Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn tiếng anh của sin...

Tài liệu Luận văn đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn tiếng anh của sinh viên khóa 2011 2014 trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật hà nội

.PDF
127
125
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ---------- LÊ ĐÌNH VỤ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN ĐẦU RA KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHÓA 2011-2014 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội- 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ---------- LÊ ĐÌNH VỤ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN ĐẦU RA KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHÓA 2011-2014 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT HÀ NỘI Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Mã số: 60140120 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Xuân Hoa Hà Nội- 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Hoàng Thị Xuân Hoa - Phó Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong BGH, cô Nguyễn Thị Liên - chủ nhiệm Bộ môn Tiếng Anh và các thầy cô trong bộ môn, các thầy cô tại các đơn vị liên kết đào tạo với trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội, các em sinh viên khóa 2011 - 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi hoàn thành luận văn. Để có thể hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại Viện. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu. Do luận văn được hoàn thành trong thời gian ngắn cộng với việc tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong quý Thầy (Cô), các nhà khoa học, các bạn học viên và những người quan tâm tới đề tài đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu sau. Trân trọng! Hà Nội, ngày tháng Học viên Lê Đình Vụ năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Lê Đình Vụ - Học viên Cao học chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục, khóa 2012 của Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Những số liệu và kết luận trong luận văn chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Học viên Lê Đình Vụ MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................. 4 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................5 4.1. Khách thể nghiên cứu............................................................................5 4.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................5 5. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................5 6. Giả thuyết khoa học.....................................................................................5 7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................6 7.1. Phương pháp hồi cứu/khảo cứu tài liệu...............................................6 7.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.............................................6 7.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu...........................................................6 7.2.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu............................................6 8. Phạm vi thực hiện nghiên cứu của luận văn:............................................7 8.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu......................................................7 8.2. Phạm vị về khách thể nghiên cứu........................................................7 8.3. Phạm vi về thời gian thực hiện nghiên cứu.........................................7 9. Cấu trúc của luận văn.................................................................................7 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU...............................................................................................8 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu…........................................................8 1.1.1. Những quan điểm nước ngoài về chuẩn đầu ra (CĐR):.................8 1.1.2. Những quan điểm trong nước về CĐR:...........................................11 1.1.3. Những cách thức áp dụng CĐR môn Tiếng Anh ở Việt Nam:.......13 1.2. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu:.............................................................15 1.2.1. Khái niệm về CĐR:...........................................................................15 1.2.2. Khung trình độ Châu Âu (CEF):.....................................................16 1.2.2.1. Lịch sử phát triển........................................................................16 1.2.2.2. Bậc năng lực theo khung tham chiếu Châu Âu...........................16 1.2.2.3. Một số thang đo năng lực ngoại ngữ trên thế giới áp dụng tại Việt Nam:....................................................................................20 1.2.3. Kỹ năng đọc hiểu ngoại ngữ:............................................................25 1.2.3.1. Khái niệm về đọc hiểu :...............................................................25 1.2.3.2. Vai trò của đọc hiểu:...................................................................27 1.2.3.3. Các kĩ năng đọc (Reading skills):...............................................28 1.2.4.Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông dụng....................29 1.2.4.1. Loại câu hỏi Đúng – Sai (True – False):....................................29 1.2.4.2. Loại câu ghép đôi :.....................................................................30 1.2.4.3. Loại câu nhiều lựa chọn :...........................................................31 1.2.5. Quy trình xây dựng đề kiểm tra TNKQ đánh giá năng lực học sinh…………………………………………………………….…..33 1.2.6. Kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn...................................................................................................34 1.2.7. Cấu trúc và nội dung của một bài kiểm tra năng lực đọc hiểu Tiếng Anh (thông thường)……………………...……………………......36 1.2.8. Phân tích câu hỏi thi, kiểm tra…………………………….………37 1.2.8.1. Phương pháp phân tích câu hỏi thi, kiểm tra theo lý thuyết khảo thí cổ điển……………………………………………………….…………37 1.2.8.2. Phương pháp phân tích câu hỏi thi, kiểm tra theo lý thuyết khảo thí hiện đại……………………………………………………………..….41 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU...........................45 2.1. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu:...............................................................45 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu:........................................................................45 2.1.2. Đội ngũ giáo viên Bộ môn Tiếng Anh:...........................................48 2.1.3. Sinh viên khóa 2011-2014 của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội:............................................................................................48 2.2. Xây dựng bài Test kỹ năng đọc hiểu theo chương trình CĐR:.........49 2.2.1. Sơ lược về chương trình CĐR môn Tiếng Anh đối với sinh viên khóa 2011-2014 của trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội:..........49 2.2.2. Xây dựng bài Test và cách thức chọn mẫu:...................................52 2.2.2.1. Xây dựng bài Test đánh giá năng lực đọc hiểu Tiếng Anh….....52 2.2.2.2. Cách thức chọn mẫu……………………………………..………....54 2.2.2.3. Cách thức thu thập số liệu………………………………….……...54 2.3. Phân tích câu hỏi của bài Test thông qua kết quả thử nghiệm:.......56 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................63 3.1. Sự phù hợp của bài Test với năng lực thí sinh:..................................64 3.1.1. Sự phù hợp với mô hình Rasch:.....................................................64 3.1.2. Độ phân biệt của các câu hỏi:........................................................66 3.2. Phân tích thông tin định lượng (qua kết quả bài Test):....................67 3.2.1. Năng lực của thí sinh:....................................................................67 3.2.2. Số lượng sinh viên đạt CĐR kỹ năng đọc hiểu:............................68 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực thí sinh:.................................70 3.2.3.1. Đánh giá mức độ tin cậy của kết quả bài Test:.........................70 3.2.3.2. Đánh giá năng lực theo giới tính...............................................71 3.2.3.3. Đánh giá năng lực theo địa điểm học........................................72 3.2.3.4. Đánh giá năng lực theo ngành học............................................74 3.3. Nguyên nhân và đề xuất giải pháp:.....................................................77 KẾT LUẬN........................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................83 PHỤ LỤC...........................................................................................................87 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nội dung STT Chữ viết tắt 1 Asian Association of Open Universities AAOU 2 Accreditation Board for Engineering and Technology ABET 3 Cao đẳng 4 Chuẩn đầu ra 5 Đại học 6 Học sinh sinh viên HSSV 7 Kết quả học tập KQHT 8 Sinh viên tốt nghiệp SVTN 9 Trung cấp chuyên nghiệp TCCN 10 Trắc nghiệm khách quan TNKQ CĐ CĐR ĐH DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Số bảng Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 1.3 Tên bản, hình vẽ Khung quy chiếu trình độ chung - Thang đo Tổng quát Bảng tự đánh giá theo khung Châu Âu (kỹ năng đọc hiểu) So sánh các chứng chỉ TOEIC, TOEFL iBT, IELTS Hình 1 Đường cong trả lời theo mô hình Rasch 42 Bảng 2.1 Số lượng sinh viên hệ Cao đẳng chính quy đào tạo tại trường 46 Trang 17 19 25 qua các khóa học. (Số liệu đầu vào) Bảng 2.2 Bảng 2.3 Các lớp liên kết đào tạo với các trường Đại học, Học viện Số sinh viên hệ cao đẳng chính quy đào tạo tại các cơ sở liên 46 47 kết khóa 2011-2014 Bảng 2.4 Trọng số bài Test 52 Bảng 2.5 Khung ma trận bài Test đánh giá năng lực đọc hiểu Tiếng Anh 53 Bảng 2.6 Số lượng sinh viên tham gia thực hiện bài Test 54 Bảng 2.7 Độ khó các câu hỏi (thử nghiệm). 56 Bảng 2.8.1 Bình phương giá trị trung bình của các câu hỏi (thử nghiệm) 57 Bảng 2.8.2 Sự phù hợp của bài Test với mô hình Rasch 58 Bảng 2.8.3 Thang đo năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi thi (thử 59 nghiệm) Bảng 2.9 Độ phân biệt của các câu hỏi (thử nghiệm) 60 Bảng 2.10 Các giá trị đo được của câu hỏi số 9 61 Bảng 3.1.1 Sự phù hợp của câu hỏi (bài test chính thức) 64 Bảng 3.1.2 Sự phù hợp của câu hỏi (bài test chính thức). 65 Bảng 3.2 Độ phân biệt của các câu hỏi (chính thức) 66 Bảng 3.3 Thang năng lực của thí sinh và độ khó của bài Test (chính thức) 67 Bảng 3.4 Thống kê về điểm của thí sinh thực hiện bài Test. 68 Bảng 3.5 Thống kê về tỉ lệ % các điểm số của thí sinh 69 Hình 2 Bảng 3.6 Điểm số của thí sinh Độ tin cậy của kết quả thực hiện bài Test. 70 70 Bảng 3.7 Thống kê kết quả của thí sinh Nam và thí sinh Nữ 71 Bảng 3.8 Thống kê kết quả của sinh viên học tại trường với sinh viên học 72 tại các đơn vị liên kết đào tạo Hình 3 Biểu đồ điểm của sinh viên học tại trường với sinh viên học tại 73 các đơn vị liên kết Bảng 3.9 Các đại lượng thống kê của từng ngành học 74 Bảng 3.10 Thống kê kết quả của các ngành học 75 Bảng 3.11 Kiểm định ANOVA điểm của các ngành học 76 Hình 4 Biểu đồ điểm của các nhóm ngành 77 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong thời kỳ hội nhập và xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì ngoại ngữ phổ biến là Tiếng Anh – có vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, Đảng và Nhà nước đã có mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề dạy và học ngoại ngữ. Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” (gọi tắt là Đề án ngoại ngữ 2020). Mục tiêu của Đề án là “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, nhằm đảm bảo đến năm 2015 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên…”. Đặc biệt, mục tiêu cụ thể có nêu rõ: “Đối với các ngành học không chuyên ngữ, sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt trình độ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ …” (khung Châu Âu chung). Như vậy, phải đạt được một trình độ chuẩn về ngoại ngữ là một yêu cầu đối với mỗi sinh viên. Biết ngoại ngữ không những là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với mỗi người dân Việt Nam hiện đại. Thông thạo ngoại ngữ đang dần trở thành một kỹ năng không thể thiếu trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay. Biết ngoại ngữ, con người có thể hiểu biết sâu sắc hơn về nền văn minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của chính mình. 1 Theo quan điểm thực hành giao tiếp, mục đích của việc học ngoại ngữ là sử dụng ngoại ngữ phục vụ mục đích giao tiếp của người học. Để đạt mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc dạy- học ngoại ngữ là hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài dưới các dạng hoạt động lời nói là Nghe, nói, đọc, viết. Trong điều kiện của Việt Nam, việc dạy và học ngoại ngữ diễn ra bên ngoài môi trường ngôn ngữ tự nhiên, đó là một bất lợi cho việc phát triển các kỹ năng nói trên, trong đó có kỹ năng Đọc hiểu. Đọc là nền tảng cho việc nâng cao năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp của người học, là một quá trình tổng hợp không chỉ đòi hỏi nắm được từ ngữ mà còn cả dấu câu, cú pháp, ngữ pháp và cảm thụ được cảm xúc của người viết. Kỹ năng đọc hiểu thực sự cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Thời đại thông tin hiện nay đòi hỏi không những khả năng tích lũy thông tin mà còn cần cả khả năng xử lý thông tin. Chính vì vậy việc đánh giá năng lực đọc hiểu sẽ góp phần đánh giá được năng lực ngoại ngữ của sinh viên. Đặc biệt là với sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, bên cạnh việc phải đạt chuẩn những kiến thức về chuyên môn thì khả năng ngoại ngữ cũng hết sức cần thiết trong việc đáp ứng yêu cầu công việc của các em. Và chuẩn đầu ra là một tất yếu của công tác đào tạo. Trên cơ sở đó, trong những năm học gần đây, rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc đã thúc đẩy, đầu tư để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. Một trong những việc làm đó là xây dựng và áp dụng chương trình chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Là một ngôi trường tư thục được thành lập ngày 20/12/2007 theo Quyết định số 8021/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau hơn 5 năm 2 xây dựng và trưởng thành, Ban giám hiệu và cán bộ nhân viên trong Nhà trường đã xác định rằng để Nhà trường tồn tại và phát triển thì việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là việc làm cấp thiết, mang tính chiến lược của Nhà trường. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng, chương trình mang tính ứng dụng cao, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt công tác dạy và học, Nhà trường còn rất chú trọng đến chất lượng ngoại ngữ của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Năm học 2012-2013, Nhà trường đã công bố Quyết định áp dụng chuẩn đầu ra môn Tiếng Anh đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường. Đây là bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, nhằm trang bị cho sinh viên tốt nghiệp ra trường có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về ngoại ngữ. Trong bốn kỹ năng ngoại ngữ mà Nhà trường áp dụng đào tạo và đánh giá sinh viên là nghe, đọc hiểu, viết, nói, tôi rất quan tâm tới kỹ năng đọc hiểu của sinh viên. Trong phạm vi của luận văn và khả năng của mình, cũng như mong muốn tìm hiểu kết quả việc học ngoại ngữ của sinh viên như thế nào, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh của sinh viên khóa 2011-2014 trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội”. Với đề tài này, tôi mong muốn đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở kỹ năng đọc hiểu, từ đó có thể đánh giá và đóng góp những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh của giáo viên và sinh viên trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh của sinh viên khóa 2011-2014 trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội (của cả sinh viên học tại trường với sinh viên học tại các cơ sở liên kết đào tạo với trường). - So sánh mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh của sinh viên khóa 2011-2014 trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội (giữa sinh viên các ngành, giữa nam và nữ, giữa sinh viên học trong trường với sinh viên học tại các đơn vị, giữa các đơn vị với nhau...). Từ kết quả đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn đầu ra đối với sinh viên đại học, cao đẳng. Nghiên cứu những quan điểm về chuẩn đầu ra ngoại ngữ trên thế giới và trong nước. - Xác định chuẩn đầu ra đối với kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh. - Xây dựng bộ công cụ đánh giá: Bài Test đọc hiểu môn Tiếng Anh theo chương trình chuẩn đầu ra mà nhà trường áp dụng. - Đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh của các nhóm sinh viên khóa 2011-2014 của trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội (giữa sinh viên học tại trường với sinh viên học tại các cơ sở liên kết, giữa các nhóm ngành kế toán, ngân hàng, quản trị..., giữa nhóm sinh viên nam và sinh viên nữ...). 4 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 4.1. Khách thể nghiên cứu: - Đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh; - Sinh viên khóa học 2011-2014; - Kết quả thực hiện bài Test kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh theo chương trình chuẩn đầu ra của sinh viên khóa học 2011-2014… 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh của sinh viên khóa 2011-2014 trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội. 5. Câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh của sinh viên khóa 2011-2014 trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội là bao nhiêu? Câu hỏi 2: Có sự khác biệt về mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh giữa sinh viên học tại trường và sinh viên học tại các cơ sở liên kết đào tạo không? Câu hỏi 3: Có sự khác biệt về mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh giữa các nhóm sinh viên (lứa tuổi, giới tính…) không? 6. Giả thuyết khoa học: Có 3 giả thuyết được đặt ra như sau: Giả thuyết thứ nhất: Mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh của sinh viên khóa 2011 - 2014 trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội là tương đối cao và đồng đều. 5 Giả thuyết thứ hai: Không có sự khác biệt lớn về kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh giữa sinh viên học tại trường và sinh viên học tại các cơ sở liên kết đào tạo của trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội. Giả thuyết thứ 3: Không có sự khác biệt về kỹ năng đọc hiểu giữa các nhóm ngành học của trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội. 7. Phương pháp nghiên cứu: 7.1. Phương pháp hồi cứu/khảo cứu tài liệu: - Phương pháp hồi cứu/khảo cứu tài liệu nhằm xác định những cơ sở lý luận (khung lý thuyết) của vấn đề nghiên cứu thông qua sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo…có liên quan đến vấn đề đánh giá chất lượng giáo dục, đến việc đào tạo, đánh giá chất lượng chuẩn đầu ra ngoại ngữ ở các trường đại học, cao đẳng. - Xây dựng tổng quan vấn đề nghiên cứu của luận văn. 7.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: 7.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu giáo viên giảng dạy Tiếng Anh theo chương trình chuẩn đầu ra nhằm có được những thông tin ban đầu về khách thể nghiên cứu, những vấn đề cơ bản liên quan đến chương trình đào tạo, thiết kế bài Test và năng lực ngoại ngữ của sinh viên trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội. 7.2.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: - Thống kê kết quả bài Test của sinh viên để đưa ra những số liệu cụ thể phản ánh mức độ đạt chuẩn đầu ra của sinh viên khóa 2011-2014 trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội. - Sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Excel, SPSS, Quest…để xử lý số liệu, xây dựng các biểu đồ minh họa. 6 8. Phạm vi thực hiện nghiên cứu của luận văn: 8.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện tại trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội và các cơ sở liên kết đào tạo với trường. 8.2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu này chủ yếu liên quan đến giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh, sinh viên khóa 2011-2014 của trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội và bài Test đánh giá kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra. 8.3. Phạm vi về thời gian thực hiện nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài dự kiến thực hiện trong thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 10/2014. 9. Cấu trúc của luận văn: Luận văn được chia thành các phần như sau: Mở đầu Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết của nghiên cứu 1.1. Tổng quan 1.2. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu Chương 2: Thiết kế và tổ chức nghiên cứu 2.1. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu 2.2. Xây dựng bài Test kỹ năng đọc hiểu theo chương trình CĐR Chương 3: Kết quả nghiên cứu: 3.1. Sự phù hợp của bài Test với năng lực thí sinh 3.2. Phân tích thông tin định lượng (qua kết quả bài Test) 3.3. Nguyên nhân và đề xuất giải pháp Kết luận Phụ lục 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: 1.1.1. Những quan điểm nước ngoài về chuẩn đầu ra (CĐR): Theo tác giả Stephen Adam trong tài liệu “Giới thiệu về mục tiêu và công cụ của tiến trình Bologna” thì CĐR được biết đến từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 trong tác phẩm “Các trường dạy hành vi” của Ivan Pavlov (1849-1936). Sau đó, nhà tâm lý học J.Watson (1878-1958) và BF Skinner (1904-1990) là những người đầu tiên tiếp cận hành vi để giải thích các hành vi của con người có liên quan đến các nhân tố bên ngoài. Theo ông, CĐR “là phát biểu về những gì người học được dự kiến sẽ biết, hiểu hoặc có thể chứng minh vào thời điểm cuối của quá trình học tập” [13]. Dựa vào tài liệu “To Greater Heights” của trường Đại học Windsor, chúng ta có một nền tảng tổng quát về CĐR mong đợi mà chúng ta có được từ kết quả điều tra, khảo sát Sinh viên tốt nghiệp, cán bộ quản lý…của trường Đại học Windsor. CĐR của Đại học Windsor chú trọng vào việc tổng kết các kiến thức mà sinh viên đã học được trong quá trình đào tạo, mỗi sinh viên tốt nghiệp cần có những kỹ năng sau: kỹ năng áp dụng và tổng hợp kiến thức, kỹ năng nghiên cứu (bao gồm: xác định vấn đề, giải quyết vấn đề, đánh giá vấn đề đó, suy nghĩ sáng tạo và có trách nhiệm với bản thân mình), kỹ năng thuyết trình và tính toán, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng hòa đồng, kỹ năng lãnh đạo nhóm và kỹ năng làm việc nhóm, đánh giá một cách sáng tạo và thực tế, kỹ năng và ước muốn tiếp tục học tập. 8 Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET) là một tổ chức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo có uy tín trong cộng đồng quốc tế. Tiền thân của tổ chức ABET là hội đồng phát triển nghề nghiệp kỹ sư. Chức năng chính của ABET là: Thực hiện các kiểm định chương trình giáo dục, thúc đẩy chất lượng và sự đổi mới các chương trình giáo dục… Trên trang web của ABET, tác giả Gloria Rogers (2003) với tài liệu “Đánh giá để đảm bảo chất lượng” cung cấp cho chúng ta nhiều tài liệu về CĐR. Theo bà, định nghĩa CĐR “là phát biểu mô tả những gì sinh viên biết được hoặc có thể làm được sau thời gian học tại trường. Nếu sinh viên đạt được những kết quả đầu ra đó thì điều đó có thể cho thấy được mình đã thành công với mục tiêu giáo dục của mình”.[14] Theo tiêu chí của Hiệp hội các Trường Đại học Mở Châu Á Asian Association of Open Universities (AAOU), sản phẩm đào tạo của các trường Đại học phải có 7 chỉ số sau đây: 1/. Chỉ số thông minh; 2/. Chỉ số sáng tạo; 3/. Chỉ số cảm nhận; 4/. Chỉ số đạo đức; 5/. Chỉ số say mê; 6/. Chỉ số số hóa (hiểu biết và khả năng sử dụng CNTT và truyền thông trong học tập và công tác); 7/. Chỉ số quốc tế hóa (bao gồm sự hiểu biết về ngôn ngữ, dân tộc, văn hóa, các nền văn minh thế giới, bản chất và xu thế toàn cầu hóa, khả năng giao lưu, hợp tác…). Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội các trường Đại học quốc tế IAU (International Association of Universities) thì sinh viên tốt nghiệp được đào tạo các phẩm chất sau đây: 1/. Có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh chứ không chỉ học để đảm bảo tính chuẩn mực; 2/. Có khả năng thích ứng với công việc mới chứ không chỉ trung thành với một chỗ làm duy nhất; 3/. Biết 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan