Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công nghệ thông tin Luận văn cntt đánh giá mức độ phổ biến của quảng cáo và quảng cáo độc hại trên w...

Tài liệu Luận văn cntt đánh giá mức độ phổ biến của quảng cáo và quảng cáo độc hại trên website

.PDF
46
141
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Vũ Huy Thiện ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN CỦA QUẢNG CÁO VÀ QUẢNG CÁO ĐỘC HẠI TRÊN WEBSITE LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HÀ NỘI - 2016 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Vũ Huy Thiện ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN CỦA QUẢNG CÁO VÀ QUẢNG CÁO ĐỘC HẠI TRÊN WEBSITE Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và Mạng máy tính Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Đình Thanh HÀ NỘI - 2016 2 Lời cảm ơn Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn TS. Lê Đình Thanh, Phòng Thí nghiệm An toàn Thông tin, Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã định hướng đề tài và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện trong thời gian học tập. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn bên cạnh, giúp và động viên tôi trong quá trình học tập cũng như trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng nhưng chắc chắn luận văn của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ của quý thầy cô, anh chị và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2016 Người thực hiện Vũ Huy Thiện 3 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn cao học “Đánh giá mức độ phổ biến của quảng cáo và quảng cáo độc hại trên website” của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn là TS. Lê Đình Thanh. Các nội dung trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc ở phía cuối luận văn. Nếu có phát hiện nào về sự gian lận trong sao chép tài liệu, công trình nghiên cứu của tác giả khác mà không được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả luận văn của mình. Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2016 Người thực hiện Vũ Huy Thiện 4 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... 6 DANH MỤC HÌNH VẼ .........................................................................................................................7 DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................................8 MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................9 CHƯƠNG 1. QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN ....................................................................................10 1.1. Quảng cáo................................................................................................ 10 1.2. Quảng cáo trực tuyến .............................................................................. 10 1.3. Các tác nhân tham gia quảng cáo trực tuyến .......................................... 10 1.4. Các hình thức quảng cáo trực tuyến........................................................ 11 1.5. Phương pháp tính chi phí quảng cáo ....................................................... 19 1.6. Lợi ích của quảng cáo trực tuyến ............................................................ 20 1.7. Những vấn đề lo ngại về quảng cáo trực tuyến ...................................... 21 1.8. Kỹ thuật đưa nội dung quảng cáo lên website ........................................ 22 CHƯƠNG 2. QUẢNG CÁO ĐỘC HẠI .............................................................................................25 2.1. Khái niệm ................................................................................................ 25 2.2. Phương thức làm việc ............................................................................. 25 2.3. Các loại quảng cáo độc hại ..................................................................... 25 2.4. Kỹ thuật thực hiện mã độc ...................................................................... 33 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN CỦA QUẢNG CÁO VÀ QUẢNG CÁO ĐỘC HẠI ........................................................................................................................................................36 3.1. Mục đích.................................................................................................. 36 3.2. Quy trình ................................................................................................. 36 3.3. Chi tiết các bước thực hiện ..................................................................... 37 KẾT LUẬN ...........................................................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................42 PHỤ LỤC ..............................................................................................................................................43 5 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT GPS: Global Positioning System URL: Uniform Resource Locator DOM: Document Object Model SOP: Same-Origin Policy XSS: Cross-site Scripting SQL: Structured Query Language CRM: Customer relationship management CMS: Content management systems BOM: Browser Object Model Publisher: Nhà xuất bản trang web Ad Network - Advertising Network: Mạng quảng cáo Advertiser: Nhà quảng cáo 6 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình hoạt động của quảng cáo trực tuyến………………………...8 Hình 1.2: Hình ảnh minh họa về quảng cáo hiển thị…………………………….9 Hình 1.3: Hình ảnh minh họa về biểu ngữ quảng cáo………………………….10 Hình 1.4: Hình ảnh minh họa về khung quảng cáo…………………………….10 Hình 1.5: Hình ảnh minh họa về quảng cáo popup…………………………….11 Hình 1.6: Hình ảnh minh họa về quảng cáo Float ad…………………………..11 Hình 1.7: Hình ảnh minh họa về quảng cáo Expanding ad…………………….12 Hình 1.8: Hình ảnh minh họa về Trick banners………………………………..12 Hình 1.9: Hình ảnh minh họa về Interstitial ads………………………………..12 Hình 1.10: Hình ảnh minh họa về Text ads…………………………………….13 Hình 1.11: Hình ảnh minh họa về Search Engine Marketing…………………..13 Hình 1.12: Hình ảnh minh họa về Social media marketing……………………14 Hình 1.13: Hình ảnh minh họa về Mobile Advertising………………………...14 Hình 1.14: Hình ảnh minh họa về Email Advertising………………………….15 Hình 1.15: Hình ảnh minh họa về phần mềm quảng cáo………………………15 Hình 1.16: Hình ảnh minh họa về tiếp thị liên kết……………………………..16 Hình 1.17: Ảnh hiển thị minh họa sử dụng HTML………...…………………..19 Hình 1.18: Ảnh hiển thị minh họa sử dụng Javascript…………..……………..20 Hình 1.19: Ảnh hiển thị minh họa sử dụng XML………….…………………..20 Hình 1.20: Ảnh hiển thị minh họa sử dụng ActionScript…..…………………..21 Hình 2.1: Minh hoạ quảng cáo trong văn bản………………………………….23 Hình 2.2. Mô hình hoạt động của tải về tự động……………………………….24 Hình 2.3: Đăng ký một widget trên lỗ hổng vùng quảng cáo…………………..25 Hình 2.4: Widget được cài đặt………………………………………………….26 Hình 2.5: Nạn nhân trình duyệt được chuyển hướng đến vùng độc hại………..27 Hình 2.6: Thiết kế tập tin backdoor .wmv……………………………………...29 Hình 2.7: Tập tin WMV lây lan tập tin VBScript độc hại……………………...29 Hình 3.1: Quá trình thu thập quảng cáo, quảng cáo độc hại…………………...33 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Thống kê quảng cáo theo lĩnh vực……………………………39 Bảng 3.1. Thống kê quảng cáo theo tên miền…………………………...39 Biểu đồ 3.1. Thống kê quảng cáo theo lĩnh vực…………………………40 Biểu đồ 3.2. Thống kê quảng cáo theo tên miền………………………...40 8 MỞ ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các dịch vụ trên mạng Internet ngày càng phát triển không ngừng, trong đó dịch vụ quảng cáo trực tuyến trên website cũng trở lên phổ biến hơn trước. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân luôn muốn quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình trên các trang Web nổi tiếng, có lượng người dùng truy nhập lớn nhằm thu hút sự quan tâm của người dùng, khách hàng. Việc phân phối quảng cáo trực tuyến trên website được thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau: thông qua các thẻ HTML, mã kịch bản Javascript, Iframe,… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong số các quảng cáo trên website thì cái nào là an toàn cho người dùng, cái nào gây hại (quảng cáo độc hại) cho người dùng khi họ click chuột vào chúng. Quảng cáo độc hại có thể lây lan các phần mềm độc hại hay chuyển hướng người dùng đến các website độc hại nhằm thực hiện các hành vi độc hại của kẻ tấn công đối với người dùng và hệ thống. Nhằm đánh giá mức độ phổ biến của quảng cáo và quảng cáo độc hại, luận văn tập trung vào việc khảo sát, đánh giá các website của Việt Nam theo một số lĩnh vực dựa vào URL. Luận văn đã sử dụng Adblock Plus để phát hiện quảng cáo và sử dụng VirusTotal để lọc quảng cáo độc hại. Kết quả thử nghiệm cho thấy, tỷ lệ quảng cáo và quảng cáo độc hại được phát hiện còn thấp. 9 CHƯƠNG 1. QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN 1.1. Quảng cáo Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng. Quảng cáo là hoạt động truyền thông không trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. 1.2. Quảng cáo trực tuyến Quảng cáo trực tuyến [1], còn được gọi là tiếp thị trực tuyến hoặc quảng cáo trên Internet, là một hình thức tiếp thị và quảng cáo trong đó sử dụng Internet để cung cấp các thông điệp tiếp thị quảng cáo cho người tiêu dùng. Nó bao gồm tiếp thị email, tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM), tiếp thị truyền thông xã hội, nhiều loại quảng cáo hiển thị (bao gồm biểu ngữ quảng cáo trên web), và quảng cáo di động. Giống như phương tiện truyền thông quảng cáo khác, quảng cáo trực tuyến thường bao gồm một nhà xuất bản, người kết hợp quảng cáo vào nội dung trực tuyến của mình, và một nhà quảng cáo, những người cung cấp các quảng cáo được hiển thị trên nội dung của nhà xuất bản. 1.3. Các tác nhân tham gia quảng cáo trực tuyến 1.3.1. Publisher Publisher là các nhà xuất bản trang web, thực hiện việc bán không gian quảng cáo trên các trang web của mình, quản lý và thu lợi nhuận từ việc bán quảng cáo đó. Trước khi Ad Network - Advertising Network (mạng quảng cáo trực tuyến) ra đời, các Publisher phải thực hiện việc chào bán quảng cáo bằng cách liên hệ với từng Advertiser để giới thiệu và thuyết phục họ mua quảng cáo trên website của mình. Việc bán quảng cáo đòi hỏi phải có đội ngũ bán hàng thật chuyên nghiệp, do đó, chỉ có các Publisher lớn như (Vnexpress, Dantri, Tuoitre,…) mới có khả năng đầu tư vào đội ngũ bán hàng chất lượng, do đó việc cạnh tranh của các Publisher vừa và nhỏ sẽ ngày càng khó khăn hơn. Do không có cơ hội tiếp cận với các Adveriser nên không gian quảng cáo trên website sẽ bị bỏ phí, và lãng phí lượng truy cập từ người xem website của Publisher. 1.3.2. Advertiser Advertiser (nhà quảng cáo) là một công ty hoặc cá nhân có Website bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến, Advertiser hợp tác với Publisher để quảng cáo hàng hóa, dịch vụ giúp họ. Hay nói cách khác, Advertiser sẽ quảng cáo hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ hoặc/và quảng bá thương hiệu trên website của 10 Publisher. Trước khi Ad Network ra đời thì các Advertiser sẽ liên hệ với từng Publisher để thoả thuận và thực hiện các hợp đồng quảng cáo. Do từng Publisher có những quy định và mức phí khác nhau nên việc thoả thuận có một số trở ngại về thời gian và chi phí không như mong muốn. 1.3.3. Ad network - Advertising Network Ad network chỉ một mạng quảng cáo liên kết nhiều website lại và giúp nhà quảng cáo (Advertiser) – có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên nhiều website của nhiều Publisher khác nhau. Nói cách khác, AdNetwork là trung gian kết nối Publisher và Advertiser. 1.3.4. Mô hình hoạt động của quảng cáo trực tuyến Hình 1.1. Mô hình hoạt động của quảng cáo trực tuyến (Nguồn: http://www.liesdamnedlies.com) 1.4. Các hình thức quảng cáo trực tuyến 1.4.1. Quảng cáo hiển thị Quảng cáo hiển thị truyền tải thông điệp quảng cáo một cách trực quan bằng việc sử dụng văn bản, logo, hình ảnh động, video, hình ảnh, hoặc các phương tiện đồ hoạ khác. Quảng cáo hiển thị thường nhắm mục tiêu người dùng với những đặc điểm riêng biệt để gia tăng hiệu quả quảng cáo. Những người quảng cáo trực tuyến (thông qua máy chủ của họ) thường sử dụng cookies (kỹ thuật để xác định người dùng duy nhất) để quyết định quảng cáo nào sẽ được hiển thị với những khách hàng riêng biệt. Cookies có thể theo dõi khi nào một người dùng rời trang web mà không mua bất kỳ gì, vì thế nhà quảng cáo có thể 11 tái định vị người dùng với việc hiển thị quảng cáo từ những trang mà người dùng đã từng xem. Khi các nhà quảng cáo thu thập dữ liệu từ các website riêng biệt về hoạt động trực tuyến của người dùng, họ có thể tạo một bức tranh toàn cảnh và chi tiết về sở thích và mối quan tâm của người dùng để phân phối quảng cáo hướng mục tiêu hơn. Tập hợp các dữ liệu này được gọi là hướng mục tiêu theo hành vi của người sử dụng. Các nhà quảng cáo cũng có thể hướng mục tiêu đến độc giả của họ bằng cách sử dụng quảng cáo theo ngữ cảnh và ngữ nghĩa để hiển thị quảng cáo liên quan đến nội dung của trang web mà các quảng cáo xuất hiện. Tái định vị, hướng mục tiêu theo hành vi sử dụng và quảng cáo theo ngữ cảnh được thiết kế để gia tăng lợi nhuận trên vốn đầu tư hơn kiểu quảng cáo không hướng mục tiêu. Các nhà quảng cáo cũng có thể phân phối quảng cáo dựa trên vị trí địa lý người dùng thông qua nhắm mục tiêu địa lý. Địa chỉ IP của người dùng chứa đựng vài thông tin địa lý (mức tối thiểu là quốc gia hoặc khu vực chung). Thông tin vị trí địa lý từ IP có thể được kết hợp với thông tin khác để thu hẹp vùng địa lý. Ví dụ, với những thiết bị di động, những nhà quảng cáo đôi lúc dùng GPS của điện thoại hoặc vị trí của tháp di động gần đó. Cookies và những dữ liệu ổn định khác trên thiết bị của người dùng có thể được sử dụng để thu hẹp vị trí của người dùng hơn nữa. Hình 1.2: Hình ảnh minh họa về quảng cáo hiển thị 1.4.2. Biểu ngữ quảng cáo Biểu ngữ quảng cáo trên web điển hình là những quảng cáo đồ hoạ hiển thị trong một trang web. Nhiều biểu ngữ quảng cáo được phân phối bởi một máy chủ quảng cáo trung tâm. 12 Biểu ngữ quảng cáo có thể dùng đa phương tiện (rich media) để kết hợp video, âm thanh, hình ảnh động (gif), nút bấm, biểu mẫu, hoặc các yếu tố tương tác khác sử dụng Java applet, HTML5, Adobe Flash và những chương trình khác Hình 1.3: Hình ảnh minh họa về biểu ngữ quảng cáo 1.4.3. Khung quảng cáo Những khung quảng cáo là dạng đầu tiên của biểu ngữ quảng cáo trên web. Từ “biểu ngữ quảng cáo” thường đề cập đến khung quảng cáo truyền thống. Trang web của publisher kết hợp khung quảng cáo bằng việc thiết lập một không gian riêng trên trang web. Tổ chức IAB (Interactive Advertising Bureau) đề xuất đơn vị đo lường kích thước tiêu chuẩn cho các mẫu quảng cáo là pixel (viết tắt là px). Hình 1.4: Hình ảnh minh họa về khung quảng cáo 13 1.4.4. Quảng cáo Pop-ups/pop-unders Kiểu quảng cáo pop-up được hiển thị trên một khung cửa sổ mới của trình duyệt và nằm trên cửa sổ trang web mà người dùng đang xem. Còn kiểu quảng cáo pop-under mở một cửa sổ trình duyệt nằm dưới trang web mà người dùng đang xem. Hình 1.5: Hình ảnh minh họa về quảng cáo popup 1.4.5. Quảng cáo trôi Kiểu quảng cáo trôi (floating ad hoặc overlay ad) là một dạng của kiểu quảng cáo đa phương tiện xuất hiện chồng lên nội dung của trang web. Floating ad có thể biến mất hoặc gây ít khó chịu hơn sau một thời gian định trước. Hình 1.6: Hình ảnh minh họa về quảng cáo Float ad 1.4.6. Quảng cáo mở rộng Kiểu quảng cáo mở rộng (expanding ad) thay đổi kích thước theo một điều kiện đã định trước, ví dụ như trong một khoảng thời gian người xem xem một trang web, người xem nhấn chuột vào quảng cáo hoặc người xem di chuyển con trỏ chuột lên quảng cáo. Expanding ads cho phép các nhà quảng cáo đặt nhiều thông tin hơn vào một không gian quảng cáo hạn chế. 14 Hình 1.7: Hình ảnh minh họa về quảng cáo Expanding ad 1.4.7. Biểu ngữ đánh lừa Biểu ngữ đánh lừa (trick banners) là một dạng quảng cáo mô phỏng các thông báo thường gặp của các chương trình mà người xem hay sử dụng (ví dụ như thông báo có email mới) nhằm dụ dỗ người xem click vào biểu ngữ quảng cáo. Do đó, đây là kiểu quảng cáo có tỷ lệ nhấn chuột cao so với các loại hình quảng cáo thông thường khác. Tuy nhiên, kiểu quảng cáo này sẽ gây ra cảm giác bực bội và có thể tẩy chay nhà quảng cáo do họ đã bị lừa. Hình 1.8: Hình ảnh minh họa về Trick banners 1.4.8. Quảng cáo chiếm khe Kiểu quảng cáo chiếm khe (interstitial ad) hiển thị trước khi người dùng có thể truy cập vào nội dung cần xem, đôi khi họ còn phải đợi một khoảng thời gian để quảng cáo hiển thị. Hình 1.9: Hình ảnh minh họa về Interstitial ads 15 1.4.9. Quảng cáo dạng văn bản Quảng cáo dạng văn bản (text ads) hiển thị liên kết dựa trên văn bản, nó có thể hiển thị độc lập với trang web hoặc có thể chèn liên kết dựa trên nội dung mà người dùng đang xem. Hình 1.10: Hình ảnh minh họa về Text ads 1.4.10. Tiếp thị mô tơ tìm kiếm Tiếp thị mô tơ tìm kiếm (Search Engine Marketing,viết tắt là SEM) được thiết kế để gia tăng khả năng hiển thị của một trang web trong các trang kết quả tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm cung cấp những kết quả được tài trợ và các kết quả cơ bản (organic, không tài trợ) dựa trên truy vấn của người dùng. Các công cụ tìm kiếm thường sử dụng các dấu hiệu trực quan để phân biệt giữa kết quả được tài trợ và kết quả cơ bản. SEM cũng bao gồm các nỗ lực của các nhà quảng cáo nhằm làm trang web của họ hiển thị ở vị trí cao hơn các trang web khác trên kết quả tìm kiếm và thường được gọi là tối ưu hóa mô tơ tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO). Hình 1.11: Hình ảnh minh họa về Search Engine Marketing 16 1.4.11. Tiếp thị trên mạng xã hội Tiếp thị trên mạng xã hội (Social media marketing – SMM) là dạng xúc tiến thương mại được thực hiện thông qua các dịch vụ mạng xã hội. Nhiều công ty quảng bá sản phẩm của họ bằng việc thường xuyên cập nhật và cung cấp những lời mời đặc biệt (như phiếu giảm giá, vé tham gia sự kiện) thông qua các trang hồ sơ của họ trên mạng xã hội. Hình 1.12: Hình ảnh minh họa về Social media marketing 1.4.12. Quảng cáo trên thiết bị di động Quảng cáo trên thiết bị di động (mobile advertising) bao gồm các dạng quảng cáo tĩnh hoặc sử dụng các đa phương tiện để hiển thị quảng cáo thông qua các phương tiện: tin nhắn SMS (Short Message Service) hay MMS (Multimedia Messaging Service), các trang web dành riêng cho di động, các ứng dụng hoặc game cho di động. Hình 1.13: Hình ảnh minh họa về Mobile Advertising 17 1.4.13. Quảng cáo bằng email Quảng cáo bằng email là một dạng quảng cáo bằng cách gửi đi các thông tin giới thiệu sản phẩm & dịch vụ qua email đến nhiều người trong danh sách của nhà quảng cáo. Danh sách người nhận email có thể được thu thập với sự đồng ý của người nhận hoặc thông qua mua bán thông tin. Hình 1.14: Hình ảnh minh họa về Email Advertising 1.4.14. Quảng cáo trực tuyến đã được phân loại Đây là dạng quảng cáo trên các trang sản phẩm/dịch vụ cụ thể và có tính chuyên biệt. Ví dụ: các thông tin tuyển dụng trên các trang tìm kiếm việc làm, các thông tin mua bán nhà đất trên các website về bất động sản… 1.4.15. Phần mềm quảng cáo Là một dạng phần mềm khi được cài đặt vào máy tính của người dùng, nó sẽ tự động hiển thị quảng cáo. Các quảng cáo có thể xuất hiện trên bản thân phần mềm, tích hợp vào trang web đang xem của người dùng, hoặc ở dạng popups/pop-unders. Phần mềm quảng cáo được cài đặt mà không có sự cho phép của người dùng là một dạng của phần mềm độc hại (malware). Hình 1.15: Hình ảnh minh họa về phần mềm quảng cáo 18 1.4.16. Tiếp thị liên kết Tiếp thị liên kết xảy ra khi những nhà quảng cáo liên kết với các bên thứ 3 để tạo ra các khách hàng tiềm năng cho họ. Các chi nhánh bên thứ 3 nhận đuợc thanh toán dựa trên doanh số mà họ tạo ra thông qua các hoạt động xúc tiến của họ. Hình 1.16: Hình ảnh minh họa về tiếp thị liên kết 1.5. Phương pháp tính chi phí quảng cáo Advertisers và Publishers sử dụng nhiều phương pháp tính toán chi phí quảng cáo như CPM, CPC, CPA, Fixed cost. 1.5.1. CPM (Cost Per Mile) CPM (Cost per Mile), tính tiền dựa trên mỗi 1000 lượt views. Hình thức này CPM cũng có thể là các banner dạng file gif, flash, video,... với dạng này, sản phẩm hay logo của bạn có thể xuất hiện ở một hay nhiều vị trí khác nhau trên một hay nhiều websites. Quảng cáo CPM phù hợp cho các đối tượng muốn quảng bá thương hiệu, các công ty có ngân sách quảng cáo lớn. 1.5.2. CPC (Cost Per Click) CPC (Cost per Click hay PPC Pay per Click đều là một), có nghĩa là Advertisers chỉ phải trả tiền cho mỗi click từ khách hàng quan tâm đến thông tin quảng cáo của mình. Hình thức quảng cáo này thường có định dạng hỗn hợp gồm jpg, text (logo, sản phẩm + mô tả về sản phẩm). Hình thức CPC thường có vị trí không đẹp và kích thước nhỏ, hình thức này chủ yếu nhắm đến đối tượng bán lẻ, bán hàng trực tuyến. Giá mỗi click thường từ vài nghìn cho đến vài chục nghìn tuỳ nhà cung cấp và tuỳ từng website. 1.5.3. CPA (Cost Per Action) CPA (Cost Per Action hay Cost Per Acquisition) hoặc PPP (Pay Per Performance) là hình thức Advertisers trả tiền cho Publishers dựa trên số lần khách hàng thực hiện một hành động như đăng ký tài khoản, mua hàng, ... Hình 19 thức này Advertisers có thể đo đếm hiệu quả trong mối liên hệ với số tiền bỏ ra chính xác hơn nên có thể là xu hướng trong tương lai. 1.5.4. Chi phí cố định (Fixed cost) Phương pháp tính này có nghĩa là Advertiser chi trả một khoản chi phí cố định để quảng cáo của họ xuất hiện trên trang web của Publisher cụ thể (thông thường là trong một khoảng thời gian quy định) mà không phân biệt khả năng hiển thị hay phản hồi của người xem đối với thông tin quảng cáo. 1.6. Lợi ích của quảng cáo trực tuyến 1.6.1. Chi phí Quảng cáo trực tuyến có chi phí thấp hơn so với quảng cáo ngoại tuyến (tivi, báo chí, quảng cáo ngoài trời,…) do tận dụng lợi thế về chi phí thấp khi triển khai các dịch vụ trực tuyến. 1.6.2. Khả năng đo lường Các nhà quảng cáo trực tuyến có thể thu thập dữ liệu về hiệu quả quảng cáo của họ, chẳng hạn như số khách hàng tiềm năng hoặc những phản hồi từ người xem. Nó có thể là làm thế nào để người xem biết tới quảng cáo của họ, liệu quảng cáo có dẫn đến việc bán được hàng, và liệu một quảng cáo có được hiển thị trong vùng có khả năng thấy của người xem. Điều này giúp các nhà quảng cáo cải thiện các chiến dịch quảng cáo của họ theo thời gian. 1.6.3. Các định dạng (kiểu) quảng cáo Các nhà quảng cáo có nhiều cách trình bày thông điệp quảng cáo của họ, bao gồm khả năng chuyển tải hình ảnh, video, âm thanh, và các liên kết. Không giống như nhiều loại hình quảng cáo offline, quảng cáo trực tuyến có thể tương tác với người xem. Ví dụ như một số quảng cáo cho phép người dùng nhập câu truy vấn hoặc cho phép người dùng theo dõi các nhà quảng cáo trên các mạng xã hội và thậm chí còn có thể kết hợp với các trò chơi. 1.6.4. Khả năng hướng mục tiêu Publisher có thể cung cấp cho các nhà quảng cáo khả năng tiếp cận với thị trường và phù hợp với mục tiêu của quảng cáo. Quảng cáo trực tuyến có thể dùng vị trí địa lý của người xem để hiển thị các thông tin quảng cáo liên quan đến nơi họ đang sống. Mặt khác, quảng cáo cũng có thể hiển thị riêng biệt đối với từng đối tượng cụ thể qua sự quan tâm và hành vi của họ trên internet. Ngoài ra, họ còn dùng kỹ thuật thống kê để tránh hiển thị thông tin quảng cáo đến cùng một người xem nhiều lần trong một khoảng thời gian định trước, điều này giúp giảm bớt sự khó chịu của người xem đối với các thông tin quảng cáo. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan