Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn đánh giá chất lượng tiểu cầu được sản xuất từ máu toàn phần và tiểu cầu...

Tài liệu Luận văn đánh giá chất lượng tiểu cầu được sản xuất từ máu toàn phần và tiểu cầu chiết tách trên máy tách tế bào tự động tại bệnh viện chợ rẫy​

.PDF
86
121
112

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- VŨ TRẦN DUY ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TIỂU CẦU ĐƢỢC SẢN XUẤT TỪ MÁU TOÀN PHẦN VÀ TIỂU CẦU CHIẾT TÁCH TRÊN MÁY TÁCH TẾ BÀO TỰ ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số ngành: 60420201 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng năm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- VŨ TRẦN DUY ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TIỂU CẦU ĐƢỢC SẢN XUẤT TỪ MÁU TOÀN PHẦN VÀ TIỂU CẦU CHIẾT TÁCH TRÊN MÁY TÁCH TẾ BÀO TỰ ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số ngành: 60420201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Tiến Thắng TS. DS. Trần Văn Bảo TP. HỒ CHÍ MINH, tháng năm CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Tiến Thắng Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 11 tháng 11 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS. TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn Chủ tịch 2 TS. Dương Thị Hồng Diệp Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Hoài Hương Phản biện 2 4 TS. Hồ Viết Thế Ủy viên 5 TS. TRịnh Thị Lan Anh Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 31 tháng 08 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: VŨ TRẦN DUY Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 26.04.1984 Nơi sinh: Dồng Nai Chuyên ngành: Công nghệ sinh học MSHV: 1541880002 I- Tên đề tài: Đánh giá chất lượng tiểu cầu được sản xuất từ máu toàn phần và tiểu cầu chiết tách trên máy tách tế bào tự động tại bệnh viện Chợ Rẫy. II- Nhiệm vụ và nội dung:  Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và chất lượng của KTC được sản xuất từ máu toàn phần và từ máy tự động.  Nghiên cứu sự thay đổi của các chỉ số huyết học, sinh hoá trong túi TC từ đó đánh giá được chất lượng của túi TC sau thời gian bảo quản. III- Ngày giao nhiệm vụ: 15.12.2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31.08.2017 V- Cán bộ hƣớng dẫn: PGS. TS.Nguyễn Tiến Thắng TS. DS. Trần Văn Bảo CÁN BỘ HƢỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Những thông tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự thực hiện, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 08 năm 2017 Học viên thực hiện luận văn Vũ Trần Duy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tập thể giảng viên Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường, trường đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt qúa trình học tập tại trường thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Tiến Thắng và TS. DS. Trần Văn Bảo – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và động viên cá nhân tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Với những kiến thức này làm nền tảng cho chúng tôi vận dụng vào công việc và cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của toàn thể gia đình, bạn bè trong suốt quá trình hoàn thành luận văn, cũng như trong suốt quá trình học tập vừa qua. Vì thời gian hạn hẹp và vốn kiến thức còn hạn chế nên cuốn báo cáo này sẽ không thể tránh những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo và đóng góp của quý thầy cô và các bạn để cuốn báo cáo này hoàn thiện hơn. Xin kính chúc quý Thầy, Cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo những thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2017 Học viên thực hiện luận văn Vũ Trần Duy TÓM TẮT Hiện nay máu và các chế phẩm máu được sử dụng ngày càng nhiều. Trong các chế phẩm máu thì khối tiểu cầu (KTC) được sử dụng phổ biến. Hiệu quả truyền tiểu cầu trên bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào chất lượng khối tiểu cầu. Vì vậy tiến hành nghiên cứu đánh giá chất lượng chế phẩm KTC được sản xuất tại bệnh viện Chợ Rẫy theo hai phương pháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 40 KTC điều chế từ máu toàn phần bằng phương pháp Buffy‐coat và 160 KTC gạn tách từ máy tách tế bào tự động tại bệnh viện Chợ Rẫy; phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu in vitro tại 1, 3, 5 ngày lưu trữ. Kết quả và kết luận:  Khối tiểu cầu (KTC) điều chế từ đơn vị máu toàn phần và KTC gạn tách từ người hiến máu bằng máy tách tế bào tự động đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam tại thông tư 26/2013/TT-BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu.  Các thay đổi về các chỉ số huyết học và sinh hoá của KTC: Số lượng tiểu cầu, nồng độ glucose giảm và có mối tương quan thuận với sự thay đổi của chỉ số pH KTC theo ngày bảo quản. Độ pH giảm tuy nhiên vẫn trong giới hạn cho phép. Nồng độ LDH, ion Ca TP, K+, Na+ tăng theo ngày bảo quản. ABSTRACT Nowadays, blood and blood products are more useful. Especially, the platelet concentrates is commonly used. Efficiency of platelet transfusions depends on plateletconcentrate„s quality. Therefore, we conducted a study to evaluate the quality of platelet concentrate manufactured at Cho Ray Hospital. Study design and methods: 40 units Buffycoat platelets and 160 units platelet concentrate separated from donor‟s bloodbyautomated cell separator (plateletpheresis) at Cho Ray Hospital. Research method cross-sectional study, prospective study in vitro buffycoat platelets function after storage at 1, 3, 5 day. Result and conclusion:  The platelet concentrate separated from donor‟s whole blood and by automatic cell separators (plateletpheresis) achieved Vietnam‟s standard quality according to Circular No. 26/2013 / TT-BYT (guidelines for blood transfusion operation).  Some hematology, biochemical indexes of platelet concentrates were changed: decreasing number of platelets,Concentration of glucose during preserving time. pH was decreased within limits, Concentration of LDH, ion Ca TP, K+, Na+ Increase by day of storage. 1 MỞ ĐẦU Truyền máu là một liệu pháp điều trị rất có hiệu quả trong nhiều bệnh lý và đã góp phần hỗ trợ quan trọng trong điều trị và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Do đó truyền máu cần phải được sử dụng đúng, hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tai biến truyền máu. Nguyên tắc cơ bản của truyền máu hiện đại là chỉ truyền các thành phần máu mà người bệnh cần. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự hiểu biết đầy đủ về mặt miễn dịch học, người ta đã có thể tách riêng từng thành phần của máu: hồng cầu (HC), tiểu cầu (TC), bạch cầu (BC) hạt trung tính, huyết tương tươi, tủa lạnh yếu tố VIII, các yếu tố đông máu,… Việc sử dụng các chế phẩm vừa mang lại hiệu quả về lợi ích kinh tế cho bệnh nhân (BN) vừa truyền đúng thành phần mà cơ thể thiếu giúp tránh lãng phí và hạn chế được tai biến xảy ra trong truyền máu. Trong các dạng chế phẩm máu thành phần, chế phẩm TC được sử dụng nhiều để truyền cho những BN cần truyền TC. Bởi TC đóng vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn đông cầm máu và góp phần vào quá trình làm lành vết thương. Sự khiếm khuyết của TC về số lượng hay chất lượng đều có thể đưa đến các phản ứng với các mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau, hoặc không hiệu quả nhiều khi đe dọa đến tính mạng của BN (xuất huyết não, đường tiêu hóa, thận,...). Truyền khối tiểu cầu (KTC) là một liệu pháp điều trị thay thế quan trọng giúp BN tạm thời có đủ số lượng TC cần thiết để ngăn chặn quá trình chảy máu. Với sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc truyền máu theo đúng các thành phần thì một yêu cầu đưa ra cho các Trung tâm truyền máu là phải cung cấp đầy đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng của KTC cung cấp cho BN. Ngoài sản xuất TC theo các phương pháp truyền thống từ các túi máu toàn phần hiện nay có khá nhiều các hãng sản xuất máy chiết tách TC tự động từ một người cho như: Haemonetic, Nigale, Trima,… phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Việc đánh giá chất lượng của mỗi loại KTC cũng có những tiêu chuẩn khác nhau. Có những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng TC 2 như người hiến máu, quá trình điều chế, điều kiện bảo quản. Việc đánh giá được chất lượng TC được sản xuất từ máu toàn phần và từ người hiến TC trên máy tự động sẽ giúp các thầy thuốc lâm sàng cho chỉ định chính xác, phù hợp với nhu cầu sử dụng của BN, cũng góp phần làm tăng hiệu quả điều trị và tiết kiệm chi phí cho BN. Vì vậy thí nghiệm được tiến hành nghiên cứu đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TIỂU CẦU ĐƢỢC SẢN XUẤT TỪ MÁU TOÀN PHẦN VÀ TIỂU CẦU CHIẾT TÁCH TRÊN MÁY TÁCH TẾ BÀO TỰ ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY” nhằm hai mục tiêu: 1. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và chất lượng của KTC được sản xuất từ máu toàn phần và từ máy tự động. 2. Nghiên cứu sự thay đổi của các chỉ số huyết học, sinh hoá trong túi TC từ đó đánh giá được chất lượng của túi TC sau thời gian bảo quản. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm và chức năng của tiểu cầu (TC) Tiểu cầu là một trong những tế bào (TB) máu có kích thước nhỏ, đường kính TC 3 – 4 µm, số lượng trong máu ngoại vi khoảng từ 150 – 400x109/L máu. TC đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đông máu, nhất là giai đoạn cầm máu ban đầu. 1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh sản của tiểu cầu 1.1.1.1. Nguồn gốc Một vài mẫu TC được tìm thấy trong túi noãn hoàng vào tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Sau đó chúng phát triển trong gan, lách và cuối cùng là ở tủy xương vào tuần 13. TC được hình thành từ sự vỡ ra của bào tương các mẫu TC theo cơ chế nội phân bào. Tuần hoàn mao mạch phổi cũng là nơi phóng thích TC từ những mẫu TC trưởng thành đã đi vào vòng tuần hoàn. Một giả thuyết khác lại cho rằng TB mẫu TC duỗi dài một phần bào tương sau đó chít hẹp lại từng đoạn và tách ra để tạo nên các TC (Bertolini et al, 1993). 1.1.1.2. Yếu tố điều hòa sinh tiểu cầu Theo nghiên cứu của Bertolini và cộng sự (1993) có rất nhiều cytokine tham gia vào việc điều hòa quá trình sinh TC, các chất này có thể tác động vào nhiều giai đoạn như tăng sinh, trưởng thành của mẫu TC và sự tạo thành TC. Các cytokine có thể được chia thành 4 nhóm chính dựa theo hoạt tính sinh học như sau:  Nhóm tác động ở giai đoạn sớm: SCF (Stem cell factor), LIF (Leukemic inhibitory factor), IL-6, IL-11. Trong đó, SCF có tác động làm tăng sinh mẫu TC; LIF, IL-6 và IL-11 làm mẫu TC trưởng thành biểu hiện ở tăng kích thước TB, tăng sự phân múi của nhân.  Nhóm có tác động nhiều dòng: IL-3, GM-CSF (Granulo – mono colony stimulating factor), cả hai chất này đều có tác động kích thích sự tạo dòng mẫu TC, nhưng riêng IL-3 có tác dụng mạnh hơn. 4  Nhóm tác động ở giai đoạn muộn: erythropoietin (EPO), thrombopoietin (TPO). Trong đó, EPO có tác động trong quá trình trưởng thành của mẫu TC. TPO có nguồn gốc từ gan; có 2 vai trò quan trọng: kích thích tăng sinh số lượng các mẫu TC, kích thích tăng tốc độ trưởng thành bào tương của mẫu TC (AABB, 1997) và tốc độ giải phóng của TC. Hiện nay nhiều công trình đã nghiên cứu việc sử dụng TPO điều trị cho các BN giảm TC như là một biện pháp thay thế.  Nhóm có tác động ức chế: IL-4, interferon (IFN), TGF (Transforming growth factor), yếu tố TC 4 (PF-4) và thromboglobulin (TG). Trong nhóm này, PF-4, TG có nguồn gốc từ TC và IL-4, IFN có nguồn gốc từ ngoài TC. Các chất này có tác động ức chế quá trình nội gián phân của mẫu TC. 1.1.1.3. Đặc điểm sinh sản của tiểu cầu Quá trình sinh TC là quá trình sinh sản và biệt hóa từ TB gốc vạn năng theo sơ đồ sau: HSC CFU-GEMM Nguyên MTC mẫu TC ưa (CFU-Meg) base sinh MTC có hạt chưa sinh TC TC MTC có hạt sinh TC Tiểu cầu Hình 1.1. Sơ đồ sinh tiểu cầu (HSC: hemopoietic stem cells, MTC: mẫu tiểu cầu, TC: tiểu cầu) Quá trình này diễn ra trong một vi môi trường phức tạp của tủy xương. Mẫu TC là TB đầu dòng của TC và là TB máu lớn nhất trong các TB máu ở tuỷ xương với nhân to và chia nhiều múi, bào tương rộng chứa nhiều nhóm hạt, mỗi nhóm có khoảng 10 – 12 hạt ái kiềm. Tủy xương có thể tái tạo 108 mẫu TC mỗi ngày. Mỗi mẫu TC có thể sinh được từ 1.000 đến 5.000 TC (Nguyễn Trường Sơn, 2000; Bertolini et al, 1993). 5 Thời gian sống của TC trung bình từ 8 – 12 ngày. Sự thay đổi của TC gắn liền với sự lão hoá. Tuy nhiên có một phần nhỏ TC có tình trạng tiêu huỷ ngẫu nhiên, đó là các TC tham gia vào quá trình đông máu sinh lý. Nhìn chung khoảng 10% TC chết và được thay thế mỗi ngày. 1.1.2. Hình thái và cấu trúc tiểu cầu TC mang hình ảnh là các mảnh TB nhỏ, hình dạng không nhất định, thường là dạng hình đĩa, không nhân, đường kính 2 – 4 µm và thể tích khoảng 6 – 7 fl. Ở trạng thái nghỉ, bề mặt TC trơn nhẵn; khi được hoạt hóa chúng sẽ nhanh chóng tạo ra các giả túc hình gai. Hình 1.2. Cấu trúc tiểu cầu Dưới kính hiển vi quang học TC có một siêu cấu trúc phức tạp gồm lớp màng, các hạt, hệ thống vi ống, hệ thống các kinh mở và được chia thành các vùng sau:  Vùng ngoại vi: là màng TB có nhiều chỗ lõm rất sâu, màng gồm 3 lớp:  Màng bào tương: màng này được cấu tạo bởi ba lá, hai lá ngoài có bản chất là phospholipid, còn lá giữa chứa cholesterol, glycolipid và glycoprotein. Lớp màng này còn chứa bơm Na+/K+ -ATPase đóng vai trò kiểm soát môi trường ion của TC (Nguyễn Trường Sơn, 2000). Phospholipid là nguồn của các chất trung gian hoạt hoá TC và hỗ trợ cho cơ chế đông máu. Các glycoprotein màng đóng vai trò như các thụ thể bề mặt. 6 Bảng 1.1. Các thụ thể bề mặt chính của tiểu cầu Chức năng/ chất liên kết Glycoprotein thụ thể GPIIb/IIIa Thụ thể của fibrinogen, vWF, fibronectin GPIa/Iia Collagen GPIb/IX/V vWP GPVI Collagen  Hệ thống các ống dẫn bề mặt: tương ứng với sự lồng vào của màng bào tương ngoại vi vào bên trong TC. Khi có sự hoạt hoá TC, các TC thay đổi hình dạng, hệ thống ống dẫn bề mặt cũng cho phép gia tăng đáng kể bề mặt trao đổi giữa môi trường bên ngoài và bào tương. Hơn nữa nó làm cho sự tiếp xúc chặt chẽ giữa các hạt nội TC với màng bề mặt.  Hệ thống ống dẫn đậm đặc: hệ thống ống dẫn đậm đặc tương đương với lưới cơ tương của cơ trơn. Đó là nơi chính dự trữ calcium ion hoá mà các chuyển động nội bào tương đương của nó kiểm soát sự hoạt hoá TC. Nó có sự liên quan mật thiết với hệ thống ống dẫn bề mặt.  Bào tƣơng Ở trạng bình thường, TC có dạng đĩa được bao quanh bởi một vòng các vi ống tạo thành một hệ ống đa trùng hợp đóng vai trò bộ khung TB đó là sườn vi ống. Trong quá trình hoạt hoá TC, hệ vi ống tự giải trùng hợp và TC thay đổi hình dạng. Hiện tượng tương tự xảy ra khi TC ở trong môi trường có chất loại bỏ calcium mạnh như EDTA. TC có chứa nhiều protein cơ giúp TC thay đổi hình dạng, mọc giả túc, di động và tiết các hạt. Hai protein chính của hệ thống co rút là actin và myoisin và cũng có một hệ thống điều hoà phức hợp liên quan đến nhiều protein khác.  Các hạt nội TC: phân biệt 3 loại hạt TC: hạt đậm đặc, hạt α và các hạt tiêu thể.  Các hạt đậm đặc: thường ít, số lượng từ 1 đến 10/TC, tương tự hệ thống ống đậm đặc chúng có chứa các calci cũng như serotonin và các hạt nucleotid. Các hạt nucleotid đại diện là ATP, và nhất là ADP. ADP và serotonin là các chất trung gian 7 hoạt hoá TC, hơn nữa serotonin có tác động trên tính vận mạch. Cuối cùng ATP và ADP khác với các nucleotid bào tương không thể được tiết ra và là nguồn chuyển hoá của TC.  Các hạt α: loại hạt chiếm tỷ lệ cao nhất trong TC, mỗi TC có khoảng 50 – 80 hạt α, hạt này chứa một lượng phong phú các protein đóng nhiều vai trò khác nhau trong quá trình cầm máu, đông máu và sự lành vết thương (phục lục 1) (Nguyễn Trường Sơn, 2000).  Các hạt tiêu thể: các tiêu thể TC chứa nhiều enzyme. Sự tiết các thành phần của chúng cho thấy sự hoạt hoá TC tối đa. Các enzyme được phóng thích từ lúc đó dễ làm tổn thương thành mạch. 1.1.3. Đặc tính chính của tiểu cầu 1.1.3.1. Khả năng hấp phụ và vận chuyển các chất TC có khả năng hấp phụ các chất trong huyết tương để tạo ra một lớp khí quyển bao xung quanh. Nhờ đó các chất thiết yếu cho quá trình cầm máu nói chung và đông máu nói riêng được vận chuyển đến những nơi cần thiết. Ví dụ như TC có khả năng hấp thụ adrenalin, noradrenalin và các yếu tố đông máu của huyết tương. 1.1.3.2. Khả năng kết dính của TC TC có khả năng dãn ra và dính vào một số bề mặt. Trong cơ thể thì TC không dính vào lớp TB nội mạc nhưng lại có thể dính rất nhanh với tổ chức dưới nội mạc, đặc biệt là với collagen. Dính là sự khởi đầu cho sự bài tiết phóng thích các chất hoạt động, là hiện tượng vật lý do lực hút tĩnh điện giữa TC với cơ chất. TC còn có thể dính vào các bề mặt lạ như thuỷ tinh, lam kính,... Các thành phần tham gia vào hiện tượng dính:  Collagen: là chất quan trọng để TC bám dính, kích thích TC ngưng tập. Collagen tồn tại ở vùng gian bào mạch máu.  GPIb: giúp cho hoạt động của chức năng dính.  vWF: gắn với TC qua GPIb như cầu nối TC với một lớp nội mô bị tổn thương. 8  Các yếu tố khác bao gồm: fibronectin, thrombospondin, ion Ca2+. 1.1.3.3. Khả năng gây ngƣng tập TC Đây là hiện tượng tiểu cầu dính với nhau thành từng đám (nút tiểu cầu). Hiện tượng dính hoạt hoá tiểu cầu, tạo điều kiện cho hiện tượng ngưng tập (aggregation) xảy ra. Một số chất có khả năng gây ngưng tập tiểu cầu là: ADP, thrombin, adrenalin, serotonin, acid arachidonic, thromboxan A2, collagen, ristocetin,... trong đó ADP đóng vai trò quan trọng nhất. Cơ chế ngưng tập là qua trung gian của liên kết fibrinogen GPIIb/GPIIIa đã được hoạt hoá có mặt ở lớp ngoài bào tương. Cơ chế gây ngưng tập phải qua trung gian liên kết của fibrinogen với GPIIb/IIIa đã được hoạt hoá có mặt ở lớp ngoài bào tương. Fibrinogen được xem như cầu nối những GPIIb/IIIa của các TC với nhau và do đó tạo ra được sự ngưng tập của TC. Điều kiện để TC ngưng tập phải là màng TC phải nguyên vẹn không bị tổn thương và có mặt một số yếu tố huyết tương, đặc biệt là fibrinogen. 1.1.3.4. Khả năng thay đổi hình dạng và phóng thích các chất Khi được hoạt hóa (sau khi kết dính), TC có khả năng thay đổi hình dạng và bài xuất ra các chất. 1.1.4. Sinh hoá của tiểu cầu TC được tạo ra từ sự phân mảnh của bào tương mẫu TC. Các TC không có nhân, vì vậy chúng không tổng hợp protein. Hai quá trình chuyển hoá chính của TC lúc nghỉ là sự ly giải đường hay glycogen và sự phosphoryl hoá. Các quá trình này tăng lên rõ rệt khi TC bị hoạt hoá, ngoài ra các quá trình sinh hoá khác cũng xảy ra khi TC bị kích thích như sự dịch chuyển của ion calci, sự phosphoryl hoá protein, sự giải phóng các arachidonate,… 1.1.4.1. Chuyển hoá của TC khi nghỉ ngơi TC sử dụng năng lượng từ ATP, chất này có thể được thành lập qua sự thoái giáng của glucose, acid béo, acid amin từ huyết tương hay môi trường nuôi dưỡng và từ glycogen của TC (Nguyễn Trường Sơn, 2000). 9  Chuyển hoá Carbohydrate của TC Sự ly giải glucose và glycogen là con đường chuyển hoá chính của TC để tạo năng lượng. Quá trình này phụ thuộc vào nồng độ glucose ngoại bào và oxy. Sự ly giải đường yếm khí là quá trình chuyển hoá glucose-6-phosphate thành lactate, glucose-6-phosphate được hình thành từ 2 đường: (1) sự phosphoryl hoá của glucose được vận chuyển qua màng TC bởi hexokinase và (2) được chuyển hoá từ glucose-1-phosphate, sản phẩm ly giải từ glycogen. Glucose-6-phosphate cũng được chuyển hoá bởi con đường hexose monophosphate, quá trình này tạo thành CO2 và NADPH, chất này được dùng để tổng hợp acid béo (Nguyễn Trường Sơn, 2000). Sự ly giải đường trong điều kiện ái khí sẽ tạo ra pyruvate, chất này bị oxy hoá thành CO2 và H2O ở trong ty thể của TC. Enzyme đầu tiên của quá trình này là pyruvate dehydrogenase đóng vai trò trung tâm trong hiệu ứng Crabtree, Pasteur và đóng vai trò quan trọng trong sự biến đổi số lượng ATP được tạo thành bởi sự oxy – phosphoryl hoá trong điều kiện khác nhau của số lượng và phương cách phân lập TC.  Chuyển hoá lipid của TC Acid béo được biến đổi thành acyl CoA qua enzyme acyl CoA synthetase, nhóm acyl được ester hoá tạo thành acid lipophosphatidic và sau đó tạo thành acid phosphatidic. Chất này được dephosphoryl hoá tạo thành diglycerid. Diglycerid là tiền chất của nhóm diacyl – glycerol trong thành phần của các phospholipid như phosphatidyl cholin, phosphatidyl ethanolamin và phosphatidyl serine. Các acid arachidonic được giải phóng từ glycerophospholipid. Dưới tác dụng của các enzyme cyclo – oxygenase và lipooxygenase, acid arachidonic tự do sẽ chuyển hoá thành các sản phẩm eicosanoid. Các sản phẩm này có thể là chất ức chế hay kích thích mạnh đối với TC. 10 Hình 1.3. Chuyển hóa của acid arachidonic Trong TC một phần nhỏ PGH2, sản phẩm của sự tương tác cyclooxygenase – arachidonate, được chuyển hoá thành các prostaglandin ổn định (PGE2, PGD2, PGFα), trong khi đó phần lớn sản phẩm chuyển thành thromboxane A2 dưới tác dụng của thromboxane synthetase. Qua con đường lipoxygenasse, acid arachidonic được chuyển hoá thành 12HPETE và 12-HETE 1.1.4.2. Hoạt hóa TC Khi TC đến khu vực mạch máu bị tổn thương, chúng được kích hoạt bởi một loạt chất chủ vận bao gồm ADP, thrombin, thromboxanes,… tương tác với các thụ thể xuyên màng. Kết quả cho phép kích hoạt các enzyme tham gia vào chuyển hóa, đặc biệt phosphatidyninositol 3-kinase và phospholipase C. Kết quả quá trình hoạt động chuyển hóa trong nồng độ cao của Ca++ bào tương và phosphoryl hóa các protein bề mặt mang lại thay đổi hình dạng TC, giải phóng các chất trong hạt α và hạt đặc, kích thích phospholipase A2 và giải phóng thromboxan A2 (TXA2), cảm ứng một bề mặt gây đông máu và kích hoạt thụ thể GPIIb/IIIa. 11 TXA2 được tổng hợp bởi TC kích hoạt từ acid arachidonic thông qua con đường cyclooxygennase (COX), sau khi hình thành TXA2 khuếch tán qua màng TB và kích hoạt TC khác. Ở các TC TXA2 liên kết với các thụ thể G-protein (Gq, G12, hoặc G13) tất cả đều kích hoạt phospholipase C (PLC). Enzyme này chuyển hóa phosphoinositide màng, ví dụ biphosphate 4,5 phosphatidylinositol (PIP2) thành tín hiệu truyền tin thứ hai inositoltriphosphate (IP3) và diacylglycerol (DAG). DAG gây kích hoạt protein kinase C nội TB (PKC) gây phosphoryl hóa protein. IP3 làm tăng nồng độ Ca++ từ hệ thống ống đậm đặc vào bào tương. ADP được giải phóng từ TC và HC, TC trình diện ít nhất hai thụ thể của ADP là P2Y1 và P2Y12 chúng kết cặp với Gq và Gi tương ứng. Hoạt hóa của P2Y12 ức chế adenylate cyclase làm giảm AMP vòng (cAMP: Cyclic adenosine monophosphate), hoạt hóa P2Y1 là nguyên nhân của sự gia tăng Ca++ nội bào. Thụ thể P2Y12 là thụ thể chính để khuếch đại và duy trì hoạt hóa của TC đáp ứng với ADP. Thrombin nhanh chóng được tạo ra tại các điểm tổn thương của mạch máu từ protrombin lưu hành, là trung gian tạo fibrin, đại diện cho khả năng mạnh nhất của TC hoạt hóa. 1.1.4.3. Ức chế TC Kích hoạt TC được tạo ra bởi quá trình sinh hóa, để suy yếu hoặc ngăn chặn nó, chất sinh lý tối quan trọng là cAMP, nó được sản xuất trong TC là kết quả của một tín hiệu ngoại bào mà một phần lớn có nguồn gốc ngoài TC (ví dụ TB nội mô sản xuất PGI2). cGMP (cyclic guanosine monophosphate) là chất truyền tin thứ hai ức chế TC.  cGMP: TC có chứa guanylyl cyclase, nó hoạt động sau khi TC hoạt hóa, chuyển GTP thành cGMP. Kích hoạt sinh lý của guanylyl cyclase là do acid béo không bão hòa nguồn gốc từ TC bao gồm cả acid arachidonic hoặc có thể bởi các phân tử khác có nguồn gốc từ các mạch máu. EDRF ức chế chất chủ vận gây ra kích hoạt TC, thông qua kích hoạt chọn lọc của guanylyl cyclase TC. Trong điều kiện sinh lý cGMP làm giảm các phản ứng của TC với chất chủ vận.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan