Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn cơ chế hình thành cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết “khởi sinh ...

Tài liệu Luận văn cơ chế hình thành cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết “khởi sinh của cô độc” (paul auster)

.DOCX
82
345
68
Đang tải nội dung...

Mô tả:

1.1. Phạm trù cái “tôi” vốn luôn được xem xét trong không gian của thế giới riêng tư, một thế giới ẩn sâu chất chứa những nỗi niềm và cá tính khu biệt. Trong văn chương, cái “tôi”chính là cốt lõi của sự sáng tạo, là đáp số mà kẻ viết và người đọc đều muốn đi tìm. Tuy nhiên, nhà văn trên con đường tìm kiếm và xác lập chính mình cũng cần chấp nhận sự tạm lãng quên bản thân để đại diện cho những giá trị phổ quát và vững bền. Bởi thế, mặc dù thuộc sở hữu của riêng mỗi cá nhân, cái “tôi” vẫn luôn cất tiếng nói đại diện cho thời đại, cho nhân loại. Và đằng sau sự thể hiện, sự phô diễn cái “tôi” luôn là cả một thế giới bị bỏ ngỏ. Thế giới ấy bao gồm những yếu tố đã trở thành động lực, thành cơ sở để con người tự ý thức về mình trong mối dây liên hệ vô tận. Nghiên cứu cơ chế hình thành cái “tôi” chính là đi truy nguyên nguồn gốc, đi tìm nguyên cớ bản chất nhất để cái “tôi” trong tác phẩm được nảy sinh, được phát triển và hoàn thiện. 1.2. Cái “tôi” chấn thương là một trong những vấn đề nổi bật của văn chương hậu hiện đại, là đề tài đang được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm. Cũng như phạm trù cái “tôi”, cái “tôi” chấn thương tự mang trong mình nhiều nhân tố thúc đẩy, hình thành phức tạp. Cốt lõi của nó là sự tổng hòa nhiều phương diện liên quan như tâm lý, văn hóa, xã hội, văn chương. Đặc biệt, cái “tôi” chấn thương tìm thấy mình trong các hình thức văn chương của ký ức và tự thuật. Việc nghiên cứu cái “tôi” chấn thương trong các tác phẩm tự truyện vì thế cũng chính là con đường nhìn ra các giá trị lịch sử, văn hóa, văn chương cũng như các vấn đề của nhân loại, của thời đại. 1.3. Paul Auster ( 1947) là một đại diện nổi bật của văn chương hậu hiện đại Mỹ. Đồng thời, ông cũng thuộc thế hệ tiếp nối của dòng văn chương Do Thái – Mỹ (Jewish American literature). Sau nhiều năm làm công việc phê bình và dịch thuật, ông bắt đầu sự nghiệp viết văn bằng tiểu thuyết tự truyện đầu tay “Sự phát minh của cô độc” (The invention of solitude). Tác phẩm đã giúp Auster để lại một ấn tượng về một nhà văn pha trộn nhiều đặc điểm văn hóa thú vị. Đặc biệt, các yếu tố đời thường của ông được đưa vào làm chất liệu sáng tạo tác phẩm đã tạo nên một hướng tiếp cận tiểu thuyết đầy thú vị xuất phát từ những ảnh hưởng tâm lý, văn hóa, xã hội,... xung quanh nhà văn. Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố trong tác phẩm, trong đó có cái “tôi” - phạm trù tổng hợp những phẩm chất văn hóa, tính cách con người Paul Auster chính là một con đường khai thác, tìm hiểu tác phẩm một cách khá toàn diện. 1.4. Paul Auster là một tác giả hậu hiện đại dành được khá nhiều thị phần độc giả. Tại Việt Nam, các tác phẩm mang xu hướng trinh thám của ông được chuyển ngữ và nhận được nhiều sự quan tâm. “Sự phát minh của cô độc” (The invention of solitude) là tác phẩm đầu tay của ông song lại đến với bạn đọc Việt muộn hơn hẳn. Tác phẩm lần đầu được Phương Huyên chuyển ngữ với nhan đề “Khởi sinh của cô độc” nằm trong tủ sách “Cánh cửa mở rộng” do Nhà xuất bản Trẻ phát hành vào năm 2013. Cuốn sách tập hợp nhiều vấn đề về quan điểm, phong cách văn chương của Auster trong suốt sự nghiệp của mình. Vì vậy, lựa chọn đi sâu nghiên cứu tác phẩm là một cách tiếp cận văn chương Paul Auster, xét xem nhà văn đã bắt đầu con đường viết của mình từ đâu. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn cơ chế kiến tạo cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết tự truyện “Khởi sinh của cô độc” (Paul Auster) làm đề tài nghiên cứu. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là tiểu thuyết tự truyện “Sự phát minh của cô độc” (The invention of solitude). Chúng tôi lấy bản dịch tiếng Việt của Phương Huyên với nhan đề “Khởi sinh của cô độc” [4] làm nguồn phân tích, khai thác chủ yếu. Khi dịch bản của Phương Huyên được ấn hành, đã có những tranh cãi về tên nhan đề của tác phẩm. Các tranh cãi chủ yếu xoay xung quanh việc chuyển nghĩa từ “invention”. Theo đó, các ý kiến phản bác cách dịch của Phương Huyên chỉ ra rằng: cách dịch “invention” thành “khởi sinh” được xem là chưa sát nghĩa về cả nghĩa gốc của từ lẫn ý nghĩa trong tác phẩm. “Invention” trong tiếng Anh là danh từ, mang nghĩa là phát minh, chỉ sự sáng chế, phát hiện ra một điều mới. Trong khi đó “khởi sinh” mang nghĩa sự bắt nguồn, chỉ cội nguồn xuất phát. Mặt khác, trong tác phẩm, Paul Auster cũng luôn hàm ý cô độc được phát minh ra trong mối dây liên kết thế giới chứ không đi truy tìm nguồn gốc của nó. Như vậy, tên nhan đề khi dịch sang tiếng Việt nên được để là “Sự phát minh/Sáng chế của cô độc”.

Tài liệu liên quan