Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập ...

Tài liệu Luận văn đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên tại trường cao đẳng công nghiệp cao su

.PDF
108
101
85

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi viÖn ®¶m b¶o chÊt l­îng gi¸o dôc nguyÔn v¨n phong §¸NH GI¸ KH¶ N¡NG øNG DôNG C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN TRONG HO¹T §éNG HäC TËP CñA SINH VI£N T¹I TR¦êNG CAO §¼NG C¤NG NGHIÖP CAO SU luËn v¨n th¹c sÜ Hµ néi - 2014 ®¹i häc quèc gia hµ néi viÖn ®¶m b¶o chÊt l­îng gi¸o dôc nguyÔn v¨n phong §¸NH GI¸ KH¶ N¡NG øNG DôNG C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN TRONG HO¹T §éNG HäC TËP CñA SINH VI£N T¹I TR¦êNG CAO §¼NG C¤NG NGHIÖP CAO SU Chuyªn ngµnh: §o l­êng vµ ®¸nh gi¸ trong gi¸o dôc M· sè: 6014.01.20 luËn v¨n th¹c sÜ Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS Hoµng B¸ ThÞnh Hµ néi - 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin tỏ lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Bá Thịnh đã định hướng, hướng dẫn tận tình, giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn đến quý Thầy-Cô tại Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục –Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và quý Thầy-Cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học khóa 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy-Cô trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su đã tạo giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình trình thực hiện luận văn này. Tôi xin cảm ơn các bạn học viên cùng khóa 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh giúp đỡ, đóng góp ý kiến có liên quan đến luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự đóng góp quý báu của quý Thầy-Cô, quý bạn đọc để giúp tôi khắc phục những hạn chế, hoàn chỉnh luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Phong Môc lôc MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3 3. Ý nghĩa của nghiên cứu ......................................................................................... 3 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài............................................................................... 3 5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu........................................................................ 4 6.1. Khách thể nghiên cứu ......................................................................................... 4 6.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4 7. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................. 4 7.1. Phương pháp phân tích tài liệu ........................................................................... 4 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ................................................................ 4 7.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................................ 4 7.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi........................................................................ 5 7.3. Công cụ thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu. .................................... 5 8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ....................... 6 1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................. 6 1.1.1. Một số chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục tại Việt Nam 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan......................................... 7 1.1.3. Các công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan ........................................ 9 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 11 1.2.1. Hoạt động dạy học ......................................................................................... 11 1.2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài ........................................................... 16 1.2.3. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu ................................................... 18 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 22 Chương 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU............................................ 23 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su ............ 23 2.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su............................................................................................................................. 24 2.2.1. Sự tiếp cận công nghệ thông tin của học sinh sinh viên và giảng viên ............ 24 2.2.2. Nguồn lực công nghệ thông tin ...................................................................... 25 2.2.3. Chiến lược phát triển về công nghệ thông tin trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su ..................................................................................................................... 26 2.3. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................ 28 2.4. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 28 2.5. Xây dựng công cụ đo lường .............................................................................. 31 2.5.1. Xác định các tiêu chí...................................................................................... 31 2.5.2. Xây dựng bảng hỏi ......................................................................................... 33 2.5.3. Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường ................................................... 34 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 38 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 39 3.1. Kết quả khảo sát ............................................................................................... 39 3.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.............................................................................. 39 3.1.2. Đánh giá thang đo ......................................................................................... 40 3.2. Phân tích số liệu................................................................................................ 47 3.2.1. Đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su ................................................. 47 3.2.2. So sánh sự khác biệt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su ..................... 58 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 66 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 68 1. Kết luận ............................................................................................................... 68 2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 69 3. Những điểm còn hạn chế và gợi ý nghiên cứu tiếp theo ....................................... 70 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CĐCNCS : Cao đẳng công nghiệp cao su CNTT : Công nghệ thông tin GV : Giảng viên HĐDH : Hoạt động dạy học HĐHT : Hoạt động học tập ICT : Công nghệ thông tin và truyền thông PTCS : Phổ thông cơ sở PTTH : Phổ thông trung học SV : Sinh viên TW : Trung ương DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng Trang 2.1 Số lượng SV của 3 ngành năm thứ 1, 2, 3 28 2.2 Cấu trúc bảng hỏi 33 2.3 Thông tin mẫu khảo sát thử nghiệm 34 2.4 Thống kê biến tổng mức độ ứng dụng CNTT 35 2.5 Thống kê biến tổng kỹ năng sử dụng máy tính 35 2.6 Thống kê biến tổng tiếp cận CNTT 36 2.7 Thống kê biến tổng sự hỗ trợ từ bạn bè, giảng viên, Nhà 36 trường 2.8 Thống kê biến tổng nhận định của SV 37 2.9 Hệ số Cronbach’s của các thang đo 37 3.1 Bảng phân bổ phiếu quan sát theo năm và ngành 39 3.2 Đặc điểm mẫu 40 3.3 Phân tích thống kê biến tổng các nhân tố 42 3.4 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's 43 3.5 Kết quả phân tích EFA của các nhân tố 44 3.6 Thống kê mô tả của các chỉ báo kỹ năng sử dụng máy tính 48 3.7 Thống kê tần suất mức độ kỹ năng sử dụng máy tính 48 3.8 Thống kê mô tả các chỉ báo mức độ ứng dụng, xử lý phần 50 mềm chuyên môn trong HĐHT 3.9 Thống kê tần suất mức độ ứng dụng, xử lý phần mềm 50 chuyên môn trong HĐHT 3.10 Thống kê mô tả các chỉ báo mức độ hỗ trợ Nhà trường, 52 giảng viên 3.11 Thống kê tần suất mức độ hỗ trợ Nhà trường, giảng viên 53 3.12 Thống kê mô tả các chỉ báo mức độ nhận định của SV 54 3.13 Thống kê tần suất mức độ nhận định của SV 54 3.14 Thống kê mô tả các chỉ báo mức độ điều kiện tiếp cận CNTT 55 3.15 Thống kê tần suất mức độ điều kiện tiếp cận 56 3.16 Thống kê giá trị TB mức độ của các nhân tố 57 3.17 Thống kê theo giới tính của các nhân tố 59 3.18 Kiểm định Independent T-test (làm tròn 3 chữ số thập 59 phân) về giới tính 3.19 Thống kê theo cư trú/nơi ở của các nhân tố 61 3.20 Kiểm định Independent T-test (làm tròn 3 chữ số thập 61 phân) về nơi ở/cư trú 3.21 Kiểm nghiệm sự thuần nhất của sai lệch các nhân tố 63 3.22 Phân tích ANOVA một yếu tố (One-Way ANOVA) 63 3.23 Phân tích Post Hoc theo phương pháp Tamhane’s T2 64 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình hình Trang 1.1 Cấu trúc và thành tố của HĐDH 12 1.2 Mô hình khung lý thuyết của đề tài 17 2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 30 3.1 Biểu đồ mẫu quan sát 39 3.2 Biểu đồ tần suất kỹ năng sử dụng máy tính 49 3.3 Biểu đồ tần suất mức độ kỹ năng sử dụng phần mềm 51 chuyên môn 3.4 Biểu đồ tần suất mức độ hỗ trợ Nhà trường, giảng viên 53 3.5 Biểu đồ tần suất mức độ nhận định của SV 55 3.6 Biểu đồ tần suất mức độ điều kiện tiếp cận 56 3.7 Biểu đồ giá trị TB mức độ các nhân tố 57 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ đặc biệt là CNTT làm thay đổi và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập và quốc tế hóa, tạo mối liên kết trong quá trình phát triển của các quốc gia trong đó có Việt Nam. CNTT vừa là một ngành khoa học đồng thời là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong mọi lĩnh vực cuộc sống và thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Đưa CNTT vào trong giáo dục không phải là hình thức đổi mới riêng rẽ mà chính là một phần trong sự phát triển xã hội hiện nay chính vì lẽ đó việc ứng dụng CNTT luôn được chú trọng, khuyến khích người học tham gia học tập góp phần nâng cao thành tích của bản thân, kích thích học tập suốt đời với sự trợ giúp của máy vi tính. Kỹ năng vận dụng những phương tiện truyền thông không chỉ dừng lại ở những phương tiện phim ảnh, video, … mà phải biết sử dụng các công cụ của CNTT. Việt Nam được đánh giá là một trong nước ở Đông Nam Á có tốc phát triển CNTT mạnh mẽ mà điển hình là lĩnh vực giáo dục. Từ năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là nơi mọi quốc gia tham gia cùng cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. CNTT đóng một vai trò hết sức quan trọng trong dạy và học và là xu thế tức yếu. Vì vậy Đảng ta rất coi trọng việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mà thể hiện rõ nét nhất trong Nghị quyết số 29-NQ/TW có nêu" Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học" [1], hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2013-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013) [12]. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập không còn xa lạ của giáo viên và SV nửa. Nó góp phần nâng cao hiệu suất của cả hoạt động dạy và học. Song, chỉ có hiệu quả khi giáo viên, SV có khả năng và thực sự quan tâm với việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy và học tập. Chúng ta có thể nói 1 rằng khả năng, quan tâm với việc ứng dụng CNTT vào HĐHT nói riêng là điều kiện để đổi mới phương pháp học tập, là nhân tố đảm bảo cho HĐDH đạt hiệu quả; là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo trong thời đại mới - thời đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Được sự quan tâm và chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trong việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của các đơn vị thành viên trong đó có trường CĐCNCS [20] và nhà trường xây dựng chiến lược phát triển trường trong đó có đề cập đến đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động trong đó có hoạt động dạy và học [2]. Hiện nay những thành tựu của CNTT đã được giảng viên và SV trường CĐCNCS ứng dụng vào hoạt động giảng dạy và học tập. Thực tế công việc này trong những năm qua đã và đang được triển khai dưới nhiều hình thức như: bổ sung, và cập nhật môn tin học căn bản, phát động phong trào ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập,…Việc ứng dụng CNTT có thể là sử dụng các phần mềm hỗ trợ về học tập, khai thác thông tin trên internet,… Hiệu quả việc ứng dụng CNTT tùy thuộc vào khả năng của từng cá nhân giảng viên, SV. Đã có nhiều chương trình, dự án, đề tài ở nhiều cấp độ khác nhau đánh giá về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, việc xem xét thực trạng tình hình ứng dụng CNTT, kết hợp với điều tra khảo sát cũng như phân tích những vấn đề có liên quan đến ứng dụng CNTT của SV trong HĐHT ở bậc giáo dục đại học chưa được tiến hành một cách có hệ thống. Thực tế cho đến nay, ở nước ta chủ yếu nghiên cứu ứng dụng CNTT của giảng viên trong HĐDH mà chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc đánh giá khả năng, xác định thực trạng, hay nghiên cứu các chỉ báo ứng dụng CNTT trong HĐHT và nghiên cứu của SV. Trong khi đó, chỉ thông qua những nội dung này chúng ta mới có thể hy vọng phát hiện những nguyên nhân dẫn đến các điểm còn tồn tại, đề ra các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết vấn đề để nâng cao chất lượng học tập của SV, đáp ứng nhu cầu thị 2 trường lao động. Vì vậy tác giả quyết định chọn đề tài "Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su". Từ kết quả nghiên cứu, khắc phục những tồn tại nhằm mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đề xuất một số giải pháp ở mức khái quát về khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV với nhà trường nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV và từ đó đưa ra giải pháp gợi ý, nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào HĐHT của SV góp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. Cụ thể nghiên cứu nhằm mục tiêu sau: - Tìm hiểu thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. - So sánh sự khác biệt liên quan đến ứng dụng CNTT giữa SV thành phố và SV nông thôn, giữa SV nam và SV nữ, SV giữa các năm. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho trường CĐCNCS thấy được thực trạng cũng như vai trò quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV và có những đề xuất làm tăng hiệu quả học tập của SV từ đó đầu tư, phát triển nguồn lực phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy và học với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu đánh giá khả năng ứng dụng CNTT tại trường CĐCNCS ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước chỉ nghiên cứu xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV giới 3 hạn khách thể nghiên cứu là SV hệ cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. 5. Câu hỏi nghiên cứu  Khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su ở mức độ nào ?  Có sự khác biệt khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT giữa SV nam và SV nữ trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su hay không?  Có sự khác biệt khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT giữa SV thành thị không và SV nông thôn trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su hay không?  Có sự khác biệt khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV giữa các năm trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su hay không? 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6.1. Khách thể nghiên cứu - Khách thể: SV hệ cao đẳng chính quy, trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. 6.2. Đối tượng nghiên cứu Khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV tại trường CĐCNCS. 7. Phương pháp thu thập thông tin Để giải quyết nhiệm vụ đề tài, tác giả nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp sau: 7.1. Phương pháp phân tích tài liệu Thông qua việc đọc văn bản của Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Công nghiệp Cao su, tài liệu lý luận, bài báo tạp chí, công trình nghiên cứu… tác giả nghiên cứu phân tích và tổng hợp lý thuyết có liên quan nhằm hiểu biết sâu sắc hơn bản chất, những dấu hiệu đặc thù, làm cơ sở lý luận nghiên cứu của ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 7.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu 4 Xin ý kiến các chuyên gia giáo dục sử dụng thành thạo CNTT và các cán bộ giảng viên có năng lực sư phạm đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy của các tiêu chí đánh giá khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV về cấu trúc bảng hỏi, ngữ nghĩa của các tiêu chí từ đó chỉnh sửa các tiêu chí cho phù hợp thực tế trong bảng hỏi. 7.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi Dùng phiếu câu hỏi để thu thập ý kiến của SV về khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT tại trường CĐCNCS để thu thập dữ liệu để phân tích nghiên cứu. 7.3. Công cụ thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu. Để thu thập thông tin, xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các công cụ sau: - Công cụ thu thập thông tin: Ngoài thu thập các tài liệu, giáo trình, các bài báo, đề tài nghiên cứu từ thư viện trường, nhà sách còn sử dụng Website tìm kiếm của Google để tìm các tài liệu và các nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu của tác giả. - Công cụ xử lý và phân tích dữ liệu: Sau khi thu phiếu khảo sát, tác giả đã sử dụng phần mềm MS Excel và SPSS để mã hóa và phân tích dữ liệu theo yêu cầu nghiên cứu đề ra. - Công cụ trình bày luận văn: Tác giả sử dụng MS Word để trình bày luận văn. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU Chương này, tác giả tập trung nghiên cứu và tóm tắt các bài báo, bài viết, các bài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy, một số khái niệm cơ bản nhất làm cơ sở lý luận để xây dựng công cụ đánh giá khả năng ứng dụng CNTT trong HĐHT của SV. 1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Một số chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục tại Việt Nam Việc ứng dụng CNTT trong dạy học không còn xa lạ, nó là điều kiện tức yếu phát triển trong công nghệ dạy học. Kết quả tìm kiếm trên Google theo từ khóa "CNTT trong giáo dục" trả về 617.000 kết quả, sử dụng từ khóa "ứng dụng CNTT trong giáo dục" trả về 439.000 kết quả, sử dụng từ khóa "ứng dụng CNTT trong HĐDH" trả về 169.000 kết quả, sử dụng từ khóa "ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập " trả về 3 kết quả. Qua kết quả tìm kiếm trên Google, hầu hết các nghiên cứu đều liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học và rất ít nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của SV. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước rất xem trọng việc ứng dụng CNTT trong quản lý và đào tạo nhằm mục đích nâng cao chất đào tạo thể hiện rõ nét nhất qua một số văn bản như Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 với nội dung " Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" [1], Quyết định số 711/QĐ-TTg về "chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" của Chính phủ (2012) [6], Quyết định số 6072/BGDĐT-CNTT năm 2013 về "hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT 6 năm học 2013-2014" của Bộ Giáo và Đào tạo [12]. Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục là mục tiêu quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến cách học cách dạy. Bên cạnh đó có rất nhiều cuộc hội thảo liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục như hội thảo ứng dụng CNTT trong dạy học gần đây nhất năm 2014 tại Đại học Đà Nẵng cũng như các dự án của các tổ chức phi chính phủ quốc tế hỗ trợ như chương trình giáo dục của Intel tại Việt Nam của tập đoàn Intel [10]....CNTT có vài trò rất quan trọng làm thay đổi cách dạy, cách học, thúc đẩy sự phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại Việt Nam. Qua đó, việc tác giả nghiên cứu khả năng ứng dụng CNTT của SV tại trường CĐCNCS là khả thi, có tính thực tiễn cao, bắt kịp với sự thế thời đại và xu thế giáo dục trong tương lai "Dạy mọi lúc mọi nơi, học mọi lúc mọi nơi". 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan Trong 10 năm trở lại đây, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục tại Việt Nam đã nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu, bài báo, luận văn có liên quan đến ứng dụng CNTT chủ yếu liên quan đến dạy học. Tác giả tóm tắt một số công trình nghiên cứu điển hình có liên quan: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Nghiêm (2013 ), “Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)”, nghiên cứu đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên PTTH đồng thời xác định mối tương quan giữa các yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT của giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên bậc PTTH từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên tại tỉnh Bình 7 Phước [16]. Nhưng đề tài chỉ giới hạn đối tượng giáo viên các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học của PTTH . Vì vậy chưa đi sâu nghiên cứu HĐHT của SV. Đỗ Mạnh Cường (2010), "Đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên các trường chuyên nghiệp, dạy nghề" [5] đã đưa ra kết luận về năng lực ICT của giáo viên đạt mức khá và đề xuất một số nội dung như: cần xây dựng hệ thống tài nguyên dùng chung, tổ chức cuộc thi về phần mềm dạy và học, chưa nghiên cứu sâu ứng dụng CNTT hoạt HĐHT của SV. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Hòa (2010), “Năng lực ứng dụng CNTT trong HĐDH của giảng viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế”, nghiên cứu về tác động của các yếu tố về thâm niên công tác và thông tin đào tạo đến năng lực ứng dụng CNTT trong HĐDH của giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giảng viên. Nhưng đề tài chỉ giới hạn đối tượng giảng viên tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Vì vậy chưa đi sâu nghiên cứu HĐHT của SV [7]. Các công trình: "Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục hướng đến một nền giáo dục điện tử" của Quách Tuấn Ngọc (2009) [17], "Chính sách và chuẩn giáo dục ICT" của Trần Thị Bích Liễu (2010) [13], "Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục Việt Nam: Từ chính sách tới thực tế" JefPeeraer và Trần Nữ Mai thy (2011) [11], "E-Learning và ứng dụng trong dạy học" của Lê Huy Hoàng và Lê Xuân Quang (2011) [8], "Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học" của Microsoft (2008) [15]. Tất các công trình này đều liên quan đến tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục cũng như đưa ra một số giải pháp kỹ thuật để hỗ trợ trong dạy và học, chưa nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong học tập của SV. Tóm lại, qua các công trình nghiên cứu trên giúp tác giả tìm hiểu được 8 tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy và học tại Việt Nam đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý luận và chỉ báo liên quan đề tài nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa nghiên cứu sâu ứng dụng CNTT với HĐHT của SV. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan Trong phần này, tác giả chỉ đề cập một một số công trình nghiên quan trọng liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng khung lý thuyết và các chỉ báo có liên quan. Tác giả tóm tắc một số công trình nghiên cứu điển hình có liên quan đến đề tài như sau: Nghiên cứu của Shakeel Ahmad Khan và đồng sự(2011), nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT của sinh viên tại Đại học Islamia Bahawalpur. Nghiên cứu kết luận rằng giáo viên nên tận dụng tối đa công nghệ thông tin trong bài giảng của họ bởi vì nó có ảnh hưởng lớn đến việc học tập của học sinh. Đa số người được hỏi thừa nhận rằng họ sử dụng internet để nghiên cứu nhưng họ không biết về các kỹ thuật tìm kiếm, khuyến nghị rằng học sinh cần được đào tạo để sử dụng các kỹ thuật tìm kiếm trước để lấy các tài nguyên có lợi ích cho họ[35]. Nghiên cứu của Saunders & Pincas (2004), đã kiểm tra thái độ của sinh viên đối với CNTT trong giảng dạy và học tập ở Anh. Các sinh viên được khảo sát tin tưởng chắc chắn rằng bản thân công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và nâng cao kinh nghiệm học tập của họ. Đây cũng là gợi ý rằng họ thấy việc sử dụng công nghệ thông tin là có khả năng sẽ vượt ra ngoài việc sử dụng Internet để tìm kiếm các nguồn tài nguyên và việc sử dụng email để giữ liên lạc với các giáo sư và sinh viên[28]. Luận án tiến sĩ của Mohammed I. Isleem (2003), đại học Ohio (Hoa kỳ), đã nghiên về mối tương quan của các yếu tố cơ bản với mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên ngành công nghệ giáo dục ngành công nghệ giáo dục trong phạm vi bang Ohio, Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu được mối 9 tương quan thuận của các yếu tố với mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH liên quan đến giáo viên giảng dạy ngành công nghệ giáo dục ngành công nghệ giáo dục trong phạm vi bang Ohio. Mohammed đã xác định được khung lý thuyết và các yếu cơ bản có tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên với 63 biến quan sát để đo lường. Đây căn cứ để tác giả xác định khung lý thuyết cũng như xây dựng công cụ đo lường (bảng hỏi) cho đề tài. Tuy nhiên đề tải này chỉ nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên chưa nghiên cứu ứng dụng CNTT trong HĐHT của người học[31]. Njagi & Isbell (2003) đánh giá thái độ của học sinh đối với tài nguyên học tập dựa trên web thay cho sử dụng sách giáo khoa truyền thống. Nghiên cứu giải quyết những khác biệt trong sự thay đổi thái độ, hướng tới CNTT cho sinh viên sử dụng tài nguyên dựa trên web và những sinh viên sử dụng sách giáo khoa truyền thống. Nó chỉ ra rằng phần lớn các sinh viên ở cả hai nhóm dựa trên web và các sách giáo khoa truyền thống đã sở hữu máy tính cá nhân và có khả năng tiếp cận Internet tại gia đình; do đó có thể là sử dụng máy tính là bình đẳng cho tất cả các nhóm. Oliver (2002) đã nghiên cứu vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục đại học trong thế kỷ XXI. Ông nói rằng công nghệ thông tin là công cụ để học tập của học sinh làm trung tâm, nó hỗ trợ trong xây dựng kiến thức, giáo dục từ xa, học bất cứ lúc nào, sẽ thấy sự cải thiện đáng kể trong nhiều lĩnh vực của hoạt động giáo dục. Học tập sẽ trở nên phù hợp hơn với nhu cầu của các bên liên quan[33]. Theo nghiên cứu của Grant, D., Malloy, A. & Murphy, M. (2009) đánh giá điểm thực tế của họ trên kỹ năng máy tính, và so sánh kết quả để tổ chức lại và nâng cao ứng dụng một khóa học máy tính mà doanh nghiệp giới thiệu. Hai công cụ được phát triển để thực hiện các mục tiêu cho nghiên cứu này: một cuộc khảo sát để nắm bắt nhận thức của học sinh về trình độ thông 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan