Dựa vào cung tiền rộng M2.........................................................................37 2.3.1.4. Dựa vào GDP..............................................................................................37 2.3.2. Các phương pháp kết hợp..............................................................................38 2.3.2.1. Kết hợp nợ nước ngoài ngắn hạn và thâm hụt tài khoản vãng lai ................38 2.3.2.2. So sánh các phương pháp truyền thống và chọn mức dự trữ cao nhất .........38 2.3.2.3. Kết hợp cả ba phương pháp truyền thống phổ biến và lấy số tổng ...............39 2.3.3. Phương pháp ARA EM của IMF ...................................................................39 2.3.4. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan..........................................................41 2.3. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU DỰA THEO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI .............43 2.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan..........................................................43 vi 2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối ...................................................48 2.4.2.1. Quy mô nền kinh tế......................................................................................49 2.4.2.2. Tính dễ tổn thương của tài khoản vãng lai...................................................50 2.4.2.3. Tính dễ tổn thương của tài khoản tài chính..................................................51 2.4.2.4. Tính linh động của tỷ giá.............................................................................52 2.4.2.5. Chi phí cơ hội..............................................................................................53 2.4.2.6. Tính ổn định của quốc gia ...........................................................................53 2.4.3. Các nhận xét rút ra nhằm xây dựng mô hình thực nghiệm cho Việt Nam ......54 2.5. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU DỰA THEO CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA DỰ TRỮ NGOẠI HỐI .............................56 2.5.1. Cách tiếp cận “chi phí – lợi ích” của dự trữ ngoại hối theo Heller (1966). ......56 2.5.2. Mô hình của Frankel và Jovanovic (1981)......................................................57 2.5.2.1. Mô hình lý thuyết.........................................................................................57 2.5.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan........................................................58 2.5.3. Mô hình của Ben-Bassat và Gottlieb (1992) ...................................................61 2.5.3.1. Mô hình lý thuyết.........................................................................................61 2.5.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan........................................................66 2.5.4. Các nhận xét rút ra nhằm xây dựng mô hình thực nghiệm cho Việt Nam ......69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...........................................................................................73 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU CỦA VIỆT NAM .................................................................................74 3.1. ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG THEO KINH NGHIỆM ..................74 3.1.1. Các phương pháp truyền thống.......................................................................74 3.1.2. Các phương pháp kết hợp...............................................................................75 3.1.3. Phương pháp ARA EM của IMF ....................................................................75 3.1.4. Dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................76 3.2. ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP DỰA THEO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI...................................................................................77 3.2.1. Xây dựng mô hình thực nghiệm cho Việt Nam..............................................77 3.2.2. Phương pháp xác định các biến trong mô hình...............................................80 3.2.2.1. Mức dự trữ ngoại hối tối ưu ........................................................................80 3.2.2.2. Quy mô nền kinh tế......................................................................................80 vii 3.2.2.3. Tính dễ tổn thương của tài khoản vãng lai...................................................80 3.2.2.4. Tính dễ tổn thương của tài khoản tài chính .................................................82 3.2.2.5. Tính linh động của tỷ giá.............................................................................82 3.2.2.6. Chi phí cơ hội..............................................................................................83 3.2.3. Trình tự thực hiện mô hình thực nghiệm........................................................85 3.2.4. Dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................91 3.3. ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP DỰA THEO CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA DỰ TRỮ NGOẠI HỐI ..................................................................................................92 3.3.1. Mô hình thực nghiệm cho Việt Nam..............................................................92 3.3.2. Phương pháp xác định các biến của mô hình thực nghiệm .............................93 3.3.2.1. Xác định chi phí cơ hội................................................................................93 3.3.2.2. Xác định chi phí tổn thất do vỡ nợ quốc gia ................................................93 3.3.2.3. Xác định mô hình tính phí bù đắp rủi ro nhằm tính xác suất vỡ nợ quốc gia và xác suất vỡ nợ biên quốc gia .........................................................................95 3.3.2.4. Trình tự thực hiện mô hình tính phí bù đắp rủi ro nhằm tính xác suất vỡ nợ quốc gia và xác suất vỡ nợ biên quốc gia.......................................................... 100 3.3.3. Cách thức ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam..................106 3.3.4. Dữ liệu nghiên cứu....................................................................................... 106 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 109 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU CỦA VIỆT NAM .....................................................................................................110 4.1. THỰC TRẠNG DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VIỆT NAM .....................................110 4.1.1. Quy mô dự trữ ngoại hối Việt Nam .............................................................. 110 4.1.2. Cơ cấu dự trữ ngoại hối Việt Nam................................................................ 112 4.2. KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG THEO KINH NGHIỆM .....116 4.2.1. Các phương pháp truyền thống.....................................................................116 4.2.1.1. Phương pháp dựa vào doanh số nhập khẩu ...............................................116 4.2.1.2. Phương pháp dựa vào nợ nước ngoài ngắn hạn ........................................118 4.2.1.3. Phương pháp dựa vào cung tiền rộng M2..................................................121 4.2.2. Phương pháp ARA EM của IMF ..................................................................123 4.2.2.1. Kết quả thực nghiệm phương pháp ARA EM cho Việt Nam ....................... 123 viii 4.2.2.2. So sánh kết quả thực nghiệm cho Việt Nam theo phương pháp ARA EM và theo các phương pháp truyền thống .......................................................................125 4.3. KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP DỰA THEO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI..................................................................127 4.3.1. Tính toán các biến của mô hình thực nghiệm...............................................127 4.3.1.1. Tính toán biến động của xuất khẩu............................................................ 127 4.3.1.2. Tính toán biến động của tỷ giá ..................................................................128 4.3.1.3. Tính các biến còn lại của mô hình thực nghiệm.........................................129 4.3.2. Thống kê mô tả các biến..............................................................................129 4.3.3. Kiểm định tính dừng của các biến................................................................ 132 4.3.4. Hồi quy OLS cho mô hình thực nghiệm ......................................................133 4.3.5. Kiểm định các khuyết tật của mô hình ......................................................... 134 4.3.5.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ......................................................... 135 4.3.5.2. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ................................................135 4.3.5.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ......................................................... 135 4.3.6. Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam .................................138 4.4. KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP DỰA THEO CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA DỰ TRỮ NGOẠI HỐI.......................................................................................... 140 4.4.1. Xác định chi phí cơ hội ................................................................................140 4.4.2. Xác định chi phí tổn thất do vỡ nợ quốc gia .................................................140 4.4.3. Xác định xác suất vỡ nợ quốc gia .................................................................143 4.4.3.1. Tính toán các biến của mô hình tính phí bù đắp rủi ro.............................. 143 4.4.3.2. Thống kê mô tả các biến của mô hình tính phí bù đắp rủi ro ....................144 4.4.3.3. Kiểm định tính dừng các biến của mô hình tính phí bù đắp rủi ro.............146 4.4.3.4. Thực hiện hồi quy mô hình ARDL............................................................. 147 4.4.3.5. Các kiểm định nhằm đảm bảo mô hình ARDL đáng tin cậy ......................148 4.4.3.6. Tính xác suất vỡ nợ quốc gia ....................................................................150 4.4.4. Xác định xác suất vỡ nợ biên quốc gia ......................................................... 151 4.4.5. Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam..................................151 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 156 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ..............157 5.1. KẾT LUẬN....................................................................................................157 ix 5.1.1. Đối với phương pháp đo lường theo kinh nghiệm........................................157 5.1.2. Đối với phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối..158 5.1.3. Đối với phương pháp dựa theo chi phí – lợi ích của dự trữ ngoại hối...........159 5.2. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU PHÙ HỢP CHO VIỆT NAM ..................................................................161 5.2.1. Các điều kiện lựa chọn phương pháp phù hợp cho Việt Nam ......................161 5.2.2. Đối với phương pháp đo lường theo kinh nghiệm........................................162 5.2.3. Đối với phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối..164 5.2.4. Đối với phương pháp dựa theo chi phí – lợi ích của dự trữ ngoại hối...........166 5.3. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM............................................168 5.3.1. Hoàn thiện cách tính các biến của mô hình ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu theo phương pháp chi phí – lợi ích của dự trữ ngoại hối .............................. 168 5.3.2. Ước lượng trước mức dự trữ ngoại hối tối ưu cho năm kế hoạch..................170 5.3.3. Các gợi ý chính sách nhằm kiểm soát mức dự trữ ngoại hối tối ưu và gia tăng dự trữ ngoại hối trong thời gian tới.................................................................171 5.3.3.1. Các gợi ý chính sách từ biến số xác suất vỡ nợ quốc gia ........................... 171 5.3.3.2. Các gợi ý chính sách từ biến số chi phí tổn thất do vỡ nợ quốc gia............177 5.3.3.3. Các gợi ý chính sách từ biến số chi phí cơ hội...........................................178 5.3.3.4. Các gợi ý chính sách từ biến số dự trữ ngoại hối thực tế ........................... 179 5.4. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG ........182 5.4.1. Hạn chế của luận án .....................................................................................182 5.4.2. Hướng nghiên cứu mở rộng..........................................................................183 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................... 184 KẾT LUẬN..............................................................................................................185 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt 2SLS Tiếng Anh Tiếng Việt Two-Stage Least Squares Phương pháp bình phương tối thiểu hai giai đoạn ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á ADF Augmented Dickey-Fuller Kiểm định Dickey-Fuller mở rộng ARA EM Assessing reserve adequacy for Đánh giá mức độ đủ (tối ưu) dự trữ ARCH ARDL emerging markets ngoại hối ở các quốc gia mới nổi Autoregressive Conditional Mô hình phương sai có điều kiện Heteroscedasticity thay đổi tự hồi quy Autoregressive Distributed Lag Mô hình phân phối trễ và tự hồi quy COFER Currency Composition of Official Thống kê về cơ cấu dự trữ ngoại Foreign Exchange Reserves hối chính thức của IMF DTNH Dự trữ ngoại hối DTNHTT Dự trữ ngoại hối thực tế DTNHTU Dự trữ ngoại hối tối ưu EC Error Correction Mô hình hiệu chỉnh sai số GARCH Generalized Autoregressive Mô hình phương sai có điều kiện Conditional Heteroscedasticity thay đổi tự hồi quy tổng quát GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GLS Generalized Least Squares Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát GSO General Statistics Office of Tổng cục Thống kê Việt Nam Vietnam HP HP (Hodrick-Prescott) Filter Phương pháp Lọc HP ICE Intercontinental Exchange Sàn giao dịch Liên Lục Địa xi Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt IFS International Financial Statistics Thống kê tài chính quốc tế của IMF IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế LIBOR London Interbank Offered Rate Lãi suất LIBOR NHTW Ngân hàng trung ương NHNN Ngân hàng nhà nước OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường SDR Special drawing right Quyền rút vốn đặc biệt VIF Variance Inflation Factor Nhân tử phóng đại phương sai WLS Weighted Least Squares Phương pháp bình phương tối thiểu có trọng số xii DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1. Loại dữ liệu và nguồn thu thập dữ liệu cho phương pháp đo lường theo kinh nghiệm 76 2 Bảng 3.2. Cách tính các biến và kỳ vọng dấu của mô hình thực nghiệm 84 3 Bảng 3.3. Loại dữ liệu và nguồn thu thập dữ liệu cho phương pháp dựa 91 theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH 4 Bảng 3.4. Cách tính các biến của mô hình tính phí bù đắp rủi ro 100 5 Bảng 3.5. Loại dữ liệu và nguồn thu thập dữ liệu cho phương pháp dựa 107 theo chi phí – lợi ích của DTNH 6 Bảng 4.1. Cơ cấu dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017 113 7 Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả các biến của mô hình thực nghiệm 129 8 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định tính dừng các biến bằng ADF 132 9 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy OLS cho mô hình thực nghiệm 133 10 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy OLS cho mô hình thực nghiệm (loại biến open) 134 11 Bảng 4.6. Kết quả tính VIF của các biến độc lập 135 12 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình 136 13 Bảng 4.8. Khắc phục tự tương quan với ma trận hiệp phương sai Newey-136 West 14 Bảng 4.9. Bảng thống kê mô tả các biến của mô hình tính phí bù đắp rủi ro 144 15 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định tính dừng các biến bằng ADF 147 16 Bảng 4.11. Phương trình cân bằng dài hạn của mô hình ARDL 148 17 Bảng 5.1. Nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017 167 HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án 14 2 Hình 2.1. Bộ ba bất khả thi 24 xiii DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 1.1. Dự trữ ngoại hối thế giới giai đoạn 2000 – 2017 2 2 Biểu đồ 1.2. Dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 2 3 Biểu đồ 2.1. Dự trữ ngoại hối các nước đã và đang phát triển giai 26 đoạn 2000 – 2017 4 Biểu đồ 4.1. Quy mô dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2005 – 110 2017 5 Biểu đồ 4.2. Dự trữ ngoại hối thực tế theo tháng nhập khẩu của Việt 116 Nam giai đoạn 2005 – 2017 6 Biểu đồ 4.3. Dự trữ ngoại hối thực tế và tối ưu theo doanh số nhập 117 khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017 7 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ dự trữ ngoại hối thực tế và nợ nước ngoài ngắn hạn 119 của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017 8 Biểu đồ 4.5. Dự trữ ngoại hối thực tế và tối ưu theo nợ nước ngoài 120 ngắn hạn của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017 9 Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ dự trữ ngoại hối thực tế và M2 của Việt Nam giai 121 đoạn 2005 – 2017 10 Biểu đồ 4.7. Dự trữ ngoại hối thực tế và tối ưu theo cung tiền rộng 122 M2 của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017 11 Biểu đồ 4.8. Dự trữ ngoại hối thực tế và tối ưu theo phương pháp 124 ARA EM của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017 12 Biểu đồ 4.9. Dự trữ ngoại hối thực tế và tối ưu dựa theo phương pháp các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017 138 xiv STT Tên biểu đồ Trang 13 Biểu đồ 4.10. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2005 141 – 2017 14 Biểu đồ 4.11. GDP thực tế và tiềm năng của Việt Nam giai đoạn 142 2005 – 2017 15 Biểu đồ 4.12. Kiểm định tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư 149 16 Biểu đồ 4.13. Dự trữ ngoại hối thực tế và tối ưu dựa theo phương 153 pháp chi phí – lợi ích của DTNH của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017 xv DANH MỤC PHỤ LỤC STT 1 Tên phụ lục Phụ lục 1 - Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu bằng phương pháp đo lường theo kinh nghiệm 1.1 Phụ lục 1.1. Bảng dữ liệu thu thập đã được xử lý giai đoạn 2005 - 2017 1.2 Phụ lục 1.2. Bảng quy mô dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017 1.3 1.4 1.5 1.6 2 2.1 Phụ lục 1.3. Bảng tính dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam dựa theo doanh số nhập khẩu giai đoạn 2005 – 2017 Phụ lục 1.4. Bảng tính dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam dựa theo nợ nước ngoài ngắn hạn giai đoạn 2005 – 2017 Phụ lục 1.5. Bảng tính dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam dựa theo cung tiền rộng M2 giai đoạn 2005 – 2017 Phụ lục 1.6. Bảng tính dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam theo phương pháp ARA EM giai đoạn 2005 – 2017 Phụ lục 2 - Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu bằng phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối Phụ lục 2.1. Bảng dữ liệu thu thập đã được xử lý giai đoạn 2005 - 2017 Phụ lục 2.2. Tính biến số biến động xuất khẩu Phụ lục 2.2.1. Bảng tính kết quả biến động xuất khẩu theo quý giai đoạn 2.2 2004 – 2017 Phụ lục 2.2.2. Kiểm định hiệu ứng ARCH của biến expch Phụ lục 2.2.3. Mô hình ARCH(2) của biến expch Phụ lục 2.3. Tính biến số biến động tỷ giá Phụ lục 2.3.1. Bảng tính kết quả biến động tỷ giá theo quý giai đoạn 2003 – 2.3 2017 Phụ lục 2.3.2. Kiểm định hiệu ứng ARCH của biến lnexrate Phụ lục 2.3.3. Mô hình ARCH(4) của biến lnexrate xvi STT Tên phụ lục Phụ lục 2.4. Dữ liệu các biến số của mô hình nghiên cứu 2.4 Phụ lục 2.4.1. Bảng tính các biến số theo quý giai đoạn 2005 – 2017 Phụ lục 2.4.2. Thống kê mô tả các biến số Phụ lục 2.5. Kiểm định tính dừng của các biến số Phụ lục 2.5.1. Kiểm định tính dừng của biến lnres Phụ lục 2.5.2. Kiểm định tính dừng của biến lngdp Phụ lục 2.5.3. Kiểm định tính dừng của biến open 2.5 Phụ lục 2.5.4. Kiểm định tính dừng của biến expv Phụ lục 2.5.5. Kiểm định tính dừng của biến fpi Phụ lục 2.5.6. Kiểm định tính dừng của biến erv Phụ lục 2.5.7. Kiểm định tính dừng của biến cost Phụ lục 2.6. Hồi quy OLS cho mô hình nghiên cứu 2.6 Phụ lục 2.6.1. Hồi quy OLS mô hình nghiên cứu Phụ lục 2.6.2. Hồi quy OLS mô hình nghiên cứu (loại biến open) Phụ lục 2.7. Kiểm định các khuyết tật của mô hình Phụ lục 2.7.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 2.7 Phụ lục 2.7.2. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Phụ lục 2.7.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan 2.8 3 3.1 Phụ lục 2.8. Mức dự trữ ngoại hối tối ưu và thực tế Phụ lục 3 - Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu bằng phương pháp dựa theo chi phí – lợi ích của dự trữ ngoại hối Phụ lục 3.1. Bảng dữ liệu thu thập đã được xử lý giai đoạn 2005 - 2017 Phụ lục 3.2. Tính tổn thất sản lượng GDP của Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2008 3.2 Phụ lục 3.2.1. Tính GDP tiềm năng bằng phương pháp Lọc HP Phụ lục 3.2.2. Bảng tính chênh lệch GDP thực tế và tiềm năng xvii STT Tên phụ lục Phụ lục 3.3. Tính biến số biến động vốn đầu tư gián tiếp Phụ lục 3.3.1. Kiểm định hiệu ứng ARCH của vốn đầu tư gián tiếp 3.3 Phụ lục 3.3.2. Mô hình ARCH(1) của vốn đầu tư gián tiếp Phụ lục 3.3.3. Bảng tính kết quả biến động của vốn đầu tư gián tiếp (FPI) theo quý giai đoạn 2005 - 2017 Phụ lục 3.4. Dữ liệu các biến số của mô hình tính phí bù đắp rủi ro 3.4 Phụ lục 3.4.1. Bảng tính các biến số theo quý giai đoạn 2005 – 2017 Phụ lục 3.4.2. Thống kê mô tả các biến số Phụ lục 3.5. Kiểm định tính dừng các biến của mô hình tính phí bù đắp rủi ro Phụ lục 3.5.1. Kiểm định tính dừng của biến lnriskp 3.5 Phụ lục 3.5.2. Kiểm định tính dừng của biến open Phụ lục 3.5.3. Kiểm định tính dừng của biến fpiv Phụ lục 3.5.4. Kiểm định tính dừng của biến lnstexd Phụ lục 3.5.5. Kiểm định tính dừng của biến fd Phụ lục 3.6. Thực hiện hồi quy mô hình ARDL 3.6 Phụ lục 3.6.1. Xác định mô hình ARDL với các độ trễ tối ưu Phụ lục 3.6.2. Hồi quy mô hình ARDL với các độ trễ tối ưu dưới dạng hiệu chỉnh sai số (EC) Phụ lục 3.7. Các kiểm định nhằm đảm bảo mô hình đáng tin cậy Phụ lục 3.7.1. Kiểm định đường bao (Bounds test) 3.7 Phụ lục 3.7.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan Phụ lục 3.7.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Phụ lục 3.7.4. Kiểm định phần dư là nhiễu trắng Phụ lục 3.7.5. Kiểm định tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư 3.8 Phụ lục 3.8. Tính xác suất vỡ nợ quốc gia ( ) 3.9 Phụ lục 3.9. Tính xác suất vỡ nợ biên quốc gia ( 3.10 Phụ lục 3.10. Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu giai đoạn 2005 - 2017 3.11 Phụ lục 3.11. Mức dự trữ ngoại hối tối ưu và thực tế giai đoạn 2005 - 2017 R) 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Trong chương này, nhằm cung cấp cách nhìn khái quát về nghiên cứu của luận án, tác giả trình bày những vấn đề cơ bản và tổng quan nhất của nghiên cứu bao gồm: sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, đóng góp mới và bố cục luận án. 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU 1.1.1. Bối cảnh thực tiễn Chính sách tỷ giá luôn là một vấn đề được chính phủ quan tâm trong điều hành kinh tế vĩ mô của một quốc gia bởi lẽ tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh quan trọng của nền kinh tế như xuất khẩu, nhập khẩu, lạm phát, tăng trưởng kinh tế… . Một trong các công cụ chính yếu nhất giúp điều hành tỷ giá phục vụ cho mục tiêu kinh tế mà chính phủ hướng đến là nguồn dự trữ ngoại hối (DTNH) của quốc gia. Vì vậy, từ lâu nay, DTNH luôn là một vấn đề quan trọng mà chính phủ các quốc gia đều quan tâm vì vai trò của nó trong việc giúp điều hành tỷ giá theo hướng chính phủ mong muốn. Hơn nữa, trong bối cảnh hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng phát triển sâu rộng, DTNH còn là công cụ phòng ngừa giúp giảm tổn thương cho nền kinh tế của một quốc gia khi có cú sốc đột ngột làm các luồng vốn có xu hướng rút ra mạnh mẽ khỏi quốc gia đó. Như vậy, DTNH còn có vai trò quan trọng khác là giúp phòng ngừa những cú sốc ở bên ngoài đất nước có thể gây tổn thương cho nền kinh tế trong nước. Trong khi đó, với xu hướng hiện tại là các quốc gia đều cố gắng hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng thì việc nền kinh tế quốc gia dễ bị tổn thương đối với các cú sốc bên ngoài đang và sẽ thường xuyên xảy ra. Các cuộc khủng hoảng gần đây đã chứng minh được tầm quan trọng của DTNH quốc gia vì nó là một trong những vũ khí phòng thủ của quốc gia và là tấm đệm thanh khoản chống lại các cú sốc bên ngoài, giúp quốc gia có thể quản lý dòng vốn ào ạt chảy ra khỏi đất nước mà không phài tốn kém khoản chi phí quá đắt đỏ (IMF, 2011). Chính vì vậy, DTNH của cả thế giới đều liên tục tăng qua các năm (xem Biểu đồ 1.1). Điều này cho thấy các quốc gia đều ý thức được tầm quan trọng của DTNH và đều tìm cách tăng thêm DTNH của quốc gia.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan