Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng ở các do...

Tài liệu Luận văn các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng ở các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh​

.PDF
117
143
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- TRẦN THỊ SÂM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NHÂN VIÊN KHỐI VĂN PHÒNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 60340301 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- TRẦN THỊ SÂM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NHÂN VIÊN KHỐI VĂN PHÒNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 60340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ THỦY TIÊN Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2016 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Thuỷ Tiên Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP HCM ngày 12 tháng 07 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: Họ và tên TT Chức danh Hội đồng 1 PGS. TS Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 TS. Trần Văn Tùng Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh Phản biện 2 4 TS. Phan Thị Hằng Nga 5 TS. Hà Văn Dũng Uỷ viên Uỷ viên – Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi luận văn đã được sửa chữa. Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH - ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 25 tháng 07 năm 2016 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên : TRẦN THỊ SÂM Giới tính : Nữ Ngày tháng năm sinh : 12 – 11 - 1983 Chuyên ngành Nơi sinh : Quảng Bình : Kế toán MSHV : 1441850036 I - Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng ở các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh II – Nhiệm vụ và nội dung: - Thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng tại TP HCM. - Nghiên cứu lý luận, đo lường, xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng. - Thu thập và xử lý số liệu của các nhân tố tác động đến thu nhập. Từ đó rút ra được kết quả về mức độ tác động của các nhân tố đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng ở các doanh nghiệp tại TP HCM. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao thu nhập cho nhân viên khối văn phòng ở các doanh nghiệp tại TP HCM. III – Ngày giao nhiệm vụ : Ngày 20 – 08 - 2015 IV – Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 15 – 04 - 2016 V – Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Hồ Thủy Tiên CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS.TS. Hồ Thủy Tiên i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng ở các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện luận văn Trần Thị Sâm ii LỜI CẢM ƠN Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian học tập khoá học cao học tại trường Đại học công nghệ Tp. HCM đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng; phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS.TS Hồ Thủy Tiên đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tôi về ý tưởng, kiến thức, nội dung luận văn và phương pháp nghiên cứu khoa học để tôi hoàn thành được luận văn thạc sĩ này. Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của Quý thầy cô và các bạn. Trân trọng! TP HCM, ngày 25 tháng 07 năm 2016 Học viên thực hiện luận văn Trần Thị Sâm iii TÓM TẮT Thu nhập là khoản tiền mà người lao động nhận được từ năng suất lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Thu nhập theo luật định không dựa vào trình độ, kinh nghiệm, loại hình doanh nghiệp, thành thạo ngoại ngữ, giới tính, tình trạng hôn nhân. Tuy nhiên, trên thực tế các yếu tố kể trên có tác động rất lớn đến thu nhập. Tác giả đã đi thu thập dữ liệu về các yếu tố tác động đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng và xử lý số liệu bằng phương pháp định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến thu nhập của họ. Theo đó, với những yếu tố mà tác giả nghiên cứu thì kinh nghiệm có tác động mạnh nhất tới thu nhập. Người lao động có nhiều kinh nghiệm thì thu nhập mà họ nhận được càng cao và ngược lại. Tiếp đó, mức độ tác động đến thu nhập của nhân viên văn phòng theo thứ tự giảm dần là trình độ, loại hình doanh nghiệp, thành thạo ngoại ngữ, giới tính. Tình trạng hôn nhân có tác động ít nhất tới thu nhập. iv ABSTRACT Income is monetary compensation that an employee is paid by an employer in exchange for work done. Statutory income is not based on level, experience, type of business, fluent inforeign languages, gender, marital status. However, infact, elements are talked about have a huge impact on income. This paper was collected to data and processed them by quantitative method to analyse the infulence level of elements to income. The results show that level affects the most to income. The highter experience, an employee is the more have a lot of income and opposite. Next, the infulence level of elements to income incorrding to decreasing order is level, type of business, fluent inforeign languages, gender. The marital status has few affect to income. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv MỤC LỤC ................................................................................................................ v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... x CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............. 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 3 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ....................... 4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 4 1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ............................................................................ 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................... 6 2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TIỀN LƯƠNG – THU NHẬP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG ................ 6 2.1.1. Khái niệm tiền lương – thu nhập ................................................................... 6 2.1.1.1. Khái niệm tiền lương .................................................................................... 6 2.1.1.2. Khái niệm thu nhập ........................................................................................ 8 2.1.2. Lực lượng lao động và phân loại lực lượng lao động .................................... 9 2.1.2.1. Khái niệm lực lượng lao động ....................................................................... 9 2.1.2.2. Phân loại lực lượng lao động....................................................................... 10 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động khối văn phòng .................. 12 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ................................................................ 14 vi 2.2.1. Các mô hình nghiên cứu lý thuyết .............................................................. 14 2.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 16 2.2.3. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 19 2.2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 21 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 23 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 24 3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 24 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ........................................................................................ 24 3.1.2. Nghiên cứu chính thức................................................................................ 25 3.2. Xây dựng thang đo ........................................................................................... 26 3.2.1. Thang đo lý thuyết ...................................................................................... 26 3.2.2. Thang đo chính thức ................................................................................... 26 3.3. Thiết kế mẫu ..................................................................................................... 29 3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................................ 30 3.5. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 33 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 34 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................................ 34 4.2. Thống kê mô tả biến dữ liệu định lượng............................................................ 36 4.3. Kiểm định độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo ............................................. 37 4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Kinh nghiệm bằng Cronbach’s Alpha ... 37 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................. 37 4.4. Phân tích tương quan và hồi qui ........................................................................ 40 4.4.1. Phân tích tương quan .................................................................................. 40 4.4.2. Phân tích hồi qui......................................................................................... 41 4.5. Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu ............................................ 43 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 44 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 49 5.1. Các điểm chính trong nghiên cứu ...................................................................... 49 5.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................................... 49 vii 5.3. Một số kiến nghị ............................................................................................... 49 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo ............................ 51 5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu .............................................................................. 52 5.4.2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 52 5.5. Kết luận ............................................................................................................ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 54 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ANOVA Analysis of Variance – Phân tích phương sai GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Gross Regional Domestic Product – Tổng sản phẩm địa phương OLS Ordinary Least Squares – Bình phương bé nhất QR Quantile Regression – Hồi quy phân vị Sig. Significance level – Mức ý nghĩa SPSS Statistical Package for Social Sciences – Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học và xã hội SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn VHLSS SXKD Vietnam Household Living Standards Survey – Điều tra khảo sát mức sống hộ gia định Việt Nam Sản xuất kinh doanh ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thang đo Kinh nghiệm ............................................................................ 27 Bảng 4.1. Tóm tắt thông tin mẫu nghiên cứu ........................................................... 35 Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả biến Kinh nghiệm ............................................... 36 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha ............................... 37 Bảng 4.4. Hệ số KMO và kiểm định Barlett ............................................................ 38 Bảng 4.5. Kết quả phân tích nhân tố thang đo các yếu tố độc lập ............................. 38 Bảng 4.6. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến............................................. 40 Bảng 4.7. Kết quả phân tích hồi qui ......................................................................... 41 x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 22 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 32 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Nội dung chương này sẽ giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu, đồng thời kết cấu nghiên cứu luận văn sẽ được trình bày ở phần cuối chương này. 1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU Thu nhập là một trong những yếu tố tạo động lực quan trọng nhất trong lao động. Có rất nhiều yếu tố tác động đến thu nhập của người lao động như thị trường lao động, môi trường làm việc, tính chất công việc và đặc điểm của người lao động. Mỗi sự tác động khác nhau của từng yếu tố sẽ dẫn đến mức thu nhập mà người lao động nhận được cũng khác nhau. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học lao động và xã hội cho biết lương của người lao động Việt Nam tăng rất ít và vẫn còn ở mức thấp. Thu nhập bình quân tháng từ công việc chính của lao động tăng rất chậm, chỉ tăng 0.5%/năm, đạt 4.36 triệu/người/tháng trong giai đoạn 2010-2014. Ở thành phố Hồ Chí Minh, với vai trò đầu tàu, động lực, có sức hút và lan tỏa lớn của toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, TP HCM ngày càng được khẳng định trong việc định hướng phát triển kinh tế, hội nhập ra thế giới. Theo báo Người lao động, tuy chỉ chiếm 0.6% về diện tích tự nhiên và 8.8% dân số cả nước nhưng đến năm 2014, TP HCM đóng góp 21.7% GDP cả nước, 30,3% tổng thu ngân sách nhà nước. Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân của người dân TP năm 2014 đạt 5,131USD, bằng 2.5 lần so với bình quân đầu người cả nước. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của cả nước, thu nhập bình quân của người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn không đồng đều giữa các nhóm ngành, lĩnh vực. Người lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau cũng có mức thu nhập khác nhau. Trước thực trạng đó, cần phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra một số kiến 2 nghị nhằm giảm thiểu sự chênh lệch về thu nhập của người lao động, đặc biệt là nhân viên văn phòng - lực lượng lao động lớn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Với những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng ở các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng ở các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng ở các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. - Gợi ý các chính sách, giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao thu nhập của nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các bước thực hiện để đạt được mục tiêu nghiên cứu như vừa đề cập là nội dung quan trọng, xuyên suốt trong toàn bộ đề tài. Các chương tiếp theo sẽ trình bày rõ các bước cần thực hiện này. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Yếu tố nào tác động đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng ở các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh? Câu hỏi 2: Mức độ tác động đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng ở các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Câu hỏi 3: Có những chính sách, giải pháp nào có thể làm tăng thu nhập cho nhân viên khối văn phòng? 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đề tài nghiên cứu sát với thực tiễn, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: 3 - Sử dụng quan sát thực tiễn, nghiên cứu tài liệu và tổng hợp để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan. Thông qua phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại mô hình từ đó rút ra mô hình cơ sở cho đề tài. - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả tổng quan về thực trạng thu nhập của người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh, các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động và sử dụng phương pháp định tính để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên khối văn phòng tại các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thực hiện bằng cách thông qua bảng câu hỏi (đã được chỉnh sửa sau khi tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia cao cấp) gửi tới các đối tượng được phỏng vấn là nhân viên văn phòng đang làm việc trong các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Cách thức thực hiện như sau: + Thu thập thông tin: bảng câu hỏi được xây dựng dựa theo mô hình nghiên cứu của đề tài gửi đến nhân viên văn phòng đang làm việc trong các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, sau đó sẽ thu bảng câu hỏi để nhập dữ liệu. + Phân tích dữ liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu kết hợp với phần mềm SPSS 20 để đánh giá thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nên: - Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát đối tượng là nhân viên văn phòng đã ký hợp đồng lao động và đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu được đề tài giới hạn trong phạm vi không bao gồm các nhân sự thử việc, nhân sự học việc và cộng tác viên. Lý do loại những đối tượng này vì họ không có đủ thông tin và dữ liệu để trả lời các câu hỏi khảo sát của đề tài. 4 - Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung vào các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện với mục tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập của nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, đề tài này có nhiều đóng góp dưới các hình thức khác nhau. 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài sẽ cung cấp thêm sự hiểu biết về những yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng chỉ ra tầm quan trọng của từng yếu tố. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả hữu ích từ nghiên cứu sẽ giúp các nhân viên văn phòng nhận biết đúng những yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của họ, từ đó có định hướng phù hợp nhằm nâng cao thu nhập. 1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Đề tài nghiên cứu được trình bày theo 5 chương. Các chương trong đề tài dự kiến được bố cục như sau: + Chương 1: Mở đầu Chương này trình bày về lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của luận văn. + Chương 2: Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu Chương này là một chương rất quan trọng và có thể nói nội dung trong chương này là cơ sở nền tảng trong đề tài. Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về thu nhập của người lao động; phân tích và đánh giá các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Từ đó các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu sẽ được xây dựng và phát triển. 5 + Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày thiết kế nghiên cứu; thiết kế mẫu nghiên cứu; phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu; xây dựng và hiệu chỉnh thang đo của nghiên cứu. + Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày thông tin thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu; các kết quả phân tích hồi qui; kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. + Chương 5: Kết luận và kiến nghị Trong chương này, các kết quả nghiên cứu chính trong đề tài sẽ được tóm tắt lại và những kiến nghị khả thi sẽ được trình bày. Chương này cũng chỉ ra những giới hạn trong nghiên cứu và khuyến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Chương này trình bày các khái niệm và lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sau khi tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trước có liên quan, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu sẽ được xây dựng và phát triển. 2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TIỀN LƯƠNG – THU NHẬP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG 2.1.1. Khái niệm tiền lương – thu nhập 2.1.1.1. Khái niệm tiền lương Tiền lương có nhiều tên gọi khác nhau như thù lao, thu nhập từ lao động… Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc theo quy định của pháp luật, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm. Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Nhật, Đài Loan… cũng có định nghĩa tương tự về tiền lương khi đề cập đến tất cả các khoản tiền mà người lao động được nhận dưới bất kỳ hình thức, tên gọi nào cho công việc được thực hiện. Tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với cả nhân viên và doanh nghiệp. Với nhân viên, tiền lương là nguồn thu nhập chính để họ tái sản xuất sức lao động và đảm bảo cuộc sống cho gia đình. Ở một khía cạnh nhất định, tiền lương còn là bằng chứng thể hiện năng lực, giá trị của một người lao động. Với doanh nghiệp, tiền lương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động và là công cụ quản lý nguồn nhân lực hiệu quả nếu biết sử dụng đúng cách. Tiền lương bao gồm: lương cơ bản, tiền thưởng, phụ cấp và phúc lợi. Trong đó:  Lương cơ bản được xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc; điều kiện làm việc, trình độ năng lực của người lao động và giá thị trường. Tiền lương cơ bản được trả cố định cho người lao động do đã
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan