Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễ...

Tài liệu Luận văn bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh

.PDF
86
146
137

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU TIẾN DŨNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU TIẾN DŨNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI, NĂM 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận văn không có sự trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã công bố. Hà Nội, tháng 06 năm 2019 Tác giả Lưu Tiến Dũng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA ........................................................................................... 7 1.1. Những vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia ...................... 7 1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia ... 13 1.3. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia........................................................................................................ 22 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia ................................................................................................................. 26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ........................................................ 29 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia ...................... 29 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh .................................................................................... 46 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA TỪ THỰC TIỄN VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ........................................................ 65 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia .. 65 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia từ thực tiễn Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................... 67 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 79 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường VQG Vườn quốc gia IUCN International Union for Conservation of Nature (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới) NPS National Park Service (Cục Vườn Quốc gia Hoa Kỳ) MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam bắt đầu chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT) từ thập kỷ 90. Sau hơn 2 thập kỷ, Việt Nam đã từng bước phát triển và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật BVMT. Đặc biệt, Hiến pháp Việt Nam được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, năm 2013 đã có những nội dung rất đáng chú ý liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, lần đầu tiên Hiến pháp Việt Nam ghi nhận quyền con người đối với môi trường: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43). Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác BVMT. Từ sự phát triển này của chính sách pháp luật đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen tại các vườn quốc gia ở nước ta.Việt Nam là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới về đa dạng sinh học. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã thành lập được 33 vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học và 03 khu bảo tồn biển đại diện cho các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm bảo tồn tốt hơn sự đa dạng sinh học quý giá, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia còn một số hạn chế, bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung; các biện pháp, chế tài xử lý vi phạm pháp luật về môi trường chưa đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi vi phạm; công tác quản lý nhà nước về môi trường tại Vườn quốc gia chưa được quan tâm đúng mức; ý thức của người dân và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường chưa cao, hoạt động sinh kế của người dân trong khu vực vùng đệm là nguyên nhân chính gây tác hại đến môi trường tại đây. 1 Để hướng tới sự phát triển bền vững và bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia, cần phải từng bước nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở vững chắc, là yêu cầu cấp bách để Vườn quốc gia có thể nhanh chóng đóng góp vào sự nghiệp phát triển đa dạng sinh học của đất nước nói chung và sự nghiệp bảo vệ môi trường nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu phát triển lý luận và giải quyết những vấn đề cấp thiết trong thực tiễn bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia, tác giả lựa chọn đề tài “Bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh” cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Về chủ đề bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tìm thấy một số công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan, với nhiều cách viết và tiếp cận khác nhau như sau: Luận án Tiến sĩ, “Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương)” của Nguyễn Văn Hợp, thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án vận dụng vai trò của các VQG để xác định sứ mệnh và tầm nhìn mới đối với các VQG, đó là: Tài nguyên ở các VQG phải được coi là một nguồn tài nguyên kép vừa là tài nguyên rừng - phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường nhưng đồng thời cũng là một tài nguyên du lịch - tài nguyên du lịch sinh thái. Luận văn Thạc sĩ luật học, “Pháp luật về rừng đặc dụng - thực trạng và kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Huỳnh Minh Nguyên, thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã có những phân tích tập trung vào các vấn đề quan trọng của pháp luật về rừng đặc dụng nói chung và Vườn quốc gia nói riêng. Việc nhận diện và phân loại rừng đặc dụng, việc tổ chức, quản lý rừng đặc dụng. Tác giả cũng đã có những phân tích sơ bộ về hoạt động sử dụng, phát triển và bảo vệ rừng đặc dụng. Tác giả phân tích 2 những bất cập dưới góc nhìn cá nhân. Từ đó, tác giả đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về rừng đặc dụng, trong đó có Vườn quốc gia. Phan Thanh Nghị - Phó Giám đốc Vườn quốc gia Bái Tử Long (2017), Hỗ trợ phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long, bài viết trên trang www.vuonquocgiabaitulong.vn. Bài viết đề cập đến vai trò của chính sách hỗ trợ của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đối với cộng đồng dân cư vùng đệm tại Vườn quốc gia Bái Tử Long. Chính sách hỗ trợ đã thực sự phát huy hiệu quả, người dân đã thay đổi nhận thức để đã góp phần tham gia bảo vệ điều kiện môi trường sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học và các nguồn gen động vật, thực vật đặc hữu của Vườn quốc gia Bái Tử Long. Nhìn chung, đến nay chưa có đề tài tập trung nghiên cứu một cách chuyên sâu về hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia. Thực hiện việc nghiên cứu đề tài này trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ là không trùng với các công trình khoa học đã được thực hiện trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụnghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia (thông qua nghiên cứu về Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh), từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xác định cơ sở lý luận của pháp luật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia, làm sáng tỏ vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia; 3 - Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, đưa ra nhận xét về tính phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh ; - Xác định phương hướng, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia từ thực tiễn Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các thông tin, số liệu tác giả thu thập trong luận văn là những thông tin, số liệu từ khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực (năm 2015) đến nay.Về thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tác giả chủ yếu tìm hiểu tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Vấn đề bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia có thể được xem xét dưới các gópc độ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhân văn. Đây là hai đối tượng nghiên cứu có đặc điểm, tính chất hoàn toàn khác nhau. Để tiếp cận, tìm hiểu chúng cần phải có những phương pháp nghiên cứu, công cụ điều chỉnh cũng như hệ thống chỉ tiêu riêng biệt, đặc thù. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, với sự hạn chế về quy mô, thời gian nghiên cứu và các điều kiện khác liên quan, tác giả chỉ có giới hạn phạm vi nghiên cứu trong môi trường tự nhiên. 5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu Luận văn được trình bày trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Triết học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm 4 của Đảng và Nhà nước về hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ môi trường nói riêng tại Chương 1. Đồng thời, luận văn cũng vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải, phương pháp bình luận, phương pháp đánh giá, phương pháp thống kê tình hình thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia, phương pháp lịch sử trong phần khai quát về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp lập luận logic để làm rõ thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia tại Chương 2 và giải pháp, định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia được nêu tại Chương 3. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Luận văn được thực hiện có ý nghĩa nhất định trong thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia, là căn cứ khoa học để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia; tài liệu nghiên cứu, tham vấn cho các sinh viên theo học chuyên sâu về pháp luật bảo vệ môi trường tại các cơ sở đào tạo về luật; tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung Luận văn được thể hiện trong 3 chương: - Chương 1.Những vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia và pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia; 5 - Chương 2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia và thực tiễn thi hành tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh; - Chương 3.Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia từ thực tiễn Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Phạm Hữu Nghị đã hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này, xin cám ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Luật - Học viện Khoa học xã hội đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn này./. 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA 1.1. Những vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia 1.1.1. Khái quát bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia 1.1.1.1. Lịnh sử hình thành và khái niệm Vườn quốc gia Cố gắng đầu tiên để thiết lập những vùng đất được bảo vệ (tiền thân của Vườn quốc gia) là tại Hoa Kỳ, vào ngày 20 tháng 4 năm 1832, khi tổng thống Andrew Jackson ký một sắc luật để dự trữ 4 vùng đất xung quanh khu vực ngày nay là Hot Springs, Arkansas nhằm bảo vệ các suối nước nóng tự nhiên và các khu vực núi cận kề để chính quyền Hoa Kỳ sử dụng trong tương lai. Nó được biết đến như là Khu bảo tồn Hot Springs. Tuy nhiên, đã không có cơ quan quyền lực nhà nước nào được thành lập và việc kiểm soát của liên bang đối với khu vực đã không được thiết lập một cách rõ ràng cho tới tận năm 1877. Cố gắng tiếp theo nhằm thiết lập những vùng đất được bảo vệ cũng là tại Hoa Kỳ, khi tổng thống Abraham Lincoln ký Luật của Quốc hội Hoa Kỳ ngày 30 tháng 6 năm 1864, nhượng lại thung lũng Yosemite và rừng Mariposa với các cây cự sam (hay cù tùng khổng lồ) (sau này là Vườn quốc gia Yosemite) cho bang California, trong đó ghi rõ: Bang đã đề cập [California] tới sẽ chấp nhận sự chuyển nhượng này với các điều kiện rõ ràng rằng các tài sản sẽ được duy trì để sử dụng công cộng, làm trung tâm nghỉ ngơi và tiêu khiển; sẽ không được chuyển nhượng vào bất kỳ thời gian nào. Năm 1872, Vườn quốc gia Yellowstone đã được thành lập như là vườn quốc gia thật sự đầu tiên trên thế giới. Khi tin tức về các kỳ quan thiên nhiên của khu vực Yellowstone lần đầu tiên được công bố thì vùng đất này, khác với Yosemite, đang là một phần của lãnh thổ mà chưa một bang nào chiếm quyền quản lý, vì thế chính quyền liên bang đã chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, một quá trình chính thức được hoàn thành vào ngày 1 tháng 10 năm 7 1890. Nó là cố gắng và lợi ích tổ hợp của các nhà bảo tồn, các chính khách và đặc biệt là các doanh nhân (cụ thể là công ty quản lý tuyến đường sắt Bắc Thái Bình Dương, mà hành trình đi qua Montana đã thu được lợi ích lớn nhờ sự tạo ra điểm hấp dẫn du khách này), để đảm bảo rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ thông qua luật nhằm thành lập Vườn quốc gia Yellowstone. Tuy vậy, chỉ 44 năm sau khi thành lập các vườn quốc gia Yellowstone, Yosemite và gần 37 vườn quốc gia, khu bảo tồn khác thì cơ quan nhà nước quản lý toàn diện các khu vực này mới được thành lập tại Hoa Kỳ - đó là Cục Vườn Quốc gia Hoa Kỳ (viết tắt bằng tiếng Anh là NPS). Số lượng các khu vực hiện tại do NPS quản lý tại Hoa Kỳ là 391, trong đó chỉ có 58 là các vườn quốc gia. Tại các quốc gia khác, ý tưởng về thành lập vườn quốc gia như Yellowstone cũng đã dần dần được chấp nhận. Tại Australia, Vườn quốc gia Hoàng gia đã được thành lập ở phía nam Sydney năm 1879.Tại Canada, Vườn quốc gia Banff (khi đó gọi là Vườn quốc gia núi Rocky) là vườn quốc gia đầu tiên của nước này vào năm 1885.New Zealand có vườn quốc gia đầu tiên vào năm 1887.Tại châu Âu các vườn quốc gia đầu tiên là tập hợp gồm 9 vườn tại Thụy Điển vào năm 1909. Hiện tại, châu Âu có 370 vườn quốc gia. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các vườn quốc gia đã được thành lập trên khắp thế giới. Vườn quốc gia Vanoise trong khu vực dãy núi Alps là vườn quốc gia đầu tiên của Pháp, thành lập năm 1963 sau khi diễn ra các cuộc biểu tình ngăn chặn một dự án du lịch tại đây. Vườn quốc gia Cúc Phương thành lập năm 1962 là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. [3] Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VQG của các nhà nghiên cứu và quản lý. Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra định nghĩa về VQG như sau: VQG là khu vực tự nhiên tương đối rộng và khu vực gần đó được dự trữ để: - Bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái quy mô lớn - Bổ sung các loài và các đặc trưng hệ sinh thái của khu vực 8 - Chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và thăm quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường. - Việc thiết lập VQG nhằm mục tiêu chính trong bảo tồn đa dạng sinh học cùng với cấu trúc sinh thái cơ bản và quá trình môi trường hỗ trợ, phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục, tạo môi trường du lịch. Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về Quy chế quản lý rừng thì VQG là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau: - VQG là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưnghoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp. - VQG được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái. VQG được xác lập trên các tiêu chí theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp như sau: a) Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; c) Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng. [13] Theo Luật Đa dạng sinh học năm 2008 tại Điều 17 quy định: Vườn quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây: 9 1. Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên; 2. Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; 3. Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; 4. Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái. [27] Theo Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng đưa ra khái niệm Vườn quốc gia như sau: “Vườn quốc gia là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nước/biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Vườn quốc gia là nền tảng cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động du lịch sinh thái được kiểm soát và ít có tác động tiêu cực”. Đây là khái niệm tổng quát nhất về Vườn quốc gia so với các khái niệm đã được nêu ở trên. 1.1.1.2. Khái niệm môi trường Môi trường là một khái niệm chung, chỉ những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội của con người. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư điện tử của Việt Nam, khái niệm môi trường được hiểu như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên” [19]. Như vậy, môi trường chung bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu 10 tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần thiết cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ trong xã hội thông qua các hình thái tổ chức bộ máy, thể chế kinh tế xã hội. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, hoá học, sinh học và xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...Ba loại môi trường này cùng tồn tại đan xen và có mối quan hệ tương tác chặt chẽ trong quá trình phát triển của xã hội loài người. [29] Theo Khoản 1 Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 quy định: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. [21] 1.1.1.3. Khái niệm bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. [21, Điều 1] Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên 11 cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 của nước ta ghi rõ trong Điều 6: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.” [21] 1.1.1.4. Khái niệm bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Từ định nghĩa bảo vệ môi trường đã nêu tại phần trên, bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia có thể hiểu là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường tại Vườn quốc gia; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả tiêu cực do con người và thiên nhiên gây ra đối với môi trường tại Vườn quốc gia; khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Vườn quốc gia nhằm phát triển bền vững. 1.1.2. Nhu cầu bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia 1.1.2.1. Vai trò của Vườn quốc gia Việt Nam có 33 vườn quốc gia, chiếm 3% diện tích lãnh thổ, là nơi bảo tồn, hồi phục tài nguyên rừng, bảo tồn nguồn gen sinh vật tự nhiên; là phòng thí nghiệm tự nhiên, phục vụ nghiên cứu khoa học; phát triển di lịch sinh thái, tạo môi trường sống tốt cho xã hội và giáo dục ý thức bảo vệ rừng, hướng nghiệp lâm nghiệp. Phần lớn các vườn quốc gia có vai trò kép, một mặt đây là vai trò khu vực cung cấp nơi cư trú cho sự sống hoang dã, phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, mặt khác nâng cao đời sống nhân dân địa phương. Việc quản lý các mâu thuẫn tiềm ẩn giữa các mục đích này có thể là một vấn đề, cụ thể là du khách sẽ đem lại thu nhập cho vườn quốc gia và vườn quốc gia sử dụng nguồn thu nhập này để duy trì và phát triển các dự án bảo tồn. Các vườn quốc gia cũng là nguồn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên có giá trị, chẳng hạn như gỗ, khoáng sảnvà các loại tài nguyên có giá trị khác. Sự cân bằng giữa nhu cầu khai thác các tài nguyên này với tổn thất do việc khai thác gây ra, thường là thách thức rất quan trọng đối với hệ thống quản lý vườn quốc gia. Các vườn quốc gia cũng hay bị đốn hạ bất hợp pháp và các dạng 12 khai thác lậu khác, đôi khi là do tham nhũng. Điều này đe dọa tính nguyên vẹn của nhiều môi trường sống có giá trị. [30] 1.1.2.2. Ý nghĩa của bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng. Bảo vệ môi trường tại VQG góp phần bảo vệ môi trường sống của con người. Việc bảo vệ môi trường tại VQG góp phần bảo vệ môi trường rừng, lá phổi xanh của trái đất, qua đó giúp điều hòa và làm sạch không khí, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mặt, nước biển. Bảo vệ môi trường tại VQG là bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm, bảo tồn sự đa dạng sinh học tại các VQG, đóng vai trò cốt lõi trong việc phát triển nghiên cứu thực nghiệm về các loài trong tự nhiên. Bảo vệ môi trường tại VQG giúp nâng cao chất lượng sống của con người, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. VQG gồm sự đa dạng về số lượng, chủng loại các loài động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên rất phù hợp cho việc tham quan, du lịch, giải trí và giáo dục sinh học, giáo dục bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ. Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ VQG để phát triển du lịch còn góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân và đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, dưới sức ép phát triển du lịch, phát triển kinh tế-xã hội, môi trường tại VQG đang chịu những thách thức không hề nhỏ. Nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm tại VQG đang bị khai thác trái phép và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.Môi trường đất, nước, không khí tại nhiều VQG đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những hoạt động của con người cũng như tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, bảo vệ môi trường tại VQG và hoàn thiện pháp luật quy định về bảo vệ môi trường tại VQG là vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay. 1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia 1.2.1. Khái quát về pháp luật bảo vệ môi trường Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban 13 hành hoặc thừa nhận, tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác, quản lí và bảo vệ các yếu tố môi trường. Các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành theo các trình tự thủ tục nhất định là nguồn chính của pháp luật bảo vệ môi trường. Có các văn bản như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Luật thuế tài nguyên năm 2009,... Pháp luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác, quản lí, bảo vệ môi trường. Qua đó, ta thấy pháp luật bảo vệ môi trường có những đặc điểm nổi bật sau đây: Thứ nhất, pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với các lĩnh vực pháp luật khác.Có thể nói trong hệ thống pháp luật Việt nam thì pháp luật bảo vệ môi trường là lĩnh vực mới nhất. Nguyên nhân là do vấn đề môi trường mới thực sự đặt ra những thách thức khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới tới nay. Trong thời gian sau đó thì vấn đề môi trường ngày càng trở nên trầm trọng: sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất......Vì vậy mà vấn đề bảo vệ môi trường đã được đưa ra và thực hiện phổ biến. Thứ hai, pháp luật bảo vệ môi trường có sự phát triển nhanh chóng và ngày càng hoàn thiện hơn.Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã mang lại những thành tựu to lớn cho đất nước tuy nhiên nó cũng đặt ra cho nước ta những vấn đề to lớn về môi trường và sự phát triển bền vững. Thứ ba, pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lí nhà nước về môi trường và nhiều lĩnh vực pháp luật khác của Việt Nam. Hoạt động môi trường là hướng tới bảo vệ những lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội. Nhà nước là chủ thể thay mặt nhân dân quản lí bảo vệ những lợi ích chung của cộng đồng. Thứ tư, pháp luật bảo vệ môi trường thể hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về môi trường, nội luật các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam là thành viên. Đây là một đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường hiện 14 nay của nước ta. Do tính thống nhất của môi trường, các yếu tố, thành phần môi trường của Việt Nam vừa là đối tượng tác động của pháp luật trong nước vừa là đối tượng tác động của các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã là thành viên. Vì vậy, pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam cũng được xây dựng hài hòa với các điều ước quốc tế về môi trường. Có thể thấy qua quá trình xây dựng hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nhằm có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, có tính khả thi hơn. 1.2.2. Khái niệm của pháp luật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Pháp luật bảo vệ môi trường tại VQG là một mảng pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động quản lý và khai thác VQG; bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, hệ động vật, thực vật tại VQG; xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp đối với hành vi xâm hại VQG. Các quy phạm pháp luật này nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật là Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định,… do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành như Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật bảo vệ môi trường tại VQG là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động quản lý và khai thác VQG; bảo vệ môi trường đất, nước, không khí; hệ động vật, thực vật; xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp đối với hành vi xâm hại VQG. Các quan hệ này có thể được chia thành hai nhóm như sau: - Nhóm quan hệ thứ nhất: Nhóm quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau trong hoạt động quản lý, khai thác VQG; bảo vệ hệ động vật, thực vật tại VQG. - Nhóm quan hệ thứ hai: Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý và khai thác VQG; bảo vệ hệ động vật, thực vật, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp đối với hành vi xâm hại VQG. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan