Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và ki...

Tài liệu Luận văn ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học sư phạm kỹ thuật nam định)

.PDF
102
148
51

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHẠM ĐỨC CƯỜNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA ĐẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ (NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH) LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHẠM ĐỨC CƯỜNG ¶NH H¦ëNG CñA VIÖC C¤NG Bè CHUÈN §ÇU RA §ÕN PH¦¥NG PH¸P GI¶NG D¹Y Vµ KIÓM TRA - §¸NH GI¸ (NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH) Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục (Mã số 60140120) LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết Hà Nội, tháng 08/2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Phạm Văn Quyết, người đã tận tình, tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc và quý Thầy (Cô) Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục - ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình, tạo điều kiện, truyền đạt kiến thức về chuyên ngành Đo lường - Đánh giá trong Giáo dục, cũng như cung cấp cách thức để tiến hành một nghiên cứu khoa học. Xin trân trọng cám ơn đến Ban Giám hiệu, các Thầy (cô) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành làm luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2014 Tác giả Phạm Đức Cường i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và kiểm tra - đánh giá của giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định” là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2014 Tác giả Phạm Đức Cường ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. I LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... II MỤC LỤC ................................................................................................... III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... VI DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................VII DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .............................................. X MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .............................................. 3 3. Câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 4 3.1. Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................. 4 3.2. Giả thuyết nghiên cứu:......................................................................... 4 3.3. Khung lý thuyết của đề tài ................................................................... 4 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.............................................. 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................... 5 4.2. Khách thể nghiên cứu: ......................................................................... 5 5. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu ............................................... 5 6. Mô tả mẫu .................................................................................................. 5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 6 7.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. 6 7.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 6 8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................... 7 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về CĐR và mối quan hệ giữa CĐR với Phương pháp giảng dạy và Kiểm tra - đánh giá ........................................ 7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................... 7 iii 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................ 11 1.2. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................... 14 1.2.1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra.................................................... 14 1.2.2. Phương pháp giảng dạy .................................................................. 18 1.2.3. Kiểm tra - Đánh giá ........................................................................ 27 1.2.4. Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra với phương pháp giảng dạy và kiểm tra - đánh giá ............................................................................................ 35 CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 37 2.1. Bối cảnh và địa bàn nghiên cứu ............................................................. 37 2.2. Quy trình tổ chức nghiên cứu ................................................................ 41 2.2.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 41 2.2.2. Thiết kế và hoàn thiện công cụ khảo sát.......................................... 41 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 46 CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA VỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH ......................................... 49 3.1. Thực trạng của việc công bố chuẩn đầu ra của trường ĐHSPKTNĐ ..... 49 3.1.1. Thời điểm công bố chuẩn đầu ra ..................................................... 49 3.1.2. Nội dung chuẩn đầu ra .................................................................... 51 3.2. Ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy tại trường ĐHSPKTNĐ ..................................................................................... 52 3.2.1. Phương pháp Thầy đọc - trò ghi ( PP diễn giải) .............................. 52 3.2.2. Phương pháp thuyết trình (PP Thầy giảng - trò tự ghi).................... 55 3.2.3. Phương pháp thầy nêu vấn đề và hướng giải quyết (PP thông báo)....... 56 3.2.4. Phương pháp giải thích (sử dụng hệ thống câu hỏi để giảng dạy) ....... 58 3.2.5. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (PP trình diễn). ....... 59 iv 3.2.6. Phương pháp Đặt và giải quyết vấn đề ............................................ 60 3.2.7. Phương pháp giảng thông qua việc làm Đồ án ................................ 62 3.2.8. Phương pháp giảng dạy học Nhóm ................................................. 63 3.2.9. Phương pháp giảng dạy Nghiên cứu trường hợp ............................. 64 3.2.10. Phương pháp dạy học theo Dự án ................................................. 65 3.3. Ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến hình thức và phương pháp KTĐG tại trường ĐHSPKTNĐ .................................................................... 67 3.3.1. Hình thức kiểm tra - đánh giá ............................................................. 68 3.3.1.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên ................................................ 68 3.3.1.2. Kiểm tra - đánh giá định kỳ ......................................................... 69 3.3.1.3. Kiểm tra - đánh giá tổng kết......................................................... 71 3.3.2. Phương pháp Kiểm tra - đánh giá ....................................................... 72 3.3.2.1. Tự luận ........................................................................................ 72 3.3.2.2. Trắc nghiệm khách quan .............................................................. 74 3.3.2.3. Vấn đáp ....................................................................................... 76 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 81 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ/chữ viết tắt Nội dung đầy đủ CBGD Cán bộ giảng dạy CBQL Cán bộ quản lý CĐR Chuẩn đầu ra KTĐG Kiểm tra đánh giá ĐH Đại học PPGD Phương pháp giảng dạy PPDH Phương pháp dạy học NTD Nhà tuyển dụng SV Sinh viên SVTN Sinh viên tốt nghiệp ĐHSPKTNĐ Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định vi DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Nội dung Trang Bảng 3.1 So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử dụng PPGD “Thầy đọc - trò ghi” năm học 2009 - 2010 và hiện nay Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình PPGD “Thầy đọc - trò ghi” năm học 2009-2010 và hiện nay Mối liên hệ giữa biến PPGD “Thầy đọc - trò ghi” với biến khoa So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử dụng PPGD “Thuyết trình” năm học 2009 - 2010 và hiện nay Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình PPGD “ Thuyết trình” năm học 2009-2010 và hiện nay So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử dụng PPGD “Thông báo” năm học 2009 - 2010 và hiện nay Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình “ Thông báo” năm học 2009-2010 và hiện nay So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử dụng PPGD “Giải thích” năm học 2009 - 2010 và hiện nay Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình “Giải thích” năm học 2009-2010 và hiện nay So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử dụng PPGD “Trình diễn” năm học 2009 - 2010 và hiện nay Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình PPGD “Trình diễn” năm học 2009-2010 và hiện nay So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử dụng PPGD “Đặt và giải quyết vấn đề” năm học 2009 - 2010 và hiện nay Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình PPGD “Đặt và giải quyết vấn đề” năm học 2009-2010 và hiện nay So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử dụng PPGD làm “ Đồ án” năm học 2009 - 2010 và hiện nay Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình PPGD “Đồ án” năm học 2009-2010 và hiện nay 53 Bảng 3.16 So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử dụng PPGD 63 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 vii 53 55 55 56 57 57 58 58 59 59 61 61 62 62 Tên bảng Nội dung Trang “Nhóm” năm học 2009 - 2010 và hiện nay Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình PPGD “Nhóm” năm học 2009-2010 và hiện nay Bảng 3.18 So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử dụng PPGD “Nghiên cứu trường hợp” năm học 2009 - 2010 và hiện nay Bảng 3.19 Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình PPGD “Nghiên cứu trường hợp” năm học 2009-2010 và hiện nay Bảng 3.20 So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử dụng PPGD “Dự án” năm học 2009 - 2010 và hiện nay Bảng 3.21 Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình PPGD “Dự án” năm học 2009-2010 và hiện nay So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử dụng hình Bảng 3.22 thức KTĐG “Thường xuyên” năm học 2009 - 2010 và hiện nay Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình hình thức Bảng 3.23 KTĐG “Thường xuyên” năm học 2009-2010 và hiện nay Bảng 3.24 So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử dụng hình thức KTĐG “Định kỳ” năm học 2009 - 2010 và hiện nay Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình hình thức Bảng 3.25 KTĐG “Định kỳ” năm học 2009-2010 và hiện nay So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử dụng Bảng 3.26 hình thức KTĐG “Tổng kết” năm học 2009-2010 và hiện nay Bảng 3.27 Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình hình thức KTĐG “Tổng kết” năm học 2009-2010 và hiện nay Bảng 3.28 So sánh giá trị trung bình của giảng viên sử phương pháp KTĐG “Tự luận” năm học 2009 - 2010 và hiện nay Bảng 3.29 Mối liên hệ giữa biến phương pháp KTĐG “Tự luận” với biến Khoa Bảng 3.30 Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình phương pháp KTĐG “Tự luận” năm học 2009-2010 và hiện nay So sánh điểm đánh giá trung bình của giảng viên sử Bảng 3.31 dụng phương pháp KTĐG “Trắc nghiệm” năm học 2009-2010 và hiện nay Bảng 3.17 viii 64 64 65 66 66 68 69 70 70 71 72 73 73 74 75 Tên bảng Nội dung Trang Bảng 3.32 Mối liên hệ giữa biến phương pháp KTĐG “Trắc nghiệm” với biến Khoa Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình phương pháp KTĐG “Trắc nghiệm” năm học 2009-2010 và hiện nay Mối liên hệ giữa biến phương pháp KTĐG “ Vấn đáp” với biến Khoa So sánh điểm đánh giá trung bình của giảng viên sử dụng phương pháp KTĐG “Vấn đáp” năm học 20092010 và hiện nay Bảng kiểm định so sánh giá trị trung bình phương pháp KTĐG “Vấn đáp” năm học 2009-2010 và hiện nay 75 Bảng 3.33 Bảng 3.34 Bảng 3.35 Bảng 3.36 ix 76 77 78 78 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Tên hình Nội dung Trang Hình 1.1 Các phương pháp đánh giá kết quả học tập 30 Hình 1.2 Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra với phương pháp giảng dạy và kiểm tra - đánh giá 35 Hình 1.3 Mối quan hệ giữa mục tiêu phương pháp và nội dung 36 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu trong luận văn 41 Biểu đồ 2.2 Kết quả phân tích chất lượng phiếu khảo sát bằng phần mềm QUEST. 45 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện mức độ phù hợp của các câu hỏi 46 x MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua nền giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, đang từng bước đáp ứng nhu cầu học tập, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của xã hội, GDĐH theo định hướng nghề nghiệp, ứng dụng đang từng bước được hình thành và phát triển. Quy mô đào tạo tăng nhanh, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, loại hình, phương thức đào tạo và chủ thể sở hữu cơ sở giáo dục và đào tạo. Các hoạt động liên kết đào tạo giữa các cơ sở GDĐH ở trong nước và nước ngoài đang được mở rộng. Một số cơ sở GDĐH ở trong nước đã bắt đầu áp dụng, đưa các mô hình, chuẩn mực đào tạo của nước ngoài vào Việt Nam. Chính những chuyển biến này vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở trong nước, đồng thời cũng là những thách thức đối với công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo. Xây dựng và phát triển một nền giáo dục đại học GDĐH đáp ứng nhu cầu người học, hướng đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với nhu cầu thực tế xã hội là định hướng mà ngành Giáo dục đã và đang hướng đến. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập, sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, những thách thức của tiến trình hội nhập, việc các trường ĐH nói riêng và nền GDĐH nói chung cần phải thiết lập được chuẩn chất lượng đầu ra, cũng như xây dựng được khung chương trình Quốc gia là điều bắt buộc. Việc xác định chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ là tuyên bố cần thiết để nhà trường cam kết với xã hội về việc sinh viên ra trường biết những gì, làm được những việc nào đồng thời là cơ sở để phát triển chương trình đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo. Nhà trường công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường để: Người 1 học, phụ huynh, nhà tuyển dụng, xã hội biết và giám sát; thực hiện những cam kết của Nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người học nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương pháp học tập; đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và tự học để đạt chuẩn đầu ra. Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một ngành đào tạo, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp; giúp sinh viên dựa trên chuẩn đầu ra để xây dựng cho mình kế hoạch học tập rèn luyện, phấn đấu về kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm để có thể thích ứng ngay với hoạt động nghề nghiệp. Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động. Xây dựng chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội. Công bố chuẩn đầu ra nhằm thực hiện tốt nhất cuộc vận động lớn trong giáo dục đại học “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng yêu cầu xã hội”. Xây dựng chuẩn đầu ra là yêu cầu của kiểm định chất lượng các trường Đại học. Việc công bố chuẩn đầu ra không chỉ giúp gia đình và sinh viên có thông tin về mục tiêu đào tạo, quá trình đào tạo, chất lượng đào tạo của Nhà trường mà còn là mong muốn của Nhà trường trong việc xã hội cùng tham gia giám sát và đánh giá chất lượng đào tạo tại Nhà trường, đồng thời cũng khẳng định quyết tâm của Nhà trường về không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của xã hội. 2 Chuẩn đầu ra không phải là bất biến, mà được định kỳ điều chỉnh theo sự phát triển của Nhà trường, theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội, đảm bảo định hướng phát triển đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, đảm bảo xu thế hội nhập trong nước, khu vực và thế giới. Trên quan điểm đó Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Nam Định sau 40 năm xây dựng đã phát triển và nâng cấp thành trường Đại học. Nhà trường đã trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật đa ngành, đa lĩnh vực, đa trình độ. Năm 2008 Phòng KT&ĐBCL được thành lập theo quyết định số 68 ngày 06 tháng 11 năm 2008, đã tham mưu cho BGH Nhà trường áp dụng một số biện pháp đảm bảo chất lượng theo sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và cục KT&KDCL đến nay chất lượng đào tạo của trường đã có nhiều chuyển biến tốt về nhiều mặt. Tuy nhiên, việc tổ chức áp dụng một số biện pháp đảm bảo chất lượng vẫn còn tồn tại những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để lý giải một phần nào đó cho các vấn đề nêu trên tác giả đã chọn đề tài; “Ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá (Nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định)”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ mức độ và cách thức ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra tới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá của giảng viên trường ĐHSPKT Nam Định. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và kiểm tra - đánh giá. - Xây dựng và hoàn thiện bộ công cụ khảo sát - Chỉ ra sự ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và kiểm tra - đánh giá. 3. Câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu: - Câu hỏi 1: Việc công bố chuẩn đầu ra ảnh hưởng như thế nào tới các phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường ĐHSPKTNĐ?. - Câu hỏi 2: Việc công bố chuẩn đầu ra ảnh hưởng như thế nào tới các hình thức và phương pháp KTĐG của giảng viên Trường ĐHSPKT NĐ?. 3.2. Giả thuyết nghiên cứu: - Giả thuyết thứ nhất: Việc công bố chuẩn đầu ra đã làm thay đổi theo hướng tích cực phương pháp giảng dạy của giảng viên trường ĐHSPKTNĐ. - Giả thuyết thứ hai: Việc công bố CĐR ở trường ĐHSPKTNĐ đã có ảnh hưởng đáng kể đến hình thức và phương pháp KTĐG. 3.3. Khung lý thuyết của đề tài Trên cơ sở phân tích các khái niệm về CĐR, PPGD và KTĐG đã trình bày ở phần cơ sở lý luận của nghiên cứu, tác giả đã khái quát khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài qua sơ đồ sau: - PP giảng dạy Chuẩn đầu ra - Kiểm tra - đánh giá 4 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá của giảng viên. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Giảng viên và sinh viên trường ĐHSPKTNĐ (Tuy nhiên, đối tượng sinh viên học tại trường vào thời điểm trước và sau khi nhà trường công bố CĐR trước năm 2010 đã ra trường hết, nên đề tài nghiên cứu chủ yếu trên khách thể là giảng viên). 5. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu - Đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của việc công bố CĐR đến PPGD và KTĐG thông qua toàn bộ giảng viên (có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên) trong Nhà trường, năm học 2013 - 2014 trường ĐHSPKTNĐ. - Đề tài chỉ phân tích mức độ ảnh hưởng của việc công bố CĐR đến PPGD và KTĐG, còn các yếu tố cụ thể của CĐR như; kiến thức, kỹ năng, thái độ thì trong khuôn khổ của luận văn chưa đề cập tới. 6. Mô tả mẫu Mẫu khảo sát giảng viên: - Dung lượng mẫu: 171 giảng viên - Cách chọn: Luận văn nghiên cứu và xem xét ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá của giảng viên vào năm 2010 (là năm Nhà trường công bố chuẩn đầu ra), vì vậy chúng tôi chọn mẫu là những cán bộ giảng viên có thâm niên công tác tại trường từ 5 năm trở lên có số lượng là 171 giảng viên, với dung lượng mẫu như vậy nên nghiên cứu tiến hành khảo sát toàn bộ số giảng viên này. 5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Đây là một đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của việc công CĐR đến PPGD và KTĐG của nhà trường, được xem xét trên bình diện đo lường và đánh giá. Lần đầu tiên việc công bố chuẩn đầu ra của trường ĐHSPKTNĐ được nghiên cứu đánh giá một cách có hệ thống, vượt qua những trở ngại tất yếu của các công trình nghiên cứu có tính “khai phá” đề tài nghiên cứu sẽ mang ý nghĩa cả trong lí luận GDĐH, lẫn trong lĩnh vực ứng dụng đo lường đánh giá trong giáo dục. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đánh giá và phân tích các số liệu thu được từ việc đánh giá ảnh hưởng của việc công bố CĐR đến PPGD và KTĐG, tác giả sẽ đưa ra các kết luận và khuyến nghị mới giúp cho lãnh đạo Nhà trường thấy được hoạt động của việc công bố chuẩn đầu ra, có ảnh hưởng đến phương pháp giảng dạy và hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá của CBGD hay không? để từ đó đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp nhằm mục đính nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. 8. Cấu trúc của luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Mối quan hệ giữa công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và kiểm tra - đánh giá Kết luận 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về CĐR và mối quan hệ giữa CĐR với Phương pháp giảng dạy và Kiểm tra - đánh giá 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Theo tác giả Stephen Adam trong tài liệu “Giới thiệu về mục tiêu và công cụ của tiến trình Bologna” thì CĐR được biết đến từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 trong tác phẩm “Các trường dạy hành vi” của Ivan Pavlov (1849-1936). Pavlov đã thực hiện thí nghiệm phản xạ có điều kiện. Sau đó, nhà tâm lý học J.Watson (1878 - 1958) và BF Skinner (1904 - 1990) là những người đầu tiên tiếp cận hành vi, để giải thích các hành vi của con người có liên quan đến các nhân tố bên ngoài. Theo ông, CĐR “là phát biểu về những gì người học được dự kiến sẽ biết, hiểu hoặc có thể chứng minh vào thời điểm cuối của quá trình học tập”. Dựa vào tài liệu “To Greater Heights” của Trường ĐH Windsor, thông qua tài liệu này cung cấp cho chúng ta một nền tảng tổng quát về CĐR mong đợi mà chúng ta có được từ kết quả điều tra, khảo sát sinh viên tốt nghiệp; cán bộ quản lý; nhà tuyển dụng của trường ĐH Windsor. CĐR của ĐH Windsor chú trọng vào: tổng kết các kiến thức mà SV đã học được trong quá trình đào tạo, mỗi SVTN biết được kỹ năng như sau: Khả năng: Áp dụng và tổng hợp kiến thức; Kỹ năng nghiên cứu bao gồm: xác định vấn đề, giải quyết vấn đề, đánh giá vấn đề; Suy nghĩ sáng tạo và có trách nhiệm với bản thân mình; Kỹ năng thuyết trình và tính toán; Kỹ năng có trách nhiệm đối với bản thân, người khác và xã hội; Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng hòa đồng; Kỹ năng lãnh đạo nhóm và kỹ năng làm việc theo nhóm; Đánh giá một cách sáng tạo và thực tế; Kỹ năng và ước muốn tiếp tục học tập [27]. 7 Theo nghiên cứu của trường ĐH Warwick về chuẩn đầu ra thì SVTN ĐH phải đạt được các kiến thức và kỹ năng được chia thành 04 nhóm sau: 1/. Đạt được các kiến thức và hiểu biết về các chuyên đề đã học; 2/. Đạt được các kỹ năng cụ thể là kỹ năng thực hành trong quá trình học tập. Ví dụ: kỹ năng thực hành ở phòng thí nghiệm, kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ, kỹ năng tư vấn; 3/. Kỹ năng nhận thức, kỹ năng trí tuệ. Ví dụ: hiểu biết về phương pháp nghiên cứu khoa học, đánh giá, tổng hợp, phân tích; 4/. Đạt các kỹ năng chính là những kỹ năng mà có thể áp dụng dễ dàng vào trong công việc trong các ngữ cảnh khác nhau. Chẳn hạn; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tính toán và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin [36]. Tác giả Tom Bourner, giảng viên chính Trung tâm phát triển quản lý, Đại học Brighton của Anh có nghiên cứu về mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và chuẩn đầu ra, đăng trên Tạp chí nghiên cứu giáo dục cho rằng; chuẩn đầu ra của giáo dục đại học được chia thành 6 nhóm mục tiêu: - Cung cấp kiến thức cho sinh viên đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Phát triển khả năng sử dụng ý tưởng và thông tin vào công việc cụ thể. - Phát triển khả năng kiểm tra ý tưởng có thể áp dụng vào thực tiễn. - Phát triển khả năng tạo ra ý tưởng áp dụng vào công việc cụ thể. - Phát triển năng lực cá nhân của sinh viên. - Phát triển năng lực xây dựng các kế hoạch và quản lý việc học tập của sinh viên. Với mỗi nhóm mục tiêu này, giảng viên cần áp dụng 10 phương pháp giảng dạy tương ứng để hỗ trợ tốt nhất kết quả đầu ra của sinh viên. Ví dụ: Để xây dựng chuẩn đầu ra là “phát triển khả năng sử dụng ý tưởng và thông tin vào công việc cụ thể” của sinh viên, giảng viên phải áp dung các 10 phương pháp: 1. Dạy học nghiên cứu trường hợp; 2. Thực hành; 3. Trải nghiệm thực 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan