Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tá...

Tài liệu Luận văn đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện phúc thọ, tp hà nội

.PDF
109
146
80

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI KIỀU NGỌC HÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Hà Nội - 2019 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI KIỀU NGỌC HÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số: 8 85 01 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO ĐỨC MẪN Hà Nội - 2019 i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Đào Đức Mẫn Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Vũ Sỹ Kiên Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Cao Việt Hà Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 19 tháng 01 năm 2019 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Kiều Ngọc Hà iii LỜI CÁM ƠN Được sự nhất trí của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Khoa Quản lý đất đai, em đã tiến hành làm luận văn “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội”. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cán bộ tại nơi thực tập cùng gia đình và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu; Ban chủ nhiệm khoa Quản lý đất đai trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng toàn thể các thầy cô giáo đã dạy dỗ, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – TS. Đào Đức Mẫn - Thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, các cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phúc Thọ, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ, UBND xã Thọ Lộc cùng các cơ quan ban ngành có liên quan đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp, gợi ý nhiệt tình của các thầy cô giáo để bản luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Kiều Ngọc Hà iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... iii THÔNG TIN LUẬN VĂN ..................................................................................... vii DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................x DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... xi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................3 1.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................3 1.1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất .............................. 3 1.1.2. Đặc điểm về bồi thường, hỗ trợ ........................................................................ 3 1.1.3. Các yếu tố tác động đến công tác bồi thường, hỗ trợ........................................ 4 1.1.4. Nguyên tắc của bồi thường, hỗ trợ ....................................................................6 1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................7 1.2.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ ở Việt Nam qua các giai đoạn ..........................7 1.2.2. Các văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước ở Trung ương ban hành ...........14 1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................16 1.3.1. Một số bài học từ chính sách của một số nước về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ...........................................................................................................16 1.3.2. Kinh nghiệm bồi thường, hỗ trợ của một số nước trên thế giới ......................18 1.3.3. Khái quát tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam ..................................................................................................24 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..28 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................28 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................28 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................28 2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu: ........................................... 28 v 2.3.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:.............................................................. 29 2.3.3. Phương pháp kế thừa:...................................................................................... 29 2.3.4. Phương pháp chuyên gia: ................................................................................ 29 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................30 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ ....................30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên: ...................................................................................... 30 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ................................................................32 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ. ...... 38 3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Phúc Thọ .....................................40 3.2.1. Tình hình quản lý đất đai ................................................................................ 40 3.2.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Phúc Thọ ................................... 44 3.2.3. Đánh giá tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ......................................................50 3.3. Thực trạng về công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội ....................................................................................51 3.3.1. Căn cứ pháp lý.................................................................................................51 3.3.2. Tổ chức bộ máy cơ quan .................................................................................53 3.3.3. Tình hình tổ chức thực hiện và sự phối hợp giữa các ban ngành thuộc UBND huyện Phúc Thọ.........................................................................................................54 3.3.4. Trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường GPMB của dự án ............................55 3.4. Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án điều tra trên địa bàn huyện Phúc Thọ. ...................................... 58 3.4.1. Giới thiệu về 3 dự án nghiên cứu và các văn bản hướng dẫn thi hành ...........58 3.4.2. Kết quả bồi thường về đất tại 03 dự án ...........................................................67 3.4.3. Kết quả hỗ trợ tại 03 dự án nghiên cứu ...........................................................75 3.5. Đánh giá của người dân bị thu hồi đất về công tác bồi thường, hỗ trợ của 3 dự án ...............................................................................................................................78 3.5.1. Về công tác xác định điều kiện, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ ..............78 3.5.2. Về giá bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất ........................................79 3.5.3. Về các chính sách hỗ trợ cho người dân khi bị thu hồi đất .............................81 vi 3.5.4. Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ đến đời sống người dân về mặt kinh tế ............................................................................................................81 3.6. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phúc Thọ. ...........................................................................................................................86 3.6.1. Thuận lợi .........................................................................................................86 3.6.2. Khó khăn, vướng mắc .....................................................................................87 3.7. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phúc Thọ. .................................................88 3.7.1. Giải pháp hoàn thiện về chính sách, pháp luật ................................................88 3.7.2. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức thực hiện ......................................................89 3.7.3. Giải pháp tăng cường về chất lượng nguồn nhân lực .....................................89 3.7.4. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật ............................90 3.7.5. Các giải pháp khác. .........................................................................................91 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ......................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95 PHỤ LỤC .....................................................................Error! Bookmark not defined. vii THÔNG TIN LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Kiều Ngọc Hà Lớp: CH3A.QĐ Khóa: 3 Cán bộ hướng dẫn: TS. Đào Đức Mẫn Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội” Những nội dung chính được nghiên cứu trong luận văn và kết quả đạt được: - Tiến hành tìm hiểu tổng quan về công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Để từ đó, tôi có thêm hiểu biết và cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu. - Tiến hành điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Phúc Thọ. - Điều tra khái quát về ba dự án nghiên cứu. + Dự án 1: Dự án xây dựng trường THCS Thọ Lộc + Dự án 2: Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất tại khu Đồng Phươm xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ. + Dự án 3: Dự án đường giao thông liên xã từ QL32 qua Thọ Lộc – Võng Xuyên – Phương Độ lên đê Hữu Hồng - Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu. - Tiến hành lấy ý kiến người dân nơi có đất bị thu hồi lấy đánh giá trực tiếp việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu. - Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và nâng cao đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi viii DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt QSDĐ Giải thích Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất HĐND Hội đồng nhân dân LĐĐ Luật đất đai QLNN Quản lý Nhà nước TĐC Tái định cư TNMT Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân GPMB Giải phóng mặt bằng HĐBT Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư TCT Tổ công tác BTHT&TĐC Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư TTPTQĐ Trung tâm phát triển quỹ đất QHKHSDĐ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất SDĐ Sử dụng đất TTCN Tiểu thủ công nghiệp KHKT Khoa học kỹ thuật KH Kế hoạch MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình ix DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1: Sơ đồ vị trí huyện Phúc Thọ .....................................................................30 Hình 3.2: Trường THCS Thọ Lộc đang dần hoàn thiện trong T9/2017 ...................59 x DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về dân số ..........................................................................36 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 huyện Phúc Thọ ............44 Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2017 huyện Phúc Thọ ......46 Bảng 3.4: Biến động sử dụng đất huyện Phúc Thọ giai đoan 2010-2017 ................49 Bảng 3.5: Các loại đất thu hồi của dự án 1 ...............................................................59 Bảng 3.6: Các loại đất thu hồi của dự án 2 ...............................................................62 Bảng 3.7: Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ dự án 2 .........................................62 Bảng 3.8: Các loại đất thu hồi của dự án 3 ...............................................................65 Bảng 3.9: Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ dự án 3 .........................................65 Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi thường tại 03 dự án .............................................................................................69 Bảng 3.11: Tổng hợp kinh phí bồi thường về đất của dự án nghiên cứu ..................72 Bảng 3.12: Kết quả thực hiện bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, hoa màu, cây cối trên đất tại các dự án nghiên cứu...............................................................................75 Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ tại 03 dự án nghiên cứu ..................77 Bảng 3.14: Tổng hợp đánh giá về đối tượng được bồi thường, hỗ trợ ..................... 79 Bảng 3.15: Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc xác định mức giá bồi thường đất tại các dự án ............................................................................................80 Bảng 3.16: Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc xác định mức giá bồi thường tài sản trên đất tại các dự án..........................................................................80 Bảng 3.17: Tổng hợp đánh giá về ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ đến cuộc sống của các hộ gia đình về mặt kinh tế sau khi bị thu hồi đất ........................ 81 Bảng 3.18: Thực tế sử dụng tiền bồi thường của người dân bị thu hồi đất khi thực hiện dự án ..................................................................................................................84 Bảng 3.19: Tổng hợp đánh giá về ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ đến cuộc sống của các hộ gia đình về mặt xã hội sau khi bị thu hồi đất .........................84 xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Phúc Thọ năm 2017 ..............................33 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu sử dụng đất huyện Phúc Thọ năm 2017 ...................................48 1 MỞ ĐẦU - Tính cấp thiết Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên cùng với sức ép về gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu về đất đai ngày càng tăng. Để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng thì công tác thu hồi đất là tất yếu. Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một trong 15 nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai, được quy định cụ thể trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hoạt động này hết sức quan trọng tạo ra mặt bằng xây dựng công trình, dự án … giúp ích cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, song thực tế việc thực hiện cũng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian thi công của các công trình, gây thiệt hại về tài sản cũng như đời sống người dân có đất bị thu hồi; gây bức xúc trong người dân dẫn đến tình trạng tố cáo, khiếu nại. Trong những năm qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật ra đời, quy định và hướng dẫn chi tiết công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế, bất cập; các quyết định hành chính thiếu cơ sở pháp lý. Phúc Thọ là một huyện nằm ở phía Tây thành phố Hà Nôi, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km. Đây là một huyện thuộc vùng đồng bằng, có đường quốc lộ 32 đi qua, sau khi quốc lộ 32 xây dựng xong, có nhiều dự án công nghiệp hình thành ở đây. Tuy nhiên, những năm gần đây việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng còn tồn tại, gây bức xúc cho người dân. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội” là rất cần thiết. 2 - Mục tiêu nghiên cứu + Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tại một số dự án trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội. + Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tại một số dự án trên địa huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội. + Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bồi thường, hỗ trợ. - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài + Ý nghĩa khoa học: đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ tại các dự án đầu tư xây dựng. + Ý nghĩa thực tiễn: giúp địa phương nắm rõ được những thuận lợi và bất cập trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ; từ đó có những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất a. Thu hồi đất: Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”. [1] b. Bồi thường: Theo Từ điển Tiếng Việt, “bồi thường” được hiểu là là đền bù những tổn hại gây ra. Theo Khoản 12 Điều 3 Luật đất đai 2013 “bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”: là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi. Trong đó giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định. [1] c. Hỗ trợ: Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: "Hỗ trợ” được hiểu là giúp thêm, góp thêm vào. Theo Khoản 14 Điều 3 Luật đất đai 2013 “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất”: là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. [1] 1.1.2. Đặc điểm về bồi thường, hỗ trợ Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình mang tính đa dạng và phức tạp. Nó thể hiện khác nhau đối với mỗi một dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội. - Tính đa dạng thể hiện: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực 4 ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ. Khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp. Do đó mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể. [11] - Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. [1] 1.1.3. Các yếu tố tác động đến công tác bồi thường, hỗ trợ Một là, thực trạng quản lý đất đai, hay nói đúng hơn là hiệu lực pháp lý về quản lý đất đai của nơi có dự án. Nơi nào công tác quản lý đất đai tốt như: đã hoàn chỉnh bản đồ địa chính có chất lượng, làm rõ nguồn gốc đất, ban hành công khai hạn mức diện tích đất ở và đất canh tác thì khâu đo đạc, xác định tính pháp lý của đất để áp giá bồi thường hoặc hỗ trợ, di chuyển tái định cư thường thuận lợi hơn. Trái lại, những nơi chưa tiến hành tốt những việc thuộc nội dung quản lý đất đai thường xuyên nói trên sẽ gặp không ít khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, chủ sở hữu hợp pháp, diện tích, ranh giới của khu đất giữa thực địa và hồ sơ giải thửa do mất nhiều thời gian để đối chiếu, xác minh. Mặt khác, mặc dù đã nhận được thông báo về chủ trương thu hồi đất và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng đất nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng, nhưng một số hộ dân vẫn tự ý trồng cây, cơi nới các công trình khiến việc thống kê, đền bù GPMB gặp không ít khó khăn. Hai là, khả năng tổ chức thực hiện và giải quyết các thủ tục hành chính trong GPMB như trích lục, trích đo địa chính, thu hồi đất, thẩm định giá, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 5 Ba là, khả năng giải quyết các chế độ, chính sách đối với các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng, thái độ và năng lực của cán bộ, công chức của cơ quan có thẩm quyền khi tiếp xúc với dân trong quá trình giải quyết các chế độ, chính sách triển khai công tác GPMB. Những phức tạp này thường nảy sinh do việc không đạt được sự đồng thuận với người dân về mức giá đền bù, hoặc khi đạt được sự đồng thuận thì lại không có khả năng chi trả nên luôn gây khó khăn về sau và đòi hỏi phải thương lượng lại khi mức giá thị trường tăng. Sự am hiểu pháp luật, cách giải quyết nhanh gọn cùng với sự cảm thông, tôn trọng lợi ích của người dân, thấu hiểu được tâm lý và nguyện vọng của người dân khi thực thi công vụ của cán bộ, công chức sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng sự hợp tác của nhân dân trong vùng dự án nhằm tránh các phản ứng tiêu cực lây lan gây bất lợi cho tiến độ GPMB. Bốn là, khả năng xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng. Thắc mắc của dân phần lớn tập trung ở kết quả đo đạc, nguồn gốc đất, hạn mức đất, đơn giá đền bù hoặc hỗ trợ, một số vấn đề phức tạp về đất đai do quá khứ để lại và về vị trí, chất lượng, giá cả nhà hoặc đất khu tái định cư...Trong bối cảnh đó, chỉ cần một trường hợp xử lý sai (do chưa am hiểu các quy định, thiếu trách nhiệm, chậm giải quyết, vô cảm, thiên vị, tiêu cực hoặc nhượng bộ vô nguyên tắc) dễ dẫn đến phản ứng dây chuyền, có thể toàn bộ phương án bồi thường bị đổ vỡ phải làm lại từ đầu... Chính từ những sự bất đồng thuận với cách giải quyết các chế độ, chính sách và xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng mà người dân trong vùng dự án dường như không quan tâm đến việc GPMB và bất hợp tác với các các cán bộ, công chức của cơ quan chức năng đến làm việc. Đó là điểm đầu cho một xâu chuỗi phát sinh các vấn đề rắc rối khác kéo dài mà chính quyền phải tìm cách xử lý để hoàn thành công việc. Trong trường hợp này, nếu chính quyền địa phương không quyết liệt và triệt để xử lý dứt điểm vướng mắc và đảm bảo trật tự, an ninh trong vùng, chống các hành vi quấy rối thì tiến độ đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật sẽ chỉ có thể dậm chân tại chỗ. Năm là, khả năng hoàn thành khu tái định cư, bố trí di dời mồ mả phục vụ cho công tác di dân, tái định cư và khu tái định cư được xây dựng có điều kiện bằng hoặc tốt hơn khu dân cư có đất bị thu hồi. 6 Sáu là, khả năng tài chính và năng lực quản lý, điều hành của nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong quá trình tham gia triển khai công tác GPMB với tư cách là một thành viên trong Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nhà đầu tư phải đủ khả năng tài chính để kịp thời chi trả bồi thường cho các hộ dân theo đúng kế hoạch, tiến độ đã được thông báo. Ngược lại, công tác bồi thường sẽ bị trì hoãn và có thể tạo ra sự bất bình, phản ứng tiêu cực, thiếu hợp tác và khiếu kiện trong nhân dân. Trong quá trình GPMB, sự tham gia tích cực, năng động của nhà đầu tư cùng với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc có vai trò rất quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ GPMB. Bảy là, công tác tuyên truyền chính sách về pháp luật, về đất đai, bồi thường, giải tỏa khi nhà nước thu hồi đất (công tác dân vận trong GPMB) chưa thường xuyên, sâu rộng, do đó sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế nên có suy bì khi người bị thu hồi đất lại coi đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp như đất phi nông nghiệp theo dự án đang triển khai, so sánh khiếu nại về chính sách và giá đền bù giữa người được áp dụng theo thời điểm đã ban hành chính sách cũ với người đang được thực hiện chính sách mới. Mặt khác, ý thức tự giác của nhân dân trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước để phát triển kinh tế nhằm xây dựng các khu hạ tầng kỹ thuật trở nên nhạy cảm và phức tạp khi hình thành sự so sánh về thiệt thòi của mình khi đất do mình đang sử dụng được giao cho người khác với khả năng sinh lợi cao hơn nhiều. Từ đó đã nảy sinh nhiều khiếu kiện của dân về mức bồi thường, hỗ trợ, đồng thời tạo nên tâm lý nặng nề đối với nhà đầu tư khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để GPMB. [12] 1.1.4. Nguyên tắc của bồi thường, hỗ trợ Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất 1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường. 2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. 7 3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Điều 83. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 1. Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: a) Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ; b) Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật. 2. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở; d) Hỗ trợ khác. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 1.2. Cơ sở pháp lý 1.2.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ ở Việt Nam qua các giai đoạn 1.2.1.1. Trước khi Luật Đất Đai 1993 ban hành a. Thời kỳ trước năm 1945. Chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi ở Việt Nam gắn liền với việc hình thành các triều đại phong kiến. Ở mỗi kiểu Nhà nước các hình thức sở hữu đất đai luôn được các giai cấp thống trị chú trọng. Bắt đầu từ thời vua Gia Long. Nhà nước thật sự thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất không chỉ thuộc quyền sở hữu Nhà nước mà cả sở hữu cá nhân và sở hữu làng xã. Tuy nhiên sở hữu Nhà nước bao giờ cũng lấn át sở hữu tư nhân và sở hữu làng xã. Chính sách bồi thường được thực hiên rất nguyên tắc và chặt chẽ. b. Thời kỳ sau cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1975.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan