Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn đảng bộ quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng từ năm 1960 đến năm 1968...

Tài liệu Luận văn đảng bộ quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng từ năm 1960 đến năm 1968

.PDF
245
127
144

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả. Các tài liệu, số liệu trong luận án là trung thực, chính xác và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vũ Thành Trung 3 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG (1960 - 1965) 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng bộ Quân đội (1960 - 1965) 2.2. Chủ trương của Đảng bộ Quân đội về công tác tư tưởng (1960 - 1965) 2.3. Đảng bộ Quân đội chỉ đạo công tác tư tưởng (1960 - 1965) Chương 3 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG (1965 - 1968) 3.1. Tình hình mới tác động đến công tác tư tưởng trong quân đội (1965 - 1968) 3.2. Chủ trương của Đảng bộ Quân đội về tăng cường công tác tư tưởng (1965 - 1968) 3.3. Đảng bộ Quân đội chỉ đạo tăng cường công tác tư tưởng (1965 - 1968) Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng (1960 - 1968) 4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng (1960 - 1968) KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 10 10 23 28 28 43 52 76 76 82 92 123 123 143 166 169 170 195 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Ban Chấp hành Trung ương BCHTW 2 Chính trị quốc gia CTQG 3 Chủ nghĩa tư bản CNTB 4 Chủ nghĩa xã hội CNXH 5 Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT 6 Công tác tư tưởng CTTT 7 Cục Tuyên huấn CTH 8 Đảng bộ Quân đội ĐBQĐ 9 Giáo dục chính trị GDCT 10 Quân đội nhân dân QĐND 11 Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN 12 Quân ủy Trung ương QUTW 13 Tổng cục Chính trị TCCT 14 Tư bản chủ nghĩa TBCN 15 Xã hội chủ nghĩa XHCN 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Công tác tư tưởng trong QĐNDVN là một bộ phận CTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, CTTT là một mặt hoạt động cơ bản, giữ vị trí hàng đầu của CTĐ, CTCT trong quân đội; lĩnh vực trọng yếu để bồi đắp, xây dựng sức mạnh chính trị tinh thần, bảo đảm cho QĐNDVN không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến tranh nhân dân, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Thực tiễn trong những năm 1960 - 1968 cho thấy, với tham vọng điên cuồng cùng những âm mưu, thủ đoạn thâm độc, đế quốc Mỹ đã từng bước đẩy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đến bậc thang cao nhất của chiến tranh thông thường, với những biện pháp chiến tranh ác liệt nhất, tàn bạo nhất. Cùng lúc đó, tình hình thế giới biến động phức tạp, nhất là những bất đồng quan điểm, mâu thuẫn trong hệ thống XHCN và phong trào cộng sản quốc tế. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội; phải lấy xây dựng tư tưởng là nền tảng, là khâu quyết định nâng cao sức mạnh tinh thần, làm cơ sở nâng cao sức mạnh toàn diện của quân đội. Thấm nhuần tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, dưới ánh sáng đường lối của Đảng, ĐBQĐ đã nỗ lực, sáng tạo, chủ động triển khai CTTT một cách sâu rộng, liên tục, mạnh mẽ cả về nội dung, hình thức, phương pháp và lực lượng tham gia. Theo đó, CTTT đã xây dựng, củng cố và giữ vững niềm tin vững chắc của toàn quân vào sự lãnh đạo của Đảng, ý chí quyết tâm chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà; củng cố, bồi dưỡng, phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, để QĐNDVN luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, trở thành pháo đài vững chắc về tư tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, từ đó cùng toàn Đảng, toàn dân đánh thắng chiến lược “chiến 6 tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công là cơ bản, quá trình ĐBQĐ lãnh đạo CTTT thời kỳ này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, dẫn tới hiệu quả CTTT có lúc chưa cao. Thực tiễn quá trình lãnh đạo CTTT của ĐBQĐ trong những năm 1960 - 1968 rất phong phú, đa dạng, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu, cần được nghiên cứu, tổng kết để đánh giá đầy đủ hơn và kế thừa, vận dụng trong giai đoạn hiện nay. Ngày nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc, trong đó thực hiện “phi chính trị hóa quân đội” được coi là ưu tiên hàng đầu. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đòi hỏi sự nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn quân, sự đồng thuận trong nhân dân. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh tương lai với vũ khí công nghệ cao là chủ yếu và phương hướng xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại... thì vai trò của CTTT trong quân đội càng trở nên quan trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu, tổng kết quá trình ĐBQĐ lãnh đạo CTTT trong những năm 1960 - 1968 để rút ra những kinh nghiệm vận dụng vào giai đoạn hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, đã hơn bốn mươi năm kể từ khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về CTTT nói chung, CTTT của ĐBQĐ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng, được đề cập dưới nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ thống về quá trình ĐBQĐ lãnh đạo CTTT từ năm 1960 đến năm 1968, dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng từ năm 1960 đến năm 1968” làm Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 7 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình ĐBQĐ lãnh đạo CTTT từ năm 1960 đến năm 1968, từ đó đúc kết những kinh nghiệm để phục vụ cho lãnh đạo CTTT trong quân đội hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của ĐBQĐ về CTTT (1960 - 1968). Trình bày có hệ thống và phân tích, làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của ĐBQĐ về CTTT từ năm 1960 đến năm 1968. Nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế quá trình ĐBQĐ lãnh đạo CTTT (1960 - 1968). Đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình ĐBQĐ lãnh đạo CTTT (1960 - 1968). 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo CTTT của ĐBQĐ trong những năm 1960 - 1968. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: CTTT trong quân đội có phạm vi rất rộng. Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương của ĐBQĐ về CTTT từ năm 1960 đến năm 1968 và sự chỉ đạo của ĐBQĐ trên 4 mặt công tác cơ bản: (1) GDCT; (2) Tuyên truyền, cổ động, thi đua; (3) Văn hóa, văn nghệ; (4) Báo chí, xuất bản. Về thời gian: Luận án chọn mốc thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 71960 (thời điểm ĐBQĐ tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất, đề ra chủ trương, phương hướng lãnh đạo các mặt công tác của quân đội đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1960 - 1965, trong đó có lĩnh vực CTTT). Mốc kết thúc là tháng 12-1968 (khi quân và dân Việt Nam đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ). 8 Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống và có sự so sánh đánh giá đầy đủ hơn, luận án đề cập đến một số nội dung liên quan đến CTTT trong quân đội trước và sau khoảng thời gian nói trên. Về không gian: Trên lãnh thổ Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTTT nói chung và CTTT trong quân đội nói riêng. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên thực tiễn sự lãnh đạo của ĐBQĐ đối với CTTT được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch công tác; các báo cáo tổng kết của ĐBQĐ và các đơn vị trong toàn quân về CTTT trong những năm 1960 - 1968. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra còn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, để làm rõ các nội dung của luận án. Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm phân kỳ thời gian, làm rõ bối cảnh lịch sử, quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo của ĐBQĐ về CTTT theo diễn tiến thời gian. Phương pháp logic để làm rõ bước phát triển tư duy trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của ĐBQĐ về CTTT trên cơ sở xâu chuỗi các sự kiện lịch sử và liên kết nội dung của các văn bản có tính chất lãnh đạo, chỉ đạo của ĐBQĐ; khái quát các luận điểm trong luận án; đánh giá những ưu điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo của ĐBQĐ về CTTT từ năm 1960 đến năm 1968. Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận án nhằm so sánh sự lãnh đạo của ĐBQĐ về CTTT giữa hai giai đoạn 1960 - 1965 và 1965 - 1968; so sánh kết quả lãnh đạo CTTT trong quân đội với cả nước. 9 Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng nhằm khảo cứu các công trình ở chương 1, làm rõ chủ trương và luận chứng các mặt chỉ đạo của ĐBQĐ về CTTT qua hai giai đoạn 1960 - 1965 và 1965 - 1968. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án cung cấp một số tư liệu mới và hệ thống hóa tư liệu về quá trình ĐBQĐ lãnh đạo CTTT từ năm 1960 đến năm 1968. Góp phần tái hiện một cách có hệ thống, phân tích, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của ĐBQĐ về CTTT từ năm 1960 đến năm 1968. Đưa ra những nhận xét, đánh giá có cơ sở khoa học về quá trình lãnh đạo CTTT của ĐBQĐ trong những năm 1960 - 1968. Những kinh nghiệm được đúc kết trong luận án có thể tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo CTTT của quân đội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của ĐBQĐ về CTTT từ năm 1960 đến năm 1968. Góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là ĐBQĐ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Kết quả nghiên cứu của luận án góp thêm luận cứ cho việc hoạch định chủ trương, giải pháp lãnh đạo CTTT của Đảng nói chung, của ĐBQĐ nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam ở các học viện, nhà trường, cơ quan nghiên cứu trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 04 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình của tác giả nước ngoài 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản ở một số nước X.I.Xunitrencô (1982), Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô [231]. Tác phẩm chỉ rõ: “Bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trong hoạt động của Đảng là công tác tư tưởng, mà mục đích cao nhất của nó là biện giải về mặt lý luận đường lối của Đảng, xây dựng con người phát triển toàn diện và có đời sống tinh thần phong phú, không ngừng nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp của họ, phát triển tính tích cực sáng tạo của quần chúng” [231, tr.11]. Hoạt động CTTT của Đảng Cộng sản Liên Xô tuân thủ theo những nguyên tắc tính đảng; tính khoa học; tính trung thực; sự thống nhất của lý luận và thực tiễn; kết hợp CTTT và công tác tổ chức; quan điểm đồng bộ, tính hệ thống, tính nhất quán và tính liên tục; tính nhạy bén và tính chất tiến công; tính thuyết phục, tính dễ hiểu và tính rõ ràng. Trong đó, “nguyên tắc tính đảng là nguyên tắc nền tảng của công tác tư tưởng” [231, tr.18]. Hình thức hoạt động CTTT gồm: Công tác GDCT tư tưởng, tuyên truyền và cổ động. Nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo CTTT, theo tác giả phải nâng cao hiệu quả của các mặt công tác này. Xắcxavắt Xuânthêpphimmason (2003), Công tác tư tưởng của Đảng Nhân dân cách mạng Lào hiện nay [230]. Theo tác giả, CTTT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng nhằm tác động có định hướng lên trạng thái và quá trình vận động của tư tưởng theo các quy luật riêng của nó để phát triển tiềm năng sáng tạo của tư tưởng nhằm góp phần xây dựng con người mới và xã hội mới, mà vấn đề cơ bản là xác lập thế giới quan, hệ tư tưởng và lập trường của giai cấp công nhân [230, tr.18]. Kết cấu nội dung tư tưởng gồm 3 bộ phận: Công tác nghiên cứu lý luận; công tác tuyên truyền; công tác cổ động. CTTT được thực 11 hiện theo các nguyên tắc tính đảng, tính khoa học và tính thực tiễn. Để tăng cường CTTT, theo tác giả phải tiến hành nhiều nội dung, biện pháp, trong đó chú trọng tăng cường sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2005), Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ đổi mới [5]. Cuốn sách chỉ rõ: Công tác chính trị tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc có vai trò là công tác sống còn của công tác kinh tế và của các công tác khác; là khâu trung tâm để đoàn kết toàn Đảng, toàn dân thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước; là ưu thế chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và của Nhà nước XHCN. Mục đích nhằm hướng tới 5 trọng điểm là: Xây dựng lý luận; hướng dẫn dư luận; giáo dục tư tưởng; hát vang giai điệu chính; xây dựng đội ngũ. Nội dung công tác chính trị tư tưởng được xác định: Lấy giáo dục niềm tin vào lý tưởng làm cốt lõi. Giáo dục các mặt lý luận cơ bản, đường lối cơ bản, cương lĩnh cơ bản của Đảng, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập thể và CNXH. Giáo dục tư tưởng quan trọng về “ba đại diện” và “ba chú trọng” cho toàn thể cán bộ, đảng viên; giáo dục tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “người giàu rồi phải giàu hơn nữa”; giáo dục chính sách tình thế; giáo dục pháp chế dân chủ; giáo dục lý luận về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần, giáo dục tri thức khoa học, tinh thần khoa học và phương pháp khoa học. Nguyên tắc, phương châm là lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình làm tư tưởng chỉ đạo. Về phương thức, phương pháp gồm: Tổ chức giáo dục; hướng dẫn dư luận; tổ chức hoạt động; nêu gương điển hình; giáo dục thông qua sản phẩm và hoạt động văn hóa; thông qua việc xây dựng, kiện toàn các quy tắc, điều lệ, chế độ để đưa ra quan niệm tư tưởng, tiêu chuẩn đạo đức. 1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng trong quân đội ở một số nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo A.A.Episép (1974), Tóm tắt lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô từ 1918 - 1973 [65]. Theo tác giả, việc 12 GDCT, tinh thần cho quân nhân được tiến hành theo nguyên tắc và hoạt động tư tưởng, tổ chức của Đảng, hướng vào giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa quốc tế vô sản, XHCN. Quá trình tổ chức tuyên truyền, nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng Cộng sản, phải kiên quyết đấu tranh với tư tưởng tư sản; xây dựng con người mới XHCN trong lực lượng vũ trang. Trách nhiệm đó trước hết thuộc về “các cơ quan chính trị, cán bộ chỉ huy, các tổ chức đảng và đoàn tiến hành đấu tranh chống tư tưởng tư sản; vạch trần vũ khí chính trị - tư tưởng chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc - chủ nghĩa chống cộng, đạo đức tư sản, giáo dục các chiến sĩ Xô - Viết phẩm chất của người xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, của người bảo vệ Tổ quốc Xô - Viết” [65, tr.25]. Hình thức cơ bản của CTTT là giảng dạy chính trị. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn khác nhau nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức GDCT tư tưởng sẽ có những thay đổi phù hợp. A.A.Episép (1978), Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô [66]. Trong chương IV: CTTT của các cơ quan chính trị trong Quân đội và Hải quân, tác giả khẳng định: CTTT có vị trí, vai trò to lớn trong xây dựng quân đội kiểu mới, đặc biệt khi nhiệm vụ của xã hội càng phức tạp, càng quan trọng thì yêu cầu đối với sự trưởng thành về tinh thần, sự rèn luyện về chính trị và giai cấp của mọi người càng phải cao. “Điều đó đạt được trước hết bằng biện pháp tư tưởng, bằng việc lĩnh hội những tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin và bằng sự phấn đấu tích cực, thiết thực để thực hiện những tư tưởng đó” [66, tr.270]. Nội dung GDCT cho quân nhân là giáo dục về “thế giới quan khoa học và niềm tin cộng sản chủ nghĩa là điểm trung tâm của công tác tư tưởng” [66, tr.287]. Hình thức giáo dục thông qua các buổi lên lớp chính trị, thực tiễn lao động, thực tiễn hoạt động quân sự, báo chí, tham quan, kể truyện truyền thống... Phương pháp đối với sĩ quan chủ yếu thông qua con đường tự học. Đánh giá chất lượng giáo dục được thông qua hành động, hành vi và việc làm hàng ngày, biểu hiện ở “tình cảm yêu mến đơn vị mình và qua đó, yêu mến toàn thể Hồng quân, khi người chiến sĩ đó tự hào rằng mình là chiến sĩ Hồng quân, phấn khởi vui mừng trước những thắng lợi của Hồng quân và đau buồn trước những thất bại của Hồng quân” [66, tr.294-295]. 13 V.Mikhailốp (1979), V.I.Lênin Đảng Cộng sản Liên Xô bàn về công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang [80]. Tác giả cho rằng bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi người, cũng cần quan tâm đúng mức đến giáo dục riêng, “nếu không dựa vào các nguyên tắc này thì không thể hy vọng vào thắng lợi to lớn trong công tác giáo dục chính trị cho mọi người” [80, tr.9]. Về công tác tuyên truyền, cổ động trong Hồng quân, tác giả nhận định: “Thắng lợi của Hồng quân đạt được chủ yếu là nhờ công tác tuyên truyền tích cực chủ nghĩa cộng sản; công tác cổ động chính trị và văn hóa - giáo dục trong quần chúng Hồng quân” [80, tr.8]. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, cổ động cần nắm chắc và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc: Tính ứng biến, tính cụ thể, tính linh hoạt của các biện pháp và tính dễ hiểu của nó. Lực lượng làm công tác cổ động là mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng trong đơn vị, trước hết và chủ yếu là đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặt dưới sự tổ chức, hướng dẫn của cán bộ lãnh đạo các cấp. Trung tâm Thông tin Khoa học - Công nghệ - Môi trường Bộ Quốc phòng (1998), Xây dựng văn minh tinh thần với Quân đội Trung Quốc [226]. Nội dung xây dựng văn minh tinh thần của Quân đội Trung Quốc lấy trọng tâm là hình thành phát triển đạo đức XHCN, chú trọng “xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan đúng đắn” [226, tr.27], xây dựng lòng tin vào lý tưởng CNXH và chủ nghĩa cộng sản cho bộ đội. Nâng cao chất lượng tuyên truyền lý luận, đường lối, chính sách, quyết sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc và QUTW, những thành tựu và điển hình tiên tiến trong công cuộc xây dựng quân đội. “Kiên trì nguyên tắc tính Đảng” [226, tr.27] của công tác tuyên truyền. Khămphong Saynhaphôn (2006), Nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ ở Học viện Quốc phòng Cayxỏn Phômvihản Quân đội nhân dân Lào hiện nay [127]. Theo tác giả, có 4 yếu tố cấu thành bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ ở Học viện Quốc phòng, trong đó hệ thống tri thức là yếu tố cơ bản. Do đó, cần nâng cao chất lượng công tác GDCT tư tưởng cho đội ngũ cán bộ. Nội dung GDCT tư tưởng phải toàn diện, nhưng cốt lõi là chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, 14 nhiệm vụ của quân đội, nhiệm vụ của dân tộc, truyền thống của Đảng. Về hình thức giáo dục, bên cạnh những hình thức truyền thống đã phát huy hiệu quả tốt như lên lớp, giới thiệu các chuyên đề, tự nghiên cứu… cần mở rộng các hình thức, biện pháp khác như tổ chức các diễn đàn, hội thảo khoa học. Thimsảo Đuôngchămpa (2014), Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay [64]. Tác giả quan niệm công tác GDCT là một bộ phận quan trọng trong CTTT của QĐND Lào, “có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần xây dựng trận địa chính trị, tư tưởng vững chắc ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào” [64, tr.77]. Nội dung, hình thức GDCT rất phong phú, đa dạng, song cần coi trọng giáo dục truyền thống, phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục thông qua hoạt động của phong trào thi đua, các cuộc vận động... Biện pháp nâng cao chất lượng GDCT, theo tác giả trước hết cấp ủy, cán bộ các cấp cần tăng cường quán triệt, nắm vững nội dung, yêu cầu GDCT, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện. 1.1.2. Các công trình của tác giả trong nước 1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi và bài học [2]. Nội dung tác phẩm đã đánh giá ưu điểm, hạn chế quá trình lãnh đạo kháng chiến của Đảng, đúc kết 8 bài học kinh nghiệm trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua những bài học đó, tác phẩm đã đề cập đến vai trò của CTTT, khẳng định muốn đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, trước hết phải có quyết tâm chiến đấu rất cao và kiên trì quyết tâm đó trong mọi hoàn cảnh, dựa trên lòng yêu nước nồng nàn - một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc. Quyết tâm đó phải được hướng dẫn bằng một đường lối chính trị đúng đắn sáng tạo, độc lập, tự chủ và phải được tuyên truyền phổ biến rộng rãi, quán triệt sâu sắc trong nhân dân, biến nó thành sức mạnh vật chất, thành các phong trào quần chúng mạnh mẽ. 15 Trần Trọng Tân (1995), Góp phần đổi mới công tác lý luận - tư tưởng [129]. Theo tác giả, mục đích CTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam là “nhằm xây dựng cho con người có tư tưởng đúng để hành động đúng” [129, tr.278]. Vì vậy, CTTT cần hướng vào “xây dựng Đảng về mặt tư tưởng, xây dựng hình thái ý thức xã hội cho chế độ xã hội chủ nghĩa và xây dựng cho con người sống trong xã hội mới có tư tưởng xã hội chủ nghĩa” [129, tr.278]. Thực hiện những nội dung chủ yếu CTTT của Đảng, theo tác giả: Công tác lý luận, cần mở rộng việc giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Công tác tuyên truyền, cần chú ý trước hết là tuyên truyền phổ biến các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Công tác cổ động cần làm cho người ta hăng hái thực hiện các chủ trương của Đảng và tìm mọi cách khơi dậy thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng. Phương châm tiến hành CTTT mà người làm CTTT cần nắm vững đó là: Bám sát cuộc sống, phát huy tự do tư tưởng, đấu tranh tư tưởng theo phương pháp thuyết phục, giữ thế chủ động tiến công. Đào Duy Tùng (1999), Một số vấn đề về công tác tư tưởng [227]. Tác giả cho rằng CTTT là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng. CTTT gồm nhiều bộ phận: “Công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác cổ động” [227, tr.8]. Vai trò CTTT “là vũ khí sắc bén trong toàn bộ quá trình hoạt động của Đảng. Nó đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức” [227, tr.13]. Tác giả rút ra 6 bài học kinh nghiệm, phương châm chỉ đạo CTTT. Theo tác giả vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đến nâng cao chất lượng CTTT của Đảng sau khi có đường lối đúng là nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền giáo dục. Yếu tố quyết định đến chất lượng CTTT là đội ngũ những người làm CTTT; phát huy sức mạnh tổng hợp trong tiến hành CTTT. Hữu Thọ (2000), Bảy mươi năm công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng truyền thống vẻ vang, trách nhiệm to lớn [130]. Tác phẩm đã lược ghi các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Tổng Bí thư của Đảng nói về CTTT văn hoá; các ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương về CTTT văn hoá của Đảng; nêu rõ vị trí, vai trò, truyền thống và trách nhiệm của những người làm CTTT. 16 Hữu Thọ (2000), Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng văn hóa [131]. Cuốn sách tập hợp, tuyển chọn các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CTTT văn hóa từ năm 1920 đến năm 1969. Qua đó, thể hiện quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các vấn đề nội dung, nhiệm vụ, phương pháp tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao tính chủ động, tự giác, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2001), Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 - 2000 [7]. Tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống CTTT của Đảng qua các thời kỳ từ năm 1930 đến năm 2000; tập trung vào những hoạt động của các cơ quan làm CTTT ở Trung ương; đồng thời, dành một phần quan trọng giới thiệu hoạt động CTTT của các ngành, các đoàn thể, lực lượng vũ trang và của một số địa phương; phục dựng những hoạt động CTTT gắn với các hoạt động trên các lĩnh vực khác qua các thời kỳ; tổng kết lịch sử 70 năm ngành tư tưởng văn hóa, nêu ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo CTTT của Đảng. Phùng Thị Hiển (2004), Công tác tư tưởng trong kháng chiến chống Mỹ: Thành công và kinh nghiệm [70]. Bài viết chỉ rõ CTTT luôn giữ vai trò rất quan trọng, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Trong cuộc đụng đầu lịch sử, CTTT của Đảng đã góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và để lại nhiều kinh nghiệm có giá trị. Theo đó, tác giả chỉ rõ những thành công nổi bật của CTTT là đã biến tinh thần quyết đánh và quyết thắng Mỹ thành niềm tin sắt đá và sự quyết tâm cao độ của tất cả người dân Việt Nam yêu nước; trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, CTTT đã phát động và tổ chức được hàng loạt các phong trào quần chúng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; đã xây dựng được một lực lượng làm CTTT rất đông đảo, tuyệt đối trung thành và gắn bó mật thiết với nhân dân. Phùng Thị Hiển (2008), Đảng lãnh đạo công tác tuyên truyền, cổ động chính trị ở miền Bắc (1960 - 1975) [71] . Dưới góc độ khoa học chuyên ngành 17 Lịch sử Đảng, tác giả luận án đã làm rõ một số khái niệm cơ bản về CTTT, công tác tuyên truyền, cổ động chính trị; làm rõ bối cảnh lịch sử, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, cổ động chính trị ở miền Bắc từ năm 1960 đến năm 1975, trong đó chỉ rõ chủ trương “chuyển hướng tư tưởng” ở miền Bắc của Đảng giai đoạn 1965 - 1975 so với giai đoạn 1960 - 1965. Từ đó, khẳng định 4 thành công nổi bật của công tác tuyên truyền, cổ động chính trị từ năm 1960 đến năm 1975, chỉ ra 5 hạn chế và rút ra 5 kinh nghiệm có giá trị, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Lịch sử 80 năm Ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010) [4]. Tác phẩm đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngành Tuyên giáo, mô tả những chặng đường lịch sử công tác tuyên giáo của Đảng. Trong đó đề cập đến công tác tuyên giáo trong kháng chiến chống Mỹ, chỉ rõ mọi hoạt động văn học, nghệ thuật, giáo dục, báo chí... đều hướng vào mục đích động viên toàn dân cho sự nghiệp chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các hoạt động phong phú, đa dạng của Ngành Tuyên giáo đã tạo được những thành công lớn trên mặt trận tư tưởng, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đào Duy Quát (2010), Công tác tư tưởng [99]. Cuốn sách đã đưa ra khái niệm CTTT; chỉ rõ các yếu tố cấu thành CTTT gồm: Chủ thể, khách thể, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và hiệu quả CTTT. Các bộ phận cấu thành của CTTT gồm: Công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động. CTTT được thực hiện theo nguyên tắc: Tính đảng; tính khoa học; tính trung thực; sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, gắn với đời sống; quan điểm đồng bộ; tính hệ thống; tính nhất quán và tính liên tục; tính linh hoạt, tính tiến công; tính thuyết phục và tính dễ hiểu. Trong đó, tính đảng là nguyên tắc cơ bản nhất. Lã Quý Đô (2013), Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954 [63]. Luận án trình bày khái lược CTTT của Đảng trước Cách mạng Tháng Tám; làm rõ bối cảnh lịch sử và những yêu cầu đặt 18 ra với CTTT; luận giải chủ trương của Đảng về CTTT qua hai giai đoạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: 1945 - 1950 và 1951 - 1954. Làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện CTTT của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhận xét những ưu điểm, hạn chế và rút ra 5 kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo CTTT của Đảng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trần Thị Anh Đào (2014), Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng [62]. Cuốn sách chỉ rõ CTTT nhằm xây dựng ý thức XHCN; định hướng giá trị xã hội đúng đắn; hình thành niềm tin cách mạng có căn cứ khoa học, thúc đẩy quần chúng tham gia vào sự nghiệp cách mạng. Hình thái của CTTT bao gồm: Công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động. Đối tượng tác động của CTTT bao gồm các giai cấp, tầng lớp nhân dân, cộng đồng dân tộc, tập thể và cá nhân trong toàn xã hội. Phương thức nâng cao hiệu quả CTTT, theo tác giả phải không ngừng đổi mới hình thức, phương pháp CTTT; tăng cường phương pháp đối thoại; đa dạng hóa phương thức giáo dục truyền thống; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với CTTT. 1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến công tác tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (1990), Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975 [100]. Tác phẩm phản ánh hoạt động CTĐ, CTCT qua các giai đoạn của cuộc kháng chiến; đánh giá những ưu điểm và bước phát triển mới của CTĐ, CTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong đó chỉ rõ vai trò của CTTT “đã xây dựng được tinh thần dám đánh Mỹ, không sợ Mỹ, làm tiền đề sáng tạo cách đánh và vượt qua khó khăn để thắng Mỹ” [100, tr.78]. Đồng thời, tác phẩm chỉ rõ những khuyết điểm, rút ra 7 bài học kinh nghiệm, trong đó chỉ rõ: “Để phát huy mạnh mẽ hiệu lực của công tác tư tưởng, trước hết phải nắm vững tính giai cấp, tính đảng của công tác tư tưởng” [100, tr.190]; phải nắm vững tính khoa học, phải nâng cao tính chiến đấu của CTTT vì “đấu tranh tư tưởng là một mặt trận của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh “ai thắng ai” giữa ta và địch...” [100, tr.193]. 19 Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1998), Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 1945 - 1975 [103]. Nội dung CTĐ, CTCT trong các chiến dịch của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được trình bày theo từng giai đoạn (từ chương 4 đến chương 8), về CTTT tác phẩm chỉ rõ: “Thành công nổi bật của các chiến dịch này là chuẩn bị chu đáo cả về tư tưởng và tổ chức, đánh chắc thắng, không chủ quan đơn giản, kiên trì quyết tâm chiến đấu...” [103, tr.327]. Song, “có chiến dịch công tác tư tưởng chỉ nhấn mạnh một chiều làm cho bộ đội chỉ thấy thắng lợi, thuận lợi, thế chiến trường và cách mạng như chẻ tre, không thấy hết khó khăn, quyết liệt và có khi tạm thời tổn thất... gây trở ngại không ít đối với công tác tư tưởng thời kỳ sau đó” [103, tr.400]. Đây là những đánh giá mang tính tổng quát, giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng thể về CTTT trong các chiến dịch thời kỳ 1960 - 1968, từ đó tham khảo, kế thừa trong trình bày phần nhận xét của luận án. Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (2002), Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 2000) [104]. Tác phẩm khái quát quá trình hình thành, phát triển và rút ra những vấn đề cơ bản từ lịch sử CTĐ, CTCT trong quân đội qua các thời kỳ cách mạng. Trong đó, thông qua chương 3, chương 4 và chương 8 của tác phẩm, CTTT trong quân đội thời kỳ kháng chiến chống Mỹ được khắc họa một phần trong hoạt động CTĐ, CTCT. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để nghiên cứu sinh kế thừa một cách có hệ thống quá trình chỉ đạo CTTT của ĐBQĐ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (2004), Lịch sử Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, tập I (1944 - 1975) [105]. Tác phẩm là công trình lịch sử gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của QĐNDVN và lịch sử CTĐ, CTCT trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Công trình khái quát toàn bộ quá trình lãnh đạo toàn diện, sâu sắc và có hệ thống của TCCT đối với các đơn vị, các chiến trường 20 trên các mặt công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức qua các giai đoạn của 30 năm kháng chiến. Đặc biệt, từ trang 323 đến trang 796, thông qua phần thứ hai của tác phẩm viết về TCCT QĐNDVN trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), nghiên cứu sinh thấy rõ hơn quá trình chỉ đạo của TCCT đối với CTTT trong quân đội trên các lĩnh vực: GDCT; tuyên truyền, cổ động, thi đua; văn hóa, văn nghệ và báo chí, xuất bản. Lê Văn Dũng (2004), Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị một số vấn đề lý luận và thực tiễn [44]. Vấn đề CTTT - văn hóa trong quân đội được tác giả trình bày từ trang 346 đến trang 369, xác định CTTT - văn hóa trong QĐNDVN là một bộ phận quan trọng trong CTTT - văn hóa của toàn Đảng, là một hoạt động cơ bản, nội dung chủ yếu của CTĐ, CTCT trong các lực lượng vũ trang nhân dân, là toàn bộ những hoạt động thuộc lĩnh vực ý thức của con người nhằm biến tư tưởng tiến bộ, cách mạng thành lực lượng vật chất để xây dựng QĐNDVN vững mạnh về chính trị, tư tưởng, bảo đảm cho quân đội luôn thống nhất ý chí và hành động hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Nguyễn Hoàng Nhiên (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược [97]. Dưới góc độ khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng, tác giả luận án đã làm rõ yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng QĐND về chính trị trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, phân tích bối cảnh lịch sử, những bước ngoặt của cuộc kháng chiến trên mặt trận quân sự; làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và các cấp bộ Đảng trong quân đội về xây dựng chính trị, mà trọng tâm là lãnh đạo tư tưởng bộ đội, qua hai giai đoạn 1945 - 1950 và 1951 - 1954. Đánh giá thành tựu, hạn chế chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo. Tổng cục Chính trị, Cục Tư tưởng - Văn hóa (2006), Lịch sử công tác tư tưởng - văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 2004) [222]. Tác phẩm tập trung khai thác những tư liệu, sự kiện lịch sử đã diễn ra của CTTT - 21 văn hóa trong quân đội qua các giai đoạn; qua đó làm nổi bật những hoạt động chính, thành công, ưu điểm và những hạn chế, thiếu sót trên từng lĩnh vực hoạt động và những bước phát triển chính về nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phương pháp và tổ chức lực lượng tiến hành CTTT - văn hóa trong quân đội. Đặc biệt, tác phẩm khẳng định rõ vị trí, ý nghĩa của CTTT trong quân đội “nhằm xây dựng quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng và góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về tổ chức, bảo đảm cho Quân đội nhân dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, chiến thắng vẻ vang, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược; xứng đáng là lực lượng chính trị, đội quân chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân” [222, tr.7]. Từ thực tiễn 60 năm hoạt động, trưởng thành của CTTT - văn hóa trong quân đội đã thu được những “thành công lớn có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa quyết định đến sự lớn mạnh trưởng thành của quân đội” [222, tr.890] và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý. Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam (2010), Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2, (1955 - 1975) [45]. Tác phẩm là công trình lịch sử, tổng kết quá trình ĐBQĐ lãnh đạo QĐNDVN xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và lãnh đạo xây dựng ĐBQĐ vững mạnh về mọi mặt trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; tái hiện khá đầy đủ và chính xác những hoạt động, sự kiện nổi bật của ĐBQĐ diễn ra trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm trình bày thành 05 chương (từ chương 6 đến chương 10) tương ứng với những giai đoạn chiến lược của cuộc kháng chiến. Phần kết luận đã khái quát những đặc điểm lớn chi phối hoạt động lãnh đạo của ĐBQĐ; những thành công chủ yếu trong lãnh đạo xây dựng quân đội và xây dựng Đảng bộ của ĐBQĐ trong cuộc kháng chiến; đồng thời, làm rõ nguyên nhân của những thành công đó. Đặc biệt, tác phẩm chỉ rõ: “Sau khi tiến hành xong Đại hội Đảng các cấp, từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 7 năm 1960, Đảng bộ Quân đội tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ toàn quân lần thứ nhất...” [45, tr.159]. Đây là cơ sở trực tiếp để nghiên cứu sinh lựa chọn phạm vi nghiên cứu của đề tài về thời gian với mốc mở đầu là từ năm 1960.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan