Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn bản sắc nùng trong thơ mã thế vinh...

Tài liệu Luận văn bản sắc nùng trong thơ mã thế vinh

.PDF
102
145
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC   LÊ THỊ HỒNG TRANG BẢN SẮC NÙNG TRONG THƠ MÃ THẾ VINH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Việt Trung Thái Nguyên, năm 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được công bố trong một công trình khoa học nào khác. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Lê Thị Hồng Trang Xác nhận Xác nhận của trƣởng khoa chuyên môn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS Trần Thị Việt Trung ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Văn – Xã hội trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K8C - Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS Trần Thị Việt Trung - người thầy rất nghiêm khắc, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Lê Thị Hồng Trang iii MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 2 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ............................................................... 6 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 7 5. Phạm vi nghiên cứu. ..................................................................................... 8 6. Cầu trúc luận văn. ........................................................................................ 8 7. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 8 Chƣơng 1. BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ CA NÙNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI ......................................................................................................... 10 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ....................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm Bản sắc văn hóa dân tộc và Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam ............................................................. 10 1.1.2 Vài nét về bản sắc văn hóa dân tộc Nùng ............................................. 21 1.2 Bản sắc dân tộc trong sáng tác của các nhà thơ Nùng thời kỳ hiện đại. .. 29 1.3 Bản sắc văn hòa Nùng trong thơ mã Thế Vinh. ....................................... 34 Chƣơng 2. MỘT SỐ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ MÃ THẾ VINH. 43 2.1 Vài nét về tác giả Mã Thế Vinh ............................................................... 43 2.2 Nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Mã Thế Vinh .................................. 48 2.2.1 Nguồn cảm hứng mãnh liệt từ vùng đất Xứ Lạng thơ mộng, hùng vĩ và giàu bản sắc tộc người .................................................................................... 48 2.2.2 Thơ Mã Thế Vinh - Tiếng hát ca ngợi công ơn Đảng, Bác Hồ của người Nùng nơi vùng cao biên giới .......................................................................... 61 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT THƠ MÃ THẾ VINH....................................... 68 iv 3.1 Thơ giầu hình ảnh và thơ sáng tác cho người Nùng hát .......................... 68 3.1.1 Hình ảnh thơ .......................................................................................... 68 3.1.2. Thơ viết cho người Nùng hát ............................................................... 79 3.2 Một số biểu tượng thơ nổi bật gắn với đời sống văn hóa của cộng đồng Nùng..... 83 3.2.1 Biểu tượng hoa hồi ................................................................................ 83 3.2.2 Hát sli - một biểu tượng văn hóa của cộng đồng Nùng ........................ 85 3.2.3 “Rượu” một biểu tượng nổi bật trong đời sống văn hóa dân tộc Nùng 89 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 95 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài -Văn học dân tộc thiểu số (DTTS) là một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt Nam, nó đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn học nước nhà. Trong quá trình phát triển của mình, văn học DTTS đã đạt được nhiều thành tựu cùng với các tên tuổi như: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Triệu Văn Kim, Vương Anh, Y Điêng, Triệu Ân, Mã Thế Vinh, Mã A Lềnh, Vi Thị Kim Bình, Y Phương, Pờ Sảo Mìn, Lò Ngân Sủn, Inrasara, Vi Hồng, Vương Trung, Lâm Quý, Hà Thị Cẩm Anh, Cao Duy Sơn, Dương Thuấn, Bùi Tuyết Mai… Những tác giả và tác phẩm dân tộc thiểu số này bước đầu đã thu hút được khá nhiều những công trình nghiên cứu, cùng những bài phê bình của các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình văn học. Tuy nhiên, so với văn học Việt nói chung, việc nghiên cứu về văn học DTTS cũng còn ở mức độ khiêm tốn, còn khá nhiều tên tuổi cùng tác phẩm văn học DTTS hiện nay chưa được giới nghiên cứu phê bình chú ý đến. Nói một cách khác, vẫn còn nhiều tác giả, tác phẩm (DTTS) vẫn còn đang ở dạng “tiềm ẩn” sau những rặng núi cao hùng vĩ của các vùng miền núi xa xôi đang cần được quan tâm tìm hiểu. - Nhà thơ Mã Thế Vinh - Nhà thơ dân tộc Nùng, quê ở Tràng Định, Lạng Sơn là một trường hợp “tiềm ẩn” như vậy. Tác giả Mã Thế Vinh đến với văn chương không phải bằng con đường học hành bài bản và trường lớp chính quy mà từ một cán bộ tuyên truyền kháng chiến, tuyên truyền văn hóa, văn nghệ; từ một con người tâm huyết với văn nghệ DTTS. Bằng sự nỗ lực tự học, tự vươn lên, bằng năng khiếu của chính mình và của một nghệ sĩ thấm đẫm chất dân gian dân tộc Nùng, ông đã tự tin và đã dấn thân tham gia vào nhiều lĩnh vực nghệ thuật như: Diễn viên, biên kịch, biên đạo, sáng tác thơ, viết báo, sưu tầmnghiên cứu văn nghệ dân gian..., nhưng tên tuổi của ông được biết đến nhiều nhất là với tư cách là một nhà thơ DTTS tiêu biểu thuộc thế hệ thứ hai. Ông 2 cũng là nhà thơ dân tộc Nùng duy nhất là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm và giải thưởng tiêu biểu mà ông đã đạt được phải kể đến là: “Hiến pháp ban hành nhƣ mùa xuân”, đã đạt được Giải thưởng của Hội đồng văn học dân tộc và giải thưởng Hoàng Văn Thụ (1960); Vẽ bản đồ quê tôi (Tập thơ song ngữ), (1981); Lằm tàng chài pây (Con đường anh đi);Tập Trường ca Song ngữ (1995); Tục ngữ và thành ngữ Tày Nùng Lạng Sơn (Song ngữ), (2009); Báo slao sli tò toóp (Trai gái sli đối đáp) –Thơ song ngữ - 2011, (Sưu tầm và dịch) đạt Giải ba Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; Tuyển tập Mã Thế Vinh (Song ngữ Tày, Nùng - Việt)Tặng thưởng của Hội Văn học DTTS Việt Nam - 2013… - Có thể thấy, Mã Thế Vinh là một trong những nhà thơ, nhà nghiên cứu, sưu tầm người DTTS tiêu biểu, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp văn học các DTTS Việt Nam hiện đại. Và một điều đáng quý là những tác phẩm của ông luôn thẫm đẫm bản sắc văn hóa dân tộc Nùng. Ông là một nhà thơ dân tộc Nùng rất hiếm hoi trong hàng trăm nhà thơ, nhà văn thuộc các DTTS khác hiện nay ở nước ta; đồng thời cũng là một trong 3 nhà văn Việt Nam kỳ cựu nhất của tỉnh Lạng Sơn - Một tỉnh miền núi biên viễn của Tổ quốc.Và ông cũng là một trong những tác giả DTTS được giới thiệu, giảng dạy trong chương trình văn học địa phương của tỉnh Lạng Sơn hiện nay. - Chính vì những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn vấn đề: “Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh” để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình - Với hi vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị đặc sắc, những cống hiến đáng trân trọng của nhà thơ Nùng - Mã Thế Vinh. Đồng thời, nếu đề tài thành công cũng sẽ góp phần vào việc giảng dạy văn học địa phương tỉnh Lạng Sơn được cụ thể và hiệu quả hơn. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Mã Thế Vinh là một tác giả DTTS có nhiều cống hiến cho sự phát triển của nền văn học DTTS trong giai đoạn trước năm 2000. Nhưng hiện nay, việc nghiên cứu về ông vẫn còn khiêm tốn, chưa xứng với tầm với những giá trị 3 mà ông đã đem lại cho nền văn học DTTS qua các sáng tác của mình. Tuy nhiên, tên tuổi cũng như tác phẩm tiêu biểu của ông cũng đã được nhiều người nhắc đến. Trước tiên là trong các công trình nghiên cứu chung về văn học DTTS Việt Nam hiện đại của các tác giả như: Nông Quốc Chấn, Lâm Tiến, Phong Lê - Đinh Văn Định, Hoàng An, Tô Hoài, Phạm Quang Trung, Trần Thị Việt Trung, Đỗ Thị Thu Huyền… và của tập thể các tác giả trong các cuốn Tuyển tập Văn học DTTS xuất bản trước những năm 2000 (1988, 1997, 1999) và sau năm 2000 (2004, 2007). Hầu như, khi nhắc tới đội ngũ các nhà thơ DTTS thời kỳ hiện đại, tất cả các tác giả trên đều nhắc tới cái tên Mã Thế Vinh - như là nhắc tới một nhà thơ DTTS tiêu biểu của giai đoạn từ 1960 - 2000. Đặc biệt, năm 2013 cuốn Tuyển tập Mã Thế Vinh- (Song ngữ) do Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên xuất bản với số trang khá dày dặn (hơn 1000 trang sách) giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả Mã Thế Vinh đến bạn đọc, do hai tác giả: Mai Thế (Mã Thế Vinh) và Trần Thị Việt Trung tuyển chọn và giới thiệu. Lần đầu tiên bạn đọc đã hình dung ra được toàn bộ những đóng góp, những sáng tạo không biết mệt mỏi của nhà thơ, nhà sưu tầm văn hóa, văn học dân gian Mã Thế Vinh sau hơn 60 năm miệt mài với văn học DTTS. Cũng trong Tuyển tập này, một số bài nghiên cứu, giới thiệu, phê bình về nhà thơ Mã Thế Vinh đã được tập hợp ở cuối Tuyển tập, đó là các bài viết: Mã Thế Vinh! Riêng! Trong cái toàn thể và bài Văn hóa truyền thống của ngƣời Nùng Xứ Lạng - Nhân tình của Mã Thế Vinh của nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Cư; Cảm hứng sử thi trong thơ Mã Thế Vinh của nhà lý luận phê bình Lâm Tiến; Mã Thế Vinh mộc mạc một hồn thơ của nhà thơ Mai Liễu và Mặt trời rạng rỡ của nhà thơ Y Phương… Bài viết của Hoàng Tuấn Cư: Văn hóa truyền thống của ngƣời Nùng Xứ Lạng - Nhân tình của Mã Thế Vinh đã nhấn mạnh: “Khi đọc 4 tác phẩm Hiến pháp ban hành nhƣ mùa xuân, tôi thấy tác giả bám sát các vấn đề lớn của chính trị mà tác phẩm vẫn vƣợt qua đƣợc và không ít những bài thơ nhƣ vậy” hay: “Ông dùng từ ngữ bình dị, không cầu kỳ, cùng với cách diễn đạt rất “Dân tộc”, tuy nhiên thơ ông cũng có câu khá bất ngờ đó là sự khám phá, sự tìm tòi, có nhiều phát hiện chỉ có ngƣời miền núi” [48, tr.1004 - 1011].Còn trong bài: Cảm hứng sử thi trong thơ Mã Thế Vinh, nhà phê bình Lâm Tiến đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật trong thơ Mã Thế Vinh: “Thơ của Mã Thế Vinh là thơ mang đậm chất trữ tình – sử thi, ít có bài thơ ngẫm ngợi về thể tài nhân tình. Những câu thơ của anh chân chất, hồn nhiên, trong sáng nhƣng cũng thật mộc mác, giản dị. Nhiều câu thơ hay nhƣ một nét chấm phá làm nổi bật lên con ngƣời cuộc sống, cảnh vật thể hiện rõ cảm hứng sáng tạo, tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà thơ. Mã Thế Vinh đã để lại cho ngƣời đọc những bài thơ, câu thơ hay. Đạt đƣợc thành tựu đó đối với anh quả là một cuộc hành trình đầy gian nan, vất vả, một công cuộc sáng tạo vƣợt quá sức mình” [48, tr.1022]. Quả như vậy, với những đóng góp của mình trong suốt từ thời tuổi trẻ đến cái tuổi bát thập này này thì Mã Thế Vinh hoàn toàn có thể tự hào về sự nghiệp thơ ca đó của mình. Trong bài viết: Mã Thế Vinh: Mộc mạc một hồn thơ - nhà thơ Mai Liễu cũng đã khẳng định: “Nhà thơ Mã Thế Vinh thật hạnh phúc với thời đại ông sống và sáng tác! Thơ ông, thời của ông hƣớng tới cộng đồng. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn cả đời làm thơ cho ngƣời Dao hát về cuộc đổi đời chƣa từng có trong lịch sử ngƣời Dao. Thơ Mã Thế Vinh phần nhiều cũng là những bài sli ngƣời Nùng có thể hát lên ở bất cứ nơi đâu! Tôi nghĩ đóng góp của ông hẳn là ở mảng thơ - sli Nùng - Những bài thơ, truyện thơ sáng tác bằng tiếng Nùng... Và vì thế, ông không chỉ có cả triệu ngƣời nói tiếng Tày Nùng hiểu ông, yêu mến ông nhƣ việc xuất bản tiếng dân tộc làm đƣợc tốt hơn bấy giờ!”[48, tr.1029]. Trong bài Mặt trời rạng rỡ nhà thơ Y Phương đã nhận xét một cách tinh tế: “Tình cờ tôi đọc lại bài thơ tứ tuyệt Mặt trời cuả nhà thơ Mã Thế Vinh 5 trên mạng. Chắc ai đó thấy bài thơ này hay, đã đăng lên cho mọi ngƣời cùng đọc... Bài thơ đã để lại cho công chúng độc giả thƣởng thức một cách thích thú. Giống nhƣ món Nằm khau, vịt quay - những món khoái khẩu chỉ có ở Lạng Sơn” [48, tr.1030 – 1032]. Và trong bài Cách diễn đạt độc đáo trong thơ các dân tộc thiểu số và miền núi của Th.S. Lộc Bích Kiệm (Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn) đã viết về Mã Thế Vinh như thế này đây: “Những câu thơ nhƣ thế chỉ có thể viết lên từ những ngƣời con sống trong lòng văn hoá, biết văn hoá, yêu văn hoá Tày - Nùng. Ngƣời đọc cũng chỉ thấy hay khi hiểu đƣợc yếu tố văn hoá Tày - Nùng chứa đựng trong đó. Cụ thể ở câu thơ của Mã Thế Vinh muốn nhắc đến yếu tố văn hóa khi ngƣời con trai và ngƣời con gái Tày (hoặc Nùng) hẹn gặp nhau tại buổi chợ phiên, trên đƣờng xuống chợ, một trong hai ngƣời đi trƣớc sẽ bẻ những cành lá đánh dấu trên đoạn đƣờng mình đi để ngƣời đi sau nhận biết rằng anh (hoặc em) đã đi trƣớc và đi theo lối này. Cứ thế họ đi tìm nhau theo con đƣờng tình yêu đã đƣợc đánh dấu” [13,tr.69] Trong cuốn sách Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc (tập 3 - Hương rừng) của tác giả Hoàng Văn An có bài viết : Lạng Sơn với tác phẩm xƣa và nay trong đó ông đã nhận xét về Mã Thế Vinh một cách trân trọng như sau: “Lạng Sơn có một vài nhà thơ, nhà văn trƣởng thành từ Chi hội văn nghệ Việt Bắc nhƣ Mã Thế Vinh (thơ), Vi Thị Kim Bình, Nguyễn Trƣờng Thanh (văn), sau đó là một số các tác giả khác, đặc biệt có tác phẩm “Hiến pháp ban hành nhƣ mùa xuân” và tập song ngữ “Vẽ bản đồ quê tôi” của nhà thơ Mã Thế Vinh - đƣợc Giải thƣởng miền núi - dân tộc của Hội Nhà văn, cùng sự ra đời của Hội VHNT Lạng Sơn năm 1968 đã đánh thức tiềm năng VHNT nói chung và thơ ca xứ Lạng nói riêng” [1, tr.17] Có thể thấy rõ ở những bài viết này, các tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm nổi bật về nội dung cũng như các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong sáng tác của nhà thơ Mã Thế Vinh, cũng như đã khẳng định được những đóng góp quan trọng của nhà thơ đối với văn học Lạng Sơn nói riêng, với văn 6 học các DTTS Việt Nam nói chung (giai đoạn trước năm 2000). Tuy nhiên, cho tới nay chúng tôi vẫn chưa thấy có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về các sáng tác thơ của Mã Thế Vinh, nhất là về một trong những đặc điểm nổi bật trong tác phẩm thơ ca của ông - Đó là: Bản sắc dân tộc Nùng trong các tác phẩm của nhà thơ dân tộc thiểu số này. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề: “Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh” để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình, với hi vọng sẽ góp một tiếng nói khoa học vào việc khẳng định những giá trị nhiều mặt của các sáng tác (ở đây chủ yếu là mảng thơ ca) cũng như nét đặc trưng nổi bật trong các tác phẩm của nhà thơ - đó là về bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh. Từ đó góp phần khắc họa rõ nét hơn chân dung nhà thơ Nùng của Xứ Lạng nói riêng, của các DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại nói chung. 3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là toàn bộ những sáng tác thơ (gồm cả Trường ca) của tác giả Mã Thế Vinh gồm: 10tác phẩm thơ (Trong đó có cả các tập thơ được sưu tầm, dịch từ tiếng Nùng) của ông: - Vẽ bản đồ quê tôi, (Song ngữ), Nxb Văn hóa – Hà Nội (1981) - Lằm tàng chài pây (Con đường anh đi) Trường ca Song ngữ - Nxb Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn (1995) - Tâp thơ “ Nhắn bạn” - (Song ngữ ), Nxb Văn hóa dân tộc (1997) - Mã Thế Vinh, Tuyển tập thơ - Trƣờng ca - Truyện thơ, Nxb Hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn (2003) - Báo slao sli tò toóp (Trai gái sli đối đáp) - (Thơ song ngữ - do Mã Thế Vinh biên tập và dịch) - Nxb Lao Động(2011). - Sli sình làng (Tập sli song ngữ) do Mã Thế Vinh Biên tập và dịch Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Lạng Sơn xuất bản. 7 - Cỏ lẩu và sli lƣợn Nùng Phàn slình (Tập sli song ngữ - do Mã Thề Vinh Sưu tầm và biên dịch) - Nxb Lao Động, (2012) -Then Văn Quan (Then song ngữ - do Mã Thề Vinh sưu tầm và biên dịch)- Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam xuất bản - Tuyển tập Mã Thế Vinh (Song ngữ Tày, Nùng - Việt, Phần thơ) Nxb Đại học Thái Nguyên,(2013). - Tập thơ Tình quê, Nxb Văn hóa dân tộc (2015) 3.2 Mục tiêu nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm hướng tới mục tiêu: - Làm rõ bản sắc Nùng trong những sáng tác thơ của tác giả Mã Thế Vinh ở trên cả hai phương diện: Nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện. - Góp phần tái hiện chân dung nhà thơ dân tộc Nùng - Mã Thế Vinh và góp phần khẳng định những đóng góp quan trọng của nhà thơ đối với Văn học tỉnh Lạng Sơn nói riêng, với sự nghiệp Văn học của các DTTS Việt Nam nói chung. 4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu - Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Nùng; từ đó phân tích những nét đẹp riêng mang đậm bản sắc Nùng trong những sáng tác thơ Mã Thế Vinh ở cả hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật. - Khẳng định những giá trị, những đóng góp của nhà thơ Mã Thế Vinh đối với văn học Lạng Sơn nói riêng, với văn học của các DTTS Việt Nam nói chung trong quá trình vận động và phát triển của nó. 8 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học. - Phương pháp phân tích- tổng hợp. - Phương pháp thống kê, so sánh . - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn học với Văn hóa học; Dân tộc học, Lịch sử… 5. Phạm vi nghiên cứu. - Khảo sát toàn bộ sáng tác của nhà thơ Mã Thế Vinh, đi sâu vào nghiên cứu và phân tích các tác phẩm thơ của nhà thơ Mã Thế Vinh. - Khảo sát một số tác phẩm thơ của các nhà thơ DTTS khác (để so sánh, đối chiếu với thơ Mã Thế Vinh). - Đọc tham khảo một số công trình nghiên cứu về Văn hóa học, Dân tộc học và Lý luận phê bình văn học để phục vụ phần cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 6. Cầu trúc luận văn. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung chính của Luận văn có cấu trúc gồm 3 chương: Chƣơng 1: Bản sắc dân tộc trong thơ Nùng thời kỳ hiện đại. Chƣơng 2: Mã Thế Vinh - Nhà thơ Nùng xứ Lạng. Chƣơng 3: Nghệ thuật thơ Mã Thế Vinh. 7. Đóng góp của luận văn Nếu đề tài thực hiện thành công thì đây sẽ là công trình nghiên cứu đầu tiên, phân tích một cách có hệ thống và khá toàn diện về đặc điểm và thành tựu thơ ca trong sự nghiệp sáng tác của tác giả Mã Thế Vinh - một nhà thơ dân tộc 9 Nùng tiêu biểu của thơ ca DTTS Việt Nam hiện đại. Từ đó khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của nhà thơ đối với văn học Lạng Sơn nói riêng, với văn học các DTTS Việt Nam nói chung. Kết quả của luận văn cũng sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy văn học địa phương tỉnh Lạng Sơn. 10 Chƣơng 1 BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ CA NÙNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1.1. Khái niệm Bản sắc văn hóa dân tộc và Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam * Khái niệm: Bản sắc dân tộc và Bản sắc văn hóa dân tộc. Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề rất quan trọng đối với các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ hiện đại. Bởi chính bản sắc dân tộc đảm bảo cho dân tộc tồn tại, phát triển qua tất cả sự biến động của lịch sử. Nhờ bản sắc dân tộc chúng ta biểu lộ được một cách toàn vẹn sự hiện diện của mình trong giao lưu với quốc tế. Việc giữ gìn bản sắc dân tộc là góp phần chống lại nguy cơ đồng hóa về văn hóa trong xu hướng hội nhập hiện nay. Từ điển tiềng Việt của Hoàng Phê có định nghĩa: “Bản sắc là màu sắc, là tính chất riêng, tạo thành đặc điểm chính” [25, tr.31]. Xét nghĩa từ nguyên tiếng Hán thì bản sắc là màu gốc chưa bị pha trộn, là sắc thái hồn nhiên tự nhiên chưa bị đẽo gọt, trang điểm tỉa tót. Ở góc độ văn hóa, lịch sử dân tộc, triết học thì như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Bản sắc là nét riêng biệt, độc đáo của một dân tộc thể hiện trong một nền văn hóa, nghệ thuật, trong phong tục tập quán, trong đời sống muôn màu của dân tộc.” [7]. Còn nhà nghiên cứu Hoàng Trinh thì chỉ rõ: “Bản sắc dân tộc là tổng thể những tính chất, tình cảm, tính cách, đƣờng nét, màu sắc biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển giúp cho dân tộc đó giữ vững tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán của bản thân mình trong quá trình phát triển” [34,tr.19] Trong văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, 11 những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc”. [8,tr.56] Thuật ngữ bản sắc thường được sử dụng gắn với từ văn hóa và dân tộc. Nói đến dân tộc là nói đến văn hoá, bản sắc văn hoá và nói đến văn hoá là nói đến dân tộc, bản sắc dân tộc. Có thể hiểu bản sắc văn hoá là hệ thống các giá trị đặc trưng bản chất của một nền văn hoá được xác lập, tồn tại, phát triển trong lịch sử và được biểu hiện thông qua nhiều sắc thái văn hóa. Trong bản sắc văn hóa, các giá trị đặc trưng bản chất là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững; còn các sắc thái biểu hiện của nó có tính tương đối cụ thể, bộc lộ và biến đổi hơn. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở đây thì khái niệm bản sắc văn hóa vẫn là một khái niệm vô định, vì nói tới văn hóa là nói tới con người và nói tới những dân tộc cụ thể đã sinh ra, duy trì và phát triển nó. Vì vậy, chỉ khi tiếp cận đến bản sắc văn hóa của dân tộc thì ý nghĩa của nó mới được thể hiện một cách trọn vẹn. Còn về khái niệm Bản sắc văn hóa dân tộc và Bản sắc văn hóa dân tộc trong vănhọc thì cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học bàn đến và đưa ra những ý kiến, những nhận định vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể. Ví dụ như: Nhà nghiên cứu Phùng Quý Nhâm khái quát:“Thuật ngữ bản sắc dân tộc của văn hóa xác định những đặc điểm độc đáo của nền văn học dân tộc nhƣ một giá trị tạo nên một diện mạo riêng của dân tộc đó” [17,tr.251]; nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cũng đưa ra nhận định của mình:“Ta nên hiểu bản sắc nhƣ là một bản chất độc đáo, là diện mạo tinh thần riêng, là cái suigeneris (bản chất riêng) của sự vật, làm cho nó phân biệt với cái khác”; và ông cũng chỉ ra bản sắc dân tộc “Là thuộc tính độc đáo của một nền văn học vừa biểu hiện cái chung của nền văn học ấy, vừa phân biệt nó với nền văn học khác”. [26,tr.225] PGS.TS Trần Thị Việt Trung trong công trình nghiên cứu Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nhấn mạnh: “Bản sắc 12 dân tộc là những nét riêng biệt độc đáo của một nền văn hóa, văn học, bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa, văn minh của dân tộc đƣợc vun đắp nên qua lịch sử, tạo thành phong cách dân tộc”. [35, tr.33] Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hoá Nông Quốc Chấn đã có những phát hiện khá cụ thể về khái niệm này như: “Bản sắc văn hoá Việt Nam bao gồm nhiều nét đặc trƣng. Có những nét chung trong văn hoá ngƣời Việt (còn gọi là ngƣời Kinh). Có những nét riêng trong văn hoá các DTTS. Những nét ấy biểu hiện trong cách lao động, cách sống, cách kiến trúc, nhà cửa, cách ứng xử giữa ngƣời với ngƣời… những nét riêng ấy không mâu thuẫn với nét chung; Nó đang có sự hài hoà” [6,tr.52] Như vậy có thể hiểu: Bản sắc dân tộc là những nét riêng biệt, độc đáo của một nền văn hóa, văn học, nó bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa, văn mạch của dân tộc được vun đắp nên qua lịch sử, tạo thành phong cách dân tộc. Các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học (Hoàng Trinh, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Đình Sử, Phùng Quý Nhâm, Đinh Quang Tồn, Dương Duy Ngữ, Nguyễn Duy Bắc…) đều có những ý kiến thống nhất khi bàn về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác văn học. Theo các nhà nghiên cứu trên thì bản sắc dân tộc trong văn học được thể hiện ở: Đề tài, chủ đề vàcác phƣơng thức biểu hiện của tác phẩm. Ngoài ra, tác giả Phùng Quý Nhâm còn bổ sung thêm đó là: Tính cách, tâm hồn dân tộc.Tóm lại, có thể thấy rõ, bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác văn học được thể hiện ở những phương diện cơ bản sau (chúng tôi xin phép được trình bầy lại những ý kiến của những người đi trước về vấn đề cụ thể này): Đề tài, chủ đề của tác phẩm văn học: Đề tài là chỉ các loại hiện tượng đời sống, được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Còn chủ đề là vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra nội dung cụ thể của tác phẩm 13 văn học. Như vây, đề tài, chủ đề tác phẩm văn học là những yếu tố quan trọng đối với nội dung của các tác phẩm văn học. Đời sống sinh hoạt và con người là những yếu tố cơ bản của đề tài. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc thể hiện bản sắc dân tộc trong tác phẩm văn học. Cho nên có thể nói có bao nhiêu hiện tượng đời sống dân tộc thì có bấy nhiêu đề tài phản ánh về cuộc sống, con người, thiên nhiên, văn hóa… của dân tộc. Thông qua những hiện tượng được phản ánh trong tác phẩm người ta có thể nhận biết được nét riêng của mỗi dân tộc. Bên cạnh đề tài thì bản sắc dân tộc còn được thể hiện qua chủ đề của tác phẩm. Chủ đề và tư tưởng là hạt nhân cơ bản của nội dung tác phẩm. Nhà văn thông qua chủ đề tư tưởng để phản ánh lí tưởng thầm mĩ, tinh thần, ý chí, khát vọng... của dân tộc mình. Đến với những tác phẩm như Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Hịch tƣớng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)...ta sẽ nhận thấy được những yếu tố mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Đó chính là tinh thần yêu nước nồng nàn, là ý chí đấu tranh quật cường, khẳng định chủ quyền cho độc lập dân tộc của Việt Nam. Còn khi đến với những tác phẩm như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, Thơ của Hồ Xuân Hương ... người đọc sẽ nhận thấy những giá trị nhân đạo sâu sắc toát lên từ chủ đề tác phẩm. Đó là tiếng nói trân trọng giá trị con người, bênh vực và cảm thông cho những bất hạnh mà họ gặp phải... Có thể nói, thông qua tác phẩm văn chương, nhà văn đã phản ánh được truyền thống dân tộc, tâm hồn và cốt cách dân tộc. Tính cách dân tộc và tâm hồn dân tộc còn được biểu hiện qua hoàn cảnh lịch sử và tính cách điển hình của nhân vật. Khi nói đến bản sắc dân tộc là nói đến con người, đến cộng đồng dân tộc. Nhân vật trong văn học có tính điển hình trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể là sự kết tinh cao độ của bản sắc dân tộc. - Bản sắc dân tộc còn đƣợc thể hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Đó chính là việc giữ gìn, sử dụng ngôn ngữ dân tộc để sáng tác. Ngôn 14 ngữ là một bộ phận của văn hóa, nó có giá trị biểu trưng cho dân tộc, nó kết tinh những quan niệm đã hình thành trong lịch sử phát triển của dân tộc. Cho nên vấn đề ở đây không phải là tìm hiểu ngữ nghĩa của câu chữ mà thâm nhập vào cả một nền văn hóa. Khi đọc tác phẩm văn học Việt Nam cần phải có một vốn tri thức về thành ngữ, tục ngữ, những cách ví von dân gian…của ông cha ta vun đắp hình thành từ ngàn xưa. Sự kế thừa ngôn ngữ dân tộc (ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ quần chúng, ngôn ngữ trong văn thơ truyền thống) đã giúp các nhà thơ có điều kiện sử dụng nhuần nhuyễn và sâu sắc vốn ngôn ngữ của dân tộc mình. Các từ, nhóm từ, tục ngữ, ca dao, lời ăn tiếng nói hàng ngày đã mang tính ước lệ tượng trưng cao đều được các nhà thơ dân tộc vận dụng trong sáng tạo nghệ thuật. Bản sắc dân tộc thể hiện ở sự vân dụng hệ thống kết cấu và thể loại truyền thống. Mỗi dân tộc có một truyền thồng văn hóa riêng của mình. Đó là kho báu kết tinh những giá trị cao đẹp của một hệ thống thi pháp mà các thế hệ trước để lại. Một nhà văn chân chính luôn biết kết thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Thể loại là một yếu tố góp phần thể hiện rất rõ bản sắc dân tộc: Puskin đã vận dụng những thể thơ ca truyền thống của dân tộc mình một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo nên đã được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”. Trong thơ của ông mang âm hưởng của những làn điệu dân gian Nga, vì thế nó đã diễn đạt được sinh động tâm hồn Nga. Dân tộc Việt Nam coi thể thơ lục bát là thể thơ đặc trưng của dân tộc chính vì thế từ khi ra đời đến nay nó vẫn được vận dụng như một phương thức thể hiện hiệu quả nét bản sắc dân tộc Việt. So với thơ thì lịch sử phát triển của văn xuôi còn rất trẻ, văn xuôi nghệ thuật DTTS còn trẻ hơn nữa. Trong văn xuôi, thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết chiếm đại đa số. Hình thức thể loại này bắt nguồn từ hình thức của truyện cổ dân gian của người Việt và của cộng đồng DTTS. Cho tới nay, truyện ngắn và tiểu thuyết vẫn được 15 sử dụng như những thể loại chính thống trong tác phẩm tự sự của dân tộc Việt nói chung, của các DTTS nói riêng. Ví dụ như: Trong truyện cổ tích ta thường thấy xuất hiện lối kết thúc có hậu. Bởi nó đã phản ánh được khát vọng bao đời của con người Việt Nam là “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả, ác báo”. Kiểu kết cấu này đã được kế thừa một cách sáng tạo trong sáng tác văn học từ dân gian đến hiện đại. Như vậy, muốn thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc trong văn chương thì trong lao động sáng tạo nghệ thuật - mỗi nhà văn phải thể hiện được tâm hồn, tính cách dân tộc qua cách cảm, cách nghĩ, cách nói riêng của dân tộc mình; và thể hiện một cách sáng tạo những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Có thể nói, mỗi một nhà văn (dù là người dân tộc nào), dù viết về đề tài nào, cũng phải thể hiện được bản lĩnh dân tộc và cá tính sáng tạo của cá nhân mình. Nếu thiếu đi những điều này, các nhà văn sẽ dễ dàng để mất đi bản sắc dân tộc trong sáng tác của mình. *Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ ca dân tộc thiểu số Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ ca DTTS vừa có sự thống nhất với bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam nói chung, nhưng lại mang những nét riêng, độc đáo. Thơ ca DTTS là do các nhà thơ DTTS sáng tạo ra. Bản sắc dân tộc trong thơ DTTS là bản sắc dân tộc – dân tộc của chính nhà thơ dân tộc sáng tác ra. Bản sắc dân tộc trong thơ DTTS là những nét riêng biệt độc đáo trong truyền thống lâu đời của các DTTS được kết tinh, biểu hiện trong thơ. Chính vì vậy, các nhà thơ DTTS luôn có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đây là một việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Các tác giả trong cuốn “Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại” đã chỉ ra khá rõ và cụ thể về vấn đề này như sau: Trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc là một trong những phương cách tốt nhất để làm lên bản sắc dân tộc trong thơ. Với các nhà thơ DTTS thì điều đó
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan